- Thời gian và phương pháp bón phân.
3.3.1 Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến đặc điểm hình thái và sinh lý của giống lúa J
giống lúa J01
Đặc điểm hình thái và sinh lý của cây lúa bao gồm những đặc điểm về chiều cao cây, chỉ số diện tích lá. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái và sinh lý của giống lúa J01 qua các thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến đặc điểm hình thái và sinh lý của giống lúa J01
Chỉ tiêu Công thức
Chiều cao cây (cm) Chỉ số diện tích
(m2 lá/m2 đất) VX VM VX VM M1 113,45* 110,39* 4,47 ns 4,43 ns M2 112,98* 109,93* 4,54 ns 4,53 ns M3 112,36 ns 108,20 ns 4,64 ns 4,57 ns M4 (đ/c) 111,28 107,79 4,71 4,61 M5 109,67 ns 105,37 ns 5,02* 5,01 ns M6 110,54 ns 106,56 ns 5,13* 5,10 ns CV (%) 3,5 3,9 2,3 0,7 LSD (05) 1,4 1,8 0,2 0,58
*: Sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác so với đối chứng không có ý nghĩa
Chiều cao cây: Chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, bên cạnh đó nó còn phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh. Thông thường chiều cao cuối cùng của lúa là do đặc tính di truyền của giống quyết định mà không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, ta không thể dùng các biện pháp để tác động làm thay đổi chiều cao cuối cùng của cây. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm đạt được chiều cao tối đa của giống và tăng khả năng chống đổ của cây.
Quá trình tăng trưởng chiều cao cây tuân theo quy luật, chiều cao tăng nhanh từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến phân hoá đòng (tức là từ 2 tuần sau đẻ nhánh đến 8 tuần sau cấy). Nguyên nhân là do sau khi cấy, cây lúa gặp
điều kiện thời tiết rất thuận lợi làm quá trình hồi xanh nhanh và do đó sự tăng trưởng chiều cao cũng diễn ra nhanh hơn. Từ 2 tuần sau cấy chiều cao đã bắt đầu tăng nhanh. Càng về cuối, nhất là sau thời kỳ đẻ nhánh chiều cao cây tăng nhanh, mạnh nhất là thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Qua bảng 3.4 ta thấy: Ở thí nghiệm mật độ cấy, chiều cao cây trung bình của 2 vụ như sau: ở vụ xuân các công thức biến động 109,54 - 113,45 cm, trong đó công thức M1, M2 cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Vụ mùa 105,37 - 110,39 cm, trong đó cao M1, M2 cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Chỉ số diện tích lá: là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá khả năng phát triển bộ lá và cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa. Chỉ số diện tích lá thường đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ từ đẻ nhánh rộ đến trước trỗ, sau đó giảm dần.
Chỉ số diện tích lá là một chỉ số có khả năng thay đổi theo từng giống, mật độ cấy. Do đó cần phải điều chỉnh các yếu tố đó cho hợp lý để chỉ số diện tích lá sớm đạt trị số tối ưu nhất ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp đạt tối đa và tạo thành các chất hữu cơ.
Qua bảng 3.4: Ở vụ xuân, chỉ số diện tích lá của giống lúa J01 biến động từ 4,47 – 5,13 m2
lá/m2 đất. Khi tăng mật độ cấy đều làm tăng chỉ số diện tích lá. Trong đó công thức M5 và M6 có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, công thức M1 có chỉ số diện tích lá thấp nhất.
Ở vụ mùa, chỉ số diện tích lá của giống lúa J01 biến động từ 4,43 – 5,10 m2 lá/m2 đất. Trong đó các công thức đều có chỉ số diện tích lá tương đương với đối chứng.
Ở các mật độ cấy khác nhau thì chỉ số diện tích lá cao hơn và cấy với mật độ càng cao thì chỉ số diện tích lá càng cao. Như vậy có thể điều chỉnh chỉ số diện tích lá cao để tăng khả năng quang hợp và tăng năng suất tương
ứng. Tuy nhiên trong thực tế không phải chỉ số diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng tăng mà khi chỉ số diện tích lá quá cao tạo điều kện cho sâu bệnh phát triển dẫn tới giảm năng suất. Do vậy phải điều chỉnh mật độ cấy sao cho phù hợp để hiệu suất quang hợp đạt cao nhất.