Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
1,35 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2009” TÊN CÔNG TRÌNH: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ DỰ BÁO ĐỒNG USD ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARCH/GARCH THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Nội dung nghiên cứu 2 5. Đóng góp của đề tài 2 6. Hướng phát triển của đề tài 2 ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 1.Lý thuyết cung cầu thị trường tỷ giá hối đoái 4 1.1Khái niệm 4 1.2 Sự cân bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa - Thị trường ngoại hối 4 2. Mô hình Arima 6 2.1Tính dừng của chuỗi thời gian 6 2.1.1 Khảo sát tính dừng 6 2.1.2 Kiểm định tính dừng dựa vào biểu đồ tương quan ACF 7 2.1.3 Tóm tắt tính dừng 9 2.2 Hệ số tự tương quan riêng 9 2.3 Mô hình Box-Jenkins cho chuỗi dừng và dự báo 10 2.3.1Các quá trình tự hồi qui (AR) 10 2.3.2 Các quá trình trung bình trượt (MA) 11 2.3.3 Các quá trình phối hợp tự hồi qui _ trung bình trượt (ARMA) 11 2.4 Mô hình Box-Jenkins Arima cho chuỗi không dừng và dự báo 12 3. Mô hình Arch – Garch - Tgarch 13 3.1 Mô hình Arch 13 3.2 Mô hình Garch 17 3.3 Mô hình Garch ở giá trị trung bình ( Garch –M) 18 3.4 Mô hình Tgarch 19 4. Khung phân tích 19 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO TỶ GIÁ USD/VND BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUI NHÂN QUẢ 23 1.Thống kê mô tả và kì vọng về dấu tới các nhân tố tác động đến tỷ giá 23 2.Kết quả hồi qui 24 3.Kiểm định các giả thuyết của mô hình 24 4.Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình 24 CHƯƠNG 3 : DỰ BÁO SUẤT SINH LỢI VÀ RỦI RO TỶ GIÁ 26 1.Xây dựng mô hình Arima cho suất sinh lợi của tỷ giá 26 1.1 Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu 26 1.2 Xác định mô hình dự báo Arima 27 2. Xây dựng mô hình Arch cho chuỗi số liệu suất sinh lợi của tỷ giá 27 3. Xây dựng mô hình Garch cho chuỗi số liệu suất sinh lợi của tỷ giá 28 4. Xây dựng mô hình Tgarch cho chuỗi số liệu suất sinh lợi của tỷ giá 29 5 Kết quả dự báo 29 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 30 Kết luận 30 Hạn chế của đề tài 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC 32 1 1. Lý do chọn đề tài TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay, một quốc gia không thể tồn tại mà không có sự giao lưu, thương mại với các quốc gia còn lại. Ở Việt Nam, hoạt động này từ lâu đã trở thành một hoạt động được chú trọng và phát triển. Bằng chứng là Việt Nam đã có rất nhiều mối quan hệ ngoại giao tốt đối với phần còn lại của thế giới. Trong đó, đặc biệt không thể không nhắc đến mối quan hệ quan trọng với Mỹ, quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay. Để có được sự giao thương tốt giữa hai quốc gia thì không thể thiếu phương tiện tiền tệ, đó là đồng USD. Có thể nói trong các hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ hay phần còn lại của thế giới thì đồng USD là đồng tiển cực kỳ quan trọng và chiếm phần lớn trong giao dịch. Bên cạnh đó, đồng USD cũng là một kênh đầu tư quan trọng mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Mặt khác, đồng USD là đồng tiền chiếm tỷ trọng cao trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng hiện nay. Từ những lý do đó mà có thể thấy tầm quan trọng của USD trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào. Do đó, tỷ giá giữa đồng USD và VND là tỷ giá có thể nói là được quan tâm nhất trong các tỷ giá khác ở Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, tỷ giá này hầu như đã tăng rất cao so với năm 2008. Đây là một cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, đồng thời cũng là cơ hội lớn để các nhà đầu tư đồng USD bán ra. Thế nhưng, không phải ai cũng nhận định được trước điều đó và cũng ít ai có thể dự đoán