0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

quan tài của vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu thành bằng đường toại đạo (đường hầm đưa quan tài vào huyệt mộ) Đường hầm kéo dà

Một phần của tài liệu LĂNG BA VÀNH - 1 DOC (Trang 59 -62 )

D. NẤM MỘ HÌNH MAI RÙA DÀNH CHO NHỮNG BẬC TÔN QUÍ.

1841, quan tài của vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu thành bằng đường toại đạo (đường hầm đưa quan tài vào huyệt mộ) Đường hầm kéo dà

đường toại đạo (đường hầm đưa quan tài vào huyệt mộ). Đường hầm kéo dài từ Đại Hồng môn đến điểm tận cùng của La thành cách nhau đến 700 mét…Theo lời dặn của vua cha Thiệu Trị, khi xây Xương lăng vua Tự Đức căn dặn Đổng lý Vũ Văn Giai phải bắt chước cách làm toại đạo của Hiếu lăng. Nghĩa là truyền thống vẫn tiếp tục.”

Vua Thiệu Trị lâm bệnh mất ngày 4 tháng 11 năm 1847, lúc mới 41 tuổi. Khi hấp hối, nhà vua còn dặn Hồng Nhậm: “Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi

cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng

mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của binh

dân”. Vua Tự Đức dặn Vũ Văn Giai phải bắt chước cách làm “toại đạo” giống như Hiếu lăng. Toại đạo, tức là đường hầm đưa quan tài nhà vua vào huyệt mộ, được xây vào ngày 24 tháng 3 năm 1848. Khi xây dựng các công trình như điện, đình, các, viện thì bắt chước quy chế của lăng Gia Long, và tùy theo địa hình để châm chước định liệu mà làm.

Những vụ đào trộm mộ cổ, trong đó có một số mộ chúa Nguyễn, kẻ đào trộm thường đào bên trái của mộ (khi đứng nhìn từ nấm ra cửa mộ) thì gặp đường toại đạo. Đường toại đạo không thẳng, uốn cong theo bình đồ và có đoạn sâu hơn nơi xây khuôn tĩnh. Một vị thuộc Nguyễn Phước Tộc (yêu cầu giấu tên) sau vụ đào trộm lăng Trường Thanh của chúa Nguyễn Phúc Chu, được tin đã lên hiện trường và đã từng theo đường toại đạo để tiếp cận khuôn tĩnh. Vị ấy đã thấy cốt dâu bện rơm chứ không có hài cốt.

Vậy lăng vua chúa thời cuối Lê đầu Nguyễn có xu hướng dựng đường toại

đạo để đưa quan tài vào huyệt và có chức năng như một cái họng để chứa nước, nhằm làm ráo nước huyệt mộ.

Cách đây 21 năm chúng tôi có gửi bảo tàng Huế một bộ sưu tập gạch qua các thời, tìm thấy ở Thừa Thiên Huế, trong đó có một viên gach tìm thấy ở hầm chứa đồ tùy táng của lăng Ba Vành, được nung rất kỹ, hình hộp ( trông như cái bánh chưng), kích thước 15cmx15cmx4cm. Trên một mặt vuông của viên gạch, người xưa đã vẽ phác thảo ngọn đồi, ở đỉnh đồi có mộ, và một đường toại đạo từ dưới chân đồi lên mộ.

Hình 62: Mặt viên gạch có khắc chìm đường Toại Đạo (tìm thấy ở hầm chứa đồ tùy táng)

Như vậy lăng Ba Vành từng bị lấy quan tài ra do đường toại đạo. Chắc chắn quan quân Tây Sơn về hàng Nguyễn Vương có người biết và đã chỉ con đường toại đạo này.Vậy nấm mộ mai rùa bị đục một góc, không vì mục đích lấy quan tài hay lấy hài cốt.

Bằng phương pháp âm học, chúng tôi biết được bên dưới mai rùa tạo bằng lớp bê tông dày lại có một lớp vữa bê tông khá dày. Mai rùa và lớp bê tông này cách nhau chưa tới 1mét, không thể đặt quan tài trên lớp bêtông. Vậy khuôn tĩnh phải ở dưới lớp bêtông và chắc chắn có cửa để vào đường toại đạo. Đây cũng là bằng chứng không có sự kiện “người cháu Lê Xuân của họ Lê Quang Đồng Di đã quật nấm mai rùa để dời hài cốt Lê Quang Đại sang Ngự Bình, rồi bỏ trốn vào Đà Nẵng…”

Một phần của tài liệu LĂNG BA VÀNH - 1 DOC (Trang 59 -62 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×