1 40 50
2 50 52
Nhận xét số liệu:
Theo dõi bảng số liệu ta thấy được sự khác biệt chênh lệch rõ rệt giữa ruộng sản xuất theo phương thức truyền thống (sử dụng thuốc BVTV nhiều) cho sản lượng cao hơn so với ruộng sản xuất theo phương thức sản xuất sạch (sử dụng thuốc BVTV ít) thấp hơn gấp khoảng 1,5 lần.
4.5. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn trên các vùng chuyên canh rau tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn
4.5.1. Tình hình thu gom và xử lý CTR
Kết quả quá trình khảo sát 50 hộ dân trồng rau trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn thu được kết quả như sau:
Bảng 4.8 : Kết quả điều tra quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn tại vùng sản xuất
rau xã Xuân Thới Thượng:
Nội dung Lựa chọn Số nông hộ Tỷ lệ (%)
Vỏ chai thuốc sau khi sử
dụng
Giữ lại để tham
khảo 5 10%
Bán phế liệu 4 8%
Thu gom để xử lý 15 30%
Vứt bỏ ngoài ruộng 26 52%
Xử lý CTR (vỏ chai bao bì)
Đưa ra bãi rác cùng với rác thải sinh
hoạt. 45 90% Sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với tình hình CTR Hàng tháng khảo sát kiểm tra 1 lần. 0 0% Hàng năm khảo sát kiểm tra 1 lần. 20 40% Không khảo sát kiểm tra. 30 60% Thu gom và xử lý tàn dư, xác bã thực vật
sau khi thu hoạch rau.
Làm thức ăn cho
gia súc, gia cầm. 10 20%
Thu gom lại để đốt, chôn hoặc gom
lại khu vực riêng mà không cần che đậy. 5 10% Ủ làm phân bón (phân compost). 5 10% Không cần thu gom, vùi lấp trên luống để gieo trồng
vụ tiếp theo.
30 60%
Qua kết quả điều tra khảo sát ở bảng 4.8 quá trình quản lý, thu gom và xử lý, quản lý chất thải rắn (CTR) trên 50 hộ dân sản xuất rau trên địa bàn Huyện Hóc Môn chúng ta thấy thực trạng sau:
Theo kết quả điều tra, vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong được nông dân giữ lại để tham khảo chiếm 10%, vứt bỏ bờ ruộng chiếm 52%, bán phế liệu chiếm khoảng 8%, thu gom để xử lý 30%.
Với 30% thu gom lại để xử lý cho thấy nông hộ có ý thức thu gom vỏ chai bao bì thuốc BVTV sau mỗi lần phun thuốc, ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh đã được cải thiện nhưng chưa cao.
Về việc xử lý, một bộ phận nhỏ các hộ nông dân khoảng 10% nông hộ xử lý bằng cách đốt lộ thiên cùng với các loại khác khác, 90% nông hộ cho chung với rác thải sinh hoạt của gia đình sau đó đưa ra bãi rác.
Sự quan tâm quản lý của các ban ngành địa phương đối với CTR tại các vườn rau trên đại bàn, 40% nông hộ được khảo sát điều tra về tình hình quản lý – xử lý chất thải, 60% nông hộ còn lại chưa được khảo sát điều tra.
Như vậy, cho thấy việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV ờ các vườn trồng rau trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng là chưa thật sự tốt.
Đối với tàn dư, xác bã thực vật sau khi thu hoạch rau:
Kết quả điều tra có 20% nông hộ sử dụng làm thức ăn cho gia súc. 10% nông hộ Hình 4.2: Vỏ chai lọ thuốc BVTV vứt bỏ bừa bãi sau
phân bón. 60% nông hộ vùi lấp tàn dư, xác bã thực vật trên luống để tiếp tục gieo trồng vụ tiếp theo.
Như vậy, chỉ có một bộ phận nhỏ các nông hộ thực hiện các biện pháp xử lý đối với các tàn dư xác bã sau khi thu hoạch rau như làm thức ăn gia súc, ủ làm phân bón nhưng biện pháp đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh chưa thật sự hiệu quả. Vẫn còn đại bộ phận nông dân vùi lấp ngay trên luống hoặc gom lại mà không che đậy kín dẫn đến phát sinh dịch hại từ vụ trước sang vụ sau, phát sinh ruồi gây hại rất khó kiểm soát.
An toàn trong sử dụng thuốc hóa học trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng:
Qua khảo sát về tình hình sử dụng an toàn thuốc BVTV trên địa bàn cho thấy hầu hết những vấn đề an toàn trong sử dụng, bảo quản thuốc BVTV chưa được nông dân chú trọng. Đa số các nông hộ không có kho cất giữ để bảo quản thuốc, thuốc mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi trong nhà kể cả gần khu vực ăn uống sinh hoạt, gần giếng nước sinh hoạt… Vì thế, vấn đề an toàn cho sức khỏe con người không được đảm bảo.
Trên thực tế khảo sát cho thấy trong quá trình bón phân, phun thuốc hóa học người nông dân không có bất kỳ trang thiết bị bảo hộ nào. Việc phun thuốc hóa học với thời gian cách ly ngắn gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
4.5.2.Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các hộ sản xuất rau về bảo vệ môi trường nhìn chung còn hạn chế, đa số người dân chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, tình trạng vứt rác, xả rác bừa bãi ra môi trường còn xảy ra ở nhiều nơi.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền ở sở tại chưa thực sự quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đối với công tác BVMT. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa cao vẫn còn tư tưởng coi nhẹ lợi ích của bảo vệ môi trường, đặc biệt là cấp xã.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường chưa toàn diện, sinh động, quy mô còn hẹp, chưa có lực lượng chuyên nghiệp nên hiệu quả chưa cao.