được tương lai tỷ giá này sẽ như thế nào. Vậy những nhân tố nào tác động đến tỷ giá VND/USD, và tác động như thế nào? Những rủi ro trong kinh doanh đồng USD ở Việt Nam là gì? Thực tế hiện tại và những thắc mắc trên đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài : “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ DỰ BÁO ĐỒNG USD ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARCH/GARCH”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích để tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD, đồng thời tìm hiểu xem rủi ro trong kinh doanh USD là như thế nào. Từ đó góp phần giúp các nhà đầu tư và hoạch định chính sách sẽ dễ dàng hơn trong các hoạt động liên quan đến loại tỷ giá này. 2 3. Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng các phương pháp nghiên cứu đã học ở giảng đường như mô hình Arima , mô hình Arch , Garch , Tgarch , mô hình hồi qui nhân quả để phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá VND/USD như thế nào 4. Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác có tác động như thế nào đối với tỷ giá VND/USD từ đó đề suất những kiến nghị nhằm hạn chế những tác động chưa tốt tới tỷ giá , giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như hiện nay 5.Đóng góp của đề tài: Trong tình hình kinh tế như hiện nay, tỷ giá ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế,nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự biến động của tỷ giá có thể làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.Nhóm đã tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới tỷ giá , từ đó có thể giúp cho người tham khảo đề tài có thể có những nhận xét sâu sắc và thận trong hơn trong việc ra quyết định kinh doanh hay đầu tư. 6.Hướng phát triển của đề tài: Đề tài muốn đi sâu hơn nữa nghiên cứu những ành hưởng của những chính sách kinh tế của chính phủ có tác động như thế nào làm thay đổi tỷ giá ra sao , từ đó có thể giúp cho các doanh nghiệp họach định được chiến lược của từng công ty khi có sự thay đổi chính sách của chính phủ . 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay, một quốc gia không thể tồn tại mà không có sự giao lưu, thương mại với các quốc gia còn lại. Ở Việt Nam, hoạt động này từ lâu đã trở thành một hoạt động được chú trọng và phát triển. Bằng chứng là Việt Nam đã có rất nhiều mối quan hệ ngoại giao tốt đối với phần còn lại của thế giới. Trong đó, đặc biệt không thể không nhắc đến mối quan hệ quan trọng với Mỹ, quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay. Để có được sự giao thương tốt giữa hai quốc gia thì không thể thiếu phương tiện tiền tệ, đó là đồng USD. Có thể nói trong các hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ hay phần còn lại của thế giới thì đồng USD là đồng tiển cực kỳ quan trọng và chiếm phần lớn trong giao dịch. Bên cạnh đó, đồng USD cũng là một kênh đầu tư quan trọng mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Mặt khác, đồng USD là đồng tiền chiếm tỷ trọng cao trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng hiện nay. Từ những lý do đó mà có thể thấy tầm quan trọng của USD trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào. Do đó, tỷ giá giữa đồng USD và VND là tỷ giá có thể nói là được quan tâm nhất trong các tỷ giá khác ở Việt Nam. Từ đầu năm 2009 đến nay, tỷ giá này hầu như đã tăng rất cao so với năm 2008. Đây là một cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, đồng thời cũng là cơ hội lớn để các nhà đầu tư đồng USD bán ra. Thế nhưng, không phải ai cũng nhận định được trước điều đó và cũng ít ai có thể dự đoán được tương lai tỷ giá này sẽ như thế nào. Vậy những nhân tố nào tác động đến tỷ giá USD/VND, và tác động như thế nào? Những rủi ro trong kinh doanh đồng USD ở Việt Nam là gì? Thực tế hiện tại và những