Như thế vấn đề văn học và hiện thực, cho dù bao quát cả quan hệ tác giả/hiện thực, người đọc/hiện thực vào trong đó thì cũng chỉ bao quát có một phương diện của mô hình hoạt động nghệ th
Trang 1Văn học và hiện thực trong tầm nhìn hiện đại
1 Văn học – hiện thực là một trong bốn quan hệ cơ bản của văn học nghệ thuật
Văn học và hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận văn học, cho đến nay, dù có rất nhiều hệ thống lí luận giải thích khác nhau, vẫn chưa có lí luận nào được nhất trí công nhận Đó là vì hoạt động văn học có nhiều mối quan hệ, mà mỗi lí luận thường chỉ xây dựng theo một quan hệ nhất định để khái quát thành nguyên lí, cho nên thường ít gặp nhau Theo sự phân tích của nhà lí luận văn học Mĩ M H Abrams, mọi lí luận văn học đều xây dựng trên quan hệ của các yếu tố cơ bản họp thành hoạt động nghệ thuật sau đây:
Thế giới (hiện thực)
| |
Tác phẩm
/ \
Nghệ sĩ(tác giả) Người tiếp nhận[1]
Từ quan hệ tác phẩm (văn học) với thế giới ta có lí thuyết mô phỏng
cổ xưa và thuyết phản ánh ngày nay Từ quan hệ nghệ sĩ với tác
phẩm, ta có lí thuyết biểu hiện, sáng tạo Từ quan hệ tác phẩm(văn học) với người thưởng thức ta có lí thuyết giáo huấn thực dụng truyền thống và lí thuyết giao tiếp, tiếp nhận hiện đại Từ bản thân tác phẩm
Trang 2trong quan hệ nghệ sĩ và người tiếp nhận ta có vấn đề nội dung, ý nghĩa, kí hiệu, trò chơi, giải trí Như thế vấn đề văn học và hiện thực, cho dù bao quát cả quan hệ tác giả/hiện thực, người đọc/hiện thực vào trong đó thì cũng chỉ bao quát có một phương diện của mô hình hoạt động nghệ thuật nói chung, và quan hệ đó tác động đến quan điểm đối với các phương diện quan hệ còn lại Từ quan điểm đó,
không có lí do nào để hạ thấp hay phủ nhận mối quan hệ giữa văn học
và hiện thực cũng như phản ánh luận (Vấn đề là hiểu phản ánh luận như thế nào) Xét từ phương diện này văn học phản ánh hiện thực vẫn là một nguyên lí cơ bản, quan trọng không thể thiếu, nhưng chỉ là một phương diện mà thôi Phản ánh, theo nghĩa triết học mà nhà triết học Todor Pavlov khái quát, là sản phẩm của “tác động qua lại”,
do đó nó không đơn giản chỉ là “tái hiện”, “mô phỏng”như lâu nay ta hiểu, mà nó còn có nghĩa là phản ứng, đáp trả, phủ nhận…cho nên những người phát biểu “văn học không mô phỏng (hay phản ánh) hiện thực, mà chỉ phát hiện, biểu hiện thực tại (Cassirer, Adorno…), thậm chí phủ nhận hiện thực, phê phán hiện thực, bóc trần các mặt
nạ của hiện thực, vượt lên trên hiện thực, thì cũng đều nằm trong phạm trù “phản ánh” hiện thực, bởi họ đã hiểu phản ánh rộng hơn, bao quát hơn Chẳng hạn, bản chất nghệ thuật, tính nghệ thuật chính
là sự phủ định tính bản thể của thực tại Hình tượng văn học là sự phủ
định đối với chất liệu thực tế của hiện thực Lời văn nghệ thuật là sự phủ định lời ăn tiếng nói thông tục hằng ngày Trước đây ta chỉ khẳng định phản ánh luận như là lí thuyết tái hiện, nhận thức là đã phiến
Trang 3diện, đối với các lí thuyết khác không được coi là phản ánh luận đều
có thái độ phê phán, thù địch, như thế lại càng phiến diện Hiểu thế, trong bài này chúng tôi chỉ xét một mối quan hệ là văn học phản ánh hiện thực, nhưng không xem nó là bình diện duy nhất, quyết định tất cả
