Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng scor

70 5.8K 64
Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng scor

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng scor

BỘ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÁO CÁO MÔ HÌNH THAM CHIẾU CHUỖI CUNG ỨNG SCOR GVHD: Ths. Hà Minh Hiếu Nhóm thực hiện: Bùi Nguyễn Thiên Giang Lê Trung Hiếu Lê Thị Thủy Nguyễn Anh Khoa Bùi Thị Thanh Đoan HỒ CHÍ MINH – 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 4 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 4 1.1.2 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng 4 1.2 Tổng quan về Mô Hình SCOR 5 1.2.1 Khái niệm 5 1.2.2 Về SCC 5 1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển mô hình SCOR 6 1.2.4 Vai trò và mục tiêu của SCOR 7 1.2.5 Lợi ích từ SCOR 7 CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SCOR 8 2.1 Phạm vi của mô hình SCOR 8 2.2 Cấu trúc mô hình SCOR 10 2.2.1 HIỆU SUẤT 11 2.2.2 Quy Trình 17 2.2.3 ỨNG DỤNG 23 2.2.4 NHÂN LỰC 26 CHƯƠNG 3:LIÊN HỆ THỰC TIỄN 28 3.1 Áp dụng mô hình SCOR vào công ty sản xuất dầu Iranol (IOC) 28 3.1.1 Giới thiệu về công ty Hóa dầu Iranol (IOC) 28 3.1.2 Quy trình SCOR cấp 2 của công ty Hóa dầu Iranol IOC 31 3.1.3 Phân tích các quy trình cấp 3 dựa trên Ứng dụng Tối ưu của mô hình SCOR 33 3.1.4 Các dự án cải tiến và sự ưu tiên 35 3.1.5 Kết luận 41 3.2 Áp dụng mô hình SCOR vào chuỗi cung ứng của công ty sữa Việt Nam VINAMILK 41 3.2.1 Vài nét khái quát về công ty Vinamilk 41 3.2.2 Mô hình SCOR của chuỗi cung ứng của công ty Vinamilk 43 3.2.3 Kết luận 66 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 LỜI MỞ ĐẦU Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh đầy khắc nghiệt, việc tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà quản lý cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như: hoạch định các chiến lược kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu tối đa các các chi phí, quản lý hiệu quả nguồn nhân công, đẩy mạnh sản xuất,… Nhưng một trong những yếu tố then chốt đó là việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Việc này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Logistics. Một trong những cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng triệt để là việc áp dụng các mô hình chuỗi cung ứng trong quản trị Logistics. Trong 12 mô hình quản trị chuỗi cung ứng Logistics, tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau về kinh tế chính trị xã hội, khu vực địa lý, quy mô sản xuất và xu thế của thị trường, mà các nhà quản trị sẽ lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp nhất để áp dụng. Trong đề tài này, nhóm xin giới thiệu một trong những mô hình cơ bản nhất, được áp dụng rộng rãi nhất, trên toàn thế giới – Mô Hình Tham Chiếu Chuỗi Cung Ứng SCOR. Nội dung nghiên cứu bao gồm các cơ sở lý thuyết liên quan đến mô hình, phân tích cơ cấu, nội dung và đưa ra các ví dụ thực tiễn cũng như các phương thức áp dụng hiệu quả cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra các đánh giá chủ quan về hiệu xuất thực hiện và đề xuất biện pháp nhằm khắc phục nhứng kẽ hở trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông qua việc thu thập thông tin, và các dữ liệu cần thiết, nhóm đã khái quát sơ lược về mô hình SCOR và cách áp dụng thực tiễn của nó. Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức, thời gian nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy và các bạn đưa ra những đóng góp và ý kiến để bài luận thêm hoàn thiện phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thu thập thông tin thứ cấp, phân tích đánh giá từ đó rút ra kết luận và đề xuất giải pháp, góp phần phát triển chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp áp dụng. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Logistic được hiểu là dòng vận động của nguyên vật liệu,thông tin và tài chính giữa các công ty(các xưởng sản xuất,các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất.Đó là một mạng lưới cơ sở hạ tầng ( nhà máy,kho hàng,cầu cảng,cửa hàng ),các phương tịên( xe tải,tàu hoả,máy bay ) cùng với hệ thống thông tinđược kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó. Quản trị logistic được hiểu là một bộ phận của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả các dòng vận động và dự trữ hàng hoá, dịch vụ cùng các thông tin có liên quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.Logistic không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác đông qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai doạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. 1.1.2 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng Logistic là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu trong viêc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Logistic tối ưu hoá quá trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến tay người tiêu dừng cuối cùng.Nó hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, tạo lợi nhuận trong việc bán hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ. Logistic giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thông phân phối. Logistic góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hopàn thiện và tiêu chuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế.Trong thời đại toàn cầu hoá, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tién trình phát triển đất nước.Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistic rẻ tiền và chất lượng cao. Logistic nâng cao hiệu quả quản lý, giảm tải chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Logistic tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm. Logistic cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng. Logistic có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp. 1.2 Tổng quan về Mô Hình SCOR 1.2.1 Khái niệm Mô hình SCOR là mô hình tổng quan, đưa ra hướng dẫn khung để phát triển cấu trúc chuỗi cung ứng. Mô hình SCOR gồm 06 quy trình: hoạch định, mua hàng, sản xuất, phân phối, thu hồi và khả năng. Để đạt chỉ tiêu và quản lý hiệu quả hoạt động, cần định ra bảng các chỉ tiêu đánh giá cho từng quy trình và cho hiệu quả của tổng thể chuỗi cung ứng. Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng (SCOR) là sản phẩm của tổ chức Hội đồng chuỗi cung ứng (SCC), một hiệp hội phi lợi nhuận toàn cầu có phương pháp luận, sự chuẩn đoán và các công cụ đánh giá giúp nhiều tổ chức tạo nên các cải tiến nhanh chóng và sâu sắc trong quy trình chuỗi cung ứng. SCC thiết lập mô hình tham chiếu quy trình SCOR nhằm đánh giá và so sánh các hoạt động và vận hành chuỗi cung ứng. Nó cung cấp một khung độc nhất liên kết các quy trình kinh doanh, hệ số đo, thực tiễn tốt nhất và công nghệ vào một cấu trúc thống nhất nhằm hỗ trợ truyền thông giữa các đối tác chuỗi cung ứng và cải thiện hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng và các hoạt động có liên quan đến chuỗi cung ứng. Đăng ký thành viên SCC thì tự do cho tất cả các công ty, tổ chức có mối quan tâm về việc áp dụng và nâng cao sự tiên tiến trong hệ thống và thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng. Phiên bản 11.0 của mô hình SCOR là bản thứ 13 kể từ khi mô hình được giới thiệu năm 1996. Các phiên bản của mô hình được biên soạn khi các thành viên SCC cho rằng sự thay đổi cần được thêm vào để việc sử dụng mô hình trong thực tiễn được dễ dàng hơn. 1.2.2 Về SCC SCC được thành lập vào năm 1996 và ban đầu bao gồm 69 công ty trong một hiệp hội không chính thức. Sau đó, các công ty của SCC quyết định thành lập một tổ chức giao dịch riêng biệt không vì lợi nhuận. Phần lớn thành viên SCC là người đang hành nghề và đại diện cho một tiết diện rộng các nghành công nghiệp, bao gồm các nahf sản xuất, nhà phân phối và nahf bán lẻ. Quan trọng không kém SCC và sự nâng cao mô hình SCOR là các nhà cung cấp và công cụ công nghệ, học thuật và các tổ chức chính phủ tham gia vào các hoạt động của SCC và phát triển và bảo trì mô hình. SCC quan tâm đến việc phổ biến hóa mô hình SCOR. Việc áp dụng rộng rãi mô hình giúp cải thiện mối quan hệ khách hàng- nhà cung cấp, hệ thống phần mềm hỗ trợ thành viên tốt hơn thông qua việc sử dụng các thang đo phổ biến và các điều khoản, và khả năng nhận diện ngay lập tức và ứng dụng thực tiễn bất kể họ bắt đầu nó ở đâu. 1.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển mô hình SCOR Hệ thống SCOR được phát triển vào cuối những năm 1990 nhằm phát hiện ra các ngân hàng có điều kiện về tài chính yếu kém cơ bản kể từ sau đợt kiểm tra tại chỗ lần cuối. Như cái tên đã chỉ ra, mô hình là một hệ thống từ xa có ý nghĩa bổ sung thêm cho hệ thống kiểm tra tại chỗ hiện tại. Đối ngược với hệ thống chuyên gia theo phương cách CAEL, SCOR sử dụng mô hình thống kê. Nó so sánh các kết quả đánh giá của cuộc kiểm tra với các tỷ lệ tài chính của năm trước đó. SCOR xác định tỷ lệ tài chính nào gần với kết quả đánh giá kiểm ừa và sử dụng mối quan hệ đó để dự báo các tỷ lệ tương lai. Bằng cách xác định tỷ lệ nào là có mối liên hệ đối với kết quả đánh giá kiểm tra, phương pháp SCOR cố gắng nhận diện tỷ lệ nào mà người kiểm tra xem là có ý nghĩa nhất và vì thế có thể được giải thích như là một nỗ lực để hiểu được ý định của kiểm tra viên. SCOR sử dụng tiến trình phân tích theo mô hình bậc thang để loại trừ các tỷ lệ mà mối quan hệ của nó với đánh giá xếp loại của kiểm tra không nhất quán (có nghĩa là, các tỷ lệ này không có ý nghĩa quan trọng về thống kê). Tóm lại, các tiến trình bậc thang loại bỏ từng bước các biến tương quan. Mô hình được phát triển với độ dốc thấp nhằm tránh các vấn đề khai thác dữ liệu quá mức. vấn đề này xuất hiện do người ta có thể tìm thấy một sự trùng