1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu công nghệ ADSL

93 325 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 12,91 MB

Nội dung

Lời nói đầu Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin và Internet. Các dịch vụ truyền số liệu, thương mại, giải trí, các dịch vụ thông tin tốc độ cao ngày càng trở thành một nhu cầu cấp bách. Internet và các ứng dụng của nó đã và đang thay đổi cách làm việc, giải trí và cách sống của chúng ta. Internet không chỉ cho phép tìm kiếm thông tin, mà còn cho phép truy cập đến lĩnh vực rộng hơn của số liệu và các dịch vụ đa phương tiện. Nhiều ứng dụng mới đã được triển khai và người sử dụng có thể bắt đầu chạy nhiều ứng dụng âm thanh và hình ảnh từ Internet, cũng như thưởng thức một thế giới mới của các ứng dụng tương tác ba chiều. Vì thế, sự ra đời của công nghệ đường dây thuê bao số DSL (Digital Subcriber Line) là rất phù hợp trong điều kiện hiện nay, đã giúp mở rộng cánh cửa của người dùng Internet Việt Nam với thế giới Internet. Kể từ khi được khởi xướng bởi hãng Bellcore vào năm 1989, công nghệ xDSL nói chung và ADSL (Asymmetic Digital Subscriber Line) nói riêng công nghệ cho phép truyền tín hiệu băng rộng trên đường dây thuê bao điện thoại cáp đồng hiện có đã được sự quan tâm chú ý đặc biệt của các nhà sản xuất, nhà khai thác viễn thông và các tổ chức viễn thông quốc tế. ADSL cho phép triển khai hiệu quả hàng trăm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như các ứng dụng cho giáo dục, cho hộ dân, cho doanh nghiệp, cũng như các ứng dụng cho chính phủ, đặc biệt là chính phủ điện tử. Cho đến nay, công nghệ ADSL với những ưu điểm nổi bật của nó đã có những bước phát triển đáng kể về mặt công nghệ, chuẩn hóa và thị trường. Thành công của công nghệ DSL đã được khẳng định và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, công nghệ DSL mà cụ thể là công nghệ đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL đã được triển khai rộng rãi trên cả nước cung cấp đường truyền truy cập internet tốc độ cao. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu công nghệ ADSL” cho đồ án tốt nghiệp của mình. Nội dung của đồ án gồm 3 chương: Chương I: Mạng truy nhập Chương II: Công nghệ ADSL Chương III: Cấu trúc mạng và các thành phần mạng sử dụng công nghệ ADSL.

Lời nói đầu Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin và Internet. Các dịch vụ truyền số liệu, thương mại, giải trí, các dịch vụ thông tin tốc độ cao ngày càng trở thành một nhu cầu cấp bách. Internet và các ứng dụng của nó đã và đang thay đổi cách làm việc, giải trí và cách sống của chúng ta. Internet không chỉ cho phép tìm kiếm thông tin, mà còn cho phép truy cập đến lĩnh vực rộng hơn của số liệu và các dịch vụ đa phương tiện. Nhiều ứng dụng mới đã được triển khai và người sử dụng có thể bắt đầu chạy nhiều ứng dụng âm thanh và hình ảnh từ Internet, cũng như thưởng thức một thế giới mới của các ứng dụng tương tác ba chiều. Vì thế, sự ra đời của công nghệ đường dây thuê bao số DSL (Digital Subcriber Line) là rất phù hợp trong điều kiện hiện nay, đã giúp mở rộng cánh cửa của người dùng Internet Việt Nam với thế giới Internet. Kể từ khi được khởi xướng bởi hãng Bellcore vào năm 1989, công nghệ xDSL nói chung và ADSL (Asymmetic Digital Subscriber Line) nói riêng - công nghệ cho phép truyền tín hiệu băng rộng trên đường dây thuê bao điện thoại cáp đồng hiện có đã được sự quan tâm chú ý đặc biệt của các nhà sản xuất, nhà khai thác viễn thông và các tổ chức viễn thông quốc tế. ADSL cho phép triển khai hiệu quả hàng trăm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như các ứng dụng cho giáo dục, cho hộ dân, cho doanh nghiệp, cũng như các ứng dụng cho chính phủ, đặc biệt là chính phủ điện tử. Cho đến nay, công nghệ ADSL với những ưu điểm nổi bật của nó đã có những bước phát triển đáng kể về mặt công nghệ, chuẩn hóa và thị trường. Thành công của công nghệ DSL đã được khẳng định và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, công nghệ DSL mà cụ thể là công nghệ 1 đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL đã được triển khai rộng rãi trên cả nước cung cấp đường truyền truy cập internet tốc độ cao. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu công nghệ ADSL” cho đồ án tốt nghiệp của mình. Nội dung của đồ án gồm 3 chương: Chương I: Mạng truy nhập Chương II: Công nghệ ADSL Chương III: Cấu trúc mạng và các thành phần mạng sử dụng công nghệ ADSL. 2 CHƯƠNG I MẠNG TRUY NHẬP Mạng truy nhập nằm giữa tổng đài nội hạt và thiết bị đầu cuối của khách hàng, thực hiện chức năng truyền dẫn tín hiệu. Tất cả các dịch vụ khách hàng có thể sử dụng được xác định bởi tổng đài nội hạt (chính là nút dịch vụ). Mạng truy nhập có vai trò hết sức quan trọng trong mạng viễn thông và là phần tử quyết định trong mạng thế hệ sau. Mạng truy nhập là phần lớn nhất của bất kỳ mạng viễn thông nào, thường trải dài trên vùng địa lý rộng lớn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chi phí xây dựng mạng truy nhập chiếm ít nhất là một nửa chi phí xây dựng toàn bộ mạng viễn thông. Mạng truy nhập trực tiếp kết nối hàng nghìn, thậm chí hàng chục, hàng trăm nghìn thuê bao với mạng chuyển mạch. Đó là con đường duy nhất để cung cấp các dịch vụ tích hợp như thoại và dữ liệu. Chất lượng và hiệu năng của mạng truy nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp dịch vụ toàn bộ mạng viễn thông. Do đó việc nghiên cứu mạng truy nhập là điều rất cần thiết. Tuy nhiên trong chương này đồ án chỉ nghiên cứu một số vấn đề về mạng truy nhập như sau: Tổng quan mạng truy nhập, công nghệ truy nhập xDSL, một số loại công nghệ DSL. 1.1. Tổng quan mạng truy nhập 1.1.1. Mạng truy nhập truyền thống Sau nhiều thập kỷ gần như không có sự thay đổi đáng kể nào trong cấu trúc cũng như công nghệ, mạng truy nhập thuê bao đang chuyển mình mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ viễn thông những tồn tại trong mạng truy nhập truyền thống ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Với sự phát triển của các mạng tích hợp và công nghệ máy tính, chỉ một tổng đài duy nhất cũng có khả năng cung cấp dịch vụ cho thuê bao cho một 3 vùng rất rộng lớn. Nhưng “vùng phủ sóng”, hay bán kính hoạt động của mạng truy nhập truyền thống tương đối hạn chế, thường dưới 5 km. Điều này hoàn toàn không phù hợp với chiến lược phát triển mạng là giảm số lượng, đồng thời tăng dung lượng và mở rộng vùng hoạt động của tổng đài. Mạng truy nhập thuê bao truyền thống sử dụng chủ yếu là tín hiệu tương tự với dải tần hẹp. Đây là điều cản trở việc số hóa, mở rộng băng thông và tích hợp dịch vụ. Theo phương thức truy nhập truyền thống, mỗi thuê bao cần có một lượng khá lớn cáp đồng kết nối với tổng đài. Tính trung bình mỗi thuê bao có khoảng 3 km cáp đồng. Hơn nữa, bao giờ cáp gốc cũng được lắp đặt nhiều hơn nhu cầu thực tế để dự phòng. Như vậy, mỗi thuê bao có ít nhất một đôi cáp cho riêng mình nhưng hiệu suất sử dụng lại rất thấp, do lưu lượng phát sinh của phần lớn thuê bao tương đối thấp. Vì vậy mạng truy nhập thuê bao truyền thống có chi phí đầu tư cao, phức tạp trong duy trì bảo dưỡng và kém hiệu quả trong sử dụng. 1.1.2. Mạng truy nhập hiện đại Theo các khuyến nghị của ITU – T (International Telecommucications Union) như hình vẽ 1-1. Theo đó mạng truy nhập là một chuỗi các thực thể truyền dẫn giữa giao diện nút dịch vụ (SNI: Service Node Interface) và giao diện người sử dụng – mạng (UNI: User Network Interface). Mạng truy nhập chịu trách nhiệm truyền tải các dịch vụ viễn thông. Thiết bị đầu cuối của khách hàng được kết nối với mạng truy nhập qua UNI, còn mạng truy nhập kết nối với nút dịch vụ (SN – Service Node) thông qua SNI. Về nguyên tắc không có giới hạn nào về loại và dung lượng của UNI hay SNI. Mạng truy nhập và nút dịch vụ đều được kết nối với hệ thống TMN (Telecom Management Network) qua giao diện Q3. 4 Hình 1.1: Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác Để giải quyết các vấn đề tồn tại trong mạng truy nhập truyền thống, một trong những giải pháp hợp lý là đưa thiết bị ghép kênh và truyền dẫn vào mạng truy nhập. Từ những năm 90 mạng truy nhập đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Thị trường mạng truy nhập đã thực sự mở cửa. Cùng với những chính sách mở cửa thị trường viễn thông của phần lớn các quốc gia trên thế giới, cuộc cạnh tranh trong mạng truy nhập ngày càng gay gắt. Các công nghệ và thiết bị truy nhập liên tiếp ra đời với tốc độ chóng mặt, thậm chí nhiều dòng sản phẩm chưa kịp thương mại hóa đã trở nên lỗi thời. Từ khía cạnh môi trường truyền dẫn, mạng truy nhập có thể chia thành hai loại lớn, có dây và không dây (vô tuyến). Mạng có dây có thể là mạng cáp đồng, mạng cáp quang, mạng cáp đồng trục hay mạng lai ghép. Mạng không dây bao gồm mạng vô tuyến cố định và mạng di động. Dĩ nhiên không thể tồn tại một công nghệ nào đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu của mọi ứng dụng trong tất cả các trường hợp. Điều đó có nghĩa rằng mạng truy nhập hiện đại sẽ là một thực thể mạng phức tạp, có sự phối hợp hoạt động của nhiều công nghệ 5 truy nhập khác nhau, phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau trong khu vực rộng lớn và không đồng nhất. Mạng truy nhập quang (Optical Access Network - OAN) là mạng truy nhập sử dụng phương thức truyền dẫn quang. Thuật ngữ này chỉ các mạng trong đó liên kết quang được sử dụng giữa thuê bao và tổng đài. Các thành phần chủ chốt của mạng truy nhập quang là kết cuối đường dẫn quang (Opical Line Terminal – OLT) và khối mạng quang (Optical Network Unit – ONU). Chức năng chính của chúng là thực hiện chuyển đổi các giao thức báo hiệu giữa SNI và UNI trong toàn bộ mạng truy nhập. Có ba loại hình truy nhập quang chính: Cáp quang tới khu vực dân cư, cáp quang tới tòa nhà, cáp quang tới hộ gia đình và cáp quang tới văn phòng. Hiện nay cáp đồng vẫn là môi trường truyền dẫn chính trong mạng truy nhập, chiếm tới khoảng 94%. Việc tận dụng cơ sở hạ tầng rất lớn này là rất cần thiết và có lợi. Các công nghệ đường dây thuê bao kỹ thuật số (DSL – Digital Subcriber Line) chính là giải pháp cho vấn đề này. Ngoài các công nghệ truy nhập có dây, các phương thức truy nhập vô tuyến cũng phát triển rất mạnh. Các mạng di động GSM, CDMA đã có tới hàng trăm triệu thuê bao trên khắp thế giới. Các phương thức truy nhập vô tuyến cố định cũng ngày càng trở nên thông dụng hơn, do những lợi thế của nó khi triển khai ở các khu vực có địa hình hiểm trở hay có cơ sở hạ tầng viễn thông kém phát triển. Ở các đô thị lớn dịch vụ vô tuyến cố định cũng phát triển, đặc biệt khi nhà khai thác cần tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất. 1.2. Công nghệ truy nhập xDSL 1.2.1. Khái niệm Khi các ứng dụng dung lượng thông tin lớn không ngừng phát triển và gây khủng hoảng cho cả hạ tầng cơ sở mạng công cộng cũng như nội bộ thì phần nội hạt trở nên thách thức chính cho các nhà cung cấp dịch vụ. Làm thế nào để có thể cung cấp tốc độ cao mà không phải đầu tư nhiều cho việc nâng cấp 6 vòng thuê bao nội hạt. Trong nhiều trường hợp, công nghệ DSL là một câu trả lời. Như đã nói, DSL không phải là một dịch vụ mà chỉ là công nghệ cung cấp một phương pháp kinh tế cho truyền dẫn nội hạt tốc độ cao trái ngược với các kênh T1/E1 cũng như các mạch 56/64 kbps truyền thống. Lý do làm cho thị trường DSL tăng trưởng nhanh chóng là do các dịch vụ dựa trên DSL không bắt buộc phải thay đổi dịch vụ đang sử dụng mà lại cho phép cung cấp chúng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đó. Công nghệ DSL là sự lựa chọn chính để triển khai các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao đến người sử dụng. Các công nghệ DSL có khả năng cho phép sử dụng chung với các cuộc gọi thoại thông thường trên cùng một đôi dây điện thoại. Đặc điểm này, được thực hiện bằng cách sử dụng băng tần cho DSL bên ngoài khoảng tần số được dùng cho các cuộc gọi thoại (0.3kHz đến 3.4kHz) vì các đôi dây cáp xoắn có khả năng chuyên chở các tần số cao hơn rất nhiều khoảng tần số dùng cho thoại. Độ rộng tần số trên đôi dây cáp xoắn phụ thuộc vào chiều dài của đôi dây và các suy hao trên đường cáp. Dựa vào độ dài của các đường dây nội hạt, các công nghệ DSL có thể cung cấp băng thông từ 128kbps đến 52Mbps. Băng thông của các công nghệ DSL theo hai hướng có thể là đối xứng (Symmetric) hoặc bất đối xứng (Asymmetric). Các công nghệ DSL đối xứng cung cấp băng thông giống nhau cho cả hai hướng Upstream và Dowstream trong khi các công nghệ DSL bất đối xứng cung cấp băng thông không bằng nhau cho mỗi hướng (thông thường hướng Dowstream về phía thuê bao có băng thông cao hơn hướng Upstream). DSL bất đối xứng rất thích hợp cho nhiều ứng dụng như truy nhập Internet, trong ứng dụng này thông thường các thuê bao có nhu cầu Download dữ liệu nhiều hơn là gửi dữ liệu (thống kê theo kinh nghiệm có thể lớn gấp 10 lần). 7 DSL không phải là một giải pháp cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh (End To End) chỉ là công nghệ về truyền dẫn, bao gồm hai modem DSL có chức năng điều chế, chuyển đổi tín hiệu đường dây, được nối với nhau bằng các đôi dây cáp đồng. Song, bởi các lý do trình bày trên đây, công nghệ này đem lại những lợi ích to lớn cả về kinh tế cũng như chính trị xã hội. Hình 1.2: Đường tham chiếu modem trong băng thoại Hình 1.3: Mô hình tham chiếu điểm – điểm bao gồm 2 DSL, một cho người sử dụng A, một cho người sử dụng B 8 Như chỉ ra ở hình 1.2 và 1.3, đường truyền dẫn modem trong băng thoại có thể bao gồm mạch vòng nội hạt cho người sử dụng A, chuyển mạch nội hạt, chuyển mạch trung kế, chuyển mạch nội hạt khác để nối tới người sử dụng khác, và cuối cùng là mạch vòng nội hạt cho người sử dụng B. Ngược lại, đường truyền dẫn DSL chỉ bao gồm một mạch vòng nội hạt từ địa điểm người sử dụng tới tổng đài nội hạt gần đó, chính xác hơn là đến giá khung phân phối thuê bao chính MDF (Main Distribution Frame) của tổng đài nội hạt. Người sử dụng cuối cùng không mua DSL mà mua các dịch vụ viễn thông như truy nhập internet tốc độ cao, thuê kênh riêng, mạng riêng ảo VPN… 1.2.2. Đường truy nhập cáp đồng thông thường Mạng truy nhập cáp đồng có một loạt các vấn đề cản trở việc hoạt động cũng như việc nâng cấp lên mạng truy nhập số. Các vấn đề này có thể được phân loại thành những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài, hay thành nhiễu và xuyên âm. Ví dụ về các loại nhiễu bên trong bao gồm những loại phát sinh từ các phần tử chống sét, các bộ lọc nhiễu cao tầng, cuộn gia cảm, rẽ nhánh, trở kháng cách điện thấp, các mỗi nối có trở kháng cao. Các đường dây thuê bao ban đầu chỉ bao gồm một sợi dây đồng (Ground Return) cho tới khi người ta phát hiện ra rằng một sợi dây thứ hai (Metallic Return) có thể làm giảm một cách đáng kể nhiễu xuyên âm. Tuy nhiên những cặp dây đồng song song chạy dài này lại có độ suy hao tín hiệu cao do chúng hoạt động như những tụ điện mỏng kéo dài và có xu hướng ngăn không cho tín hiệu truyền một cách tự do. Ngay sau đó, các cặp dây đồng xoắn (Twisted Pairs) đã được phát hiện ra là có thể giảm bớt một chút suy hao tín hiệu vì điện cảm của dây xoắn sẽ có tác dụng bù dung kháng của dây. Dây bọc kim cũng có khả năng nâng cao chất lượng nhưng khá đắt, đồng thời lại suy hao của đường truyền analog. 9 Tín hiệu truyền trên đôi dây đồng xoắn không bọc kim cho dù đã được bù điện cảm nhưng vì điện dung đường dây lớn, vẫn bị suy hao nhiều nếu như khoảng cách thuê bao lớn. Để giải quyết vấn đề này, các đường dây thuê bao xa hơn khoảng cách thông thường (khoảng 5km đến 6km), các cuộn gia cảm (Loading Coils) sẽ được thêm vào đường dây nhằm tăng điện cảm của đôi dây. Suy hao đường dây đồng và cuộn gia cảm có tác dụng nâng cao chất lượng của tín hiệu trong khoảng tần số truyền thống (0,3kHz tới 3,4kHz), đồng thời triệt tiêu hầu hết tín hiệu nằm ngoài khoảng này. Đây chính là một khó khăn lớn cho việc mở rộng tần số sử dụng trên đường dây đồng thông thường. tuy nhiên, phần lớn các mạng thoại nội hạt ở Việt Nam không sử dụng cuộn gia cảm. Hình 1.4: Gia cảm cho đường dây thuê bao cáp đồng Trong một số trường hợp, các nhánh chạy đến thuê bao được nối vào một đường dây cáp dài nhiều đôi, phần còn lại của những đường dây này sẽ đóng vai trò như những anten dài, góp phần cản nhiễu vào đường dây thuê bao. Một vấn đề nữa là đường dây cáp đồng tới thuê bao được nối nhiều lần bằng măng sông (thường dưới cống để đi ngầm) hoặc bằng các tủ cáp trung gian để nối các đoạn cáp với nhau. Do chiều dài chuẩn của các cuộn cáp thường thay đổi từ vài trăm mét cho tới 1 hay 2 km, thông thường có khá nhiều mối nối trên đường dây thuê bao. Các mối nối này dễ bị gỉ làm tăng suy hao và méo đường truyền. Việc dùng nhiều kích cỡ khác nhau của các đoạn 10 [...]... công nghệ ADSL hoàn toàn chiếm ưu thế trong việc trở thành công nghệ truy nhập tốc độ cao hiện tại và trong tương lai gần CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ ADSL 30 ADSL là kỹ thuật truyền dẫn không đối xứng ADSL có phần băng thông của chiều xuống (từ nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng) lớn hơn phần băng thông chiều lên (từ phía khách hàng tới phía nhà cung cấp dịch vụ) Sự bất đối xứng này là đặc tính làm cho công nghệ. .. rất nhiều các giải pháp công nghệ truyền dẫn được sử dụng trong công nghệ ADSL nhưng trong chương này của đồ án chỉ nghiên cứu một số giải pháp là: Các kỹ thuật mã hóa đường truyền trong ADSL, đặc điểm kỹ thuật công nghệ và trải phổ ADSL, đặc điểm thiết bị thu phát đường dây thuê bao số ADSL 2.1 Các kỹ thuật mã hóa đường truyền trong ADSL Các phương pháp điều chế CAP và DMT là các mã đường truyền sử... và tín hiệu số liệu tùy theo đặc tính của công nghệ Phương thức sử dụng băng tần cũng thay đổi theo từng loại công nghệ khác nhau dựa trên một nguyên tắc cơ bản là tốc độ truyền tỷ lệ với băng tần như được thể hiện trong công thức Niquist Tất cả các công nghệ DSL (gọi chung là xDSL) đều vẫn hỗ trợ thông tin thoại tức là trên đường dây đồng của mạng điện thoại công cộng, các cuộc gọi thông thường vẫn... cáp đồng Tuy nhiên, cụ thể các công nghệ DSL khác nhau có cách tiến hành khá khác nhau, nhất là các yêu cầu cụ thể về đường truyền cũng như thiết bị Các công nghệ DSL chính và những ứng dụng cơ bản của chúng sẽ được trình bầy một cách cụ thể hơn sau đây 1.3 Một số loại công nghệ DSL Khi năng lực xử lý của bộ xử lý tín hiệu số tăng lên, thì tốc độ của DSL cũng tăng lên Công nghệ DSL bắt đầu từ 144Kbps... thường được gọi là bộ chia Ngoài bộ chia, ADSL bao gồm một thiết bị truyền dẫn ADSL ở phía thiết bị trung tâm (ATU-C), một mạch vòng và một thiết bị truyền dẫn ADSL ở xa (ATU-R) Hình 1.12: Mô hình tham chiếu ADSL • Các khả năng của ADSL và ứng dụng Giai đoạn đầu ADSL được nghiên cứu ở tốc độ 1.5 Mbps thu và 16 Kbps phát cho ứng dụng video MPEG-1 (VDT) còn gọi là ADSL1 Sau đó, xuất hiện một số ứng dụng... theo hướng phát tốt hơn nhiều so với triệt tiếng vọng ECHO ADSL Tuy vậy giải thông thu của ADSL cho phép làm việc theo hướng thu đối với các mạch vòng là khá ngắn 28 Hình 1.15: Truyền dẫn triệt tiếng vọng ADSL • Tương lai của ADSL ADSL sẽ được tích hợp vào hệ thống mạch vòng số (DLC) trên cáp dành cho các mạch vòng không nối trực tiếp từ CO ADSL rất hợp để cung cấp tốc độ bit cao trên mạch vòng DLC,... tín hiệu có thể được thực hiện bằng những bộ lọc thông dải Hình 1-6 thể hiện phương án sử dụng dải tần FDM cho công nghệ ADSL (Asymmetic Digital Subscriber Line) Dải tần dùng cho tín hiệu truyền xuống rộng hơn vì tốc độ yêu cầu cao hơn Hình 1.6: Phương án sử dụng dải tần FDM cho công nghệ ADSL Tuy vậy, phương án này có nhược điểm là tần số không được sử dụng một cách đầy đủ, một dải tần lớn phải sử... 16 Kbps phát (ADSL2 ) cho phép 2 dòng MPEG-1 đồng thời ADSL3 với 6 Mbps thu và ít nhất 64 Kbps phát hỗ trợ video MPEG2 Tiêu chuẩn ADSL ANSI T1.413 phiên bản 1 phát triển vượt ra khỏi khái niệm ADSL3 RADSL: Đường dây thuê bao số tốc độ điều chỉnh có khả năng xác định dung lượng truyền của mỗi mạch vòng một cách tự động và sau đó hoạt động 26 ở tốc độ cao nhất phù hợp với mạch vòng đó RADSL tự động cung... luận để lựa chọn loại mã đường dây tiêu chuẩn cho ADSL nhằm nhanh chóng đưa công nghệ ADSL ra thị trường, tăng tốc độ dịch vụ 31 băng rộng với giá rẻ và giải quyết vấn đề tắc nghẽn lưu lượng mà mạng thoại đang phải gánh chịu Cuối cùng, DMT đã được công nhận là một tiêu chuẩn quốc tế Nhiều nhà máy sản xuất các vi mạch tích hợp đang phát triển các thiết bị ADSL có khả năng tương tác dựa trên tiêu chuẩn... thi công lắp mới các thiết bị truy nhập mạng mới còn hạn chế và tốn kém Đồng thời, do nhu cầu truyền thông tốc độ cao còn hạn chế, việc tận dụng những đường cáp đồng hiện có là một giải pháp tối ưu cho các nhà cung cấp và khai thác dịch vụ tại Việt Nam Mặt khác, do điều kiện đặc biệt của nước ta, việc thi công mạng cáp đồng trục (Coaxia Cable) là không thực tế, công nghệ DSL và cụ thể trước mắt là công . điện tử. Cho đến nay, công nghệ ADSL với những ưu điểm nổi bật của nó đã có những bước phát triển đáng kể về mặt công nghệ, chuẩn hóa và thị trường. Thành công của công nghệ DSL đã được khẳng. vì vậy, em đã chọn đề tài: Tìm hiểu công nghệ ADSL cho đồ án tốt nghiệp của mình. Nội dung của đồ án gồm 3 chương: Chương I: Mạng truy nhập Chương II: Công nghệ ADSL Chương III: Cấu trúc mạng. các công nghệ DSL có thể cung cấp băng thông từ 128kbps đến 52Mbps. Băng thông của các công nghệ DSL theo hai hướng có thể là đối xứng (Symmetric) hoặc bất đối xứng (Asymmetric). Các công nghệ

Ngày đăng: 12/11/2014, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w