Trong mục tiêu chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để ph
Trang 1PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BÌNH TRUNG
======o0o=======
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TRẺ KHUYẾT TẬT
Họ và tên: TRỊNH THỊ LIÊN
Sinh ngày: 03/4/1969
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH số 2 Bình Trung
Năm học : 2010 - 2011
Trang 2PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội, bên cạnh trẻ em bình thường luôn tồn tại một bộ phận trẻ em khiếm khuyết về thể chất hoặc rối loạn những chức năng nhất định Đó là trẻ em khuyết tật Sự gia tăng dân số, kéo theo số trẻ khuyết tật ngày càng tăng Nếu như trong xã hội lạc hậu, sự nghèo đói, sự thiếu hiểu biết, thiếu chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến trẻ khuyết tật thì trong xã hội văn minh, sự lạm dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm, nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các chất, tia phóng xạ …lại là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ trẻ khuyết tật ngày càng tăng
Do nhiều lý do khác nhau, đại bộ phận trẻ khuyết tật ít được hoặc không được
ra lớp hoặc đến lớp một thời gian sau đó lại bỏ học
Ở Việt Nam, vấn đề người khuyết tật và trẻ khuyết tật được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau:
tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”
của trẻ tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình” Trong mục tiêu chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 đảm bảo cho 70% trẻ khuyết tật được đi học
Thực tế những năm gần đây việc huy động trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập luôn được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là quản lý, giáo dục số trẻ này như thế nào cho có hiệu quả vẫn là mối quan tâm trăn trở của các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục Cho nên việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là vấn đề đáng được quan tâm của các ngành các cấp Giải quyết tốt vấn đề này là giảm được gánh nặng cho gia đình, cho toàn xã hội
Xuất phát từ lý do trên luôn thôi thúc tôi tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề tài
“Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Trường tiểu học”
II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Mục đích nghiên cứu:
Trang 3- Nghiên cứu đánh giá thực trạng dạy giáo dục hòa nhập.
- Rút ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học hòa nhập
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập
- Điều tra khảo sát thực trạng và nguyên nhân hạn chế về phương pháp giảng dạy
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục thực trạng, nâng cao chất lượng dạy học
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tương nghiên cứu:
- Hoạt động dạy học ở trường tiểu học, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường tiểu học
- Các biện pháp quản lý của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường tiểu học
2 Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường tiểu học số 2 Bình Trung - huyện Bình Sơn
- Thời gian: năm học 2007 – 2008 ; 2008 – 2009 ; 2009 – 2010 và 2010-2011
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục hòa nhập và một số văn bản Nhà nước liên quan đến đề tài để tạo cơ sở cho lý luận
2 Phương pháp quan sát:
Thông qua việc dự giờ, kiểm tra về kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh
3 Phương pháp điều tra:
Dùng phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm tìm ra thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học
4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu hồ sơ giáo viên, giáo án để rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài
Trang 4PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN:
1 Khái niệm chung về trẻ khuyết tật:
Trẻ khuyết tật là những trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn những chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động
Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều dạng khác nhau, có những dạng chính sau:
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính)
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị)
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật ngôn ngữ
Ngoài ra còn có những dạng khuyết tật khác có thể có ở trẻ em như hành vi xa
lạ, trẻ mắc các bệnh mãn tính như động kinh, bệnh về tim…gây cho trẻ những khó khăn về học tập
2 Khái niệm mô hình giáo dục hòa nhập:
- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông tại nơi trẻ sinh sống
- Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực đánh giá đúng trẻ khuyết tật mọi trẻ em khuyết tật đều có những năng lực nhất định Từ đó người ta tập trung quan tâm tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được Cũng quan điểm giáo dục này cộng đồng xã hội cần tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động và hòa nhập xã hội, tạo niềm tin lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt mức chất lượng cao nhất mà năng lực của mình cho phép
3 Bản chất của giáo dục hòa nhập:
- Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh, không có sự tách biệt giữa học sinh với nhau, đều được tôn trọng và có giá trị như nhau
- Học sinh học tại nơi thuộc khu vực mình đang sống
- Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi
- Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm
- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hòa nhập đạt kết quả cao nhất
- Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp học sinh
Trang 5II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Một số đặc điểm chung về tình hình địa phương, nhà trường.