2 Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại
Mệnh đề “văn học phản ánh hiện thực” từng bị hiểu giản đơn thành sao chép các sự kiện của thời đại, tôn sùng nguyên mẫu, miêu tả
người thật việc thật, phản ánh các mâu thuẫn bản chất của xã hội, thời đại…Mặc dù có lúc đã sáng tạo nên những sáng tác đáp ứng yêu cầu thực tế lịch sử nhất thời, nhưng do nghèo nàn về tư tưởng và
thẩm mĩ, thiếu sức tưởng tượng, cá tính sáng tạo nhợt nhạt…cách hiểu đó đã bị phê phán vào thời Đổi mới ở Việt Nam những năm 80 –
90 thế kỉ XX Tuy bị hiểu sơ lược, nhưng bản thân mệnh đề đó vẫn có
cơ sở Bởi đó là mệnh đề xác định một cách tổng quát nhất mối quan
hệ giữa văn học với hiện thực và thời đại, không có cách biểu đạt
khác Thuật ngữ “mô phỏng” có từ thời cổ đại Xưa nhất, Platon hiểu
“mô phỏng” (mimesis) chỉ là mô phỏng bề ngoài, chưa phải chân lí[2] ,đến Aristote đã hiểu đó là mô phỏng con người, hành động, tự nhiên Đối với Aristote nghệ thuật không mô phỏng cái dĩ nhiên, mà
mô phỏng cái khả nhiên của thế giới để tạo ra thế giới có giá trị triết lí
và thẩm mĩ Theo ông thơ ca (tức văn học) do đó mang chất triết lí hơn lịch sử Từ thời Phục hưng cho đến thời Cận đại, đến trước chủ nghĩa lãng mạn tư tưởng mô phỏng hiện thực vẫn là tư tưởng chủ yếu
Trang 4của phê bình Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội
(Stenhdal), nhà văn là thư kí của thời đại (Balzac), nếu là nhà văn vĩ đại thì tác phẩm của anh ta phản ánh ít ra vài ba khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng (Lênin) Đối với các bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các gía trị nhận
thức,đạo đức, thẩm mĩ của dời sống, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của
xã hội Các tư tưởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mô, nghĩa là toàn bộ các
sự kiện, nhân vật, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội Cho dù quan niệm
phương Đông xưa xem văn học là dùng để nói chí, hoặc chủ nghĩa lãng mạn phương Tây xem văn học “biểu hiện tình cảm, khát vọng chủ quan của con người” thì cái chí ấy, cái tình cảm ấy cũng đều là phản ánh đời sống xã hội Tuy vậy, coi phản ánh luận là lí thuyết duy nhất để giải thích văn học nghệ thuật là chưa đủ, vì với tư cách là
nhận thức luận, phản ánh luận chưa thể đi vào các quy luật sáng tạo của văn học nghệ thuật cũng như quy luật tiếp nhận của người đọc Để hiểu nghệ thuật người ta phải nghiên cứu quy luật sáng tạo, tâm lí học sáng tạo, kí hiệu học, tiếp nhận nghệ thuật…nhưng không vì thế
mà phủ nhận văn học phản ánh hiện thực, tức là phản ánh sự kiện, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học
3 Hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa do thực tiễn gợi ra
Trang 5Quan niệm hiện thực của văn học như là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người đã trở nên siêu hình, không phù hợp thực tế Hiện thực là thực tại trong mối quan tâm của con người Từ
đó, mỗi hình thái ý thức xã hội có một đối tượng hiện thực tương ứng với nó Hiện thực của văn học không giống với hiện thực của khoa học
