1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình

121 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 546 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 LỜI NÓI ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) là loại hình tổ chức kinh tế đã tồn tại trên một thế kỷ và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại nhiều nước, phong trào HTX phát triển rất mạnh, có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự ổn định, công bằng xã hội Ở nước ta, HTX NN đã có quá trình phát triển hơn 40 năm, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm lo, hỗ trợ về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử với những cơ chế tổ chức quản lý khác nhau thì vai trò chức năng và nội dung hoạt động của HTX NN cũng có nhiều thay đổi. Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước; kinh tế hộ dần được nhìn nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ và càng ngày càng được khẳng định vai trò của mình. Sự thừa nhận kinh tế hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, một mặt làm bộc lộ rõ sự bất hợp lý của mô hình HTX NN kiểu cũ, mặt khác làm xuất hiện những nhu cầu bức thiết về hợp tác mới giữa các hộ nông dân với nhau, cũng như giữa hộ nông dân với các thành phần, tổ chức kinh tế khác. Đổi mới và phát triển đa dạng HTX NN là một tất yếu khách quan phù hợp với quá trình phát triển của lịch sử và của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Đây là một vấn đề có tính chất thời sự và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một động lực sản xuất mới, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời thúc đẩy nhanh sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Đổi mới và phát triển HTX NN ở tỉnh Thái Bình” để làm đề tài tốt nghiệp, nhằm phân tích thực trạng đổi 1 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 mới và phát triển HTX NN ở tỉnh Thái Bình từ đó đề ra phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện.  Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hình thành và phát triển HTX NN từ trước năm 1980 đến nay. Phạm vi nghiên cứu: Các HTX NN trên địa bàn tỉnh Thái Bình.  Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở tập trung nghiên cứu các loại hình kinh tế hợp tác xã và các mô hình HTX NN ở tỉnh Thái Bình để phân tích thực trạng và quá trình đổi mới, phát triển HTX NN nhằm khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu để tiếp tục nghiên cứu và giải quyết; đồng thời đề xuất các phương hướng đổi mới, các giải pháp và kiến nghị để phát triển HTX NN phù hợp với đặc điểm điều kiện của Thái Bình, phù hợp với xu hướng vận động của nền nông nghiệp nước ta.  Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích - tổng hợp  Nội dung nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học về kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp. Chương II: Thực trạng đổi mới và phát triển HTX NN ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua. Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển HTX NN ở tỉnh Thái Bình. Do còn nhiều hạn chế về trình độ và năng lực, thời gian thực tập có hạn nên việc có những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu đề tài là điều không 2 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 thể tránh khỏi. Rất mong sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, các cán bộ trong các phòng ban của Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình. Tôi xin chân thành cám ơn! 3 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HTX TRONG NÔNG NGHIỆP I. lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp 1. Các khái niệm Các hình thức hợp tác tương trợ trong sản xuất và đời sống của con người có lịch sử lâu dài - từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất và tồn tại cho đến ngày nay. Ở mỗi trình độ phát triển của sản xuất có những hình thức hợp tác tương ứng: Thời nguyên thuỷ, để tồn tại và chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thú dữ con người phải hợp tác với nhau, sống thành bầy đàn và quan hệ hợp tác này tồn tại dưới những hình thức đơn giản nhất. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu ngày cang đa dạng của con người làm nảy sinh những yêu cầu cao của sự hợp tác. Các hình thức hợp tác cũng ngày một đa dạng hơn: tổ đổi công, hội nghề nghiệp, hợp tác xã Hợp tác xã là phương thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người. Sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi sự tiến triển của quá trình xã hội hoá của hoạt động kinh tế của con người. Ngược lại, sự phát triển các hình thức và tính chất thích hợp của hợp tác lại có một tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là trong việc chuyển từ một nền kinh tế chậm phát triển sang nền kinh tế phát triển, bởi vì hợp tác chính là cái tạo ra sức sản xuất xã hội của lao động. 1.1 Kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tác là việc chung sức chung vốn để cùng tiến hành một công việc, một lĩnh vực hoạt động sản xuất, dịch vụ nào đó theo kế hoạch nhằm một mục đích chung và mang lại lợi Ých vật chất cụ thể cho các thành viên tham gia hợp tác. Kinh tế hợp tác là hình thức liên kết tự nguyện của những lao động cá thể, kết hợp sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên để giải quyết có hiệu quả những vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống. 4 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 Sức mạnh của kinh tế hợp tác chính là sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chung ngày càng tăng giúp cho sản xuất và đời sống phát triển, ổn định và bền vững. 1.2 Hợp tác xã Theo tổ chức liên minh HTX quốc tế thì: Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ. Theo luật HTX (03/4/1996) của nước ta thì HTX được định nghĩa nh sau: “HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi Ých chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. 1.3 Hợp tác xã nông nghiệp Theo điều lệ mẫu HTX NN, ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ thì HTX NN được định nghĩa như sau: “HTX NN là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi Ých chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”. 2. Vai trò của kinh tế hợp tác và HTX NN 2.1 Vai trò của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế quốc dân Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy: Kinh tế hợp tác có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân 5 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 của mọi quốc gia, ở mọi thời kỳ cho dù quốc gia đó là nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Ở nước ta, tổ chức và phát triển nền kinh tế hợp tác nhằm giúp những người sản xuất nhỏ có sức cạnh tranh chống lại sự chèn Ðp của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế thị trường, cùng với kinh tế nhà nước (là chủ đạo) dần trở thành nền tảng trong nền KTQD và đó cũng là nền tảng chính trị- xã hội của đất nước để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế hợp tác còn nhằm mục tiêu xã hội: tạo ra sức mạnh liên kết trong sản xuất, kinh doanh giữa những người lao động nghèo, góp phần xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức kinh tế hợp tác, nhất là trong nông thôn không chỉ gắn bó về kinh tế mà còn được hình thành và phát triển trên cơ sở “tình làng nghĩa xóm”. Các tổ chức này mặc dù tồn tại trong cơ chế thị trường khắc nghiệt nhưng không thôn tính lẫn nhau mà giúp đỡ nhau cùng phát triển: Người có điều kiện giúp đỡ người gặp khó khăn, quan tâm đến nhau và cho vay ưu đãi với các hộ nghèo. Điều quan trọng là các hình thức hợp tác không dựa vào sự trợ cấp của nhà nước, không trở thành gánh nặng gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của tập thể. Nó tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của các thành viên tham gia hợp tác. 2.2 Vai trò của HTX NN HTX NN ở nước ta đã có một quá trình phát triển khá dài và trải qua nhiều bước thăng trầm gắn liền với nhiều biến động lịch sử của đất nước. Từ khi phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp diễn ra (năm 1958) đến nay đã trải qua hơn 40 năm, kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn song cũng đã khái quát được vai trò của HTX NN đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, trong