là tài liệu hay và bổ ích cho ai muốn nghiên cứu chuyên sâu về vàng trong thị trường forex
Trang 1Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu 2007
Các Phương Pháp Phân Tích Nghiên cứu tình huống GIÁ VÀNG: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ DỰ BÁO Ngày Phát: Thứ Sáu, ngày 30 tháng 11, 2007
Gần đây, giá vàng ở thị trường thế giới cũng như Việt Nam dao động bất thường làm ngạc nhiên cả những chuyên gia kinh nghiệm nhất Điều này làm nhiều người quan tâm đến giá vàng nhiều hơn Ở đó trước hết chính là cơ hội kinh doanh vàng và đồng thời là khả năng biến động của các thị trường khác đi kèm, ví như thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối Nắm bắt được chiều dao động của giá vàng là nắm bắt được khả năng đầu tư kiếm lợi hay ít nhất có thể hạn chế một phần rủi ro do thị trường mang lại Tuy nhiên, rõ ràng là điều này không dễ Tất cả còn chờ khả năng phân tích và dự báo của bạn qua những nét chính về giá vàng mà chúng tôi điểm lại ở dưới đây:
Chỉ theo lý thuyết kinh tế vi mô đơn giản, giá của vàng, một loại hàng hóa, sẽ phụ thuộc vào cung và cầu vàng trên thị trường Về phía cầu, đó có thể là những yếu tố như thu nhập, sở thích và kỳ vọng của người tiêu dùng, giá các hàng hóa có liên quan hay các yếu
tố mùa vụ Trong đó, giá cả của các hàng hóa liên quan sẽ đặc biệt quan trọng trong trường hợp mua vàng đầu tư Trong trường hợp mua vàng vì tiêu dùng thì các yếu tố nhu thu nhập, sở thích và mùa vụ lại trở nên quan trọng hơn Về phía cung, vàng phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng khai thác, cấu trúc thị trường kinh doanh vàng và chính sách
dự trữ vàng của các quốc gia Tuy nhiên, cần phải lưu ý một đặc điểm quan trọng là vàng
là hàng hóa có thể sử dụng tiêu dùng đồng thời là đối tượng để đầu tư Chính vì thế, biến động giá vàng trong nhiều trường hợp rất khó lường, việc phân tích và dự báo chẳng qua
là thực hiện một việc “không thể không làm”
Ở Việt Nam, lịch sử cho đến trước năm 1975 là lịch sử của chiến tranh Chiến tranh nối tiếp chiến tranh Từ đó, người dân Việt Nam đã quen với việc chuẩn bị cho những tình huống thay đổi bất ngờ Một trong những thói quen quan trọng là cất giữ vàng, thứ tài sản duy nhất được xem là bất biến với thời gian, trong bất kỳ chế độ nào, ngược lại với tiền Chính vì vậy mà thường khi đánh giá mức độ giàu nghèo, người ta chỉ đề cập đến vàng, bên cạnh một tài sản quan trọng khác là đất đai Khi đó, vàng được chôn giấu khắp nơi trong nhà chứ không đem đầu tư như bây giờ Cũng vì thế mà vàng trở thành chuẩn để đo lượng giá trị những tài sản khác chẳng hạn như đất đai, nhà cửa Do đó, không có gì khó hiểu khi cho đến ngày nay nhiều giao dịch bất động sản vẫn cần có vàng thay vì tiền Đồng thời, việc tăng giá vàng có thể làm tăng giá các vật phẩm khác, thậm chí là rau củ
Trang 2quả bán ở chợ Tất cả như là một hiện tượng tâm lý ẩn trong tiềm thức của mỗi người Việt
Gần đây, tâm lý đối với vàng ít nhiều thay đổi Các vật dụng đắt tiền khác như ôtô, điện thoại, nhà, đất đai thay thế vàng thể hiện sự giàu có Trong thanh toán và tiết kiệm, đôla (USD) và tiền đồng dần được sử dụng ngày càng phổ biến hơn Đặc biệt là tiền USD được xem như một phương tiện có thể thay thế vàng một cách trọn vẹn Nhiều cơ hội đầu
tư mới hấp dẫn như mua nhà, mua đất, mua trái phiếu, gửi tiết kiệm tiền đồng (VND) với lãi suất cao hay đầu tư vào cổ phiếu đã làm giảm giá trị của vàng trong tiềm thức của người Việt Tuy nhiên, vàng vẫn được sử dụng trong các giao dịch như bất động sản và được xem như thứ nữ trang không thể thiếu trong những ngày trọng đại của người Việt, chẳng hạn như cưới hỏi