xã hội, khoa học tự nhiên và chính trị Một thời gian rất dài chúng ta hiểu “hiện thực” của văn học là cái thực tế hiểu theo một định hướng hẹp ( hiện thực đấu tranh thống nhất nước nhà, hiện thực đấu tranh hai con đường, hiện thưc phong trào thi đua…mà thực chất đó là hiện thực đã được chính trị hoá theo một đường lối nhất định của ý thức hệ ) Hiện thực của văn học không tách rời với chính trị, nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hiện thực của chính trị Chẳng hạn, hiện thực chính trị không nhất thiết bao gồm hiện tượng vô cảm của cá nhân đối với số phận của đồng loại, sự rung cảm trước thiên nhiên… nhưng đó là điều không thể bỏ qua đối với hiện thực của văn học
Điều này L Tolstoi đã nói rất hay trong tác phẩmLuserne Có thể
hiểu, hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa mà con người sống
trong đó cảm thấy được Vũ trụ, thiên nhiên, con người, xã hội, văn hoá, đồ vật… chỉ khi có ý nghĩa đối với con người mới là hiện thực Tất cả những gì mà con người tìm thấy có ý nghĩa đối với cuộc sống và
từ đó khám phá những con đường để đi tới cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp hơn, thú vị hơn trong nghệ thuật đều là hiện thực Thực tiễn cho phép người ta càng ngày càng phát hiện ra nhiều ý nghĩa của thế giới đối với đời sống và do đó mà cả đối với nghệ thuật Ý nghĩa của sự vật
Trang 6thay đổi theo quá trình thực tiễn Không có hiện thực bất biến, muôn thuở Văn học phản ánh hiện thực đó trong tính đa diện, toàn vẹn và tính thời đại Cũng là hiện thực thời chiến tranh nhưng trong chiến tranh thấy khác, sau chiến tranh thấy khác, sau ba bốn mươi năm lại thấy khác hơn nữa
Thực tiễn là tính chất quan trọng nhất của hiện thực con người Thực tiến là phương thức tồn tại của con người, là hoạt động tự thực hiện của con người, hoạt động của con người để vượt qua hữu hạn nhằm hướng tới lí tưởng vô hạn và tự do Con người là giống vật luôn
ý thức sự hữu hạn của chính mình từ trong mọi hoạt động sống như
cô đơn, tuổi thọ, khả năng chinh phục thế giới và bản thân, hữu hạn trong sản xuất, trong tình yêu, trong sáng tạo, nhận thức, cảm nhận Trong hoạt động vượt lên chính mình con người nếm trải mọi tình cảm từ vui sướng, tự hào, cao cả, đến bất lực, bi đát, khôi hài, nhục nhã, cay đắng… Vì vậy hiện thực con người rất phong phú, phức tạp, muôn màu
4 Hiện thực của văn học – lĩnh vực của cái khả nhiên
Văn học nói chung không phản ánh hiện thực như các sự kiện hiện tồn như báo chí, thông tấn, lịch sử biên niên, tư liệu… Văn học phản ánh hiện thực trong những ý nghĩa do thực tế và các xu thế, khả năng đời sống gợi ra Vì thế từ xưa Aristote đã nói văn học (thi ca) do mô phỏng cái khả nhiên mà giàu tính triết lí hơn lịch sử Văn học ngày nay vẫn thế, thiên về phản ánh cái khả nhiên của đời sống, bởi đặc điểm con người là không chỉ quan tâm thực tại mà chủ yếu quan tâm
Trang 7hơn tới những khả năng, cái tương lai Người ta có thể chịu khổ, hi sinh, nếu điều đó có ý nghĩa đối với tương lai của đất nước, con cháu mình hoặc loài người nói chung[3] Trong triết học duy vật biện