nông nghiệp-nông thôn nước ta nói riêng: Đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn, đặc biệt là việc khai hoang, phục hoá, làm thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới 6 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 Sản xuất trong các HTX NN tuy có thăng trầm qua từng thời kỳ song đã góp phần đưa nền nông nghiệp nước ta đạt được những bước phát triển nhất định. Nhiều tiến bộ kỹ thuật như giống mới, chế độ mùa vụ mới, biện pháp canh tác mới đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Đã đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và nghĩa vụ quốc tế; góp phần chống trả cuộc chiến tranh phá hoại trên miền Bắc với qui mô ác liệt. Chế độ phân phối bình quân và bao cấp của HTX trong thời chiến đã tạo ra sự ổn định nông thôn. Hiệu quả của chính sách hậu phương quân đội, sự đoàn kết tương trợ, tình làng nghĩa nước trong nông thôn đã thật sự cổ vũ, động viên chiến sĩ chiến đấu trên các chiến trường. Sau chiến tranh, các HTX NN đã có vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế, khai hoang phục hoá, xây dựng lại nông thôn Trong giai đoạn hiện nay, HTX NN chính là con đường đưa nông dân đến giàu có văn minh. Trước đổi mới, mô hình HTX NN cũ đã giam hãm kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc giải phóng tình trạng đó bắt đầu từ chỉ thị 100CT/TW (13/01/1981) của Ban bí thư và Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (05/4/1988), đã khẳng định vai trò tự chủ của người nông dân, đưa họ trở thành người chủ mới. Sức sản xuất được giải phóng, hình thức tổ chức sản xuất được cải thiện có hiệu quả, từng bước nâng cao mức sống của người nông dân và đổi mới bộ mặt nông thôn. Thực tế, lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn nước ta ở nhiều trình độ khác nhau; điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở từng vùng, từng địa phương có sự khác nhau nên các hình thức tổ chức HTX còng phong phú đa dạng. HTX chính là hình thức xã hội hoá lực lượng sản xuất. Xuất phát từ lợi Ých của chính mình, người nông dân sẽ tự nguyện tham gia HTX. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của người dân và vai trò hỗ trợ của các HTX NN đối với nông dân thì Nhà nước cần có sự quan tâm giúp đỡ về vốn, đào tạo và cả sự quản lý đúng pháp luật đối với các tổ chức này, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà người nông dân đang trong môi trường sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. HTX NN hỗ trợ các hộ nông dân về những 7 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 mặt như: dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra, dịch vụ BVTV, tưới tiêu nước tạo điều kiện để hộ nông dân sản xuất kinh doanh tốt, khai thác được thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo góp phần cải thiện và không ngừng nâng cao mức sống của người dân ở nông thôn. Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những ưu điểm nó còn có nhiều khuyết tật và xã hội phải gánh chịu và nông dân Ýt nhiều cũng bị ảnh hưởng. Sự cạnh tranh quyết liệt làm cho khoảng cách giàu nghèo có xu hướng tăng lên đòi hỏi các hiệp hội đứng ra giải quyết, giúp đỡ. Tuỳ theo các điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân mà HTX có các hình thức phù hợp như cho vay vốn hoặc đứng ra bảo lãnh làm thủ tục vay vốn, hỗ trợ về kỹ thuật, tìm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm giúp các xã viên vươn lên khỏi cuộc sống nghèo đói. Tóm lại, kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển, tạo sự liên kết, hợp tác giữa những người sản xuất nhỏ, tăng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, khai thác các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa các hộ xã viên với các tổ chức kinh tế nhà nước. Kinh tế hợp tác và HTX NN đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống cho xã viên và lao động làm việc trong các HTX NN cũng như trong các loại hình hợp tác giản đơn khác. 3. Nguyên tắc, đặc trưng, quyền và nghĩa vụ của các HTX NN 3.1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX NN Ngày 02-03-1958, khi đến thăm nông dân HTX NN Cầu