Kể từ sau giai đoạn Đổi Mới và mở cửa thương mại quốc tế, đồng USD dần có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế ở Việt Nam Ban đầu đồng tiền này chỉ dùng trong thanh toán quốc tế Tuy nhiên, dần dần thì đồng USD đã trở thành một đồng tiền được chấp nhận thanh toán cả ở trong nước, đặc biệt với các món hàng có xuất xứ từ nước ngoài, nhà đất và ôtô Đồng USD cuối cùng cũng được xem là như một đối tượng đầu tư
và cất trữ bên cạnh vàng Đây có thể xem là một xu hướng chịu ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra Lúc này, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng USD có thể được xem là một lựa chọn có thể thay thế cho vàng hay các tích sản tài chính khác
Vai trò của đồng USD phụ thuộc vào nền kinh tế của nước Mỹ, vốn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các chủ trương chính sách về kinh tế và chính trị của tổng thống Mỹ Trong những năm thuộc nhiệm kỳ của Bill Clinton (1992-11/2000), kinh tế Mỹ phát triển khá
ổn định cùng với chính sách đối ngoại ôn hòa khiến đồng USD rất mạnh Nhu cầu đồng USD tăng mạnh, trái hẳn với tình trạng trầm lắng của vàng Ngược lại, kể từ khi Bush lên nắm quyền (11/2000-nay), thâm hụt ngoại thương và chi phí khổng lồ cho chiến tranh ở Afganistan va Iraq đã khiến kinh tế Mỹ lao đao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục đưa ra những điều chỉnh về lãi suất đồng USD khiến thị trường đồng tiền nay luôn trong tình hồi hộp, tăng giảm thất thường Đồng thời với sự ra đời và lớn mạnh dần của đồng EURO, thị trường kim loại quý mà đặc biệt là vàng đã dần chiếm lấy sự quan tâm của giới đầu tư và công chúng, những người ưa thích sự ổn định lâu dài
Trang 3Nguồn: http://www.galmarley.com/framesets/fs_period_charts.htm
Có thể thấy trên biểu đồ, đường biểu diễn giá vàng từ tháng 11/1996 là thời điểm chiến thắng nhiệm kỳ II của ông Clinton với cam kết cân bằng ngân sách thâm thủng có từ thời ông Bush “bố” để lại Năm 1998, lần đầu tiên tổng thống Clinton thông báo việc ngân sách bắt đầu thặng dư Hai năm sau, ngày 27/09/2000, Clinton lập kỷ lục với thông báo
về khoản thặng dư ít nhất 230 tỷ USD, vượt kỷ lục thặng dư 122,7 tỷ USD vào năm 1998 Trên biểu đồ, giá vàng ở mức thấp nhất dưới 270 USD/oz vào tháng 11/1999 Trong giai đoạn từ 1988 đến 2006, giá vàng từ 1998-2000 là ở mức thấp nhất Sau đó, bắt đầu từ việc thắng cử của Bush vào tháng 11/2000, giá vàng thật sự lên giá không ngừng, trước khi tăng với tốc độ chóng mặt cùng với việc chi tiêu ngân sách Mỹ từ thặng dư nay sang bội chi đến gần 500 tỉ USD Và từ sau vụ 11/9/2001 giá vàng cứ liên tục tăng, vượt qua ngưỡng 300 USD/oz sau đó ít lâu, rồi 400 USD/oz tháng 11/2003
Nguồn: http://www.galmarley.com/framesets/fs_period_charts.htm
Tin thế giới về sự đắc cử lần hai của ông Bush làm lòng tin vào đồng USD càng sụt giảm, nhu cầu vàng gia tăng áp lực Giá vàng thế giới tăng mạnh ở mức 440USD/oz, mức giá cao nhất kế từ tháng 7/1988 Chính sách kinh tế của Tổng thống Bush là “hy sinh mục tiêu chống lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng”, khác hẳn với chính sách “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu chống lạm phát” của các đời tổng thống trước Đồng thời là việc giảm mạnh thuế (chủ yếu đối với người giàu có) với số tiền lên đến hàng chục tỉ USD Ngân sách của Mỹ từ chỗ thặng dư lớn thời Tổng thống Clinton đã chuyển sang thâm hụt ngày càng tăng và đạt mức khổng lồ Tổng nợ của nước Mỹ theo thông tin của
Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc đã lớn hơn cả GDP của nước Mỹ, trên 10 nghìn tỉ USD Nhập siêu của Mỹ lớn nhất thế giới với mức khổng lồ, lên đến 400 - 500 tỉ USD Chính sách của tổng thống Bush đang làm cho USD ngày càng giảm giá so với các đồng tiền chủ yếu trên thế giới 1 USD đã từng đổi được trên 1,2 euro, thì vào thời điểm sau tái đắc cử chỉ đổi được dưới 0,78 euro; đã từng đổi được 120 yen Nhật (có lúc đổi được tới
300 yen), nhưng lúc đó cũng chỉ đổi được dưới 107 yen
Edmund L.Andrews trên tờ NewYork Times ngày 16/11/2004 viết: “Có vẻ như đây đang
là cơn ác mộng kinh tế tồi tệ nhất vào đầu nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush Sa lầy trong một cuộc chiến tranh không có dấu hiệu kết thúc nào, Mỹ đang đối diện với một sự thâm
Trang 4thủng ngân sách ngày càng sâu sắc và các món nợ nước ngoài ngày càng phình tăng Đồng USD bổ nhào so với các tiền tệ mạnh khác Mảng cuối thập niên này sẽ bị đe dọa bởi nạn lạm phát, nạn thất nghiệp và nạn lãi suất ngày càng tăng Với tỉ giá đồng USD tuột những 40% so với tỉ giá đồng euro kể từ năm 2002, và vẫn đang tuột kể từ sau khi ông Bush tái đắc cử, các nhà kinh tế học đang bàn về khả năng Mỹ phá sản vì nợ nước ngoài sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng USD và một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” Alex Wallenwein viết trên Kitco.com ngày 12/11/2004, một website hàng đầu về thị trường vàng: “Thế là chúng ta (tức Mỹ) nay đang trong một tình thế phải hạ giá đồng USD để có thể sống còn Một đồng USD hạ giá đem lại mối lợi kép: làm nhẹ đi sự thâm thủng mậu dịch khủng khiếp và tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Mỹ, từ đó hi vọng sẽ tăng đầu tư vào các xí nghiệp xuất khẩu và tăng tỉ lệ lao động Chính quyền Bush
và FED thừa rõ rằng mục đích của khối euro là lần hồi thu hút đầu tư nước ngoài và các ngân hàng trung ương các nước chuyển sang đồng euro, từ bỏ đồng USD Song chính quyền Bush và FED còn hiểu rằng một sự thăng tiến như tên lửa của đồng euro sẽ làm các nền kinh tế châu Âu chủ chốt “chìm tàu” trong chớp nhoáng Và cứ thế đồng USD được phép xuống giá thật nhanh sao cho các nền kinh tế trong khối sử dụng đồng euro không tài nào chịu xiết” Thực tế là vào ngày 16/11/2004 bộ trưởng tài chính 12 nước châu Âu sử dụng đồng euro đã họp với nhau để bàn cách kềm giữ tỉ giá đồng euro so với USD, đồng thời tố cáo Mỹ tiếp tục duy trì chính sách đồng USD yếu để sinh lợi
Dù việc giảm giá USD là bị động hay chủ động, vàng vẫn tiếp tục đà tăng giá Như tiến sĩ Richard S Appel viết trên www.financialinsights.org (8/4/2004): “Cuộc chiến tranh chống khủng bố đã làm tăng thâm thủng ngân sách dự kiến hằng năm sẽ từ khoảng 500 tỉ USD trở lên Kế hoạch hiện nay là cứ việc thoải mái in tiền Song dân chúng bắt đầu nhận ra rằng chính phủ không thể cứ vô tư in tiền mà không phải trả giá Hậu quả của bội chi là lạm phát ở Mỹ và hậu quả không chỉ ở Mỹ Người dân các nước sẽ từ bỏ đồng USD trong khi dân Mỹ sẽ đổ xô đi mua vàng, điều đó sẽ càng nhận chìm thị trường thế giới Bất chấp những gì mà đa số người dân Mỹ đã được dạy dỗ, nhiều người trong số họ vẫn rút tỉa từ lịch sử rằng mua vàng chính là để bảo vệ sức mua của mình như là một cái phao cứu sinh trong trường hợp xảy ra một cơn bão tố tài chính và kinh tế”
Tuy nhiên, cũng có thời điểm giá vàng vẫn cao bất chấp sự lên giá của đồng USD Việc Fred nâng lãi suất đồng USD cũng không hề làm giảm giá vàng Chẳng hạn như vào ngày 12/05/2006, giá USD trên thị trường tự do vẫn ở mức cao, bán ra 16.400 đồng/USD, giá bán của Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM là 15.976 đồng/USD Mãi lực mua bán USD trên thị trường tự do không lớn, một số người bán USD với số lượng lớn nhưng giới buôn USD chỉ mua “nhỏ giọt” vì sợ bị lỗ Nguyên nhân là do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED)
