1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhạc điệu thơ việt qua những sáng tạo của thơ mới

207 405 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHÂU MINH HÙNG NHẠC ĐIỆU THƠ VIỆT QUA NHỮNG SÁNG TẠO CỦA THƠ MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 - 1 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHÂU MINH HÙNG NHẠC ĐIỆU THƠ VIỆT QUA NHỮNG SÁNG TẠO CỦA THƠ MỚI Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 62.22.32.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Lê Ngọc Trà Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 - 2 - Phản biện 1: PGS.TS. Lê Giang Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thành Thi Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Phản biện độc lập: 1. GS.TS. Huỳnh Như Phương 2. PGS.TS. Lê Giang - 3 - LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu nêu trong luận án là trung thực và các kết quả trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. - 4 - MỤC LỤC MỞ ĐẦU - 6 - 1. Lí do chọn đề tài - 6 - 2. Lịch sử vấn đề - 7 - 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 16 - 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - 17 - 5. Phương pháp nghiên cứu - 18 - 6. Đóng góp mới của luận án - 21 - 7. Cấu trúc của luận án - 22 - Chương 1: CÁC TIỀN ĐỀ CẤU TRÚC NHẠC ĐIỆU THƠ VÀ NHẠC ĐIỆU THƠ VIỆT - 23 - 1.1. Tiền đề triết – mĩ học - 23 - 1.1.1. Nguyên lí chung của sự hòa điệu - 23 - 1.1.2. Sự cần thiết khu biệt các khái niệm - 28 - 1.2. Tiền đề ngôn ngữ học - 34 - 1.2.1. Các chất liệu ngữ âm – âm vị học - 34 - 1.2.2. Hình thức cấu trúc nhạc điệu thơ Việt - 39 - 1.3. Vấn đề âm và nghĩa của nhạc điệu thơ - 53 - 1.3.1. Âm và nghĩa theo mĩ học truyền thống - 53 - 1.3.2. Âm và nghĩa theo cấu trúc luận ngôn ngữ - 55 - 1.3.3. Nhạc điệu với cơ chế thanh lọc và tạo nghĩa - 64 - Chương 2: HÌNH THÁI NHẠC ĐIỆU THƠ VIỆT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN THƠ MỚI 1932 - 1945 - 69 - 2.1. Vấn đề phân định loại hình nhạc điệu thơ - 69 - 2.1.1. Giới hạn của các cách phân loại theo cấu trúc luận cổ điển - 69 - 2.1.2. Tạo sinh và giải cấu trúc luận trong việc phân định loại hình - 71 - 2.2. Hạt nhân cấu trúc và quá trình tạo sinh chuẩn nhạc điệu thơ Việt - 75 - 2.2.1. Hình thái nhịp và sự tạo sinh tiết tấu - 75 - 2.2.2. Hình thái vần và sự chuẩn hóa giai điệu - 86 - 2.3. Tạo sinh chuẩn mở rộng và hiện tượng lai ghép thể điệu - 98 - 2.3.1. Khả năng tạo sinh chuẩn mở rộng thể điệu - 98 - 2.3.2. Hiện tượng lai ghép thể điệu - 105 - - 5 - 2.4. Tổng quan về hình thái nhạc điệu Thơ Mới 1932 - 1945 - 112 - 2.4.1. Tương tác Việt- Hán và động lực nội sinh của tiến trình hiện đại hóa thi ca Việt - 112 - 2.4.2. Dàn hợp xướng đa sắc thái của Thơ Mới - 116 - Chương 3: VIỆT HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA NHẠC ĐIỆU THƠ TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 - 122 - 3.1. Duy trì và phát triển các điệu thơ dân gian