khớp ngẫu nhiên nào đó có ý nghĩa thống kê nếu người đó được xem đầy đủ các dữ liệu. Nhận thấy nhu cầu về một chuẩn thống nhất giữa các ngành, vào năm 1995 PRTM đã phối hợp làm việc với AMR, một hãng nghiên cứu độc lập chuyên cung cấp các phân tích trung thực trong lĩnh vực công nghệ phần mềm công ty. PRTM và AMR đã cùng nhau lập ra Hội Đồng Chuỗi Cung ứng (the Supply-Chain Council - SCC), ban đầu với 69 công ty thành viên. Trong vòng hơn một năm, ba tổ chức này (PRTM, AMR và SCC), đã phát triển một tiêu chuẩn gọi là Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung ứng 1 (SCOR). Từ khi ra đời năm 1996, đến nay đã có 700 công ty áp dụng mô hình SCOR. Năm 1996, Hội Đồng Chuỗi Cung ứng (SCC) trở thành tổ chức phi lợi nhuận và mô hình SCOR được chuyển giao cho họ. Từ lúc thành lập, scc ngày càng phát triển rộng khắp thành các hiệp hội ở Châu Âu, Nhật, Úc/New Zealand, Đông Nam Á, và Nam Phi, và tất nhiên là ở cả khu vực Bắc Mỹ. Các thành viên đã ngày càng phát triển, mở rộng mô hình. Quy trình thu hồi được thêm vào năm 2001. Các thực hành tốt và các bảng tiêu chí đánh giá được cập nhật theo định kỳ. 1.2.4 Vai trò và mục tiêu của SCOR 1.2.4.1 Vai trò Mô hình này định ra các thực hành tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và các yêu cầu chức năng của các phàn mềm cho từng quy trình cốt lõi của chuỗi cung ứng, quy trình con (subprocess) và các hoạt động2. Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành tốt nhất. Các công cụ của SCOR tạo khả năng cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả. Sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống dưới của mô hình SCOR, công ty có thể nhanh chóng hiểu được cấu trúc và hiệu quả hoạt động hiện thời chuỗi cung ứng của mình. Công ty cũng có thể so sánh cấu trúc của mình với các công ty khác, phát hiện những cải tiến dựa trên các thực hành tốt nhất, và thiết kế cấu trúc chuỗi cung ứng tương lai. 1.2.4.2 Mục tiêu Mục tiều chính của Hệ thống SCOR là nhận diện chính xác các định chế xếp loại 1 và 2 đang trong nguy cơ xuống hạng 3 hoặc kém hơn. Hay nói cách khác mục tiêu của SCOR là đưa ra đánh giá xếp hạng sao cho dễ hiểu và dễ phân tích hơn xếp hạng CAEL. Sự chính xác của hệ thống đưa ra được phân tích cả 2 kiểu sai lầm, thông thường được gọi là sai lầm loại 1 và sai lầm loại 2. Sai lầm loại 1 là lỗi tiêu cực hay thông thường hơn là “phóng thích cho tội phạm”. Trong trường hợp này, một lỗi tiêu cực là không phát hiện ra được trường hợp xuống hạng nào đó trước khi nó xảy ra, vì vậy mức sai lầm loại 1 là tỷ lệ phần trăm các ngân hàng xuống hạng mà mô hình không xác định được. Ngược lại, sai lầm loại 2 là sai lầm tích cực, hay “buộc tội kẻ vô tội”. Mức độ sai lầm loại 2 là tỷ lệ các ngân hàng được mô hình xác định xuống hạng nhưng khi kiểm tra thì lại được xác định là lành mạnh. Trên các Mục tiêu thứ 2 đối với những nhà thiết kế SCOR là phát triển các phương thức phân tích xếp loại dựa tỷ số cơ bản. 1.2.5 Lợi ích từ SCOR Các lợi ích của tổ chức khi làm theo mô hình SCOR: Đánh giá nhanh việc vận hành chuỗi cung ứng. Xác định rõ ràng các lỗ hổng vận hành. Tái thiết kế và tối ưu mạng lưới chuỗi cung ứng có hiệu quả. Việc kiểm tra nghiệp vụ được nâng cao