đã tăng lãi suất USD từ 4,75% lên 5%, lần tăng lãi suất thứ 16 liên tiếp của FED nhằm kiểm soát lạm phát Tuy vậy giá vàng vẫn tăng mạnh so với thời điểm trước đó Nguyên nhân là các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư trên thế giới tăng cường mua vàng vào do lo ngại căng thẳng chính trị ở Trung Đông và do các loại nguyên liệu chính đều tăng giá
Rõ ràng tin tức về những bất ổn chính trị ở các nền kinh tế lớn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Ngày 12/06/2006, tin thủ lĩnh Al Zarqawi của Al Qaeda bị tiêu diệt ở Iraq đã giúp giá vàng thế giới giảm mạnh, chỉ còn 608,2 USD/ounce (tương đương 1,17
Trang 5triệu đồng/chỉ), mức thấp nhất kể trong vòng 40 ngày Trước đó, tin tức về việc sự kiện hạt nhân Iran có thể giải quyết bằng đường ngoại giao cũng được xem là nhân tố hỗ trợ trực tiếp đưa giá vàng xuống thấp Ngược lại, vào ngày 05/07/2006, tin Bắc Triều Tiên bắn tên lửa vào vùng biển Nhật Bản khiến giá vàng vượt mức 630 USD/oz Trước đó, hôm 8/3, tin Bắc Triều Tiên thử 2 tên lửa tầm ngắn cạnh biên giới Trung Quốc cũng đã khiến vàng tăng giá thêm 1,5%
Tin tức về khả năng tăng mức tiêu thụ ở các nước cũng là một phần quan trọng khác của câu chuyện giá vàng Việc tiêu thụ vàng ngày càng gia tăng trên phạm vi rộng thể hiện tình trạng kinh tế đang khá lên ở nhiều nước, cùng với việc cải thiện thu nhập của người dân, nhu cầu vàng trang sức cũng gia tăng Trong đó, giới kinh doanh luôn quan tâm đến những thị trường tiêu thụ vàng lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và Nga Từ lâu, Ấn Độ là nước nhập khẩu và tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho biết nhu cầu vàng của đất nước hơn một tỷ dân này tăng 17,6%, lên tới 643 tấn năm 2004
so với 547 tấn năm 2003 Riêng trong quý I/2005, nhu cầu vàng của Ấn Độ tăng 72%, lên
243 tấn Theo ước tính năm 2005 Ấn Độ đã nhập khẩu khoảng 700 tấn vàng Trung Quốc cũng là một trong những nước tiêu thụ nhiều vàng trên thế giới, năm 2005 nhu cầu vàng tăng ở mức 20% so với mức tăng 13% năm 2004, khi mà Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 230 tấn vàng, trong đó 90% số vàng nhập dùng cho trang sức Những động thái
có liên quan hàng trăm tấn vàng của các nước này bao giờ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng với giá vàng
Thời điểm từ đầu tháng 9 đến sau năm mới thường được xem là mùa kinh doanh vàng Vào khoảng thời gian này, khắp nơi trên thế giới là mùa lễ hội và khi đó nhu cầu vàng thường gia tăng Đối với nhiều nước phương Tây thì đó là lễ cưới, lễ Giáng Sinh, lễ mừng năm mới Ngoài ra, ở các nước Hồi giáo còn có nhiều lễ hội truyền thống khác Đặc biệt ở các nước Châu Á (trong đó có Việt Nam) đây còn là mùa mua sắm vàng và trang sức để cất giữ sau một năm dành dụm Gần đây nhất, liên tục trong các tháng cuối năm 2005 và cả 2006, giá vàng tăng cao luôn có một phần nguyên nhân từ nhu cầu vàng thành phẩm và vàng trang sức tăng cao
Nhu cầu vàng cũng đến từ các nhà đầu tư trong khi đi tìm một phương tiện tài chính khả
dĩ để đối phó khả năng lạm phát cao ở một số nền kinh tế, đặc biệt ở nơi tiêu thụ dầu thuộc nhóm đầu thế giới trong điều kiện giá dầu tăng Cho đến khi chính phủ các nước này tìm được giải pháp tốt hơn để giải quyết lạm phát thì vàng vẫn còn sức hút John H Hill, chuyên gia phân tích thị trường kim loại quý của ngân hàng Citigroup tại Mỹ viết:
"Từ nhiều năm nay, các chuyên gia tư vấn tài chính luôn khuyên các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên dành lại một phần nhất định của cải của mình để mua thứ bảo hiểm đặc biệt này, dù
