1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực đến đa dạng sinh học trên vùng chuyên canh rau

59 800 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm gần đây khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong sản xuất rau có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Một thực tế hiện nay là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không thể kiểm soát đãđang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố công nghiệp và đông dân nhất cả nước, trong những năm qua thành phố tập trung phát triển vành đai xanh ở các quận ven và huyện ngoại thành như: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12, với diện tích gieo trồng hàng năm 10.000 ha với sản lượng hơn 200.000 tấn/ năm, rau tập trung sản xuất vào mùa khô. Với dân số ngày càng đông, vấn đề về lương thực thực phẩm cần phải được đảm bảo, trong đó rau là một phần không thể thiếu đối với mỗi bữa cơm gia đình của người Việt. Tuy nhiên, ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc trường diễn cho người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau quả bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật như rau cải, bắp cải, dưa leo, dưa chuột, cà chua và gần đây là rau muống… [1] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải Hơn thế nữa việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu hại đã đem lại những mặt trái của nó, làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học trong nông nghiệp dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn thiên địch tự nhiên, xuất hiện một số dịch hại mới, sâu hại trở nên khó kiểm soát hơn đã gây thiệt hại to lớn cả về sản lượng lẫn chất lượng thực phẩm. Muốn vậy, cần thiết phải tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học tại vùng chuyên canh rau cải” để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại hợp lý, bảo tồn và phát huy được vai trò của thiên địch một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu việc dùng thuốc bảo vệ thực vật trên vùng chuyên canh rau, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cho cộng đồng. 1.2. Mục đích yêu cầu Cung cấp số liệu về sự đa dạng của thành phần sâu hại và thiên địch trên cây vùng chuyên canh rau với hai phương pháp canh tác khác nhau, sản xuất theo phương pháp an toàn (sử dụng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật) và vườn sản xuất theo phương pháp truyền thống (sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật) Xác định ảnh hưởng của việc sử dụngng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài sinh vật có ích phục vụ cho công tác sản xuất rau an toàn. 1.3 . Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên vùng chuyên canh rau tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. - Điều tra sự đa dạng sinh học trên vườn rau canh tác theo phương pháp truyền thống và phương pháp an toàn tại huyện Hóc Môn – Tp.HCM. - Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến sự đa dạng sinh học trên vùng chuyên canh rau. -Tình hình quản lý chất thải rắn ở vùng chuyên canh rau xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. [2] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải 1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Chọn 2 mô hình chuyên sản xuất rau cải địa điểm tại ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Với hai phương thức sản xuất rau khác nhau:  Mô hình I: Sản xuất rau theo phương thức truyền thống, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất rau với nhiều chủng loại và dày đặt: Điều tra, khảo soát trực tiếp 2 vườn với diện tích mỗi hộ là 1000m 2 .  Mô hình II: Sản xuất rau theo phương thức rau an toàn thuộc hợp tác xã dịch vụ sản xuất rau sạch Ngã Ba Giồng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap (Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp). Điều tra, khảo soát trực tiếp 2 vườn với diện tích mỗi hộ là 1000m 2 . Phỏng vấn nhanh các cán bộ lãnh đạo của ấp, hợp tác xã sản xuất rau Ngã Ba Giồng và các cán bộ ấp I, người dân trực tiếp sản xuất trên đồng. Dùng phiếu khảo sát tình hình dùng thuốc, tình hình khảo sát việc xử lý rác thải nông nghiệp tại vùng chuyên canh rau. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu [3] Hình 1.1: Phỏng vấn các hộ nông dân sản xuất rau Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải - Phương pháp thu thập số liệu: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Phương pháp điều tra thực địa: Tổ chức điều tra bằng phiếu kết hợp phỏng vấn nhanh các hộ trồng rau được chọn theo mẫu ngẫu nhiên, điều tra hiện trạng phun thuốc và xả thải baotrên ruộng rau kết hợp với phỏng vấn nhanh đội ngũ phun thuốc ngoài đồng. - Phương pháp tính toán thống kê: Áp dụng các phần mềm tính toán thống kê để đánh giá về hiện trạng quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Phương pháp so sánh: so sánh đa dạng sinh học trên hai mô hình sản xuất rau theo hai phương thức sản xuất truyến thống và sản xuất rau an toàn. 1.5 Giới hạn đề tài:  Thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 8 năm 2011.  Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học trên vùng chuyên canh rau ở ấp I, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.HCM. 1.6. Ý nghĩa khoa họcthực tiễn của đề tài. Làm giàu thêm kiến thức, hiểu biết về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học trên các vùng chuyên canh cây trồng. Các kết quả của luận án bổ sung thêm cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Định nghĩa về đa dạng sinh học [4] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, ; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái . Tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990). Tính đa dạngsự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991). Toàn bộ sự đa dạngsự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992). Tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993). Là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (DiCastri, 1995). Là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau. Đa dạng sinh học được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, gồm các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau (Elizabeth Cromwell, David Cooper and Patrick Mulvany, 1997). [5] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải Theo Dương Trí Dũng (2001) đa dạng sinh họcsự biến đổi trong sinh vật sống từ mọi nguồn như trong không khí, đất, biển, trong hệ thống môi trường nước khác là một phức hợp sinh thái nơi nó tồn tại, điều này bao gồm sự đa dạng về loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). Theo Phạm Bình Quyền (2006), đa dạng sinh họcsự phong phú của tất cả các loài sinh vật từ các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước, và mỗi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). 2.1.1 Đa dạng loài Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau. Mức độ loài thường được coi là một mức cố nhiên được dùng khi xem xét sự đa dạng của tất cả các sinh vật. Loài cũng là yếu tố cơ bản của cơ chế tiến hoá, sự hình thành cũng như sự tuyệt chủng của loài là tác nhân chính chi phối đa dạng sinh học. Khái niệm loài rất khác nhau giữa các nhóm sinh vật. Hơn nữa, số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học. Một loài càng có nhiều khác biệt với các loài khác (ví dụ: có một vị trí cô lập trong hệ thống phân loại), thì loài đó càng có đóng góp nhiều đối với mọi mức độ của đa dạng sinh học toàn cầu. Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một loài có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc quần xã, và do đó ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Ví dụ: một loài cây của rừng mưa nhiệt đới là nơi cư trú của một hệ động vật không xương sống bản địa với một trăm loài, hiển nhiên đóng góp đối với việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là lớn hơn so với một thực vật núi cao châu Âu không có một loài sinh vật nào phụ thuộc vào. [6] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải 2.1.2. Đa dạng di truyền Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể. Các dạng khác của đa dạng di truyền có thể được xác định tại mọi cấp độ tổ chức, bao gồm cả số lượng DNA trong mỗi tế bào, cũng như số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể. Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ chọn lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen trong tập hợp gen. Điều này cũng tương tự trong tiến hoá của quần thể. Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. 2.1.3. Đa dạng hệ sinh thái Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái. Một hệ sinh thái khác nhiều so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu. Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau. Do đó một hệ sinh thái giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. 2.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật. 2.2.1. Con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường Việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp, lâm nghiệp là nguồn gốc sinh ra tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường. Thuốc BVTV phun lên cây trồng [7] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải một phần được cây trồng hấp thụ tiêu diệt sâu bệnh, một phần đi vào môi trường xung quanh và chịu tác động của hàng loạt của các yếu tố hóa lý, sinh học nên chúng sẽ bị biến đổi phân bố lại giữa các đơn vị môi trường. Con đường phát tán thuốc BVTV trong môi trường được trình bày theo hình 2.1 [1, tr 20]. 2.2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người - Bệnh tật dư thuốc BVTV gây ra và các vụ ngộ độc thuốc BVTV rõ ràng là cái giá cao nhất phải trả cho việc sử dụng chúng. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hàng [8] Sơ đồ 2.1: Con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường (GS.TSKH Lê Huy Bá (2002). Điều tra ô nhiễm đất, nước và ảnh hưởng sức khỏe Nông dân do sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trên một số cây trồng chính ở Tây Ninh. Báo cáo khoa học. ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ )TP.HCM.) Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải năm trên toàn thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc thuốc BVTV trong đó có khoảng 220,000 người tử vong. - Ở các nước đang phát triển tỷ lệ ngộ độc và tử vong do thuốc BVTV cao hơn do những nguyên nhân sau: + Các tiêu chuẩn an toàn lao động không đủ nghiêm ngặt và không được thực hành đầy đủ. + Thuốc BVTV không được dán nhãn mác đầy đủ trong khi số dân mù chữ còn nhiều và nói chung người dân còn thiếu hiểu biết về những nguy hiểm có thể gây ra từ thuốc BVTV. + Do thiếu thốn các điều kiện vệ sinh và phòng hộ cá nhân. 2.2.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp - Những tác động có lợi: + Vai trò của thuốc BVTV đã được khẳng định rõ ràng đối với ngành trồng trọt ngay từ buổi đầu của lịch sử phát triển của ngành hóa BVTV. Thuốc BVTV có những tác động có lợi lớn đối với cây trồng như sau: + Việc sử dụng thuốc BVTV tuân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng liều, đúng loại và đúng kỹ thuật) sẽ đẩy lùi được dịch hại, diệt được sâu bệnh tạo điều kiện cho cây trồng tận dụng được những điều kiện tối ưu của kỹ thuật thâm canh, giúp cây trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất và chất lượng cao,[ 2, tr 14]. + Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc. + Ngăn chặn kịp thời dịch hại lớn xảy ra. + Dễ dàng cho công việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp. - Những tác hại của thuốc BVTV đến cây trồng: [9] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải + Thuốc BVTV khi sử dụng được phun vào cây trồng với mục đích tiêu diệt những VSV có hại cho cây trồng nhưng số lượng thuốc tiêu diệt sinh vật gây hại chiếm 50% lượng thuốc sử dụng, còn lại 50% là rơi vãi trên mặt đất sau đó thuốc sẽ hòa tan vào đất, vào nguồn nước mặt. Lượng 50% thuốc BVTV này rất khó kiểm soát do đó gây ảnh hưởng cho môi trường đặc biệt là ảnh hưởng đến những sinh vật sống trong môi trường đó, tác động tới hàng loạt công trùng có ích, bắt mồi, ký sinh, thụ phấn cho cây. Hậu quả của thuốc BVTV đã gây ra những xáo động trong hệ sinh thái. Từng trường hợp các thuốc BVTV có thể tác động ở những mức độ khác nhau. + Các loại thuốc BVTV đãđang là những nguyên nhân đó, góp phần vào việc làm giảm số lượng nhiều loài sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học… Dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất gây ảnh hưởng đến VSV và côn trùng trong đất. + Hệ sinh thái luôn có những mắt xích và chuỗi thức ăn đan xen với nhau tạo ra sự cân bằng trong một hệ. Nhưng do một yếu tố bên ngoài nào đó tác động vào sẽ làm xáo trộn cân bằng của hệ đang duy trì. Trong hệ sinh thái nông nghiệp luôn bị tác động bởi con người làm xáo động, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV. + Khi sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng không ít trường hợp người ta quan sát thấy ở những vùngdùng thuốc BVTV chẳng nhũng suy giảm về số lượng cá thể trong các loài sinh vật mà còn có sự suy giảm số lượng loài ở nơi đó. Thuốc BVTV được sử dụng nhiều lần trong một vụ, thời gian dùng thuốc càng kéo dài, quy mô dùng thuốc càng rộng, nguy cơ tạo ra một vùng “sa mạc sinh học” càng lớn.  