từ các quá trình lõi chuẩn. Liên kết các kỹ năng nhóm chuỗi cung ứng với các mục tiêu chiến lược. Một kế hoạch thi đua chi tiết về việc tung ra các sản phẩm và kinh doanh mới. Các việc hợp nhất chuỗi cung ứng có hê thống nhằm đạt được các kế hoạch tiết kiệm. SCOR là một mô hình nhận thức chung. Nó được thiết lập và tiếp tục thay đổi dựa vào ý kiến trực tiếp từ các nhà lãnh đạo nghành công nghiệp những người mà điều hành chuỗi cung ứng toàn cầu và sử dụng nó hằng ngày để phân tích và cải tiến sự vận hành của tổ chức họ. Nó có một quy mô rộng tăng thêm và các định nghĩa có thể được thích ứng với các yêu cầu chuỗi cung ứng riêng biệt cho bất kỳ ngành công nghiệp hoặc ứng dụng nào. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SCOR 2.1 Phạm vi của mô hình SCOR Mô hình SCOR được phát triển với mục đích mô tả các hoạt động kinh doanh liên kết với tất cả các bước thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mô hình có nhiều phần và được tổ chức thành sáu quy trình quản trị chính là Kế hoạch, Nguồn lực, Kiến tạo, Vận tải, Thu hồi và Khả năng. Bằng việc mô tả các chuỗi cung ứng khi sử dụng khối xây dựng quy trình, mô hình dùng để mô tả chuỗi cung ứng đơn giản hay phức tạp bằng một bộ các định nghĩa thông thường. Kết quả là, các nghành công nghiệp khác nhau có thể liên kết lại với nhau để mô tả độ sâu và hơi thở của hầu như bất kỳ chuỗi cung ứng nào. Mô hình có thể diễn tả thành công và cung cấp một nền tảng cải tiến chuỗi cung ứng cho các kế hoạch toàn cầu cũng như các kế hoạch ở địa điểm cụ thể. HÌNH 1- SCOR được tổ chức thành 6 quy trình quản trị chính. Nó kéo dài từ : tất cả sự tương tác với khách hàng ( từ đặt hàng tới thanh toán), tất cả giao dịch nguyên vật liệu ( từ nhà cung cấp của nhà cung cấp tới khách hàng của khách hàng, bao gồm thiết bị, hàng cung cấp, hàng dự trữ, sản phẩm rời, phần mềm, …) và tất cả sự tương tác của thị trường ( từ việc hiểu được nhu cầu chung nhất tới việc đáp ứng từng đơn hàng lẻ). Nó không có ý định diễn tả mỗi hoạt động hay quy trình kinh doanh. Đặc biệt, mô hình không đề cập đến: bán hàng và marketing ( sự hình thành nhu cầu), phát triển sản phẩm, nghiên cứu và phát triển và một số nguyên tố của hỗ trỡ hậu mãi. Chú ý là quy mô của mô hình đã thay đổi và được dự tính thay đổi dựa theo yêu cầu của thành viên Hội đồng. Thông qua giới thiệu phần Thu hồi, mô hình đã được mở rộng thành khu vực hỗ trợ hậu mãi( dù nó không bao gồm tất cả các hoạt động trong khu vực đó). Theo bảng 1, mô hình được thiết kế nhằm hỗ trợ phân tích chuỗi cung ứng ở nhiều cấp độ. SCC tập trung vào 3 cấp độ quy trình phía trên, là những thứ trung lập trong ngành công nghiệp. SCOR không có ý định quy định một tổ chức phải tiến hành kinh doanh hay cắt xén hệ thống/dòng thông tin như thế nào. Mỗi tổ chức cải tiến chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR sẽ cần phải mở rộng mô hình, ít nhất là tới cấp độ 4, sử dụng các kỹ nghệ, tổ chức và/hoặc các quy trình, hệ thống, thực tiễn tại địa điểm cụ thể. Cấp độ Ví dụ Bình luận # Mô tả Trong phạm vi của SCOR 1 Các loại quy trình (quy mô) Hoạch định, Thu mua nguyên liệu, Sản xuất, Phân phối, Thu hồi và Khả năng Cấp 1 xác định phạm vi và nội dung chuỗi cung ứng. Trong