1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng

92 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 751 KB

Nội dung

Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai.Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch,sản xuất ra nhiều sản phẩm c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

******************

NGUYỄN VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG

SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, năm 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

******************

NGUYỄN VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG

SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Châu Thu

Hà Nội, năm 2013

Trang 3

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Dũng

Trang 4

Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tậntình của PGS T.S Đào Châu Thu, sự quan tâm tạo điều kiện của phòng Tàinguyên và Môi trường huyện Thủy Nguyên, UBND các xã thuộc huyện ThủyNguyên, các phòng: Tài chính, Nông nghiệp và PTNN, Thống kê thuộcUBND huyện Thủy Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường,

đã tạo điều kiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó !

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Nguyễn Văn Dũng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 4

1.1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp 4

1.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 8

1.2 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 11

1.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 11

1.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp 12 1.2.3 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất 15

1.2.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững 18

1.3 Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của FAO 23

1.4 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 24

1.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới 24

1.4.2 Những nghiên cứu trong nước 26

1.5 Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai 28

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.2 Phạm vi nghiên cứu 32

Trang 6

2.3.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến

sử dụng đất đai 32

2.3.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 32

2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 32

2.3.4 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thủy Nguyên 33

2.4 Phương pháp nghiên cứu 33

2.4.1 Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu 33

2.4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 34

2.4.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 34

2.4.4 Các phương pháp khác 35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thủy Nguyên 36

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 41

3.2 Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thủy Nguyên 42

3.2.1 Hiện trạng và biến động đất đai của huyện Thủy Nguyên 42

3.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thủy Nguyên 43

3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 52

3.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng 65

3.3.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 65

3.4 Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng 72

3.4.1 Giải pháp về kỹ thuật 72

3.4.2 Giải pháp về quản lý đất đai 73

3.4.3 Giải pháp về khuyến nông, khuyến ngư 74

Trang 8

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia

Trang 9

Bảng 1.1 Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất

trồng cây hàng năm ở Việt Nam 10

Bảng 4.1 Tình hình biến động dân số giai đoạn 2005 - 2012 42

Bảng 4.2 Tình hình biến động các loại đất chính giai đoạn 2000 - 2012 43

Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 44

Bảng 4.4 Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp 45

Bảng 4.5 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 50

Bảng 4.6 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 51

Bảng 4.7 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 52

Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất ở vùng 1 53

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất ở vùng 2 55

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất ở vùng 3 57

Bảng 4.11 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 59

Bảng 4.12 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 60

Bảng 4.13 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 61

Bảng 4.14 Mức độ sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên 62

Bảng 4.15 Định hướng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 70

Bảng 4.16 Định hướng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 71

Bảng 4.17 Định hướng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 71

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, khôngchỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạtđộng kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sảnxuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp Chính vìvậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nôngnghiệp bền vững và cân bằng sinh thái

Những năm qua ở nước ta, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đểchuyển sang công nghiệp và đô thị đã diễn ra rất nhanh, diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp, và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh Con người đã

và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai.Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch,sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định

và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu Thực chất của mụctiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội vàmôi trường

Do phải chịu sức ép dân số gia tăng nên nhiều năm trước đây vấn đềsản xuất nông nghiệp ở nước ta có phần không chú trọng đến việc bồi bổ đấtđai mà chỉ quan tâm đến năng suất, sản lượng Chính vì vậy hệ sinh thái nôngnghiệp đã bị thay đổi đáng kể và tính bền vững trong hệ thống nông nghiệpkhông còn được duy trì Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm thoáihóa đất, đặc biệt ở các tỉnh trung du miền núi nước ta

Huyện Thuỷ Nguyên là một huyện kinh tế trọng điểm của thành phốHải Phòng, cách thành phố Hải Phòng 5 km về phía Đông Bắc, phía Tây giápvới tỉnh Hải Dương, phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh Là cửangõ phía bắc thành phố, đồng thời là cầu nối giữa vùng than Quảng Ninh với

Trang 11

thành phố Hải Phòng và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Có các trục giaothông đường bộ, đường thủy quan trọng chạy qua như: quốc lộ 10 nối các tỉnhduyên hải Bắc Bộ, sông cửa Cấm, sông Bạch Đằng, từ Thủy Nguyên có thểtỏa đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh trung du phía Bắc, phía nam vàcác nước trong khu vực tương đối dễ dàng Huyện có tổng diện tích tự nhiênlà: 24.279,90 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 12.214,87 chiếm50,31% diện tích đất tự nhiên.

Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độcác loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theoquan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất vàđịnh hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Thủy Nguyên là vấn đề

có tính chiến lược và cấp thiết

Trước tình hình đó, huyện Thủy Nguyên cần đánh giá thực trạng sửdụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đấtnông nghiệp cho một sự phát triển bền vững để đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, đô thị hóa

Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Châu

Thu tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địabàn Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005-2012 Trên cơ sở đóđưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài sẽ góp phần giúp cho việc nhìn nhận một cách

Trang 12

có hệ thống một số vấn đề cơ bản như: khái niệm, tính chất, vai trò, ý nghĩacũng như các quan điểm khai thác sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên đất

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch

định các chính sách và giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên đất củahuyện Thủy Nguyên Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liênquan đến đất đai của các huyện có điều kiện tương đồng trên địa bàn thànhphố Hải Phòng

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp và tình hình sử dụng đất

nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

1.1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiêp

1.1.1.1 Đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặngcho con người, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩmcủa đất Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tạisao lại phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này Học giả người Nga,Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kếtquả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá,thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [4] Tuy vậy, khái niệm nàychưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xungquanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như nướcngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên.Học giả người Anh, Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như sau “Đất là lớpmặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” [38] Bàn vềvấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quýbáu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sựtồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [4] Trongphạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tốsinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt tráiđất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [36]

Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam chorằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”[4] và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của

bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái

Trang 14

ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình,mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sảntrong lũng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quảcủa con người trong quá khứ và hiện tại để lại” [4].

Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sảnxuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sảnhoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Khi nóiđất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngànhnông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đíchkhác nhau của các ngành Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếucho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếukhông sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào làchính)

Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vàomục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp vànuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồmđất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,đất làm muối và đất nông nghiệp khác”

1.1.1.2 Vai trò đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền

đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sảnxuất có tầm quan trọng khác nhau C.Mác đã nhấn mạnh “Lao động chỉ là chacủa cải vật chất, còn đất là mẹ” [4] Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà n-ước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” [15], Luật đất đai

2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệusản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, làđịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,

Trang 15

an ninh và quốc phòng”[10] Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tưliệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:

- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâmnghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quátrình sản xuất Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện cáchoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm

- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sảnphẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngàycàng tăng lên Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trênquan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩacủa con người

- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địacầu [38] Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuấtnông - lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sảnngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Việckhai khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm choquĩ đất nông nghiệp tăng lên Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích

Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoanghóa, nằm trong quỹ đất chưa sử dụng Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức người

và sức của Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu

tư cho công tác này thực sự có hiệu quả

- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,các miền [38] Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng,thời tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giaothông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau Do vậy, việc sử dụngđất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp

để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từngvùng lãnh thổ

Trang 16

- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhấtđịnh do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích

tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sửdụng đầy đủ và hợp lý

Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trìnhsản xuất nông nghiệp Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xãhội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất -văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xâydựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâmnghiệp Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiệnquan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững

1.1.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý Điều này cónghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bốtrí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằmnâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao

độ phì của đất

- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao Đây là kết quảcủa việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đấtthông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chiphí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốnnâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹthuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực,thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâmsản cho xuất khẩu [11]

- Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bềnvững Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lương, có

Trang 17

nghĩa là đất đai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệhiện tại mà còn cho thế hệ tương lai Sự bền vững của đất đai gắn liền vớiđiều kiện sinh thái, môi trường Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nônglâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi íchtrước mắt và lâu dài.

Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trìnhsản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cầnthiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia

1.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

1.1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước pháttriển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thìquốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ

sở nên tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thìnhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn Để đảm bảo an ninhlương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai Do

đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để

và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưađược coi trọng Mặt khác, cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội,công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vaitrò quan trọng đối với cuộc sống của con người Nhân loại đã có những bướctiến kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng ngày Nhưng dochạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chungnên đã gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất.Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới quacác hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm

Trang 18

mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất Người ta ước tính có tới 15% tổngdiện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của conngười gây ra [21] Theo P.Buringh [29], toàn bộ đất có khả năng nông nghiệpcủa thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng 78%(xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp.

Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụngnhưng có khả năng trồng trọt Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ

ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất có khả năng trồngtrọt) Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác [29]

Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều Tuy có diệntích đất nông nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhưng Châu á lại có tỷ

lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp Mặt khác,châu á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân sốđông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia ở Châu á, đất đồi núichiếm 35% tổng diện tích Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung

là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồngtrọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của ĐôngNam á Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40-60 triệu ha trướcđây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệtnên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại

Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng dokhai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhucầu về lương thực thực phẩm cho loài người Tuy nhiên, do dân số ngày mộttăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm

Đông Nam á là một khu vực đặc biệt Từ số liệu của UNDP năm 1995[14] cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diệntích đất canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầungười khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN

Trang 19

1.1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vàosản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm

về nông nghiệp [19] Theo kết quả kiểm đất đai năm 2007, Việt Nam có tổngdiện tích tự nhiên là 33.115.039,62 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ

có 9.420.276,14 ha, dân số là 85.154,9 nghìn người, bình quân diện tích đấtsản xuất nông nghiệp là 1106,25 m2/ người

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho

xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn đượccác nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm Thực tế cho thấy, trong những nămqua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ởnhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ởViệt Nam có nhiều biến động, theo những tư liệu của Tổng cục Thống kê và

Bộ Tài nguyên và Môi trường thì biến động về số lượng đất nông nghiệp củanước ta trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất

trồng cây hàng năm ở Việt Nam

Năm

Tổng diện tích đất

sản xuất nông nghiệp (1000ha)

Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm (1000ha)

Dân số (1000 người)

Bình quân diện tích đất sản xuât nông nghiệp người/m 2

Trang 20

đất chưa sử dụng Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn

để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khácnhau So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nôngnghiệp rất thấp Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quândiện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp và manh mún là mộttrở ngại to lớn Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấplương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cáchkhai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả caotrên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững

1.2 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng

đất nông nghiệp.

1.2.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3-5 tỷ ha Nhân loại đã làm

hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay mỗi năm có khoảng 6 -7 triệu ha đấtnông nghiệp bị bỏ do xói mòn và thoái hoá Để giải quyết nhu cầu về sảnphẩm nông nghiệp của con người phải thâm canh tăng vụ, tăng năng suất câytrồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp [31] Việc điều tra, nghiên cứu đấtđai để nắm vững số lượng và chất lượng đất bao gồm điều tra lập bản đồ đất,đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất và quy hoạch sửdụng đất hợp lý là vấn đề quan trọng mà các quốc gia đang rất quan tâm Đểngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của conngười, đồng thời nhằm hướng dẫn những quyết định về sử dụng và quản lýđất đai, sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất mà vẫnduy trì được sức sản xuất của nó trong tương lai, cần thiết phải nghiên cứuthật đầy đủ về tính hiệu quả trong sử dụng đất, đó là sự kết hợp hài hoà cả 3

Trang 21

lĩnh vực hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường trên quanđiểm quản lý sử dụng đất bền vững.

1.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hếtsức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loạivùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng đất Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia ra làm 3 nhóm sau đây:

* Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như dất

đai, khí hậu thời tiết, nước, sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nôngnghiệp bởi vì đây là cơ sở để sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối.Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phùhợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng

- Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thànhphần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốthay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất

- Nguồn nước và chế độ nước: là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điềukiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúpcho sinh vật sinh trưởng và phát triển

- Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổnhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnhhưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi

- Vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiệnánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp sẽquyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất Vì vậy, trong thực tiễn sửdụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thếsẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 22

- Điều kiện khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản

xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Tổng tích ôn, nhiệt độbình quân, sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian trựctiếp ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, câyrừng và thực vật thuỷ sinh, lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trongviệc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nướccho sinh trưởng của cây trồng, gia súc, thuỷ sản [31]

*Biện pháp kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sảnxuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Theo tác giả ĐườngHồng Dật, (1995) [6] thì biện pháp kỹ thuật canh tác là những tác động thểhiện sự hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất, về thời tiết,vềđiều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Lựachọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng đầu vào phùhợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt mục tiêu đề ra

