Mô hình chuẩn của bộ phát ATU-C

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL (Trang 57 - 62)

Truyền tải tế bào không đồng bộ ATM và truyền đồng bộ STM là những ứng dụng tùy chọn, ATU-C và ATU-R có thể được cấu hình để truyền tải đồng bộ bit STM và truyền tải tế bào ATM. Cấu hình lai ghép (nghĩa là đồng thời một số ứng dụng chạy trên ATM) không phụ thuộc nội dung của tiêu chuẩn này.

Nếu giao diện U-C dựa trên đồng bộ bit STM (nghĩa là không có tế bào ATM trên giao diện U-C) thì ATU-C được cấu hình để truyền tải STM. Nếu giao diện U-C dựa trên ATM thì ATU-C được cầu hình cho truyền tải ATM.

Nếu giao diện U-R dựa trên đồng bộ bit STM thì ATU-R được cấu hình cho truyền tải STM. Nếu giao diện U-R dựa trên ATM thì ATU-R được cấu hình cho truyền tải ATM.

a. Mô hình chuẩn của bộ phát ATU-C cho truyền tải STM

Hình 2.13 là sơ đồ khối của bộ thu phát ADSL ở phía nhà cung cấp biểu diễn các khối chức năng và giao diện được chuẩn hóa trong tiêu chuẩn này cho truyền tải số liệu STM đường xuống.

Hình 2.13: Mô hình chuẩn bộ phát ATU-C cho truyền tải STM

Việc cung cấp STM là tùy chọn, tuy nhiên nếu có thì nó sẽ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Kiểu truyền tải STM cơ bản là dãy bit nối tiếp.

- Kiểu khung sử dụng phải bảo toàn cho các byte ranh giới nếu xuất hiện tại giao diện V-C.

- Ngoài các giao diện nối tiếp Asx/LSx thì byte số liệu MSB được phát đi trước. Tuy nhiên, tất cả quá trình xử lý trong khung ADSL (CRC, trộn, …) sẽ được thực hiện LSB trước (MSB bên ngoài sẽ được ADSL xem như là LSB). Với kết quả đó thì bit tới trước (MSB bên ngoài) sẽ là bit được xử lý đầu tiên trong ADSL (bit LSB).

- Thiết bị ADSL phải hỗ trợ tối thiểu kênh tải đường xuống LS0 và AS0. Việc hỗ trợ các kênh khác là tùy chọn.

Trong hai luồng biểu diễn giữa khối điều khiển và sắp xếp tone, luồng nhanh có độ trễ thấp, luồng xen có tỷ lệ lỗi rất thấp nhưng trễ lớn hơn. Hệ thống ADSL hỗ trợ STM phải có khả năng hoạt động trong chế độ trễ kép đối với hướng xuống (số liệu người sử dụng được phân cho cả hai luồng nhanh và

luồng xen), và chế độ trễ đơn cho cả hai hướng lên và xuống (tất cả số liệu người sử dụng được phân cho một luồng hoặc là luồng nhanh hoặc là luồng xen). Hệ thống ADSL hỗ trợ truyền tải STM có khả năng hoạt động trong chế độ trễ kép tùy chọn cho đường lên, trong đó dữ liệu người sử dụng phân bổ cho cả hai luồng (nhanh và xen).

b. Mô hình chuẩn của bộ phát ATU-C cho truyền tải ATM

Hình 2-14 là sơ đồ khối của bộ phát ADSL ở phía tổng đài, biểu diễn các khối chức năng và giao diện được chuẩn hóa trong tiêu chuẩn này cho truyền tải số liệu ATM đường xuống.

Hình 2.14: Mô hình chuẩn của bộ phát ATU-C cho truyền tải ATM

Việc cung cấp ATM là tùy chọn, tuy nhiên nếu có thì sẽ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Các byte ranh giới tại giao diện V-C phải được bảo toàn trong khung số liệu ADSL.

- Ngoài giao diện nối tiếp ASx/LSx, các byte MSB sẽ được phát trước. Tuy nhiên, tất cả quá trình xử lý trong khung ADSL (CRC, trộn…) sẽ được thực hiện LSB (Least Significant Bit - Bit có ý nghĩa nhỏ nhất) trước (MSB

(Most Significant Bit - Bit có ý nghĩa lớn nhất) bên ngoài sẽ được ADSL xem như là LSB). Với kết quả đó thì bit tới trước (MSB) sẽ là bit được xử lý đầu tiên trong ADSL (bit LSB), bit CLP (Cell Loss Priority - Ưu tiên mất tế bào) của mào đầu ATM sẽ mang bit MSB của khung ADSL (có nghĩa là chúng được xử lý sau).

- Thiết bị ADSL phải hỗ trợ tối thiểu kênh tải đường xuống AS0. Việc hỗ trợ các kênh khác là tùy chọn.

- Trong hai luồng biểu diễn giữa khối điều khiển ghép kênh/đồng bộ và sắp xếp tone, luồng nhanh có độ trễ thấp, luồng xen có tỷ lệ lỗi rất thấp nhưng trễ lớn hơn. Hệ thống ADSL hỗ trợ ATM có khả năng hoạt động trong chế độ trễ đơn, trong đó số liệu người sử dụng được phân cho một luồng (luồng nhanh hoặc luồng xen). Hệ thống ADSL hỗ trợ truyền tải ATM có khả năng hoạt động trong chế độ trễ kép tùy chọn, trong đó dữ liệu người sử dụng phân bổ cho cả hai luồng (luồng nhanh và luồng xen).

c. Mô hình chuẩn bộ phát ATU-R cho truyền tải STM

Hình 2-15 là sơ đồ khối chức năng và giao diện chuẩn hóa của bộ phát ATU-R cho truyền tải dữ liệu STM đường lên.

Việc cung cấp STM là tùy chọn, tuy nhiên nếu có nó phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:

- Kiểu truyền tải STM cơ bản là dãy bit nối tiếp

- Kiểu khung sử dụng có các byte ranh giới được bảo toàn nếu xuất hiện tại giao diện T-R.

- Ngoài các giao diện nối tiếp LSx thì byte số liệu MSB được phát đi trước. Tuy nhiên, tất cả quá trình xử lý trong khung ADSL (CRC, trộn…) sẽ được thực hiện LSB trước (MSB bên ngoài) sẽ là bit được xử lý đầu tiên trong ADSL (bit LSB).

- Thiết bị ADSL phải hỗ trợ tối thiểu một kênh tải đường lên LS0. Việc hỗ trợ các kênh khác là tùy chọn.

- Trong hai luồng biểu diễn giữa khối điều khiển ghép kênh/đồng bộ và sắp xếp tone, luồng nhanh có độ trễ thấp, luồng xen có tỷ lệ lỗi rất thấp nhưng trễ lớn hơn. Hệ thống ADSL hỗ trợ STM phải có khả năng hoạt động trong chế độ đơn trong một hướng trong đó số liệu người sử dụng được phân cho một luồng (luồng nhanh và xen). Hệ thống ADSL hỗ trợ truyền tải STM có khả năng hoạt động trong chế độ trễ kép tùy chọn cho đường lên, trong đó dữ liệu người sử dụng phân bổ cho cả hai luồng (nhanh và xen).

Hình 2.15: Mô hình chuẩn của bộ phát ATU-R cho truyền tải STM.

d. Mô hình chuẩn hóa bộ phát ATU-R cho truyền tải ATM

Hình 2-16 là sơ đồ khối chức năng và giao diện chuẩn hóa của bộ phát ATU-R cho truyền tải số liệu ATM đường lên.

Việc cung cấp ATM là tùy chọn, tuy nhiên nếu có nó phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:

- Các byte ranh giới tại giao diện T-R phải được bảo toàn trong khung số liệu ADSL.

- Ngoài giao diện nối tiếp LSx các byte MSB sẽ được phát trước. Tuy nhiên, tất cả quá trình xử lý trong khung ADSL (CRC, trộn…) sẽ thực hiện LSB trước (MSB bên ngoài sẽ được ADSL xem như là LSB). Với kết quả đó thì bit tới trước (MSB bên ngoài) sẽ là bit được xử lý đầu tiên trong ADSL (bit LSB), bit CLP của mào đầu ATM sẽ mang bit MSB của khung ADSL (có nghĩa là chúng được xử lý sau).

- Thiết bị ADSL phải hỗ trợ tối thiểu kênh tải đường lên LS0. Việc hỗ trợ các kênh khác là tùy chọn.

Hình 2.16: Mô hình chuẩn của bộ phát ATU-R cho truyền tải ATM

- Trong hai luồng biểu diễn giữa khối điều khiển ghép kênh/đồng bộ và sắp xếp tone, luồng nhanh có độ trễ thấp, luồng xen có tỷ lệ lỗi rất thấp nhưng trễ lớn hơn. Hệ thống ADSL hỗ trợ ATM có khả năng hoạt động trong chế độ trễ đơn, trong đó số liệu người sử dụng được phân cho một luồng (luồng nhanh hoặc luồng xen). Hệ thống ADSL hỗ trợ truyền tải ATM có khả năng hoạt động trong chế độ trễ kép tùy chọn cho đường lên, trong đó dữ liệu người sử dụng phân bổ cho cả hai luồng (luồng nhanh và luồng xen).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w