nó sinh lãi hay không" Và trong bối cảnh đồng USD giảm giá và giá dầu tăng thì để bảo toàn vốn lâu dài, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tới việc mua vàng vào Đặc biệt khi mà những tin tức xấu về thâm thủng thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lãi và cả những vụ
đổ bể tài chính ở Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới liên tục được đăng tải thì “độ nóng” của thị trường vàng tăng nhanh Hẳn các nhà đầu tư vẫn còn nhớ giá vàng đã từng lên đến
873 USD/oz vào tháng 1/1980 khi lạm phát ở Mỹ được công bố là 12,5%
Bên cạnh đó, thông tin về việc tăng dự trữ của các ngân hàng trung ương các nước cũng tác động mạnh đến nhu cầu vàng Chẳng như khi tổng thống Putin đã khẳng định sẽ gia
Trang 6tăng vàng trong dự trữ ngoại hối của mình lên 10% đồng nghĩa Nga sẽ mua một lượng vàng tương đương 836 tấn, giá vàng lập tức bị ảnh hưởng Giới kinh doanh vàng cũng đang quan tâm tới tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh liên quan đến kế hoạch đa dạng hóa dự trữ ngoại hối Tin Trung Quốc cho biết sẽ tận dụng những thời điểm vàng xuống giá để tăng dự trữ vàng của mình là lực đẩy rất mạnh đến giá vàng
Trong khi đó, về phía cung, cả thế giới ngóng theo tin từ các mỏ vàng toàn cầu như Nam Phi, Úc trong khi xu hướng sản lượng vàng khai thác tại các mỏ này đang giảm Nam Phi, nước sản xuất và xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới, cho biết sản lượng vàng giảm 12,8% xuống còn 73,8 tấn trong quý I năm 2005 Hội đồng khai thác mỏ Nam Phi cho biết sản lượng vàng năm 2004 chỉ đạt 342 tấn, giảm 9% so với năm 2003, mức thấp nhất
kể từ năm 1931 Nguyên nhân là do chi phí sản xuất vàng ở Nam Phi đã trở nên quá cao, lợi nhuận công ty giảm sút Australia, nước sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới cũng dự báo sản lượng vàng giảm 3% xuống mức thấp kỷ lục 265 tấn trong tài khoá 2005 do chi phí sản xuất và giá thuê lao động tăng cao Công việc tìm kiếm các mỏ vàng mới ngày càng khó khăn hơn Ngoài ra, kế hoạch bán vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới theo thỏa thuận bán vàng của Hiệp hội Vàng thế giới là một thông tin quan trọng khác có thể thay đổi nguồn cung kỳ vọng
Ở Việt Nam, vàng kinh doanh trên thị trường chủ yếu được nhập khẩu nên biến động giá vàng phụ thuộc giá vàng thế giới Tuy nhiên, chênh lệch giá vàng ở Việt Nam với giá thế giới có nhiều khi vượt quá hay thấp hơn chi phí nhập khẩu vàng Giá vàng biến động không hoàn toàn theo sát giá thế giới Chính vì vậy, các nhà kinh doanh vàng ở Việt Nam hiểu rằng tác động giá vàng ở Việt Nam còn có những yếu tố khác nữa Cái khó ở đây là việc xác định sự tồn tại thật sự của các yếu tố này đôi khi là điều bất khả với các nhà kinh doanh vàng quy mô nhỏ
Tháng 5/2004, theo phân tích của giới kinh doanh vàng, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá quốc tế khoảng 5% (40.000-50.000 đồng/chỉ), chủ yếu do Tổng công ty Vàng bạc đá quí Sài Gòn (SJC) không đáp ứng kịp yêu cầu dập gia công vàng của các ngân hàng và giới kinh doanh vàng Tuy nhiên ngay cả khi SJC xây dựng thêm hai nhà máy dập vàng ở Phú Lâm, TPHCM thì khả năng ổn định thị trường vàng trong nước cũng được đánh giá
là rất khó khăn Một số người đặt vấn đề rằng Ngân hàng Nhà nước cần phải kiểm soát giá vàng để tránh các tác động tâm lý trong nền kinh tế, tức cần có đủ dự trữ vàng để bán
ra lúc giá cao, mua vào lúc giá thấp Tuy nhiên các phân tích cho thấy sự can thiệp của nhà nước sẽ tạo ra sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, và tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới là không thể kiểm soát được