- Bình Trung là một xã nông nghiệp, địa bàn rộng có vùng kinh tế mới Đa số người dân sống bằng nghề nông, đời sống gặp khó khăn Một số hộ dân chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nhà trường trên nhiều lĩnh vực
- Trường có 2 điểm trường cách nhau 2km Năm 2001 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 – 2000 Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ Đa số giáo viên có tay nghề vững vàng, có 4 cán bộ giáo viên được tập huấn giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, sau đó tập huấn lại cho cán bộ giáo viên ở trường Song vẫn có một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc tiếp cận phương pháp mới Địa phương còn nghèo việc đầu tư cho giáo dục còn thấp, phụ huynh chưa đầu tư cho con em đúng mức, có một số phụ huynh còn khoán trắng cho nhà trường, việc chăm sóc thiếu chu đáo…
- Số học sinh khuyết tật học hòa nhập năm học 2007-2008 có 03 em, năm học
2008 – 2009 có 07em, năm học 2009 – 2010 có 06 em và năm học 2010-2011 có 05 em
2 Thực trạng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở địa phương:
2.1 Nhận thức của cộng đồng:
- So với trước đây, nhận thức của cộng đồng về trẻ khuyết tật có nhiều tiến bộ hơn nhiều Họ không còn cho rằng trẻ khuyết tật là hậu quả về sự trừng phạt của thượng đế, là số phận bất hạnh của những gia đình ăn ở thiếu đạo đức mà hiểu được căn nguyên của trẻ khuyết tật là do ảnh hưởng của môi trường, là do bẩm sinh di truyền…Phần lớn họ đều thừa nhận sự tồn tại của trẻ khuyết tật là một thực tế khách quan Tuy nhiên việc quan tâm đến trẻ cũng chỉ dừng lại ở chỗ thăm viếng, động viên Họ chưa tin vào giáo dục hòa nhập, chưa tin vào khả năng còn lại của trẻ sẽ phát triển đúng hướng khi trẻ đến lớp
- Một số ít phụ huynh không muốn hoặc cấm con mình tiếp xúc với trẻ khuyết tật vì sợ trẻ này có thể gây hại hoặc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của con mình Thậm chí có phụ huynh còn xin cho con mình chuyển sang lớp khác khi trong lớp này có trẻ khuyết tật nặng
2.2 Nhận thức của gia đình:
Họ thường mặc cảm tự ti về việc mình có đứa con khuyết tật, họ không muốn cho trẻ đến trường, thậm chí có phụ huynh còn dấu con mình ở trong nhà, ngại tiếp xúc với người ngoài
2.3 Nhà trường:
Trang 6- Phần lớn giáo viên đều cho rằng giáo dục trẻ khuyết tật không phải là trách nhiệm của giáo viên phổ thông mà đây là trách nhiệm của gia đình và các trung tâm giáo dục chuyên biệt bởi họ không được đào tạo để dạy trẻ khuyết tật Hay nói cách khác họ không có chuyên môn để dạy đối tượng này
- Nhận thức của người lớn thay đổi kéo theo sự thay đổi trong nhận thức của học sinh, phần lớn trẻ đã có sự quan tâm thực sự, xuất phát từ tình cảm chân thành với trẻ khuyết tật nhưng vẫn còn một số ít trẻ cũng quan tâm nhưng do tò mò nhiều hơn là giúp đỡ, cá biệt vẫn còn trường hợp một vài cá nhân trêu chọc, xa lánh trẻ khuyết tật
2.4 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở đơn vị:
- Trường tiểu học số 2 Bình Trung năm học 2010-2011 có 30 cán bộ giáo viên, có 481 học sinh đều là con em nông dân lao động nghèo, trong đó 5 học sinh khuyết tật (khối 2 có 01 em khuyết tật trí tuệ, khối 3 có 04 em trong đó 01em bệnh
tự kỷ, 01 em khuyết tật vận động, 01 em khuyết tật trí tuệ, 01 em đa tật) Giáo viên
có trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 53,3%, đa số giáo viên có tay nghề vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao Nhà trương ưu tiên phân công giáo viên trẻ có năng lực, có tâm huyết để giảng dạy lớp hòa nhập Phần lớn số học sinh khuyết tật ham học và cũng có những tiến bộ nhất định