Thành, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Bác Hồ đã nói: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. “Muốn làm cho hòn núi cao, phải vào tổ đổi công và HTX, vì nhiều người hợp lại thì làm được nhiều được tốt. 8 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 Muốn xây dựng tổ đổi công, HTX được tốt, phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tự nguyện tham gia, phải bàn bạc dân chủ và phải tính toán cho công bằng hợp lý”. Phát huy tư tưởng đó của Người, trong Điều 3 - Điều lệ mẫu HTX NN, ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP (29/04/1997) của Chính phủ, HTX NN được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau: Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã: Tất cả nông dân và những người lao động có đủ điều kiện theo qui định của luật HTX, tán thành Điều lệ HTX NN, đều có thể trở thành xã viên HTX NN; xã viên có quyền ra HTX theo qui định của Điều lệ từng HTX NN. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên HTX NN có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX NN và có quyền ngang nhau trong biểu quyết. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX NN tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, đảm bảo HTX và xã viên cùng có lợi. Việc chia lãi phải đảm bảo lợi Ých của xã viên và sự phát triển của HTX: Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi được trích lại một phần để đưa vào quỹ HTX, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX và do Đại hội xã viên quyết định. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải phát huy và nâng cao ý thức hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật. 3.2 Đặc trưng của HTX NN trong giai đoạn hiện nay HTX NN phải đảm bảo tính tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi, phải tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào hoạt động của HTX, mà chỉ quản lý về mặt nhà nước thông qua pháp luật và chính sách. HTX NN tự chịu trách nhiệm về các hoạt động trước pháp luật với tư cách là một pháp nhân kinh tế. 9 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 HTX NN hình thành theo luật HTX dựa trên cở sở quyền tự chủ kinh doanh của các hộ nông dân. Các hộ nông dân xã viên là chủ thể của HTX, tự nguyện góp vốn, góp sức, tham gia hoạt động của HTX, cùng hưởng kết quả, cùng chịu rủi ro của HTX theo mức góp vốn, góp sức vào HTX. Mỗi xã viên có quyền biểu quyết bình đẳng, ngang nhau, không phụ thuộc vào số cổ phần nhiều hay Ýt. HTX NN phải thực hiện có hiệu quả các dịch vụ đầu vào và đầu ra của kinh tế hộ nông dân xã viên, tập trung vào các khâu mà hộ nông dân có yêu cầu vì tự họ không làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả bằng HTX làm. Hoạt động dịch vụ của HTX nhằm bảo vệ lợi Ých của các hộ nông dân xã viên trong cơ chế thị trường. HTX hoạt động nhằm phục vụ kinh tế hộ nông dân xã viên chứ không phải để thay thế, xoá bỏ kinh tế hộ nông dân xã viên như trước đây. Kinh tế hộ nông dân là cơ sở tồn tại và phát triển của tổ chức HTX NN nói riêng, của các hình thức kinh tế hợp tác nói chung. Mục tiêu hàng đầu của HTX NN không phải là lợi nhuận mà là sự phát triển và hiệu quả của kinh tế hộ nông dân. Nhưng không phải vì thế mà các HTX NN không thực hiện các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương nghiệp ở nông thôn, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và tạo ra lợi nhuận. HTX NN chủ yếu thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ các nông sản phẩm và kinh doanh ngành nghề khác ở nông thôn dựa trên yêu cầu của thị trường, xã hội HTX phân phối thu nhập và lợi nhuận làm ra hàng năm theo lao động, theo mức độ sử dụng dịch vụ và theo cổ phần của xã viên. 3.3 Quyền và nghĩa vụ của HTX NN  Quyền của HTX NN Điều 4-Điều lệ mẫu HTX NN quy định các quyền của HTX NN nh sau: (1).Lựa chọn hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác theo nhu cầu,lợi Ých của xã viên và khả năng của từng HTX NN. 10 [...]... trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học Bởi thành công trong việc đổi mới HTX NN, sẽ đem lại kết quả to lớn cho việc phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 2.2 Nội dung đổi mới HTX NN Hiện nay, đổi mới HTX NN bao gồm các nội dung chủ yếu sau: • Thứ nhất: Đổi mới quan hệ sở hữu Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, HTX NN là chủ sở hữu các TLSX và. .. vấn, “bà đỡ”, định hướng và hỗ trợ cho HTX NN phát triển một cách thuận tiện và lành mạnh 23 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 III MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ SỰ ĐỔI MỚI HTX NN Ở NƯỚC TA NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 1 Một số quan điểm về sự đổi mới HTX NN ở nước ta Các giải pháp chuyển đổi và hình thức chuyển đổi HTX NN kiểu cũ ở nước ta trong cơ chế mới là rất khác nhau Để đánh giá đúng sai... phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn nhưng thực trạng kinh tế-xã hội nông thôn lại có những mâu thuẫn mới, những vấn đề nảy sinh rất gay go và đòi hỏi phải được tiếp tục giải quyết 2 Sự cần thiết phải đổi mới và nội dung đổi mới HTX NN 2.1 Sự cần thiết phải đổi mới HTX NN HTX NN có vai trò rất to lớn trong nông nghiệp, nông thôn cũng nh trong nền kinh tế quốc dân Với thời gian xây dựng và phát triển. .. lực phát triển mới, phát huy vai trò của HTX trong điều kiện mới Việc đổi mới này đồng thời cũng là khẳng định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ xã viên, phát huy tối đa năng lực tự chủ sản xuất kinh doanh của từng hộ, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Sự đổi mới các HTX NN không phải là phủ nhận hay xoá bỏ mà là sự kế thừa có chọn lọc để sao cho các HTX NN ngày càng phát triển, phát. .. thì chế độ sở hữu đó không còn phù hợp Hộ xã viên đã được thừa nhận cả về phương diện pháp lý và kinh tế-hộ là chủ thể kinh tế và sở hữu tập thể được chuyển sang sở hữu cá thể HTX NN trả lại quyền sở hữu, sử dụng và tự chủ đối với các loại TLSX cho người lao động và cho xã viên HTX NN HTX chỉ còn sở hữu trong phạm vi hạn chế: trạm bơm điện, công trình thuỷ lợi Quan hệ sở hữu chuyển dần từ sở hữu tập... bò, cũng được chuyển sang sở hữu tư nhân để phát huy hiệu quả kinh tế của nó • Thứ hai: Đổi mới quan hệ quản lý điều hành Đây là một nội dung quan trọng trong đổi mới HTX NN Khi quan hệ sở hữu và sử dụng lao động thay đổi thì quan hệ quản lý, điều hành trong HTX cũng phải thay đổi theo bởi vì trong cơ chế khoán mới, nội dung của quan hệ quản lý gắn liền với nội dung quan hệ sở hữu Hộ xã viên là đơn vị... vừa phụ thuộc hỗ trợ nhau phát triển hài hoà • Thứ ba: Đổi mới quan hệ phân phối Quan hệ phân phối trong HTX NN gắn liền với quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý điều hành Trong những năm trước đổi mới, quan hệ phân phối trong các HTX NN thực hiện theo cơ chế phân phối bình quân bao cấp tràn lan, không gắn lợi Ých với công sức đóng góp của người lao động và cán bộ quản lý HTX HTX giữ vai trò quyết định... Với thời gian xây dựng và phát triển HTX NN ở nước ta đã để lại không Ýt dấu Ên và kinh nghiệm Các HTX NN trước đây là kết quả của phong trào tập thể hoá nông nghiệp và đã có đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Tuy nhiên, trước những đòi hỏi thử thách của quá trình đổi mới của nền kinh tế cũng như quá trình phát triển của các HTX NN cho thấy: hình thức tổ chức, nội... HTX có thể tiến hành những hoạt động khác có liên quan và phù hợp với quy định của pháp luật nhằm cung cấp cho xã viên mọi loại hình dịch vụ đáp ứng mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống của xã viên Trong tương lai, các HTX NN ở Nhật bản phát triển theo hướng sáp nhập các HTX để tăng cường các chức năng của HTX cơ sở, dần dần thực hiện các chức năng của Liên hiệp HTX để các HTX NN cấp trung ương phát triển. .. thuế và trích quỹ, phần còn lại phân phối cho xã viên theo công lao và đóng góp thực sự của từng xã viên • Thứ tư: Đổi mới bộ máy quản lý HTX NN Đổi mới bộ máy quản lý HTX là một yêu cầu khá cấp bách và bao gồm nội dung sau: Xác định lại chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý Đổi mới cán bộ quản lý theo hướng tăng chất lượng và giảm số lượng Cân đối giữa nhiệm vụ và biên chế để có thể hợp lý hoá tổ chức và . Đổi mới và phát triển HTX NN ở tỉnh Thái Bình để làm đề tài tốt nghiệp, nhằm phân tích thực trạng đổi 1 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Xuyến Lớp Nông Nghiệp 39 mới và phát triển HTX NN ở. tế hợp tác xã và các mô hình HTX NN ở tỉnh Thái Bình để phân tích thực trạng và quá trình đổi mới, phát triển HTX NN nhằm khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân. cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học về kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp. Chương II: Thực trạng đổi mới và phát triển HTX NN ở tỉnh Thái Bình trong