Việt - 122 - 3.1.1. Biến tấu điệu múa - 122 - 3.1.2. Duy trì và tạo sinh điệu hát - 130 - 3.2. Việt hóa các điệu thơ hàn lâm Hán cổ điển - 145 - 3.2.1. Cải biến giai điệu Hán bởi động lực nội sinh của ngữ âm Việt - 145 - 3.2.2. Biến tấu nhịp điệu Hán bằng tác động của nhịp điệu Việt - 154 - 3.3. Hiện tượng nhại cổ và lai ghép thể điệu - 158 - 3.3.1. Sử dụng điệu thơ cổ để nhại cổ - 158 - 3.3.2. Lai ghép thể điệu Hán – Việt - 166 - 3.4. Tự do cho thơ và thơ tự do - 174 - 3.4.1. Đi tìm tự do cho thơ - 174 - 3.4.2. Sự ra đời của thơ tự do - 181 - KẾT LUẬN - 186 - TÀI LIỆU THAM KHẢO - 196 - CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ - 206 - - 6 - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hỡi Thi Thần hãy hát lên… - Homère mở đầu các thiên sử thi của mình bằng tiếng hát của Thi Thần và thơ trở thành một phần của nghi lễ thiêng liêng. Chiếc cầu tương giao giữa con người và thần linh, giữa con người và vũ trụ, và có lẽ thực tế hơn, giữa con người với con người được thực hiện bằng nhịp điệu vĩnh viễn của thi ca. Ngay từ đầu, thơ được âm nhạc hóa để mang tên gọi chung là thi ca. Hòa điệu, đó là chiều sâu của cấu trúc, nó khắc phục sự trôi tuột của thời gian, biến dòng chảy một chiều thành không gian đa chiều của các lớp âm thanh, lưu giữ và kích thích liên tưởng, tưởng tượng nơi người đọc, người nghe. Dù sau đó hai loại hình thơ và nhạc có bị phân hóa địa cư theo nhu cầu mở rộng và phát triển của sự đa dạng hóa nghệ thuật, nhưng chúng vẫn giữ đặc điểm chung về chủng loại: nghệ thuật của giai điệu, tiết tấu trong cơ chế lưu giữ – truyền đạt của mình. Nhạc tính đã là một sự tiên định về mặt loại hình của cấu trúc ngôn ngữ thi ca. Một cách tự nhiên hoặc có ý thức, các bài thơ cổ xưa hay hiện thời, cách luật hay phá luật, chuẩn mực hay tự do đều được tổ chức theo những phương thức hòa âm nhất định. Không phải ngẫu nhiên mà các công trình thi học cổ điển phương Đông lẫn phương Tây đều dành một phần nói về âm luật thơ như là tổ chức của một loại hình ngôn ngữ đặc thù. Với thành tựu của ngôn ngữ học và thi pháp học hiện đại, thơ với tư cách là nghệ thuật âm thanh đã được quan tâm nhiều hơn và trở thành đối tượng của nghiên cứu thể loại. Nhạc tính có thể được xem như là một trong những nét đầu tiên khu biệt chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ thơ. Luận án của chúng tôi: Nhạc điệu thơ Việt qua những sáng tạo của Thơ Mới (1) đặt vấn đề nghiên cứu nhạc điệu thơ Việt dựa trên nền cấu trúc nhạc tính phổ quát, và đặc biệt, điệu tính - cái làm nên phong cách hay điệu hồn riêng của thơ Việt qua thực tiễn sáng tạo sống động của Thơ Mới 1932 – 1945. Chọn Thơ Mới làm tiêu điểm vì đây là nền thơ nằm trong ranh giới giao thời giữa các thời đại thi ca; trên chiều lịch đại, Thơ Mới tạo sinh và cải biến từ các hình thái cấu trúc trước đó và (1) Thơ Mới đã là tên riêng của một trào lưu thơ, nên để ngắn gọn, ở tiêu đề của luận án chúng tôi thấy không cần thiết chua thêm giai đoạn 1932 – 1945. - 7 - chuẩn bị cho những gì tiếp biến sau đó; trên mặt cắt đồng đại, nói theo cách của giới âm nhạc, là sản phẩm tân cổ giao duyên, tự thân nó mang trong mình các loại hình nhạc điệu truyền thống và những cách tân, hiện đại hóa chuẩn bị cho sự vận động và phát triển của thi ca Việt sau này. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu nhạc điệu thơ Việt nói chung và nhạc điệu Thơ Mới nói riêng với tư cách là một chuyên luận. Vấn đề nhạc điệu thơ Việt với nghĩa là các hình thức tổ chức âm thanh mang nhạc tính và điệu hồn Việt, hoặc được đưa ra dưới dạng ý tưởng chung chung trong các sách lí luận cổ điển, hoặc khái quát hoá thành những mô hình âm luật trong các sách giáo khoa, hoặc chỉ vài ba nhận xét cảm tính; hay cao hơn, chỉ dành một chương mục nhỏ trong những công trình nghiên cứu, phê bình thơ nói chung. Gần đây, với thành tựu của ngôn ngữ học và thi pháp học hiện đại, nhiều bài viết có chuyên sâu vào một vài khía cạnh nào đó như vần, nhịp, bằng trắc của thơ Việt nhưng chủ yếu vẫn chưa đi xa hơn những phân tích cấu trúc nhạc tính chung chung. 2.1. Lí luận văn học cổ Việt Nam và Trung Hoa có những điểm chung, nhất quán trên tinh thần triết – mĩ học phương Đông, trong đó, thi ca, thứ diễn ngôn đã được thiết chế hóa để gọi là âm luật, hình thức của nó dễ trở thành bức họa đồ cho một hình thái tư duy. Tất cả mọi cách cắt nghĩa lí giải luật thơ trong thi học cổ điển đều dựa trên nền tảng triết lí Âm – Dương. Trong khi nhạc điệu thơ, cái mang nghĩa rộng hơn luật thơ, được cấu trúc từ âm thanh tiếng nói dân tộc, sâu hơn là cảm xúc, điệu hồn dân tộc bao giờ cũng phong phú, đa dạng hơn các mô hình âm luật chung. Bản sắc dân tộc nằm ở tiếng nói, điệu hồn dân tộc. Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm, trong lời đề tựa tập Tinh sà kỉ hành, viết: “Nước Việt ta lấy văn hiến giữ nước, thi ca thai nghén từ đời Lý, thịnh vượng ở đời Trần, dấy lên rầm rộ vào đời Hồng Đức, đời Lê. Một bộ Toàn Việt thi lục, về cổ thể, thì không nhường thi ca đời Hán, đời Tấn. Xét về cận thể thì không nhường thi ca các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh: nhả ngọc phun châu, thật đáng gọi là nước thơ” [135, tr.75]. Trong Vũ Trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ cũng viết: “Nước ta thơ - 8 - đời Lý già dặn súc tích, thơ đời Trần tinh vi, trong trẻo, đều có sở trường tột bậc cũng như là thơ đời Hán, đời Đường bên Trung Hoa” [75, tr.113-114]. Nhưng cái gì đã tạo nên vẻ đẹp “không nhường” ấy, đơn thuần là tài năng hay chỉ sáng tạo theo khuôn mẫu tư duy của thơ Hán, thơ Đường…? Cha ông ta hầu như thường trực một tâm niệm: “Phải lấy văn chương làm tăng quốc thể” (Hảo bả văn chương tăng quốc thể - Lê Quý Đôn) - tinh thần tự tôn dân tộc đồng nghĩa với việc cải biến, sáng tạo trên tinh thần tiếng nói dân tộc. Cái gốc của nhạc điệu không nằm ở khuôn khổ thi luật nhân tạo mà tự nhiên mộc mạc ở nghệ thuật dân gian. Lê Quý Đôn nhấn mạnh: “Văn chương tập tục chuyển biến luôn luôn, từ chất phác mà tiến lên văn vẻ, từ mộc mạc mà tiến lên hoa mĩ” [92, tr.67]. Lê Quý Đôn dẫn lời Hoàng Đức Lương trong Trích diễm thi tập: “Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, có lẽ nào không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường, như thế chẳng đáng thương xót lắm sao?” [47, tr.240]. Cái “quyển sách căn bản” ấy nằm ngay trong kho tàng phong phú đa dạng của thi ca dân gian. Thoát ra khỏi sự chi phối của âm luật học Trung Hoa, đề cao điệu hồn Việt qua nhạc điệu thơ dân tộc với vẻ đẹp uyển chuyển của nó, dù hiếm hoi, vẫn lấp lánh trong tàng thư cổ. Trong đề tựa Quốc âm từ điệu, Phạm Đình Toái có viết: “Ở thất ngôn thì có hình đối lập nhau, ở lục bát thì có vẻ quanh co lưu chuyển, đó là chỗ khác nhau vậy” [135, tr.180]. Trong các thể thơ truyền thống, lục bát được chú ý như là kết tinh chuẩn mực điệu hồn dân tộc, dân dã mà bác học: “Thể thơ lục bát đâu cũng quen thuộc, không hẹn mà giống nhau, tao nhân mặc khách mở miệng nên thơ, gái dệt trai cày nói lời hợp điệu, cho đến câu hát của xóm làng, lời đùa của con trẻ, cũng không gì là không nhịp nhàng hợp vận Than ôi, trời đất còn luôn, non sông không đổi. Có nhân vật cõi bờ ở vùng sao Chẩn, tức phải có thanh âm phong tục của xứ Viêm Bang, có thanh âm phong tục tất phải có từ điệu ca ngâm, thì thể thơ lục bát nhất định không thể thay đổi đi được” [135, tr.181]. Việc nô lệ âm luật Trung Hoa mà xa rời nhạc điệu dân tộc “khác nào dạo nơi phên giậu mà bỏ quên cửa nhà, chơi nơi bến bờ mà mờ tịt nguồn suối” [135, tr.182]. - 9 - Dù chỉ là những nhận xét khái lược, thi học cổ điển phương Đông nói chung và tư tưởng của ông cha ta về thơ Việt nói riêng vẫn để lại những giá trị lâu dài. Định đề mang tính tiên nghiệm sau mặc nhiên được thừa nhận. Về mặt nhạc tính phổ quát: Thơ là tiếng nói của trái tim với những rung động tinh tế hòa điệu với rung động của đất trời. Về mặt điệu tính: Âm vang của thơ vừa nằm trong quy luật cấu trúc chung vừa gắn liền với tiếng nói, điệu hồn riêng của dân tộc. Nguyên lí Âm – Dương (“Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo” – Kinh Dịch) chỉ là cấu trúc có tính phổ quát của âm luật học phương Đông, mà đặc trưng bản ngữ - các tố chất ngữ âm và cảm xúc riêng của người Việt mới thực sự làm nên giá trị phong cách Việt. Trong số các công trình khảo sát luật thơ, bộ giáo khoa Văn học Việt Nam sử yếu, Văn học Việt Nam của Dương Quảng Hàm [57], [58], đặc biệt cuốn Khảo luận Luật thơ của Lam Giang tổng hợp tương đối đầy đủ mô hình âm luật thơ Việt qua các thể thơ, trong đó có chỉ ra “thế quân bình” bằng trắc của thi ca và hình thái vần lưng như một sáng tạo đặc thù của thi ca “quốc phong” [50]. Rất tiếc, những khảo sát và mô hình hoá trong các bộ sách giáo khoa và những công trình này chỉ là âm luật học hình thức hơn là nhạc điệu của những phong cách đặc thù. Dưới cái nhìn của thi học cổ điển, những kiến giải, phân tích, mô hình hoá nhạc thơ qua luật thơ hoàn toàn nằm trong trực giác và kinh nghiệm. Tiếng lòng hay những rung động vũ trụ chỉ là những nghĩa mơ hồ, trừu tượng, chỉ có thể cảm mà không kiến giải một cách cụ thể khoa học. Trong khi đó, đỉnh điểm của thi học cổ điển lại là sự lí tính hóa các kinh nghiệm âm học, biến nghệ thuật âm thanh thành trò chơi sắp xếp theo khuôn khổ định trước, rốt cuộc đã làm cho hình thức thi ca trở nên đơn điệu, thậm chí dẫn đến mất chức năng ngữ nghĩa. Âm luật học trở thành khuôn mẫu cho sáng tác hơn là mang lại giá trị cho tiếp nhận thẩm mĩ. Trên bình diện tiếp nhận, phê bình, vô hình trung, nhiều công trình nghiên cứu, phê bình thơ xem nhạc điệu không còn là vấn đề quan yếu của thơ (xem như một thứ khuôn khổ hình thức chung chung) hoặc tách nhạc điệu ra khỏi ngôn ngữ thơ (coi như một thứ phương tiện chỉ để lưu giữ, truyền đạt) đều ít nhiều bị chi phối bởi quan điểm của thi học cổ điển. [...]... tích cụ thể, sâu sắc giọng điệu qua âm hưởng chính (gần như chủ âm) và những “nghịch âm” của Thơ Mới đã gợi mở chiều sâu cho những ai có ý thức chuyên tâm hơn về nhạc điệu thơ Việt nói chung và Thơ Mới nói riêng Với góc nhìn khác, xét về âm hưởng nhạc điệu (chứ không phải giọng điệu chung), có lẽ nên nói Thơ Mới chưa chuyển hóa triệt để từ câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói, và không phải cứ sử... mạnh của Thơ Mới Đó là một sáng tạo diệu kì của nó…” [71, tr.137] Cho rằng Thơ Mới là sự hòa quyện giữa thơ phương Đông và thơ phương Tây, là sự hòa hợp nhịp nhàng giữa Đông và Tây, là sự hòa tan vào chất dân tộc Việt Nam, thơ Đường, thơ Pháp, cổ điển và hiện đại”, nhưng, về nhạc điệu, ông vẫn khẳng định: “Nói “ảnh hưởng” (của thơ Pháp đến thơ Việt Nam) e không chính xác, quá đơn giản Nhà thơ Việt. .. sống động của Thơ Mới như một điểm tham chiếu cho thấy sự đa dạng của nhạc điệu thơ Việt qua quá trình Việt hóa (quay về truyền thống) đồng thời hiện đại hóa (hướng tới nền thơ tương lai) của nhạc điệu thơ dân tộc Tính chất dân tộc được ưu tiên giải quyết để chứng minh cho sức sống trường tồn của một nền thơ trước biến động của buổi giao thời Dù định hướng khảo sát chính của luận án là Thơ Mới, nhưng... phổ quát và điệu tính của nó trên nền chất liệu và hình thức ngôn ngữ Việt phản ánh điệu hồn Việt; trong đó, những khảo sát, phân tích về Thơ Mới như là điểm tham chiếu cho quá trình vận động phát triển cấu trúc và loại hình của nhạc điệu thơ Việt Ở cấp độ thứ nhất, nhạc tính thơ Việt nằm trong những quy luật cấu âm chung của thi ca: các kiến trúc âm thanh đặc biệt tạo nên tiếng vang âm nhạc đối lập... số bài Thơ Mới dựa trên điệu hồn và cấu trúc [126], [127], [128], Trần Thiện Khanh với Cấu trúc nhịp thơ và nhạc âm của thơ [82] v.v dù có những phân tích tài hoa về đặc sắc một số câu thơ Việt, nhưng chỉ góp phần minh chứng cho việc áp dụng thành tựu của thi pháp học hiện đại vào việc phân tích nhạc tính của thơ hơn là nhạc điệu thơ Việt như một phong cách đặc thù Lục bát và song thất lục bát của Phan... Nhạc điệu trong Quá trình sáng tạo thơ ca của Bùi Công Hùng được xem có tính lí luận ngữ văn rõ hơn cả Tổng hợp các lí thuyết đã có, Bùi Công Hùng đi tìm nghệ thuật âm thanh tiếng Việt qua thứ nhạc điệu bên trong” – nhạc điệu của cảm xúc” để phân tích nét đặc sắc một số câu thơ Việt được xem là “giàu nhạc tính” Tuy nhiên, những phân tích của Bùi Công Hùng rất sơ lược, chưa có gì mới, chỉ xoay quanh... thơ Việt từ truyền thống đến Thơ Mới 1932 -1945 (52 trang) Chương 3: Việt hóa – hiện đại hóa nhạc điệu thơ trong Thơ Mới 1932 – 1945 (57 trang) Chương 1 xác lập lý thuyết chung nhất về cấu trúc nhạc điệu thơ dựa trên các tiền đề triết – mĩ học, ngôn ngữ - âm nhạc học, trong đó chỉ ra đặc trưng cơ bản của nhạc điệu thơ Việt từ chất liệu đến các hình thức tổ chức âm thanh Chương 2 phân loại cấu trúc nhạc. .. ra, Thơ Mới, nền thơ của buổi giao thời, về mặt hình thái âm thanh, dù có những cải tạo mới mẻ vẫn chịu áp lực và ảnh hưởng từ cả ba phía: thơ ca dân gian, thơ bác học cổ điển và thơ mới phương Tây, trong đó áp lực của thi điệu truyền thống với các chủ âm riêng đã Việt hóa thi điệu ngoại nhập một cách sâu sắc Câu thơ điệu nói đúng nghĩa, chỉ là những manh nha, hay bước chuẩn bị cho thi ca hiện đại – thơ. .. Độ vang của âm thanh điều chỉnh, hòa hợp với độ vang của ý nghĩa tạo nên giá trị thơ ca đích thực Trong điều kiện đó, nhạc điệu thơ là một dạng siêu cấu trúc Ju.M Lotman gọi đó là “cấu trúc bề sâu”, cấu trúc đích thực của văn bản thơ [91] Như vậy, nhạc điệu thơ sẽ được xem xét trên cả hai chiều: nhạc điệu của ngôn ngữ và ngôn ngữ của nhạc điệu, tức là ít nhất phức hợp hai tầng nghĩa, nghĩa của ngôn... việc nghiên cứu nhạc điệu thơ Việt dựa trên những tiền đề khoa học nhất định: Nhạc trong thơ chính là những hiệu quả ngữ âm của một hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt Với sự cảm nhận tự nhiên, trực tiếp của thính giác về những chất liệu ngôn ngữ của mình, mỗi dân tộc đã tạo ra một nền thơ với nhiều hình thức riêng biệt” [11] Vần, nhịp, láy âm, bằng trắc với những quy luật cấu âm của thơ Việt được phân . một trong những nét đầu tiên khu biệt chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ thơ. Luận án của chúng tôi: Nhạc điệu thơ Việt qua những sáng tạo của Thơ Mới (1) đặt vấn đề nghiên cứu nhạc điệu thơ Việt dựa. động của nhạc điệu thơ Việt giúp ta nhận diện rõ nét tính đặc thù của nhạc điệu thơ Việt trong mối quan hệ tương tác với các hình thái tổ chức khác mà thơ Việt, từ truyền thống cho đến Thơ Mới, . nền cấu trúc nhạc tính phổ quát, và đặc biệt, điệu tính - cái làm nên phong cách hay điệu hồn riêng của thơ Việt qua thực tiễn sáng tạo sống động của Thơ Mới 1932 – 1945. Chọn Thơ Mới làm tiêu điểm

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w