Theo Frank Ellis và Douglass C.North [25], ở các nước phát triển, khi cótác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thìcũng đặt ra yêu cầu đối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng côngnghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăngtrưởng nhanh Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp Việt Nam, quytrình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [8] Như vậynhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trìnhkhai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nhân tố kinh tế - xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố như chế độ xã

hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách các yếu tố này có ý nghĩaquyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất Sau đây là một

số nhân tố chủ yếu:

Trang 23

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp Trong các yếu tố cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nógóp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tốđầu vào cho sản xuất Các yếu tố khác như thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc,dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng.Trong đó thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuấthiện nay, giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu Các yếu tố còn lạicũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản: là cầu nối giữa người sảnxuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điềunày giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo

- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụngđất thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng

về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyềnthống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất

Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cậpnhật thông tin khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng

- Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấukinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sáchđịnh canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức,chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo…các chínhsách này đã có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển vàhình thành các loại hình sử dụng đất mới

Trong các nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng đất đượctrình bày ở trên, từ thực tế từng vùng, từng địa phương có thể nhận biết thêmnhững nhân tố khác tác động đến hiệu quả sử dụng đất, trong đó có những yếu

tố thuận lợi và những yếu tố hạn chế Đối với những yếu tố thuận lợi cần khai

Trang 24

thác hết tiềm năng của nó, những nhân tố hạn chế phải có những giải pháp đểkhắc phục dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Vấn đề mấu chốt là tìm ranhững nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất, để có những biện phápthay đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả.

1.2.3 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất

Đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau

là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý Trong đóđánh giá hiệu quả sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng Vậy hiệuquả sử dụng đất là gì?

Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel-Norhuas; “Hiệu quả không cónghĩa là lãng phí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội.Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hànghoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác”.(Dẫn theo VũPhương Thuỵ [25])

Theo Trung tâm từ điển ngôn ngữ [26], hiệu quả chính là kết quả cũngnhư yêu cầu của việc làm mang lại

Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quátrình sử dụng đất Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đạilượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhữngchỉ tiêu cụ thể, xác định Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đấtđai là hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con người mà ta phải xem xétkết quả sử dụng đất được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả

đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khiđánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giákết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất tạo ra sảnphẩm đó Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giáhiệu quả

Trang 25

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấucây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay củahầu hết các nước trên thế giới [33] Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của cácnhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nôngnghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp thamgia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vậtnuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đónghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnhtranh cao Đó là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triểnnền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mang tính ổn định vừađảm bảo sự bền vững

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bảnchất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác vànhững nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải đượcxem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường [25]

* Hiệu quả kinh tế:

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể

là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gianlao động theo các ngành sản xuất khác nhau Theo các nhà khoa học Đức(Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman-1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu

so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mứctăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, gópphần làm tăng thêm lợi ích của xã hội [25]

Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữalượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượngchi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó

Trang 26

cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan

hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quảkinh tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giátrị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sảnxuất mới đạt hiệu quả kinh tế

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của hiệu quả kinh tế

sử dụng đất là: trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng củacải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao độngthấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội Xuấtphát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ rađược loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao

* Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế

và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉtiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánhbằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động,xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mứcsống của toàn dân

Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu đượcxác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp Hiệnnay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm

* Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trờng là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đangđược chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả Điều này

Trang 27

có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọigiải pháp về quản lý được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hạihay có những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môitrường không khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đadạng sinh học Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vữngcủa mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế.

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tínhlâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tươnglai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất vàmôi trường sinh thái

Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả bahiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh

tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường,ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽkhông bền vững

1.2.4 Quan điểm sử dụng đất bền vững

1.2.4.1 Quan điểm sử dụng đất bền vững.

Đất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung vàvới cuộc sống của con người nói riêng Theo E.R De Kimpe và B.PWarkentin (1998) [35] thì đất có 5 chức năng chính: một là duy trì vòngtuần hoàn sinh hoá học và địa hóa học, hai là phân phối nước, ba là dự trữ

và phân phối vật chất, bốn là tính đệm và năm là phân phối năng lượng.Những chức năng này đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệsinh thái tự nhiên trước những thay đổi Tuy nhiên, các tác động của conngười đã làm cho hệ sinh thái biến đổi nhiều khi vượt quá khả năng điềuchỉnh của đất Là một hệ sinh thái một phần do con người tạo ra nhằm mụcđích phục vụ con người nên hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động