Ngày đăng: 13/11/2014, 22:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình: Kinh tế nông nghiệp - Nhà xuất bản nông nghiệp 1996 2. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam Nguyễn Điền - NXB Thống Kê 1996 Khác
5. Giới thiệu kinh nghiệm phát triển HTX NN Nhật Bản NXB Nông nghiệp 2000 Khác
6. Hướng dẫn tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ trong HTX NN NXB Nông nghiệp 1999 Khác
7. Thái Bình 2010 - Tạp chí quê hươngTạp chí của UB về người VN ở nước ngoài 8. Hướng dẫn chủ trương tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp theo Nghị định số 02 của Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 10 của Bộ chính trị Khác
9. Báo cáo sơ kết sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 Thường vụ Tỉnh uỷ 1990 Khác
10. Báo cáo về việc thực hiện chỉ đạo điểm đổi mới mô hình HTX NN (1996) Khác
11. Báo cáo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX NN ở Thái Bình (1997) 12. Báo cáo kinh nghiệm, kết quả phát triển HTX thời kỳ qua và việc thi hành luật HTX ở Thái Bình (1997) Khác
13. Báo cáo kết quả làm thí điểm và phương hướng đổi mới tổ chức, nội dung và phương hướng hoạt động của HTX NN (1998) Khác
14. Báo cáo sơ kết chương trình đổi mới HTX NN và phương hướng đổi mới nội dung, phương thức của HTX NN (1999) Khác
15. Báo cáo tổng kết phong trào HTX NN. Đề xuất phương án chuyển đổi, đăng ký HTX NN (2000) Khác
16. Tài liệu tập huấn: Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động dịch vụ trong HTX NN theo luật HTX Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2:  Số liệu diện tích đất đai của tỉnh Thái Bình (1990-1995- (1990-1995-2000) - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 2 Số liệu diện tích đất đai của tỉnh Thái Bình (1990-1995- (1990-1995-2000) (Trang 38)
Bảng 3: Dân số và lao động của tỉnh (1990-1995-2000) - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 3 Dân số và lao động của tỉnh (1990-1995-2000) (Trang 39)
Bảng 4 : Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình KT-XH của - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 4 Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình KT-XH của (Trang 45)
Bảng 5: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 5 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp (Trang 46)
Bảng 6 : Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất nông - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 6 Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất nông (Trang 53)
Bảng 7: Một số chỉ tiêu về mức sống của dân cư tỉnh Thái Bình - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 7 Một số chỉ tiêu về mức sống của dân cư tỉnh Thái Bình (Trang 58)
Bảng 8: Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất nông  nghiệp của tỉnh Thái Bình thời kỳ 1988-1995 - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 8 Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình thời kỳ 1988-1995 (Trang 59)
Bảng 9 : Số lượng và phân loại HTX NN ở tỉnh Thái Bình trước khi - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 9 Số lượng và phân loại HTX NN ở tỉnh Thái Bình trước khi (Trang 66)
Bảng 10: Kết quả đăng ký lại xã viên HTX NN ở 14 HTX điểm - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 10 Kết quả đăng ký lại xã viên HTX NN ở 14 HTX điểm (Trang 71)
Bảng 12: Tổng hợp định mức bình quân khâu BVTV của các HTX - đổi mới và phát triển htx nn ở tỉnh thái bình
Bảng 12 Tổng hợp định mức bình quân khâu BVTV của các HTX (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w