thắc mắc trên đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài : “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ DỰ BÁO ĐỒNG USD ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARCH/GARCH”. Mục đích để tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND, đồng thời tìm hiểu xem rủi ro trong kinh doanh USD là như thế nào. Từ đó góp phần giúp các nhà đầu tư và hoạch định chính sách sẽ dễ dàng hơn trong các hoạt động liên quan đến loại tỷ giá này. 4 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.Lý thuyết về cung cầu tỷ giá hối đoái : 1.1 Khái niệm : Tỷ giá hối đoái giữa 2 nước là mức giá mà tại đó họ trao đổi với nhau. Các nhà kinh tế học chia tỷ giá hối đoái thành 2 loại : tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế . - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa đồng tiền của hai nước. Khi nói đến tỷ giá hối đoái giữa 2 nước, người ta thường ám chỉ tỷ giá hối đoái danh nghĩa. - Tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối của hàng hoá ở hai nước. Tức là, tỷ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ dựa vào đó hàng hoá của một nước được trao đổi với hàng hoá của nước khác. Ta có công thức : e r = e . P*/P Trong đó : e r : tỷ giá thực tế e: tỷ giá danh nghĩa P* : giá thế giới P : giá trong nước Tỷ giá hối đoái thực tế cho thấy sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước so với hàng thế giới. Nếu e r < e : đồng tiền trong nước được đánh giá quá cao, giá trị thực đã giảm sút so với giá trị danh nghĩa -> xuất khẩu đang bị thiệt hại do sức cạnh tranh của hàng trong nước bị giảm đi. Nếu e r >e : đồng tiền trong nước bị đánh giá quá thấp, giá trị thực của nội tệ đang lớn hơn giá trị danh nghĩa -> xuất khẩu được lợi vì sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước tăng lên . 1.2 Sự cân bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa - Thị trường ngoại hối Ngoại tệ là phương tiện thanh toán, và cũng là một kênh đầu tư được quan tâm,nên đây cũng có thể được xem như là một loại hàng hoá đặc biệt, và cũng có thị trường với cung và cầu về ngoại tệ . 5 - Nguồn cung ngoại tệ trên thị trường (S FC ) có thể kể đến như là từ : hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối, hoạt động bán ngoại tệ của ngân hàng hay các nhà đầu tư, … - Cầu ngoại tệ trên thị trường (D FC ) có thể kể đến như là từ : hoạt động nhập khẩu hàng hoá, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hoạt động mua ngoại tệ của ngân hàng hay các nhà đầu tư …… Theo quy luật cung - cầu thì khi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường bằng nhau sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái trên thị trường cân bằng. Và thị trường thường có xu hướng tự điều chỉnh về mức cân bằng mới hay cũ tuỳ theo cơ chế tỷ giá mà Ngân Hàng Trung Ương áp dụng e S FC e* D FC Q* Tại mức e*, thị trường cân bằng. Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. 6 2. Mô hình ARIMA Dự báo chuỗi thời gian bằng mô hình Arima Trung bình trượt kết hợp tự hồi quy ( autoregressive intergrated moving average – ARIMA ) là phương pháp rất phổ biến trong dự báo chuỗi thời gian kinh tế , còn được gọi là phương pháp Box- Jenkins . Trong chương này , trình bày các nguyên lý cơ bản của cách tiếp cận Box – jenkins đối với việc xây dựng mô hình và dự báo kinh tế cho một chuỗi thời gian . Phương pháp Box- Jenkins là một thủ tục gồm các bước sau : - Bước Nhận dạng : Số liệu quá khứ của chuỗi thời gian được dùng để nhận dạng thử nghiệm một mô hình Box- Jenkins thích hợp - Bước Ước lượng : sử dụng số liệu chuỗi thời gian quá khứ để ước lượng các thông số của mô hình được nhận dạng thử nghiệm ở bước trên - Bước Kiểm tra:dùng nhiều cách chuẩn đoán khác nhau để kiểm tra mô hình thử nghiệm đã ước lượng được , nếu cần thiết có thể đề xuất một mô hình khả thi hơn ( trên cơ sở cải thiện được các tiêu chí chuẩn đóan ) . Mô hình được đề xuất này xem như một mô hình mới nhận dạng thử nghiệm và như thế chúng ta quay trở lại bước đầu tiên - Bước Dự báo : sử dụng mô hình đạt được cuối cùng qua bước kiểm tra để dự báo giá trị tương lai của chuỗi thời gian Dữ liệu sử dụng trong mô hình Arima được giả định thỏa mãn một tính chất rất quan trọng đó là chuỗi thời gian có tính dừng . Một chuỗi thời gian có yếu tố xu thế có thể biến đổi thành chuỗi thời gian dừng , còn môt chuỗi thời gian có yếu tố mùa vụ thì lai rất khó . Đó là lý do tại sao chúng ta cần định nghĩa một chuỗi thời gian dừng để phục vụ cho mô hình dự báo ARIMA 2.1 Tính dừng của chuỗi thời gian 2.1.1 Khảo sát tính dừng: Chuỗi thời gian mô tả một chỉ tiêu kinh tế nào đó được coi là một quá trình ngẫu nhiên và được biểu thị bằng một tập hợp dữ liệu cụ thể theo thời gian . Quá trình ngẫu nhiên được các nhà phân tích chuỗi thời gian đặc biệt quan tâm trong dự báo là Quá trình ngẫu nhiên dừng . “Quá trình ngẫu nhiên được coi là dừng nếu như trung bình và phương sai của nó không đổi theo thời gian và giá trị của đồng phương sai giữa hai thời đoạn chỉ phụ = = ^ 7 thuộc vào khoảng cách và độ trễ về thời gian giữa hai thời đoạn này chứ không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai được tính” (1 ) Về mặt kinh tế lượng : gọi Yt là một chuỗi thời gian ngẫu nhiên dừng nếu thỏa tính chất sau : Nếu mỗi chuỗi thời gian gọi là dừng thì trung bình, phương sai, đồng phương sai (tại các độ trễ khác nhau) sẽ giữ nguyên không đổi dù cho chúng được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Trung bình: E(Y t ) = const Phương sai: Var(Y t ) = const Đồng phương sai: Covar(Y t ,Y t-k ) = g k 2.1.2 Kiểm định tính dừng dựa vào biểu đồ tương quan ACF: Để phát hiện một chuỗi thời gian bất kỳ nào đó có dừng hay không , các nhà kinh tế lượng và dự báo có thể dùng: Phân tích đồ thị :Vẽ đồ thị dữ liệu chuỗi thời gian, thông qua hình dạng của đồ thị thực nghiệm cung cấp những gợi ý ban đầu về bản chất của chuỗi thời gian. Đồ thị cung cấp hình ảnh trực quan cho phép chúng ta có thể đánh giá một chuỗi thời gian có dừng hay không. Kiểm định bằng đồ thị tương quan. ACF.Kiểm định bằng hàm tự tương quan (ACF) ACF với độ trễ k, kí hiệu k , được xác định như sau: k = k đồng phương sai ở độ trễ k 0 phương sai k là đại lượng không có đơn vị ( do đồng phương sai và phương sai được tính cùng một đơn vị ) , ( -1 < k < 1 ) Đồng phương sai mẫu ở độ trễ k k (Y t – Y )( Y t=k – Y ) n Phương sai mẫu 0 = (Y t – Y ) 2 n Hàm tự tương quan mẫu tại độ trễ k là : [...]... yếu tố tin tức có ảnh hưởng khác nha tới suất sinh lợi của tỷ giá, và nhận thấy mô hình TGARCH(2,1) là khá phù hợp trong các mô hình dự báo, do đó trong bài nghiên cứu này thì nhóm sẽ chọn mô hình TGARCH (2,1) làm mô hình dự báo. (xem phụ lục bảng 3.9) 5 Kết quả dự báo Như đã phân tích ở trên thì nhóm nghiên cứu quyết định chọn mô hình TGARCH(2,1) làm mô hình dự báo Kết quả dự báo thể hiện trong hình. .. sử dụng phương pháp dự báo bằng mô hình ARCH/ GARCH Để đi vào dự báo thì tác giả cần xây dựng nên mô hình ARIMA và qua kiểm định tính ARCH của mô hình ARIMA thì ta sẽ có căn cứ để khẳng định mô hình có bị hiện tượng phương sai không đổi không? Rồi sẽ ước lượng các dạng mô hình phù hợp và căc cứ vào các chỉ tiêu đo lường sai số thống kê để chọn ra mô hình thích hợp nhất cho bài nghiên cứu 1 Xây dựng mô. .. vì sử dụng mô hình ARCH lúc ban đầu Qua phân tích và chọn lựa thì nhóm nghiên cứu đã tìm ra được mô hình GARCH( 2,1) là mô hình phù hợp (xem phụ lục bảng 3.8) Nhận thây các dấu của các hạng nhiễu bình phương đều có dấu dương có y nghĩa thống kê cao và các hệ số ước lượng trong mô hình ARIMA cũng có y nghĩa thống kê rất cao, do vậy mô hình GARCH có thể là mô hình phù hợp 29 4 Xây dựng mô hình TGARCH... bởi các biến trễ của nhiễu hạng bình phương và các giá trị quá khứ của bản thân ht Dạng đơn giản nhất của mô hình GARCH (p,q) là mô hình GARCH (1,1) Phương trình phương sai của mô hình GARCH (1,1): ht = γ0 + δ1h t-1 + γ1u 2 t-1 (9) Mô hình GARCH (1,1) như qui trình ARCH (q) vô tận : 18 Để nhận thấy mô hình GARCH (1,1) là một cách biểu diễn thu gọn của mô hình ARCH (q) , với q kéo dài tới vô tận Phương... lợi tỷ giá Như ta đã biết yếu tố tin tức cũng là yếu tố quan trong ảnh hưởng tới suất sinh lợi của tỷ giá, khi tham gia đầu tư thì yếu tố tin tức xấu thường có tác động mạnh hơn là những tin tức tốt do vậy ta nên lược hóa yếu tố tin tức tốt và tin tức xấu vào trong mô hình Mô hình TGARCH là giống như mô hinh GARCH tuy nhiên nó có giả định tin tức tốt và tin tức xấu có ảnh hưởng khác nhau tới tỷ suất... thể tốt hơn mô hình ARIMA 3 Xây dựng mô hình GARCH cho chuỗi số liệu suất sinh lợi của tỷ giá Trong mô hình ARCH với y tưởng phương sai chỉ phụ thuộc vào hạng nhiễu bình phương trong quá khứ, tuy nhiên phương cũng có thể phụ thuộc vào cả hạng nhiễu bình phương và cả yếu tố phương sai trong quá khứ Trong trường hợp phương sai phụ thuộc vào yếu tố phương sai trong quá khứ ta nên sử dụng mô hình GARCH. .. VND/USD vào các thời điểm trước đây Các số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, và số liệu theo tháng từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 5 năm 2009 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá theo nhóm nhận định là không chỉ giới hạn ở 6 nhân tố này Tuy nhiên, do khả năng tìm số liệu và thu thập thông tin mà nhóm chỉ chọn 6 nhân tố trên để đưa vào phân tích 23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO... cho mô hình ARCH bậc cao vì với mô hình GARCH (1,1) chúng ta có ít hệ số cần ước lượng hơn và vì thế sẽ giúp hạn chế khả năng mất đi số bậc tự do trong mô hình 3.3 Mô hình GARCH ở giá trị trung bình ( Garch –m) Các mô hình GARCH- M cho phép giá trị trung bình có điều kiện phụ thuộc vào phương sai có điều kiện của chính nó Ví dụ : xem xét hành vi của các nhà đầu tư thuộc dạng “sợ” rủi ro và vì thế họ... tham số của mô hình tự hồi qui Khảo sát dấu hiệu nhận dạng mô hình tự hồi qui Để sử dụng mô hình AR dự báo có phù hợp hay không , ngay cả mô hình phù hợp thì việc xét một mô hình tự hồi quy đến trễ thứ mấy là vừa cũng không đơn giản , chúng ta sẽ khảo sát mô hình tự hồi quy phù hợp dựa vào thể hiện của ACF và PACF sau: - Về mặt lý thuyế khi ACF có dạng giảm nhanh dần ( theo dạng hàm số mũ ) và PACF chỉ... CHƯƠNG 3 :DỰ BÁO SUẤT SINH LỢI VÀ RỦI RO TỶ GIÁ Như chúng ta đã biết thì khi tham gia vào thị trường đầu tư thì các nhà đầu tư đều mong muốn mình có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình tối thiểu hóa những rủi ro Tuy nhiên khi lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn do vậy việc dự báo và phân tích rủi ro là vô cùng quan trọng Trong các mô hình dự báo trước đây thì cũng có rất nhiều mô hình dự báo tuy . (ARMA) 11 2.4 Mô hình Box-Jenkins Arima cho chuỗi không dừng và dự báo 12 3. Mô hình Arch – Garch - Tgarch 13 3.1 Mô hình Arch 13 3.2 Mô hình Garch 17 3.3 Mô hình Garch ở giá. tài : “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ DỰ BÁO ĐỒNG USD ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARCH/ GARCH . 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích để tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá VND /USD, đồng thời. thực hiện đề tài : “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ DỰ BÁO ĐỒNG USD ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARCH/ GARCH . Mục đích để tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND, đồng thời tìm hiểu