Đó là câu chuyện đã xảy ra bắt đầu từ năm 1997, khi Ngân hàng Nhà nước quyết định thắt chặt quota nhập vàng và áp thuế nhập khẩu vàng ký 5% và vàng nguyên liệu 3% Thuế cao, thủ tục nhập quá khó khăn và thời gian kéo dài (48-72 giờ) đã tạo điều kiện cho giới buôn lậu vàng xuất hiện Giới này chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhưng chuyên tìm cách nhập lậu vàng từ Campuchia với tốc độ cực nhanh, khoảng 12 giờ Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước, năm 2003 ước tính khoảng 10 tấn vàng được nhập chính thức, trong khi theo Hội đồng vàng thế giới thì 58,8 tấn vàng đã được nhập vào Việt Nam Như vậy, đã có 48,8 tấn vàng được nhập lậu Ý thức được tình
Trang 7hình, tháng 3/2004 Bộ Tài chính ký quyết định giảm thuế nhập khẩu vàng cốm từ mức 1% xuống 0,5% và vàng thỏi từ 3% xuống 1% Tuy nhiên mức thuế này vẫn là cao so với nhiều nước trong khu vực Trong tương lai có thể mức thuế nhập khẩu vàng các loại ở Việt Nam sẽ dần tiệm cận với mức 0% như nhiều nước hiện đang áp dụng
Để điều chỉnh giá vàng trong nước gần với giá thế giới hơn trong điều kiện giá vàng đang biến động hằng ngày, vào tháng 12/2003 Tổng công ty Vàng bạc Đá quý sáp nhập với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ngân hàng Nhà nước chỉ định xây dựng kho ngoại quan vàng Đánh giá động thái này, ông Albert Cheng, giám đốc điều hành Hội đồng vàng thế giới tại Viễn Đông cho biết: ''Việc thành lập một kho ngoại quan vàng tại Việt Nam là rất cần thiết Nếu chính phủ cho mở kho ngoại quan vàng tại đây, vàng chính thức nhập vào Việt Nam chỉ mất 8 giờ Ngoài việc rút ngắn thời gian mua vàng, kho ngoại quan tại chỗ có thể giúp các công ty kinh doanh vàng sử dụng dịch vụ cho vay vàng của các ngân hàng quốc tế để sẵn vàng tại kho''
Năm 2005, giá vàng trong nước đã có lúc xuống thấp hơn giá thế giới, thậm chí ngay vào mùa cao điểm Nguyên nhân quan trọng nhất là lượng vàng vật chất được nhập về khá nhiều trong năm 2004 đi cùng với tâm lý chờ đợi khi giá vàng đang ở mức cao Tuy nhiên, từ giữa tháng 4/2006, vàng trong nước luôn đắt hơn thế giới, có khi đắt hơn 1 triệu đồng/lượng, trong khi mỗi lượng chỉ cần chênh 100.000-150.000 đồng là người kinh doanh vàng đã đủ lãi Người dân và cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng nghi ngờ thị trường vàng đang bị kiểm soát bởi một số doanh nghiệp được quyền nhập khẩu vàng (trong đó có SJC) đang cố tình thao túng giá Ngược lại, quan điểm khác cho rằng người mua thường chọn mua vàng SJC nên nhu cầu SJC cao, chênh lệch giá là “giá của thương hiệu” Các doanh nghiệp khác vì thế phải niêm giá cao tương ứng
Tâm lý đôi khi được xem là yếu tố chính ở thị trường vàng Việt Nam Ngày 20/04/2006, giá trong nước có lúc lên đến 1,4 triệu đồng/chỉ, chênh lệch cao hơn giá thế giới có lúc lên đến 140.000/chỉ nhưng người mua vẫn rất đông, chủ yếu là người dân Việc người dân đổ xô đi mua vàng đã gây bất ngờ cho cả người bán vàng Thông tin về việc giá vàng còn có thể tăng cao trong một thời gian dài tới là yếu tố khiến nhiều người nghĩ rằng có thể mua vàng để tích trữ và chờ đến lúc giá cao bán kiếm lời hoặc mua để thanh toán Một số cửa hàng, ngân hàng, nơi cung cấp vàng chủ yếu cho thị trường, cũng hạn chế bán vàng, khiến thị trường xôn xao và càng tin rằng giá vàng sẽ còn tăng Giới kinh doanh vàng đã khai thác tối đa cơ hội này để đẩy giá lên để bán vàng Tuy nhiên, vào buổi chiều khi Công ty SJC đã điều chỉnh giá bán vàng chỉ còn 1,32 triệu đồng/chỉ, nhiều người đã
bị lỗ từ 50.000-100.000 đồng/chỉ
Thị trường Việt Nam có khi được cho là có dấu hiệu đầu cơ Ngày 07/07/2006, giá vàng thế giới đã giảm 5-6 USD nhưng tại TP.HCM giá vàng SJC bán ra vẫn tăng lên 1,262 triệu đồng/chỉ, cao hơn giá thế giới đến 30.000-40.000 đồng/chỉ Theo giới kinh doanh, giá vàng trong nước vẫn đứng ở mức cao do nhu cầu mua tăng vọt trong khi khả năng cung ứng của công ty SJC vẫn giữ ở mức 7.200 lượng vàng/ngày Theo Công ty SJC, trong vòng ba tháng công ty đã đưa ra thị trường hơn 20 tấn vàng nhưng nhu cầu của người dân vẫn không hạ nhiệt Trong khi giao dịch bất động sản bằng vàng đã ngưng trệ, tiền gửi tiết kiệm bằng vàng không đáng kể thì số vào giao dịch được quy cho giới đầu cơ
Trang 8đang vào cuộc để kiếm lợi nhuận trên sự biến động của thị trường Tuy nhiên, tất cả vẫn
là phỏng đoán chủ quan
Hiện chỉ có vài chục đơn vị được Ngân hàng Nhà nước VN cấp phép nhập
khẩu vàng, với một số lượng nhất định Riêng hạn ngạch dành cho khối
ngân hàng thương mại vào khoảng trên dưới 50 tấn mỗi năm Về nguyên tắc, giá vàng nguyên liệu nhập về VN được xây dựng căn cứ trên mức thoả
thuận trong hợp đồng ký với đối tác nước ngoài, cộng phí vận chuyển và bảo hiểm để đưa hàng về tới cảng (khoảng 0,9-1,1 USD/ounce), thuế nhập
khẩu (0,5%), phí hải quan và vận chuyển trong nước (khoảng 0,2 USD/ounce) cùng một số chi phí phát sinh Tính ra, mỗi ounce vàng nguyên
liệu về đến kho của nhà nhập khẩu nội địa thường cao hơn giá nhập trong hợp đồng khoảng trên 4 USD Mỗi lượng bằng 1,19-1,2 ounce, quy đổi ra tiền đồng, mức chênh lệch sẽ vào khoảng trên dưới 77.000 đồng/lượng Nếu
nguyên liệu đó được đem cán thành vàng miếng, sẽ cộng thêm phí gia công
gia, nơi rẻ là 10.000 đồng, cao thì 20.000 đồng/lượng Để xác định giá bán
lẻ, các nhà kinh doanh thường căn cứ vào giá giao ngay trên thị trường thế
giới trong cùng thời điểm
Bước vào năm 2006, theo như dự đoán, giá vàng biến động không còn theo một quy luật nào Riêng trong tháng 2/2006, giá vàng gần như tăng giảm liên tục chỉ trong một thời gian ngắn, từ 568,4 USD/oz vào ngày 1/2/2006 tăng lên mức giá cao nhất 573,5 USD/oz vào ngày 7/2 Qua ngày 8/2, giá vàng giảm nhanh tới gần 25 USD/oz Sang ngày 9 và 10/2, giá vàng tăng trở lại rồi sau đó tụt nhanh xuống mức 547USD/oz vào ngày 13/2 Những tháng tiếp sau đó cũng chứng kiến những biến động thất thường của giá vàng thế giới Nếu như vào ngày 23/3 giá vàng thế giới giao dịch ở mức 543 USD/oz thì chưa đầy hai tháng sau giá vàng đã tăng 187 USD/oz (tăng gần 35%), đạt 731 USD/oz, mức kỷ lục trong vòng 26 năm Tại thời điểm giá vàng tăng lên 731 USD/oz, đa số chuyên gia phân tích thị trường tiếp tục dự báo giá vàng sẽ tiến đến mức cao lịch sử là 850 USD/oz được thiết lập vào năm 1980, và nhiều khả năng sẽ tiến đến mức 1.000 USD/oz Nhưng giá vàng đã giảm ngoài dự báo và đã trở về nơi mà nó bắt đầu là mức 543 USD/oz vào ngày 14/6 Tại đây, thị trường lại dự báo cho khả năng giá vàng sẽ tiếp tục giảm qua mức 500 USD/oz được cho là mức giá hợp lý Nhưng thực tế không diễn ra như vậy khi giá vàng bắt đầu một cuộc chạy đua mới và tăng giá lên mức 667 USD/oz vào ngày 14/7 Đến lúc này, không ai có thể dám chắc điều gì về giá vàng
Trang 9Nguồn: www.kitco.com
Ngày 12/06/2006, tin thủ lĩnh Al Zarqawi của Al Qaeda bị tiêu diệt ở Iraq đã giúp giá vàng giảm thêm Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng thế giới chỉ còn 608,2 USD/ounce (tương đương 1,17 triệu đồng/chỉ), mức thấp nhất kể từ 40 ngày qua Trước