Trang 28

của con người mạnh mẽ nhất Con người đã không chỉ tác động vào đất đai

mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ngày một nhiều hơnlương thực, thực phẩm và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiênkhác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi Ngày nay những vùngđất đai màu mỡ đã giảm sức sản xuất một cách rõ rệt và có nguy cơ thoáihoá nghiêm trọng, không những thế sự suy thoái đất đai còn kéo theo sựsuy giảm nguồn nước, những hiện tượng thiên tai bất thường Trước nhữngbiểu hiện nói trên, nhằm đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiệntại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉduy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng

đã mất Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của nhữngmong muốn trên Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệuquả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong suốt cả thời gian.Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sửdụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó có ViệtNam Việc sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưngvật lý, hoá học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất Thuậtngữ đất đai được đề cập đến ở đây gồm thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷvăn, thực vật và động vật, kể cả vấn đề cải thiện các biện pháp quản lý đấtđai Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) sử dụng thuật ngữ “chấtlượng đất đai” trong sử dụng đất bền vững bao gồm các nhân tố ảnh hưởngđến sự bền vững của tài nguyên đất khi sử dụng cho các mục đích nhấtđịnh, chất lượng đất đai có thể khác nhau trên nhiều phương diện như khảnăng cung cấp nước tưới, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho mục đíchsản xuất nông nghiệp, khả năng chống chịu xói mòn, sức sản xuất tự nhiên

và phân bố địa hình ảnh hưởng đến khả năng có giới hoá [30] Để duy trìđược sự bền vững của đất đai, Smyth A.J và Julian Dumanski (1993) [34]

đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:

Trang 29

- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất;

- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất;

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sựthoái hoá chất lượng đất và nước;

- Khả thi về mặt kinh tế;

- Được xã hội chấp nhận

Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý vềmặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Nămnguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thựctiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽchỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện Tại Việt Nam,theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998) [29], việc sử dụngđất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và đượcthị trường chấp nhận;

- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đấtđai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên;

- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đờisống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển

Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức

đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đấtbền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từngvùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Đất đaitrong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duytrì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồngmột cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời

Trang 30

gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống củacon người và sinh vật.

1.2.4.2 Khung đánh giá sử dụng đất bền vững

Vào năm 1991, ở Nairobi đã tổ chức Hội thảo về “Khung đánh giáquản lý đất bền vững ” đã đưa ra định nghĩa: “ Quản lý bền vững đất đai baogồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp cácnguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:

- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);

- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);

- Bảo vệ tiếm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất vànước (bảo vệ);

- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);

- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận) [13]

Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững

và là những mục tiêu cần phải đạt được, nếu thực tế diễn ra đồng bộ, so vớicác mục tiêu cần phải đạt được Nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu màkhông phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận

Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất đượcxem là bền vững phải đạt 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thịtrường chấp nhận

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mứcbình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm cácsản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư đểlại) Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không

sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường

Trang 31

Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương,trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhấtcủa hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong mộtgiai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đóthì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớnhơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống vàphát triển xã hội

Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họquan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ) Sản phẩm thu đượccần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân

Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy Về đất đai, hệ thống

sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài,đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể

Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tậpquán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ

- Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu

mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái Giữ đấtđược thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép

Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụngbền vững

Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơnđộc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm )

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sửdụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để

Trang 32

giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái [13].

Tóm lại: khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra đượcthể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích

mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định Đối với sản xuất nôngnghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năngsản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảmtheo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sốngcủa con người, của các sinh vật

1.3 Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp

đánh giá đất của FAO

* Loại hình sử dụng đất.

Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sửdụng đất, đưa vào nội dụng các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất

là một đối tượng dùng trong đánh giá đất

Loại hình Sử dụng đất (Land Use Types-LUT): Là bức tranh mô tả thựctrạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sảnxuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định [24]

* Nội dung chính của đáng giá các loại hình sử dụng đất.

