Phương pháp điều chế pha và biên độ không sóng mang CAP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL (Trang 42 - 44)

Phương pháp điều chế pha và biên độ không sóng mang này dựa trên phương pháp điều chế biên độ cầu phương QAM. Vì thế phương pháp này hoạt động tương tự như phương pháp QAM. Tương tự như QAM, CAP sử dụng cả điều chế biên độ và điều chế pha, như chỉ ra trong hình 2-4.

Sự khác nhau giữa CAP và QAM trong việc thực hiện chúng. Với QAM, hai tín hiệu được kết hợp trong một miền tương tự. Tuy nhiên, do tín hiệu sóng mang không mang thông tin, nên CAP không gửi một chút sóng mang nào. Tín hiệu điều chế được số hóa nhờ sử dụng hai bộ lọc số với các đặc tính biên độ cân bằng và khác nhau. Tín hiệu điều chế của CAP là số chứ không phải là tương tự do đó tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, chính sự vắng mặt của sóng mang lại tạo nên nhược điểm của CAP đó là chòm sao mã hóa của

CAP không cố định (trong khi chòm sao mã hóa của QAM là cố định). Do đó bộ thu CAP phải có chức năng quay để phát hiện ra vị trí có liên quan của chùm sao.

Hình 2-5. là sơ đồ thu phát tín hiệu theo phương pháp điều chế CAP. Các bit dữ liệu được đưa vào bộ mã hóa, đầu ra bộ mã hóa là các symbol được đưa đến các bộ lọc số. Tín hiệu sau khi qua bộ lọc số đồng pha và bộ lọc số lệch pha 900 sẽ được tổng hợp lại, đi qua bộ chuyển đổi D/A, qua bộ lọc phát và tới đường truyền.

Hình 2.5: Thu phát tín hiệu theo phương pháp CAP

Tại đầu thu, tín hiệu nhận được qua bộ chuyển đổi A/D, qua các bộ lọc thích nghi và đến phần xử lý sau đó là giải mã. Bộ lọc phía thu và bộ xử lý là một phần của việc cân bằng điều chỉnh để chỉnh méo tín hiệu.

CAP có các ưu điểm:

- Kỹ thuật hoàn thiện phát triển từ modem V34: Do CAP dựa trên QAM một cách trực tiếp nên nó là một kỹ thuật hoàn thiện dễ hiểu và do không có các kênh con nên thực thi đơn giản hơn DMT.

- Thích nghi tốc độ: Trong CAP, việc thích nghi tốc độ có thể đạt được bởi việc thay đổi kích cỡ chùm sao mã hóa (4-CAP, 64-CAP, 512-CAP…) hoặc là bằng cách tăng hoặc giảm phổ tần sử dụng.

- Mạch thực hiện đơn giản.

Nhược điểm của phương pháp CAP:

- Không có sóng mang nên năng lượng suy giảm nhanh trên đường truyền.

- Do không có sóng mang mà tín hiệu thu chỉ biết biên độ mà không biết pha do đó đầu thu phải có bộ thực hiện chức năng quay nhằm xác định chính xác điểm tín hiệu.

Việc sử dụng DMT hay CAP làm mã đường truyền cho ADSL, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm chung của nó. DMT có khả năng thích ứng nhanh với thay đổi đường dây, CAP cũng có khả năng như vậy. Nhưng hiện nay DMT được sử dụng là mã đường truyền cho ADSL. Tuy nhiên, theo sự phân tích ban đầu thì DMT được nhiều tổ chức chuẩn hóa đồng ý sử dụng truyền cho ADSL full-rate và ADSL Lite.

Trái ngược với DMT, CAP sử dụng hoàn toàn dải băng khả dụng (trừ dải băng tần thoại), do đó không có các kênh con trong CAP. Nói cách khác, DMT và CAP đều dựa trên QAM, nhưng sự khác nhau căn bản nhất là DMT sử dụng QAM trên mỗi kênh con còn CAP phân bố đều năng lượng qua toàn dải tần. Các hệ thống CAP sử dụng ghép phân chia theo tần số FDM để tách các tần số trong kênh hướng lên và hướng xuống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL (Trang 42 - 44)