NHÀ BIA CÓ NỀN CHỮ THẬP Ở LĂNG VUA.

Một phần của tài liệu Lăng Ba Vành - 1 doc (Trang 47 - 58)

D. NẤM MỘ HÌNH MAI RÙA DÀNH CHO NHỮNG BẬC TÔN QUÍ.

E.NHÀ BIA CÓ NỀN CHỮ THẬP Ở LĂNG VUA.

Khuôn tĩnh ở lăng vua là phần quan trọng nhất của lăng mộ về mặt phong thủy, đặt ở nơi có long mạch đế vương. Nhưng phần này ở dưới mặt đất, khó xác định vì được giữ bí mật. Phần công khai là bi đình hay nhà bia, nơi tôn trí bia

“thánh đức thần công”, có minh văn ca ngợi công đức của vị vua táng ở trong lăng. Bia có nhà bia với cột gỗ được sơn son thếp vàng hoặc cột bê tông có chạm nổi hình rồng uốn lượn. Mái của nhà bia lợp ngói, với tầu đao, diềm mái có trang trí rồng…

Điều chúng tôi quan tâm là nền nhà bia. Thường nền nhà bia của lăng vua có hình chữ THẬP, với ý nghĩa “BÁT PHƯƠNG THIÊN ĐỊA”. Bốn phía nhà bia

người ta trỗ 4 cửa, mỗi cửa đều có bậc cấp. Hai bên bậc cấp có cặp rồng hoặc cù. Mộ cổ của các thân vương của triều Nguyễn cũng có nhà bia nhưng nền không có bình đồ là chữ thập, thay vào đó có bình đồ là hình vuông hoặc chữ nhật. Để minh họa qui luật bất thành văn này, đối với việc dựng bi đình ở lăng vua, chúng tôi giới thiệu hình ảnh một số bi đình lăng vua tiêu biểu ở nước ta như sau:

Hình 46: Nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ

Hình 47: Nhà bia Vĩnh Lăng của Lê TháiTổ

Hình 48: Nhà bia đổ nát của Lăng vua Gia Long

Hình 49: Nhà bia của lăng vua Minh Mạng

Hình 50: Nhà bia lăng vua Thiệu Trị.

Hình 51: Nhà bia của lăng vua Tự Đức

Hình 53: Nhà bia của lăng vua Đồng Khánh

Vậy: Ở lăng vua Đại Việt hay Việt Nam thời phong kiến thì nhà bia có nền

chữ thập, có mái che, bốn phía đều mở cửa và có bậc cấp.

Chúng tôi từng chứng minh ở lăng Ba Vành có hai bia, bia ghi năm phụng lập vẫn còn nhưng có dấu yểm. Còn bia thờ tất nhiên to hơn bia phụng lập và có bài minh ghi công nghiệp của chủ nhân ngôi mộ. Bia này đã bị hủy và có khả năng đã được tận dụng để tạo ra bia thờ thổ thần cho ngôi mộ giả ở sân chầu. Nền nhà bia có hình chữ thập, biểu trưng bát phương thiên địa. Dấu vết bẻ góc nền nhà bia thành chữ thập vẫn còn ở 2 góc trong 4 góc. Dưới những viên đá hộc mới chất về sau, chúng tôi phát hiện nhiều gạch bìa và ngói mỏng. Điều này chứng tỏ ban đầu có nhà bia với bốn cột gỗ, có mái lợp ngói liệt để che bia thờ. Điều này chứng tỏ nền móng chữ thập phát hiện ở lăng Ba Vành không phải là bàn thờ thổ thần. Nhà bia ở trên trục vuông góc với đường thần đạo của ngôi lăng. Như thế bia thờ đặt trên trục này, hướng về đông-bắc, nghiêng bắc 300.

Hình 55 : Nền móng nhà bia của lăng Ba Vành

Hình 56: Một góc còn rõ góc cạnh của một phần tư nền nhà bia ở lăng Ba Vành

Hình 57: nền nhà bia có nền chữ thập.

Hình 58: Một góc khác của nền bia chữ thập.

Hình 59: Gạch, ngói, đá để dựng nhà bia tìm thấy ở lăng Ba Vành

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở làng Cư Chánh, có cụ Nguyễn Ngọc Tiên, 70 tuổi, hậu duệ của ngài An Ninh bá Nguyễn Ngọc Huyên, cho biết ở Cư Chánh từng có cái miếu nhỏ thờ một khối đá thần hoặc khối đá trạng. Khối đá thuộc loại đá Thanh hình hộp nhưng mặt đá còn thô.

Hình 60: Ảnh chụp cụ Nguyễn Ngọc Tiên, trước từ đường phái nhất họ Nguyễn Ngọc ở Cư Chánh

Cụ Nguyễn Ngọc Tiên kể nguồn gốc khối đá như sau:

Ngày xưa khi chưa có lăng Hiếu Đông, lăng vua Thiệu Trị, lăng Bà Nhất, lăng

bà Từ Dũ đã có khối đá ở dưới gốc nhãn. Dân làng Cư Chánh phải đặt bát hương

trước khối đá để thờ. Tại sao? Theo truyền khẩu khi voi kéo một cái bia to nặng,

từ dưới Huế lên Bến Than, đến làng Cư Hóa để vào dựng ở lăng Ba Thành, voi ré

không kéo bia nữa, quan quân quyết định hớt một khúc khoảng 4 tấc phía chân bia để làm phép, khi ấy voi mới kéo tiếp theo đường núi để vào lăng Ba Vành, còn

khối đá để bên vệ đường… Về sau, có sở đá gần nơi làng thờ khối đá, các thợ đá

xây dựng lăng Thiệu Trị, nghe dân làng Cư Hóa [Cư Chánh] thuật chuyện về khối

thờ khối đá ở am. Hiện nay am bị triệt giải và đưa đến vị trí mới cách gốc nhãn khoảng 5 mét. Dân sở tại vẫn bảo lưu những viên gạch vồ của am, còn khối đá vẫn lưu giữ. Người ta dùng vữa để đắp sát khối đá một bệ nhỏ để đặt 3 bát hương. Tư liệu này góp phần khẳng định lăng Ba Vành từng có bia thờ khá lớn và tất nhiên có nhà bia. Còn bia có dấu trãm là bia ghi năm phụng lập. Chúng tôi sẽ làm rõ hai cái bia ở lăng Ba Vành trong bài viết [2],[3].

Hình 61: Tảng đá thần được làng Cư Chánh thờ trên 200 năm.

Một phần của tài liệu Lăng Ba Vành - 1 doc (Trang 47 - 58)