chứng người ta hiểu hiện thực với khả năng là một cặp phạm trù đối lập và chuyển hoá cho nhau Hiện thực là cái tồn tại với tư cách là kết quả thực hiện của một khả năng nào đó, còn khả năng là khuynh
hướng phát triển tiềm tại của một hiện thực nào đó Hiện thực thì không phải khả năng, còn khả năng thì chưa phải là hiện thực Nhìn
bề ngoài thì rõ ràng người ta đã loại bỏ khả năng ra ngoài hiện thực, hạn chế văn học trong việc phản ánh các sự việc, con người hiện tồn Chúng ta đã làm như thế và về lí thuyết đã từng đối lập văn học hiện thực và văn học lãng mạn Nếu hiểu đúng, thì về thực chất hiện thực bao hàm cả cái khả năng, và thiếu tính khả năng thì hiện thực chưa phải là hiện thực của văn học Chính vì là cái khả năng, nghĩa là cái chưa trở thành hiện thực, cho nên nhà văn mới có thể dùng hư cấu sáng tạo để làm cho cái khả năng tiềm tại hiện hình lên mặt giấy cho mọi người quan sát, thể nghiệm, thực hiện chức năng dự báo của văn học Con người không chỉ quan tâm hiện tại, nó còn quan tâm tương lai gấp trăm nghìn lần Nó sợ nhất là hiện thực không thay đổi hoặc thay đổi mà không dẫn đến tương lai tươi sáng Nó không lo sợ cái hiện thực vì nó đã có rồi, biết rồi, mà sợ nhất sự bất trắc của tương lai Hiện thực vốn đã vô cùng phức tạp, song khả năng là lĩnh vực còn rộng lớn và phong phú hơn hiện thực gấp nhiều lần Các khả năng hiện thực và khả năng phi hiện thực, văn học đều quan tâm Trong
Trang 8hiện thực tồn tại vô vàn khả năng, nhưng do điều kiện cụ thể, hiện thực chỉ là sự thực hiện của một trong vô vàn các khả năng nào đó Nhiều khi cái khả năng tốt đẹp nhất thì bỏ phí còn cái khả năng xấu nhất thì lại được thực hiện Các khả năng khác tuy đã mất cơ hội được trở thành hiện thực, nhưng chúng vẫn mãi mãi có ý nghĩa để suy nghĩ
về quá khứ, hiện tại và tương lai Như thế hiện thực của văn học rộng lớn gấp nhiều lần so với hiện thực của lịch sử Cái khả nhiên còn là hiện thực độc nhất vô nhị của văn học, bởi vì nó là những khả năng, cho nên thích hợp cho nghệ sĩ lựa chọn về mặt lí tưởng, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thích hợp với trí tưởng tượng, với hư cấu sáng tạo Phản ánh cái khả nhiên ngoài chức năng dự báo còn có chức
năng giải phóng tư duy con người khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc, bất di dịch
5 Hiện thực – nguồn kí hiệu tự nhiên vô tận và sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực
Trước đây mỗi khi nói đến hiện thực ta thường chỉ nói đối tượng phản ánh là cội nguồn nội dung nhận thức của văn học Nhưng xét từ góc độ kí hiệu học, nếu hiện thực là thế giới ý nghĩa thì toàn bộ các sự vật cụ thể, cảm tính – những yếu tố mang nghĩa xung quanh con
người lại đều là những kí hiệu tự nhiên ai cũng thấy, nhớ và hiểu Các
hiện tượng, sự vật, con người – các yếu tố mang nghĩa, do lặp đi lặp lại, cho nên từ tín hiệu, chỉ hiệu chúng trở thành kí hiệu, biểu hiệu của các khả năng cuộc sống tiềm ẩn Cần phải dứt khoát phân biệt hiện thực như là đối tượng phản ánh của văn học nói chung với hiện
Trang 9thực như là ngôn ngữ của văn học Người ta thường nói đối tượng của