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:
- Số giáo viên giảng dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo chuyên sâu để giảng dạy trẻ khuyết tật, trong trường chỉ có 04 cán bộ giáo viên được tập huấn công tác giáo dục trẻ khuyết tật do Sở giáo dục tổ chức và sau đó về tập huấn lại cho giáo viên do đó về kinh nghiệm giảng dạy trẻ khuyết tật không có, hơn nữa những đồ dùng dạy học dành riêng cho trẻ em khuyết tật không có, cho nên rất hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức cho các em
- Về phía học sinh: số trẻ khuyết tật huy động ra lớp có độ tuổi cao hơn nhiều
so với trẻ bình thường, có em đôi lúc thần kinh bất ổn, dẫn đến tình trạng thiếu nghiêm túc trong lớp, nhiều trẻ đi học không thường xuyên, chất lượng giáo dục chưa cao
3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:
- Cộng đồng chưa hiểu nhiều về giáo dục hòa nhập nên chưa vào cuộc, chưa
có những chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về mô hình giáo dục hòa nhập, chưa huy động được các tổ chức quần chúng tham gia vào công tác này
- Do điều kiện kinh tế gia đình có nhiều khó khăn nên ít quan tâm đến trẻ, không ai đưa đón trẻ đến trường đặc biệt vào mùa mưa lại càng khó khăn hơn vì hầu hết gia đình trẻ khuyết tật là nghèo, cha mẹ phải đi làm ăn xa để kiếm tiền
Trang 7- Giáo viên ngại theo lớp do đó hằng năm học sinh được đón nhận một giáo viên mới gây tâm lý lo ngại, giáo viên vất vả tìm hiểu về lai lịch, về năng lực nhu cầu của trẻ, vả lại không phải giáo viên nào cũng dạy được trẻ khuyết tật (vì trẻ khuyết tật có khi chỉ thích học một giáo viên mà trẻ mến)
- Giáo viên không được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa có kỹ năng tạo ra môi trường thuận lợi kích thích sự ham thích học tập của trẻ Giáo viên tham gia dạy hòa nhập theo kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu Chính vì điều kiện đó cho nên đối tượng trẻ khiếm thính ra lớp viết chữ không thua kém những trẻ bình thường khác, thậm chí còn viết đẹp hơn nhưng trẻ không hiểu mình viết gì
- Giáo viên soạn giảng đôi lúc không chú ý đến mục tiêu riêng cho trẻ khuyết tật mà chỉ soạn theo mục tiêu chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục và Đào tạo cho từng lớp ở bậc tiểu học
- Trong hồ sơ chủ nhiệm mặc dù có thống kê số học sinh khuyết tật, cá biệt nhưng trong suốt năm học giáo viên không có kế hoạch để giúp trẻ tiến bộ
III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP
1 Công tác quản lý của Hiệu trưởng:
- Hiệu trưởng không chỉ nhận thức đúng mà còn phải nắm vững quy trình triển khai giáo dục hòa nhập, biết cách khai thác sức mạnh của cộng đồng để cùng Ban giám hiệu lãnh đạo tập thể giáo viên thực hiện giáo dục hòa nhập cũng như chỉ đạo các nội dung giáo dục khác Hiệu trưởng phải tổ chức bộ máy quản lý giáo dục hòa nhập trong nhà trường để việc thực hiện giáo dục hòa nhập có kế hoạch, có nội dung, phương pháp và được giám sát đôn đốc, tổng kết đánh giá
Để làm tốt công tác giáo dục hòa nhập, Hiệu trưởng cần nắm được những yêu cầu sau đây:
1.1 Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập:
- Khi xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập người Hiệu trưởng cần xác định nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ khuyết tật Trong trường hòa nhập với sự có mặt của học sinh khuyết tật và học sinh bình thường, đòi hỏi Hiệu trưởng phải xác định được nhu cầu cần đáp ứng để tạo điều kiện cho mọi trẻ có thể tham gia học tập đạt kết quả nhất Đặc biệt với trẻ khuyết tật việc xác định những điều kiện cần hỗ trợ, cải thiện từ phía nhà trường, để tạo một môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ tham gia vào hoạt động trong nhà trường hiệu quả nhất