- Lựa chon và mô tả các loại hình sử dụng đất hiện tại;

- Đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại trên ba mặt:

+ Hiệu quả về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thịtrường chấp nhận;

+ Hiệu quả về môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên;

+ Hiệu quả về xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sốngngười dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển

Trang 33

- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: Lựa chọn các loạihình sử dụng đất để có thể duy trì và phát triển trong tương lai cần thoả mãncác điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường Nói chung nếu cóhiệu quả kinh tế cao thì phải được người dân chấp nhận và môi trường đất,nước và không khí không bị suy giảm.

1.4 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới

và Việt Nam

1.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ranhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện,trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khác nhau

Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giớiđều nghiên cứu và đa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo

ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn Việnlúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống câytrồng trên đất canh tác Tạp chí " Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng

đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sửdụng đất, điển hình là của Nhật Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đãnêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ

đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹthuật, kinh tế- xã hội Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩnhiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phốihợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi,cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chấthàng hoá của sản phẩm [27]

Trang 34

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất làyếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện Chínhphủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai ổn định chế

độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm vàtính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế - xãhội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp [25]

ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều nhiều quy chế mớingoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây khôngthích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệ đất tốt hơn [37]

Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệpquan trọng nhất là chính sách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng sốtiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp),Canada tương ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Otraylia 1,7 tỉ USD (chiếm14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), Cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉUSD (chiếm 40,1%), áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) [25]

Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới

có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển

từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quảcao hơn Nghiên cứu bố trí luân canh các cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưacác giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lươngthực, thực phẩm/1đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm ở Châu á cónhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luânphiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao hơn

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đãgắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại vàchuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp Các nước Châu átrong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ

Trang 35

lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luâncanh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Nhưng

để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sựphát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh - môi trường

Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sựchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệuquả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tớixây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững

1.4.2 Những nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trìnhnghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong phát triển sản xuất nông nghiệp Các nhà khoa học đã chú trọng đến côngtác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn đểđưa vào sản xuất Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kểvào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Các côngtrình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang vàPhạm Dương Ưng (1995) [17]; đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểmsinh thái và phát triển lâu bền [30]; phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồngbằng Sông Hồng [18]; Lê Hồng Sơn (1995) [23] với nghiên cứu "ứng dụng kếtquả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng Sông Hồng" hay hiệuquả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn,tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [1]; Đánh giá kinh tế đất lúavùng đồng bằng Sông Hồng, Quyền Đình Hà, (1993) [13]

ở nước ta, khi trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diệntích đất nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất lương thực, thực phẩm Songsong với việc nâng cao mức sống, đòi hỏi phát triển các cây thức ăn cao cấphơn như cây họ đạm (đậu, đỗ ), cây có dầu (lạc, vừng ), rau củ và các loại

Trang 36

cây ăn quả có giá trị phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao đápứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất.

Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra các giống cây trồng mới vào sản xuấtthì các nhà khoa học còn tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp dựa vào việc nghiên cứu đa ra các công thức luân canh mới bằngcác phương pháp đánh giá hiệu quả của từng giống cây trồng, từng công thứcluân canh Từ đó các công thức luân canh mới tiến bộ hơn được cải tiến đểkhai thác ngày một tốt hơn tiềm năng đất đai

Từ đầu thập kỷ 90, chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiếnhành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dungquan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược pháttriển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng của GS.VS Đào Thế Tuấn(1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sửdụng đất trong điều kiện Việt Nam Công trình nghiên cứu phân vùng sinhthái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng doGS.VS Đào Thế Tuấn (1998) [28] chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồngbằng sông Cửu Long do GS.VS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra mộtkết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trêncác vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quảkinh tế cao hơn

Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủtrì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khácnhau như vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giáhiệu quả cây trồng trên từng vùng đất đó Từ đó định hướng cho việc khaithác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chungcủa nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng

Trang 37

Vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lợiđất đai, khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng thích hợp cũng được nhiều nhànghiên cứu đề cập như Ngô Thế Dân [7]

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng Đồngbằng Sông Hồng (1994) [10]; quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng SôngHồng (Phùng Văn Phúc,1996) [20]; phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù

xa Sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000) [12]; đánh giá hiệu quả một số mô hình

đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997)[9] cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong một năm đạthiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tớitiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tếcao Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phươngthức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp

1.5 Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai

a Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng nhanh

Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệpbình quân đạt gần 5,5%/năm Trong giai đoạn gần đây, mặc dù trung bình mỗinăm giảm đi khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp, trên 100 nghìn lao động, tỷtrọng trong đầu tư xã hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưngnông, lâm, thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 3,8%/năm [6]

b Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực

Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướngnâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường Tỷ trọngnông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổngGDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,3% năm 2007 và tăngtrở lại 22,1% năm 2008 [6]

c Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Trang 38

Sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thịtrường trong nước Mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạogiảm từ 12 kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006).