cấp 1 các đối tượng vận hành cạnh tranh cơ sở của chuỗi cung ứng được xác định. 2 Thể loại quy trình (kết cấu) chiến lược tạo tính sẵn có cho danh mục sản phẩm, sản xuất theo đơn đặt hàng, thiết lập theo đơn hàng, sản phẩm lỗi, sản phẩm bảo trì, sữa chữa, hoạt động (MRO), sản Cấp 2 xác định chiến lược hoạt động. Trong cấp 2 các khả năng quy trình chuỗi cung ứng được xác định (MTS, MTO) phẩm thừa 3 Nguyên tố quy trình (các bước) Kế hoạch phân phối Tiếp nhận sản phẩm Chứng thực sản phẩm Chuyển nhượng sản phẩm Quyền thanh toán Cấp 3 xác định kết cấu của mỗi quy trình riêng biệt. Trong cấp 3 khả năng hoạt động được xác định. Tập trung vào: Quy trình. Đầo vào, đầu ra. Vận hành quy trình. Thưc tiễn. Khả năng công nghệ. Kỹ năng nhân viên. Ngoài phạm vi 4 Họat động (ứng dụng) Kỹ nghệ, công ty, địa điểm và/ hoặc các bước công nghệ đặc thù Cấp 4 mô tả hoạt động vận hành trong chuỗi cung ứng. các công ty ứng dụng kỹ nghệ, tổ chức và /hoặc quy trình, thực tiễn tại địa điểm cụ thể để đạt được hiệu quả đề ra. Bảng 1 – SCOR là một mô hình quy trình phân cấp. Cần phải chú ý kỹ rằng mô hình này mô tả quy trình chứ không mô tả chức năng. Nói cách khác, mô hình tập trung vào hoạt động không liên quan đến con người hay nguyên tố tổ chức mà vận hành hoạt động đó. 2.2 Cấu trúc mô hình SCOR SCOR là một mô hình tham chiếu. Mục đích của mô hình tham chiếu quy trình hoặc khung quy trình kinh doanh là mô tả cấu trúc của quy trình theo hướng có ý nghĩa với các đối tác kinh doanh trọng tâm. Cấu trúc ở đây nghĩa là cách các quy trình tương tác, vận [...]... bán hàng và hỗ trợ) Hệ thống cấp bậc sE1 các quy tắc quản lý chuỗi cung ứng sE2 quản lý thực hiện sE3 quản lý dữ liệu và thông tin sE4 quản lý nguồn nhận lực chuỗi cung ứng sE5 quản lý tài sản chuỗi cung ứng sE6 quản lý hợp đồng chuỗi cung ứng sE7 quản lý mạng lưới chuỗi cung ứng sE8 quản lý sự tuân thủ quy tắc sE9 quản lý rủi ro chuỗi cung ứng Các phương pháp đo lường CO.1.001 tổng chi phí phục vụ CO.2.001... có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng Ký hiệu là VAR Cách tính toán: Var = Khả năng xảy ra rủi ro (P) x Tác động quy đổi thành tiền của rủi ro (I) VAR chuỗi cung ứng = VAR Hoạch định + VAR Nguồn cung + VAR Sản xuất + VAR Giao hàng + VAR Thu hồi 2.2.1.2.1.7 Tổng chi phí cung cấp Tổng chi phí của chuỗi cung ứng để đưa sản phẩm tới khách hàng bao gồm chi phí để lập kế hoạch chuỗi cung ứng, nguồn nhiên liệu,... 2.2.1.2.1.4 ứng Thích ứng trong biến động tăng của chuỗi cung Thích ứng trong biến động tăng của Chuỗi cung ứng là phần trăm tăng so với tổng số cần giao có thể đáp ứng được trong vòng 30 ngày Lưu ý 30 ngày chỉ là chỉ số chuẩn, ở một số lĩnh vực khác nhau có thể biến động trên dưới 30 ngày Cách tính toán: Là số lượng tối thiếu mà chuỗi cung ứng có thể đáp ứng được khi xét các yếu tố Nguồn cung, Sản xuất,... mà chuỗi cung ứng đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Như định nghĩa, quy trình là một hoạt động thống nhất được diễn ra để xác định trước chi phí sản xuất Giống như những con búp bê của Nga, mô hình SCOR được tổ chức bởi mối quan hệ của sự tập hợp và phân chia Từ cấp độ 3 xuống 2 xuống 1 là sự tập hợp, từ 1 tới 2 và 3 là sự phân chia Mô hình SCOR giúp