- Khi xác định nhu cầu cần hỗ trợ, Hiệu trưởng phải chú ý đến vấn đề:
+ Quan tâm thu thập thông tin về giáo dục hòa nhập tại các trường và địa phương khác
Trang 8+ Thu thập thông tin phản hồi từ phía giáo viên- học sinh và phụ huynh học sinh
Ngoài những kinh phí cho hoạt động giáo dục chung của nhà trường, người Hiệu trưởng phải xác định kế hoạch tài chính cho hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Bao gồm kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ phương tiện học tập; tổ chức các phong trào về giáo dục hòa nhập trong nhà trường như thi làm đồ dùng dạy học cho trẻ khuyết tật, thi GV dạy giỏi hòa nhập trẻ khuyết tật …Hiệu trưởng cần chú ý đến việc huy động các nguồn lực hỗ trợ từ phía bên ngoài như các nhà hảo tâm, các
tổ chức xã hội, cộng đồng…
- Kế hoạch phải xây dựng các mục tiêu, xác định hiệu quả của các hoạt động: Trong giáo dục hòa nhập xác định mục tiêu huy động và duy trì số lượng trẻ khuyết tật đến lớp được coi là một trong những mục tiêu thực hiện chiến lược mang tính bền vững và lâu dài
Trong kế hoạch hoạt động, Hiệu trưởng cần chú ý tới một số nội dung hoạt động cơ bản sau:
+ Nội dung giáo dục cho trẻ khuyết tật: Phục hồi chức năng, nội dung giáo dục cơ bản, hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội…
+ Nội dung hoạt động cho tập thể giáo viên: Thi đua dạy hòa nhập, xây dựng nhóm giáo viên cốt cán…
+ Nội dung các tập thể học sinh: đôi bạn cùng tiến, vòng tay bè bạn…
+ Nội dung hoạt động cộng đồng: Nhóm hỗ trợ cộng đồng, nâng cao nhận thức cộng đồng…
Với mỗi nội dung và hình thức hoạt động Hiệu trưởng cần xác định cách tiến hành cho phù hợp và hiệu quả nhất Các hình thức có thể tập trung vào phát động phong trào, công tác thi đua, huy động quần chúng, kiểm tra, giám sát…
1.2 Tổ chức quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ giáo viên:
- Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục vì vậy để đáp ứng được yêu cầu của người học và phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học Người hiệu trưởng cần xây dựng tập thể sư phạm nhà trường hợp lý về số lượng và
có chiều sâu về chất lượng
- Đối với việc phân công phân nhiệm:
Khi lựa chọn nhân sự và sắp xếp các thành viên cùng cộng đồng hợp tác người Hiệu trưởng cần chú ý tới đặc điểm năng lực chuyên môn, phẩm chất, thái độ của mỗi thành viên tham gia dạy trẻ khuyết tật đồng thời phải tham khảo sự tín nhiệm, tin yêu của đồng nghiệp và của học sinh Ý thức trách nhiệm, tính linh hoạt, sáng tạo và chủ động của người tham gia làm cơ sở để lựa chọn
Người Hiệu trưởng giữ vai trò là người điều phối, đầu mối lôi kéo các lực lượng cùng tin tưởng tham gia vào công tác giáo dục trẻ khuyết tật
Trang 9- Bồi dưỡng nâng cao trình độ:
Đầu năm học, Hiệu trửong tổ chức cho giáo viên nghiên cứu để nắm vững mục tiêu yêu cầu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy trẻ khuyết tật và các văn bản quy định về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Tổ chức các chuyên đề về hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật, giao cho giáo viên có kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm để báo cáo cho tổ, khối, hoặc Hội đồng sư phạm tích luỹ thêm kinh nghiệm nhằm góp phần thiết thực vào việc xây dựng môi trường giáo dục, tập thể giáo viên hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật
Sắp xếp tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên giảng dạy hòa nhập trẻ khuyết tật do ngành tổ chức
2 Tổ khối chuyên môn trong công tác giáo dục hòa nhập:
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chung về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật
- Thống nhất điều chỉnh kế hoạch bài giảng cho học sinh khuyết tật trên từng đơn vị lớp
- Đưa hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vào nhiệm vụ chung cơ bản trong hoạt động chuyên môn của mình
- Xây dựng và tổ chức các chuyên đề hoạt động về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật cho các thành viên trong đơn vị tổ mình phụ trách
- Phát động trong đội ngũ giáo viên tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học cho từng môn học, từng dạng trẻ khuyết tật, đề ra kinh nghiệm và biểu dương những đồng chí có ý tưởng sáng tạo trong việc làm đồ dùng dạy học tự làm và có phương pháp giảng dạy trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt
3 Giáo viên với việc nâng cao chất lượng GD hòa nhập:
Giáo viên trực tiếp giảng dạy có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hòa nhập, là người trực tiếp điều hành hoạt động dạy học hòa nhập nên hiểu rõ nhất nhu cầu và năng lực của từng trẻ khuyết tật để xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp với từng trẻ, là người tổ chức các mối quan hệ tốt giữa học sinh bình thường với học sinh khuyết tật, chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập đối với người giáo viên cần phải:
3.1 Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật:
Để làm được điều này, giáo viên phải tổng hợp thông tin về trẻ từ nhiều yếu tố:
Trang 10- Thông qua y tế để xác định mức độ nặng nhẹ của từng cá nhân trẻ.
- Thông qua nhóm hỗ trợ cộng đồng và gia đình trẻ để tìm hiểu những thông tin về nhu cầu và năng lực của trẻ
- Nội dung tìm hiểu về năng lực và nhu cầu trẻ khuyết tật gồm có:
+ Sự phát triển về thể chất: Sự phát triển cân đối về cơ thể, khả năng vận động, đặc biệt là khả năng tự lao động phục vụ
+ Khả năng về ngôn ngữ giao tiếp: đó là khả năng về nghe, nói, vốn từ… + Khả năng nhận thức: Khả năng ghi nhớ, tư duy, khả năng hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh
+ Quan hệ xã hội: Đó là các hành vi ứng xử, tình cảm, khả năng hội nhập cộng đồng
+ Môi trường trẻ sinh sống: Trẻ được sống trong môi trường ăn ở, vệ sinh, chăm sóc, giáo dục như thế nào
3.2 Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục:
* Xây dựng mục tiêu:
Khi xây dựng mục tiêu cho trẻ trong giáo dục hòa nhập phải căn cứ vào:
- Bản thân đứa trẻ: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống đã có ở trẻ, những gì trẻ cần đáp ứng
- Điều kiện và nguyện vọng gia đình của trẻ
- Điều kiện của địa phương, nhà trường, lớp học
Khi xây dựng mục tiêu cho mỗi trẻ khuyết tật cần chú ý các nội dung sau:
- Mục tiêu hòa nhập xã hội
- Mục tiêu kiến thức về các môn học
- Mục tiêu về hành vi ứng xử giao tiếp
- Mục tiêu giáo dục hành động tự phục vụ
- Mục tiêu phát triển các khả năng
Khi xây dựng mục tiêu cho trẻ khuyết tật giáo viên cần kết hợp với phụ huynh trẻ, nhóm hỗ trợ cộng đồng, y tế,…cùng xây dựng càng chi tiết càng tốt
Mục tiêu cho trẻ khuyết tật có thể là dài hạn (hoặc năm hoặc là nhiều năm) nhưng cũng có thể là mục tiêu ngắn hạn (học kỳ, tháng, tuần)
* Lập kế hoạch:
Khi xây dựng mục tiêu xong, căn cứ vào mục tiêu, GV tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục Kế hoạch giáo dục cần được xây dựng dựa vào điểm mạnh của trẻ
Vì trẻ chỉ có thể phát triển tốt khi sử dụng thế mạnh của mình
Có thể xây dựng kế hoạch theo biểu mẫu: