D. NẤM MỘ HÌNH MAI RÙA DÀNH CHO NHỮNG BẬC TÔN QUÍ.
G. LĂNG VUA CÓ NHÀ HỘ LĂNG, CÓ GIẾNG ĐỂ SINH HOẠT,VƯỜN LĂNG
HOẠT,VƯỜN LĂNG
Lăng vua có nhà hộ lăng hoặc tả, hữu tùng viện để quan hộ lăng, quân lính giữ lăng hoặc người thân của nhà vua thường trú để giữ lăng, lo hương khói và tổ chức bái tảo… Ngay thời Pháp thuộc, những lăng vua xây muộn như Tư Lăng, An Lăng, Ứng Lăng cũng có nhà hộ lăng hoặc tả hữu tùng viện.
Ở An Lăng, sau điện Long An có Tả Hữu tùng viện. Bên ngoài tường thành có nhà trực, điếm canh và nhà ở của quan quân hộ lăng. Ứng Lăng của vua Khải
Định, với cung Thiên Định ở vị trí cao nhất gồm 5 công trình liền nhau mà hai bên có tả hữu trực phòng để lính hộ lăng ở…
Đan Dương lăng của vua Quang Trung chắc chắn có nhà hộ lăng. Thật vậy, trong phần nguyên chú của bài thơ Xuân đề kỷ sự, Phan Huy Ích có nhắc đến
“bọn tiểu giám hộ lăng” tức chức quan trông coi hai lăng ở kinh đô Phú Xuân.
Giới nghiên cứu ở Huế nhất trí: Đan Dương lăng và lăng bà Tả Cung họ Phạm có nhà hộ lăng để tiểu giám hộ lăng làm việc và binh phu bảo vệ lăng thường trú. Đã ở thì phải có giếng nước để lấy nước sinh hoạt. Vấn đề nhà hộ lăng của Đan Dương lăng từng được các nhà nghiên cứu ở Huế đặt ra như một tiêu chí trong bước đường tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung. Hơn nữa đã là lăng vua
như Đan Dương lăng thì phải có vườn lăng. Thật vậy trong bài Cảm Hoài, viết khi đi sứ Trung Quốc để báo tang, Ngô Thì Nhậm từng nguyên chú có câu:“…trông
vời viên lăng [ ], không ngăn được tấm lòng một ngày bằng ba thu…”
Thế thì lăng Ba Vành có nhà hộ lăng và vườn lăng hay không và nếu có thì dấu tích ở đâu ?
Hình 63: Ảnh chụp vệ tinh toàn cảnh quần thể lăng Ba Vành.
Trong hai mươi ba năm nghiên cứu lăng Ba Vành, do tôn trọng vườn cam của Đan Viện Thiên An, chúng tôi rất ngại tiếp cận các thầy đang làm việc và tất nhiên không dám vào khu vực vườn cam của tu viện.
Hình 64: Công trình kiến trúc Đan Viện Thiên An.
Năm 2007, khi đi vào làng Kim Sơn tìm bác Liễng, nhờ bác kiếm người giúp chúng tôi phát quang lăng Ba Vành để tiện nghiên cứu thì chúng tôi phát hiện trên đường sát bờ rào phía đông của vườn cam có những mảnh gạch bìa giống gạch bìa của lăng Ba Vành, ở Gò Viên Khâu Tây Sơn (Núi bân), ở Đàn Phương Trạch Tây Sơn (sau chùa Thiên Mụ), ở Học Cung Long Hồ (do Tây Sơn mở rộng Văn Miếu Long hồ)…. Tín hiệu này, thôi thúc chúng tôi phải tìm gặp các
thầy đang tu học và đang lao động ở vườn cam để hỏi. Nhóm chúng tôi gồm có Trần Viết Điền, Trần Viết Hòa đã gặp thầy Phan Quang Hoành của Đan viện Thiên An đang đi dạo bên hồ Thủy Tiên, gần Đan viện. Chúng tôi được thầy Phan Quang Hoành tiếp chuyện và thầy đã nhiệt tình cho phép chúng tôi vào nhà quản vụ để nói chuyện khi biết chúng tôi từng lên lăng Ba Vành nghiên cứu trong 21
năm. Trong câu chuyện, biết chúng tôi đến đây với mục đích nghiên cứu, không liên quan những việc thương thảo về đất đai giữa xã Thủy Bằng với Đan Viện Thiên An, nên quản vụ vườn cam Đoàn Tiến An và thầy Phan Quang Hoành vui vẻ trả lời những thắc mắc của chúng tôi quanh lịch sử Đan Viện Thiên An nói chung và vườn cam Thiên An nói riêng.
Hình 65: Nhà ban quản vụ vườn cam thuộc Đan viện Thiên An.
Hình 66: Thầy Phan Quang Hoành và Trần Viết Điền đang trao đổi về lịch sử vườn cam.
Ngồi ở bàn đá trong sân nhà ban quản vụ vườn cam, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều đá táng, đá kê cột, đá lát bằng đá Thanh… trong sân. Và những chậu cảnh cũng tạc đá Thanh, trông rất cổ. Được biết Đan viện Thiên An được thành lập khoảng năm 1940, kiến trúc thuộc phong cách phương Tây, không có xây dựng kiểu nhà rường cho nhà ban quản vụ vườn cam, nơi các thầy vừa lao động sản xuất vừa tu học. Thế thì những vật liệu đá cổ nói trên vì sao có mặt ở đây? Có viên đá làm bàn, có viên làm ghế ngồi, lại có viên bó nền, có viên lát lối đi với vữa kết dính là vôi Long Thọ và xi măng. Nền nhà ban quản vụ vườn cam được tạo tác bằng bờ lô của nhà máy vôi Long Thọ, từng sản xuất thời Pháp thuộc, và xen lẫn các thứ đá cổ nói trên… Gần đây trên mạng có bài “Lược sử Đan viện
“Tháng 3 năm 1939, cha Romain Guillauma, một đan sĩ người Pháp, quyết định lập dòng tại Huế, và vẫn duy trì sở Miévelle làm nơi nghỉ chân (sở đất này sẽ
bán lại cho các nữ tu Phan sinh vào năm 1954). Ngày 10-6-1940, thánh lễ đầu
tiên được cha Romain cử hành trong ngôi nhà tranh vừa dựng xong gần chân đồi
Ðức Mẹ, đánh dấu ngày thành lập Ðan viện Thiên An, trước sự hiện diện của cha
Corentin. Cha Romain chọn Thánh Tâm Chúa Giêsu làm quan thầy Ðan viện
Thiên An. Nhờ cha Romain được mời đi giảng nhiều nơi, và cha Corentin đi học
tiếng Việt ở Loan Lý, nên chẳng những nhiều anh em ở Huế, ở Loan Lý, mà còn ở
trong Nam, ngoài Bắc đã tìm đến xin tu. Trong 3 năm đầu mọi người đều sống ở
ngôi nhà tranh. Và vào những lúc trời mưa, cóc, nhái, rắn rết thích di tản vào nhà
sống chung với người, lắm lúc chui vào tạm trú trong giày dép làm các thân chủ
lắm khi phải nhảy đựng lên khi buổi đêm dậy đọc kinh đêm, hay buổi sáng thức
dậy xỏ chân ngay vào giày hoặc dép. Ngày 23-10-1943, làm phép và khánh thành
nhà nguyện và ngôi nhà ở 3 tầng, có 28 phòng. Ða số vật liệu xây cất 2 ngôi nhà
này được khai thác tại chỗ: đá, gỗ thông và gạch. Hai tầng lầu để ở, còn tầng
trệt làm phòng cơm. Ngày 17-10-1945, cha Benoit Nguyễn Văn Thái được thụ
phong linh mục sớm hơn dự định, phòng hờ các cha Tây bị quân Nhật bắt.”
Hình 67: Bậc cấp ở sân nhà ban quản vụ vườn cam được xây bằng đá Thanh
Qua đoạn lược sử trên cho thấy Đan viện Thiên An ba năm đầu rất khó khăn. Đan viện đã lao động cật lực để xây được hai ngôi nhà, vật liệu khai thác tại chỗ. Các thầy Phan Quang Hoành, Đoàn Tiến An không biết nguồn gốc những vật tạo tác bằng đá Thanh, thường có ở những ngôi nhà cổ, lại có mặt ở nhà ban quản vụ. Như vậy Đan viện Thiên An không từng mua sắm những khối đá kê cột, đá lát, đá bó nền, chậu cảnh bằng đá Thanh để xây dựng nhà quản lý vườn cam. Đan Viện đã dựa trên nền móng của một công trình kiến trúc cổ, theo cách “khai thác tại
chỗ” để dựng nhà quản vụ vườn cam.. Chúng tôi đã xin phép các thầy Đoàn Tiến
An, Phan Quang Hoành, chụp ảnh những vật liệu cổ ấy. Các thầy đồng ý. Những bức ảnh tư liệu ấy như sau:
Hình 68: Một chậu cây cảnh đặt trên hai tảng đá kê cột đều tạo tác từ đá Thanh.
Hình 69: Bàn khách, ghế ngồi đều bằng đá Thanh ở nhà ban quản vụ.
Hình 70: Đã kê cột làm bằng đá Thanh ở nhà ban quản vụ.
Hình 71: Một viên đá lát làm bằng đá Thanh ở nhà ban quản vụ.
Các thầy rất ngạc nhiên khi chúng tôi quan tâm những viên đá Thanh rất cổ có mặt ở nhà quản vụ. Các thầy nhiệt tình đưa chúng tôi vào nhà bếp chỉ cho chúng tôi cái cối đá bị vỡ… từng thu được ở công trình cổ, tiền thân của nhà quản vụ.
Hình 72: Cái cối đá bị vỡ trong nhà ban quản vụ vườn cam.
Chúng tôi lại hỏi về các giếng nước của vườn cam. Thầy Phan Quang Hoành cho biết ở vườn cam có hai giếng cổ. Cả hai giếng đều thuộc vườn cam Thiên An quản lý và sử dụng. Trước đây, vườn cam chỉ quản lý và sử dụng một giếng từ 1940. Khi vào lập vườn cam, được phép của chính quyền lúc ấy, thì Đan Viện Thiên An đã gặp một phế tích đã đổ nát, có gạch bìa (như lăng Ba Vành), có đá táng, đá kê cột, đá lát, có cối đá… và có giếng cổ xây bằng đá. Về sau để bảo đảm
vệ sinh, ban quản vụ vườn cam đã thay đá bằng bi xi măng, có đoang tròn dày làm nắp đậy giếng.
Hình 73: Giếng cổ và cạnh giếng có bể nước, và gần giếng cũng có nhiều đá kê cột làm bằng đá Thanh.
Vậy tiền thân của nhà quản vụ vườn cam thuộc dòng tu Thiên An là nhà
Hình 74: Vị trí tương đối của nhà hộ lăng
Hình 75: Hình vẽ phối cảnh lăng Ba Vành
Trên đây là một số tiêu chí lăng vua mà lăng Ba Vành đã hội đủ. Chưa kể qui mô bửu thành của lăng gấp 3, 4 lần qui mô lăng các chúa Nguyễn, và lăng cũng tọa lạc trên đồi được tạo tác thành ba tầng… là những bằng chứng đầy sức thuyết phục của giả thuyết: Lăng Ba Vành là Đan Dương lăng của vua Quang Trung. Trong bài tới chúng tôi sẽ công bố tiếp về 9 giao long hóa rồng rất độc đáo ở lăng Ba Vành, và motip giao long hóa rồng này triều Tây Sơn thường dùng để trang trí các tạo tác thuộc về cung đình. Chúng tôi sẽ chứng minh lăng Ba Vành là lăng vua bị quật phá, có ấn chứng trị tội của vua Nguyễn, bị yểm. Và chúng tôi cũng chứng minh lăng Ba Vành bị che giấu bằng cách thay đổi chức năng các cấu kiện, làm hồ sơ giả để đánh lạc hướng các nhà nghiên cứu. Rất mong các nhà nghiên cứu quan tâm vấn đề lăng Ba Vành. Các nhà nghiên cứu phủ định giả thuyết lăng Ba Vành là Đan Dương lăng, đã dựa vào những cơ sở không thuyết phục để vội kết luận lăng Ba Vành là lăng quan, rồi thờ ơ với ngôi lăng cổ có kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử mỹ thuật như lăng Ba Vành, khiến các cơ quan hữu trách không có biện
pháp bảo tồn di tích lịch sử quí hiếm lăng Ba Vành và lăng Ba Vành hoang tàn nhanh chóng.