10 năm qua, vượt qua biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, sản xuấtlương thực thực phẩm tiếp tục phát triển, nhờ đó bình quân lương thực đầungười tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008, Việt Nam đảm bảo đủnhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấngạo/năm [6]

d Xuất khẩu tăng nhanh, một số mặt hàng có vị thế trên thị trường quốc tế

Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm

2000, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếugiai đoạn 2000 - 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su 32,5%; điều27,8%; hải sản 19,1%

Nhờ những thành tựu trên, nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới

đã góp phần quan trọng tạo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, mở đườngthành công và làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới đất nước Trongnhững giai đoạn khó khăn nhất của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế,nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế đấtnước [6]

e Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn cải thiện rõ rệt

Về cơ bản, Việt Nam đã xóa được đói Công tác giảm nghèo được tậptrung đẩy mạnh, hướng vào các đối tượng khó khăn vùng sâu vùng xa, đồngbào dân tộc Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ giảm nhanh từ 19%năm 2000 (3,1 triệu hộ) xuống còn 7% năm 2005 (1,2 triệu hộ), trung bìnhmỗi năm giảm 2 - 2,5% Tuy vậy, nếu so với chuẩn mới, số hộ nghèo vẫn còncao, khoảng 12% năm 2008 trong đó khu vực nông thôn là 16,2% [6]

Trang 39

Thu nhập bình quân đầu người hộ nông dân tăng từ 2,7 triệuđồng/người năm 1999 lên khoảng 7,8 triệu đồng/người năm 2007 tính theogiá hiện hành Từ năm 2001 đến 2006, tích lũy để dành của hộ nông thôn tănglên gấp 2,1 lần, bình quân từ 3,2 triệu đồng/hộ lên 6,7 triệu đồng/hộ [6].

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đãgắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từngbước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá vàhướng mạnh ra xuất khẩu

* Mục tiêu phát nông nghiệp giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3-3,8% Tạo chuyển biến

rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa họccông nghệ

- Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực Nâng cao cả kiến thức, kỹnăng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho laođộng nông thôn

- Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triểnliên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh.Phát triển doanh nghiệp nông thôn

- Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nôngnghiệp, phát triển kinh tế nông thôn Cải thiện căn bản môi trường và sinh tháinông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chốngdịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai [6]

* Mục tiêu phát nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền;

Trang 40

phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường

- Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân

3,5-4%/năm Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt

Nam trên thị trường quốc tế

- Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theonhu cầu thị trường Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp Côngnghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinhdoanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

- Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao độngnông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội Hình thành đội ngũ nông dânchuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hìnhkinh tế hợp tác và kết nối với thị trường

- Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50%

số xã đạt tiêu chuẩn Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần sovới hiện nay Quy hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn với pháttriển đô thị, công nghiệp

- Phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43- 45%, bảo vệ

đa dạng sinh học, đảm bảo đánh bắt thủy sản nội địa và gần bờ trong khả năngtái tạo và phát triển, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp,khắc phục và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu củabiến đổi khí hậu [6]

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 (Trang 52)
Hình 2.2: Cơ cấu các loại đất chính năm 2012 - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Hình 2.2 Cơ cấu các loại đất chính năm 2012 (Trang 52)
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp (Trang 53)
Bảng 4.7. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Bảng 4.7. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 (Trang 60)
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 (Trang 69)
Bảng 4.14. Mức độ sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Bảng 4.14. Mức độ sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng (Trang 71)
Bảng 4.15. Định hướng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Bảng 4.15. Định hướng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 (Trang 78)
Bảng 4.17. Định hướng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 - đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng
Bảng 4.17. Định hướng các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 (Trang 80)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w