kí là người thật việc thật, nhưng đó là lầm Người thật việc thật chỉ là ngôn ngữ, đối tượng của kí vẫn là sự thực mang nghĩa Cái “nghĩa này mang nội dung ý thức hệ, nó làm thay đổi sự thật Nếu nhà văn biết nắm bắt, lựa chọn cái nổi bật, cái lặp lại, cái đặc trưng, sử dụng chúng như những ngôn ngữ kinh nghiệm quen thuộc để biểu hiện ý nghĩa thì sáng tác của anh ta dễ được công chúng đồng cảm, hiểu, chính vì thế, ngôn ngữ hiện thực, sự miêu tả các hình tượng như thật với tư cách là một loại kí hiệu từ lâu đã được nghệ thuật sử dụng và sáng tạo Ngôn ngữ tự nhiên này phong phú vô tận, khả năng diễn đạt hiện thực bằng ngôn ngữ hiện thực tự nhiên cũng vô tận Đó là lí do vì sao ngôn ngữ hiện thực cho đến nay vẫn là ngôn ngữ gần gủi, yêu thích của nhân loại Ngôn ngữ huyền thoại, hoang đường, kì ảo, gắn với mẫu gốc, biểu tượng cũng có giá trị phổ biến nên cũng được sử dụng lâu dài như một ngôn ngữ văn học hữu hiệu, nhưng do quan niệm về
“chủ nghĩa hiện thực độc tôn” một thời ấu trĩ mà nhiều khi nó bị bài xích Nhưng trong văn học dù có sử dụng yêú tố ngôn ngữ biểu đạt tượng trưng như truyện và tiểu thuyết của Kafka, V Hugo thì ngôn ngữ hiện thực ở trong đó vẫn có vị trí nền tảng
6 Tác phẩm văn học - sáng tạo kí hiệu sinh nghĩa
Một thời gian dài do quan niếm sơ lược về phản ánh hiện thực, cho
rằng phản ánh là tái hiện đời sống như sự phản chiếu gương, như chụp ảnh, giống như thật Thực ra trong đầu óc con người không có gương hay máy chụp ảnh nào hết, do đó, các thuật ngữ phản ánh, tài
Trang 10hiện, miêu tả…đều chỉ có ý nghĩa ẩn dụ, nghĩa là nói, (hoặc tin rằng)
ý thức con người có khả năng nhận thức đúng như sự vật vốn có trong thực tế Đây cũng là lí do mà Lênin đã dùng các từ “sao chép”, “chụp ảnh” để chỉ khả năng phản ánh của ý thức trong sách Chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Đáng tiếc là nhiều người cố
tình hiểu các thuật ngữ ấy theo nghĩa đen (không phải nghĩa ẩn dụ )
để mà vận dụng trong trường hợp dung tục hoặc bắt bẻ, phê phán về logich Ngày nay với các lí thuyết kiến tạo, người ta cho thấy sự phản ánh thực chất là một sự kiến tạo của ý thức con người Mọi hình ảnh,
từ giản đơn đến phức tạp đều do hoạt động kiến tạo tinh vi trong đầu
óc con người trên cơ sở thông tin mà giác quan và kinh nghiệm tích
luỹ Điều này trong Tư bản luận Marx cũng nói đến trong từ “biến
cải” trong đầu óc người Hiểu như vậy thì phản ánh là kiến tạo, mà đã kiến tạo tức là có vai trò sáng tạo của thể Phản ánh và sáng tạo thông nhất với nhau Các hình thái ý thức chỉ khác nhau trong cách kiến tạo, chứ không khác nhau ở chỗ có hình thái thiên về phản ánh, có hình thái ý thức thiên về sáng tạo như có người hiểu Khoa học kiến tạo thành khái niệm, còn nghệ thuật kiến tạo thành hình tượng hoặc giai điệu cảm tính Thực chất kiến tạo tác phẩm nghệ thuật là tạo nên một “văn bản” có khả năng sinh nghĩa, người đọc qua hệ thống các biểu tượng, kí hiệu, kết cấu sẽ lại kiến tạo ý nghĩa của nó Các nhân vật, chi tiết, hình ảnh thực chất đều là những kí hiệu thuộc các cấp độ khác nhau, được tổ chức vào hệ thống, có mở đầu, có kết thúc, có tương phản, đối chiếu…tức là có cấu trúc, từ đó mà tạo nên nghĩa của