tiêu chuẩn hóa cấu trúc của chuỗi cung ứng( ... phạm vi và cấu trúc của chuỗi cung ứng Mô hình SCOR có 06 quy trình cấp độ 1 Các quy trình trong cấp độ 2 khác với định hướng của cấp độ 1 Tất cả các quy trình và vị trí của chúng trong chuỗi cung ứng đều xác định chiến lược của chuỗi Mô hình SCOR bao gốm 26 quy trình cấp độ 2 Hoạch định, Thu mua nguyên liệu, sản xuất, phân phối, thu hồi và khả năng Các quy trình cấp độ 3 mô tả các bước để thực hiện... kinh doanh của môt công ty so với thu nhập đã thu hồi được từ chuỗi cung ứng Các thành phần bao gồm các khoản phải thu, các khoản có thề trả, sự dự trữ, lợi nhuận chuỗi cung ứng, giá trị hàng đã bán và giá cả từ việc chi tiêu chuỗi cung ứng Cách tính toán: Thu hồi vốn kinh doanh = ( Doanh thu – Tổng chi phí phục vụ ) / ( Dự trữ + Khoản phải thu – Khoản phải trả) 2.2.2 Quy Trình Mô hình SCOR xác định... Nguồn cung, Sản xuất, Giao nhận và Thu hồi 2.2.1.2.1.5 ứng Thích ứng trong biến động giảm của chuỗi cung Thích ứng trong biến động giảm của Chuỗi cung ứng là số lượng giảm trong đơn hàng 30 ngày trước khi giao hàng mà không gây ra tồn kho hoặc tổn thất về chi phí Cách tính toán: Thích ứng giảm của Nguồn cung + Thích ứng giảm của Sản xuất + Thích ứng giảm của Giao hàng 2.2.1.2.1.6 Giá trị rủi ro chung... ứng Nhiều ứng dụng cùng nằm chung trong một miền 2.2.4 NHÂN LỰC Mảng Nhân lực của mô hình SCOR giới thiệu những tiêu chuẩn cho việc quản trị các nhân tài trong chuỗi cung ứng Khung quản trị kỹ năng này trong các bộ phận tham vấn quy trình khen thưởng, hệ số và ứng dụng của SCOR với cái nhìn tích hợp của kỹ năng chuỗi cung ứng trong bốn mảng:  Các kỹ năng cơ bản cần thiết cho mảng quy trình tổng quát... nhằm cân bằng giữa chi phí và độ hiệu quả trong chuỗi cung ứng 3.1.4 Các dự án cải tiến và sự ưu tiên Tiến hành phân tích tất cả những gì có liên quan đến quá trình cấp độ 3 của chuỗi cung ứng, 13 phương án được đề ra nhằm cải thiện việc vận hành trong chuỗi cung ứng Bảng 8 nêu tên của các phương án đó, liên hệ đến phần Quá trình -cấp độ 3 trong mô hình SCOR, và dự đoán những giá trị đạt được từ các... quy trình Mô hình tham chiếu SCOR bao gồm 4 phần chính: Vận hành: hệ đo lường chuẩn để diễn tả vận hành quy trình và xác định các mục tiêu chiến lược Quy trình: mô tả chuẩn của quy trình quản trị và mối quan hệ quy trình Ứng dụng thực tiễn: ứng dụng thực tiễn quản trị tạo nên việc vận hành quy trình tối ưu hơn Con người: tiêu chuẩn về kỹ năng được yêu cầu để vận hành quy trình chuỗi cung ứng 2.2.1 . và phát triển mô hình SCOR 6 1.2.4 Vai trò và mục tiêu của SCOR 7 1.2.5 Lợi ích từ SCOR 7 CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SCOR 8 2.1 Phạm vi của mô hình SCOR 8 2.2 Cấu trúc mô hình SCOR 10 2.2.1. nghiệp. 1.2 Tổng quan về Mô Hình SCOR 1.2.1 Khái niệm Mô hình SCOR là mô hình tổng quan, đưa ra hướng dẫn khung để phát triển cấu trúc chuỗi cung ứng. Mô hình SCOR gồm 06 quy trình: hoạch. từng quy trình và cho hiệu quả của tổng thể chuỗi cung ứng. Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng (SCOR) là sản phẩm của tổ chức Hội đồng chuỗi cung ứng (SCC), một hiệp hội phi lợi nhuận toàn cầu

Ngày đăng: 14/11/2014, 16:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan