Các kỹ thuật mã hóa đường truyền trong ADSL

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL (Trang 31 - 34)

Các phương pháp điều chế CAP và DMT là các mã đường truyền sử dụng hữu ích cho vùng tần số cao nằm trên dải băng tần thoại. Hai phương pháp mã hóa này là rất khác nhau về phương pháp thực hiện, do đó bộ thu phát DMT không thể tương thích với bộ thu phát CAP. Trong những năm qua đã có nhiều cuộc tranh luận để lựa chọn loại mã đường dây tiêu chuẩn cho ADSL nhằm nhanh chóng đưa công nghệ ADSL ra thị trường, tăng tốc độ dịch vụ

băng rộng với giá rẻ và giải quyết vấn đề tắc nghẽn lưu lượng mà mạng thoại đang phải gánh chịu. Cuối cùng, DMT đã được công nhận là một tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều nhà máy sản xuất các vi mạch tích hợp đang phát triển các thiết bị ADSL có khả năng tương tác dựa trên tiêu chuẩn này. Sở dĩ DMT được lựa chọn là do nó có một số ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với CAP.

* Một số ưu điểm của DMT

- Khả năng tương thích: Đây là một yêu cầu của cả khách hàng và nhà sản xuất cho bất kỳ công nghệ viễn thông nào, đồng thời cũng là nguyên tắc để lựa chọn thiết bị tiêu chuẩn. Khách hàng mong muốn thiết bị mới mua về có thể làm việc cùng với những thiết bị cũ đang sử dụng. Nhà sản xuất cần chiều theo ý khách hàng để họ có thể mua modem của hãng mình rồi sử dụng với thiết bị đầu cuối của hãng khác. CAP không đáp ứng được yêu cầu này do nó là công nghệ được cung cấp từ một nguồn duy nhất là hãng Globenspan Semiconductor. Trong khi đó, những nhà cung cấp DMT đã chứng minh được khả năng làm việc tương thích của các modem do các hãng khác nhau sản xuất khác nhau dựa trên cùng một công nghệ.

- Tăng chất lượng và hiệu suất truyền dẫn: DMT làm tăng hiệu suất của modem vì các kênh con độc lập với nhau có thể được điều khiển riêng rẽ sau khi xem xét điều kiện đường truyền. DMT đo tỉ số tín hiệu trên tạp âm SNR của mỗi kênh và gán số lượng bit cho kênh đó sao cho dung lượng mỗi kênh là lớn nhất. Thông thường, các kênh tần số thấp có thể mang nhiều bit hơn vì chúng bị suy giảm ít hơn ở các tần số cao. Kết quả là dung lượng toàn bộ các kênh có thể tăng lên nhiều lần, thậm chí trong những điều kiện đường truyền rất xấu.

- Khả năng chống nhiễu tốt: Ngoài ảnh hưởng của tạp âm nhiệt, kênh thoại còn chịu ảnh hưởng của tạp âm xung và nhiễu tần số vô tuyến. Tạp âm xung trải rộng theo tần số nhưng tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nên thường được xem là tạp âm miền thời gian. Do vậy nó chỉ gây ảnh hưởng nhỏ

tới một tín hiệu trong các kênh con DMT nhưng sẽ làm mất hoàn toàn một số kí hiệu trong kênh CAP. RFI là một loại tạp âm miền tần số chủ yếu do các trạm vô tuyến điều biên gây ra. Nhưng do hoàn toàn có thể xác định trước băng tần AM này nên modem DMT sẽ phân bổ công suất tín hiệu hiệu quả nhất cho phía thu, cụ thể là không phát tín hiệu trong khoảng tần số bị nhiễu vô tuyến. Chính vì vậy mà DMT là phương pháp chống nhiễu RFI hiệu quả và thông minh hơn hẳn CAP.

- Khả năng cung cấp các tốc độ thích ứng với chất lượng đường truyền: DMT thực hiện đo tỉ số SNR cho mỗi kênh con và dựa vào đó để gán cho mỗi kênh con một số bit phù hợp. Bằng cách điều chỉnh số bit trên kênh, DMT có thể tự động điều chỉnh tốc độ số liệu với bước điều chỉnh nhỏ nhất là 32kbit/s. Trong khi đó CAP cũng có khả năng điều chỉnh nhưng với bước điều chỉnh 640kbit/s nên kém linh đông hơn DMT.

- Công suất tiêu thụ ít hơn: DMT tiến hành đo chất lượng đường truyền trong từng khoảng tần số nên có thể tránh được những khoảng tần số bị nhiễu mạnh, do đó công suất tiêu thụ của hệ thống giảm nhiều so với CAP khi hoạt động trong thực tế.

- Tương thích phổ: Hệ thống DMT đáp ứng được quy định về mật độ phổ công suất mà hệ thống có thể sử dụng cho tần số phát hướng lên và hướng xuống mà không gây nhiễu cho các hệ thống khác. Hệ thống CAP vi phạm quy định này và gây xuyên âm tới các hệ thống ADSL, VDSL, HDSL, SDSL, thậm chí cả dịch vụ T1 trong bó cáp kế cận.

Tuy nhiên, để kỹ thuật DMT có đầy đủ các ưu điểm đó thì đòi hỏi phải đo và giám sát thường xuyên chất lượng đường truyền cho mỗi kênh trong tổng số 256 kênh. Do vậy, cấu trúc modem DMT rất phức tạp. Mặt khác, điều chế CAP cũng có ưu điểm là độ trễ nhỏ, chỉ bằng 25% độ trễ của DMT, và tính đơn giản. Trên thị trường hiện nay các modem ADSL sử dụng kỹ thuật CAP vẫn rất phổ biến do kỹ thuật CAP ra đời sớm hơn nên đã có quá trình phát

triển lâu dài, các hãng sản xuất modem ADSL CAP vẫn đang cố gắng không ngừng tìm cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL (Trang 31 - 34)