Một số nghiên cứu đã chứng minh: [10] [...]... Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học trên vùng chuyên canh rau - Điều tra sự đa dạng sinh vật trên cây cải xanh tại địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh - Điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cải xanh canh tác theo phương pháp truyền thống và phương pháp an... Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải Hình 4.1: Các loại thuốc hóa học được nông dân sử dụng trong sản xuất rau tại xã Xuân Thới Thượng Theo kết quả điều tra trên vườn rau ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh người nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV bao gồm: thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng và thuốc trừ... lớn đầu mùa [21] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian nghiên cứu Đề tài tiến hành trong 3 tháng, từ tháng 06 năm 2011 đến tháng 08 năm 2011 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm điều tra: Vùng chuyên canh rau ở ấp 1, xã Xuân Thới Thượng,... Chủng loại phân bón và thuốc hóa học sử dụng trong sản xuất rau ở 2 mô hình Số lần sử dụng Loại thuốc Ruộng sản xuất PTTT Thuốc kích thích sinh trường Atonik 1.8DD - Phun 2 lần lúc (Nitro thơm) mới gieo hoặc mới [30] Ruộng sản xuất PTAT - Phun 1 lần lúc mới gieo hoặc Đối tượng phòng trừ Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải nảy mầm ProGibb... thống và vườn rau sản xuất theo phương thức an toàn là tương đối giống nhau chỉ có điều khác về số lần sử dụng thuốc, gần như trên vườn canh tác theo tập quán thuốc được phun liên tục Theo điều tra, vườn sản xuất theo phương thức truyền thống sử dụng 13 loại thuốc với đủ chủng loại [32] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải Trong khi... rau cải rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng 4.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến đa dạng sinh học trên cây rau cải xã Xuân Thới Thượng 4.2.1 Thành phần côn trùng và nhện trên các ruộng điều tra Qua điều tra khảo sát bảng 4.3 về đa dạng sinh học trên vùng chuyên canh rau trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng trong quá trình sản xuất rau cải thu được 14 loài côn trùng và nhện,...Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải + Theo nghiên cứu của Sheals.J.G, 1957 thuốc trừ sâu 666 bón vào đất trồng cỏ với lượng 13 kg/ha đã làm giảm 2/3 số lượng Bọ đuôi bật + Theo nghiên cứu của Abdellatil M.A và Reynodds H.T, 1967 đã dùng thuốc Disulfoton ở dạng hạt với số lượng 2,2 kg/ha để trừ rệp đã... toàn (phun ít thuốc) Lô theo dõi Ruộng 1 Số lần phun thuốc/ vụ (lần/vụ) Thời gian cách ly trước khi thu hoạch (ngày) 10 1–2 Ruộng 2 10 Ruộng 1 5 3–4 Ruộng 2 5 [33] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải Trên khảo sát thực tế cho thấy, trong một vụ rau kéo dài (22 – 25ngày) nông dân trên ruộng sản xuất truyền thống đã phun thuốc 10 lần... [25] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải Phỏng vấn nhanh các hộ nông dân canh tác tại vườn rau, cán bộ hợp tác xã, cán bộ ấp và các hộ dân xung quanh vùng trồng rau Xác định rõ chất thải rắn trong sản xuất rau gồm những thành phần chính nào, từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch khảo sát Dùng phiếu để khảo sát việc xử lý chất thải, rác... BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1 Phương pháp điều tra và thu mẫu - Phương pháp đếm trực tiếp trên cây rau cải: Phương pháp đếm trực tiếp trên cây được áp dụng cho việc điều tra đối với côn trùng trên cây rau cải và tập quán hoạt động chủ yếu vào ban ngày Canh tác rau cải thường các nông hộ thường lên luống để tiện cho việc gieo cấy, do đó trên . lượng thực phẩm. Muốn vậy, cần thiết phải tiến hành Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học tại vùng chuyên canh rau cải” để làm cơ sở khoa học cho việc. thống (sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật) Xác định ảnh hưởng của việc sử dụngng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài sinh. loài sinh vật nào phụ thuộc vào. [6] Đồ Án Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải 2.1.2. Đa dạng di truyền Đa dạng di truyền là sự đa

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w