- Thời gian và phương pháp bón phân.
2.5.6. Các chỉ tiêu chống chịu:
* Khả năng chống đổ: Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng của lúa vào chắc và chín, sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI.
Điểm 1: Cây không bị nghiêng.
Điểm 2: Cây cứng trung bình, hầu hết không bị nghiêng. Điểm 5: Trung bình, hầu hết cây bị nghiêng.
Điểm 7: Yếu, hầu hết cây bị đổ rạp. Điểm 9: Rất yếu, cây bị đổ rạp hết
* Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại:
Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và đánh giá theo phương pháp chung của IRRI. Điều tra mức độ thiệt hại vào thời điểm có xuất hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng và báo kết quả ở giai đoạn nặng nhất. Mỗi dòng, giống lấy 5 điểm, mỗi điểm lấy 10 khóm của một lần nhắc lại, điều tra và đánh giá mức độ hại.
● Sâu đục thân (Chilo suppressalis Walker):
Theo dõi vào thời điểm xuất hiện sâu hại, đánh giá mức độ thiệt hại theo thang điểm 6 cấp của IRRI.
Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: Từ 1 – 10% số bông không bị hại Điểm 3: Từ 11- 20% số bông không bị hại Điểm 5: Từ 21- 30% số bông không bị hại Điểm 7: Từ 31- 50% số bông không bị hại Điểm 9: Từ 11- 100% số bông không bị hại.
● Sâu cuốn lá nhỏ: (Cnaphalocrocis)
Theo dõi vào thời điểm xuất hiện sâu hại, đánh giá mức độ thiệt hại theo thang điểm cấp của IRRI
Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: Từ 1 – 10% số lá bị hại Điểm 3: Từ 11- 20% số lá bị hại
Điểm 5: Từ 21- 35% số lá bị hại Điểm 7: Từ 36- 50% số lá bị hại Điểm 9: Từ 51- 100% số lá bị hại.
● Bệnh khô vằn (Rhizoctonia colani Palo):
Theo dõi vào thời điểm xuất hiện bệnh hại và phân cấp bệnh theo thang điểm của IRRI.
Điểm 0: Thân cây không bị bệnh
Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20 % chiều cao cây Điểm 3: Vết bệnh từ 20 - 30% chiều cao cây Điểm 5: Vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây Điểm 7: Vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây Điểm 9: Vết bệnh lớn hơn 65% chiều cao cây
● Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae):
Điểm 0: Không bị hại
Điểm 1: Nhỏ hơn 5% số lá bị hại Điểm 3: Từ 5 - 10% số lá bị hại Điểm 5: Từ 11- 25% số lá bị hại Điểm 7: Từ 26 - 50% số lá bị hại Điểm 9: Lớn hơn 50% số lá bị hại.