đó, cũng có nhiều tin tốt để giá vàng thế giới “xì hơi” Thứ nhất, sự kiện hạt nhận Iran lâu nay được xem là nhân tố hỗ trợ trực tiếp đưa giá vàng thế giới bước từ kỷ lục này đến kỷ lục khác giờ đây có thể giải quyết qua đường ngoại giao Thứ hai, việc chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ cảnh báo về nguy cơ lạm phát do giá dầu tăng cao, đã gửi đi một thông điệp rằng Mỹ để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất USD Lập tức giá USD đã tăng trở lại, đẩy giá vàng giảm thêm Các nhà phân tích khẳng định mức 600 USD là cột mốc quan trọng, có thể đặt dấu chấm hết cho quá trình “phiêu lưu” của giá vàng, được dẫn dắt bởi các nhà đầu cơ hơn là từ nhu cầu thực về vàng
Ngày 07/08/2006, trước tin đồng USD sẽ giảm giá do dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp vào ngày 8/8 và cuộc xung đột ở Trung Đông ngày càng leo thang, giá vàng gia tăng Tại thị trường Hong Kong, giá vàng vào lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/8 ở mức 650,00-650,50 USD/ounce, tăng so với 645,80-646,30 USD/ounce vào cuối phiên 4/8 Đồng USD yếu kết hợp với giá dầu tăng mạnh, xung đột giữa Ixraen và lực lượng Hezbollah vẫn đang ngày càng ác liệt đã hối thúc các nhà đầu tư chuyển sang vàng để bảo toàn nguốn vốn Hai ngày sau, ngày 09/08/200, giá vàng thế giới và trong nước cùng giảm theo giá dầu (giảm 55 xu/thùng còn 76,33 USD/thùng) Nguyên nhân là do báo cáo tuần của Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố cho thấy dự trữ dầu của nước này đang cao hơn 9,9% so với mức trung bình 5 năm trở lại đây Nguồn dự trữ này được cho là có thể đủ khả năng bù đắp sự thiếu hụt do việc đại gia dầu mỏ BP Plc phải đóng cửa giàn khoan dầu ở vùng Alaska của Mỹ vì lý do rò rỉ đường ống Giá vàng thế giới ngày 9/8 chỉ còn ở mức 639 USD/ounce Tuy nhiên, giá vàng dự báo sẽ sớm tăng trở lại do vẫn chưa tìm được giải pháp cho cuộc chiến ở Trung Đông
Trang 10Ngày 18/08/2006, giá vàng giao ngay trên sàn điện tử Kitco.com chỉ còn 613 USD/ounce, tương đương 1,167 triệu đồng/chỉ Với mức giao dịch này, giá vàng nguyên liệu về Việt Nam chưa đến 1,2 triệu đồng/chỉ Dầu xuống giá, tình hình lạm phát ở Mỹ vẫn trong tầm kiểm soát Trong khi đó, thị trường lại rộ lên tin đồn một số ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ bán vàng ra từ nay đến cuối năm Những thông tin này có thể làm nản lòng người nuôi ý định mua vào hoặc tiếp tục nắm giữ vàng Tuy nhiên, cùng thời gian này, báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới cho biết trong quý II vừa qua, nhu cầu mua vàng trang sức giảm 24%, song mua để đầu tư lại tăng 19% (tính theo khối lượng) so với cùng
kỳ năm ngoái Theo đó, mãi lực trong quý III sẽ tăng mạnh, kể cả trong lĩnh vực vàng trang sức cũng như đầu tư
Ngày 21/08/2006, dầu và vàng lại căng thẳng Giá dầu đã tăng trở lại gần 72 USD/thùng vào phiên giao dịch cuối ngày hôm nay, 21-8, sau gần một tuần trượt giá liên tục Nguyên nhân là do Iran không chấp nhận yêu cầu của Liên hiệp quốc đòi nước này từ bỏ chương trình làm giàu từ uranium Thứ trưởng Ngoại giao Iran, ông Manuchehr Mohammadi trong lần gặp gỡ với báo chí mới đây cũng vừa đưa ra nhận định rằng giá dầu thế giới có thể tăng tới mức khoảng 200 USD/thùng nếu nước này phải chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế Giá vàng thế giới hôm nay được giao dịch ở mức 617,55 USD/ounce, tăng 3,5 USD/ounce so với mức giá của phiên giao dịch cuối tuần trước Đã thành lệ, mỗi khi giá nhiên liệu tăng cao, vàng lại trở thành kênh đầu tư được chọn lựa Bên cạnh đó, đồng USD giảm giá do dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang chững lại cũng là một nguyên nhân khiến nhu cầu mua vàng tăng lên
Ngày 11/09/2006, vàng chỉ còn 598,8 USD/ounce, giảm gần 10 USD so với mức đóng cửa cuối tuần trước Vàng SJC tại TP.HCM là 1,192-1,202 triệu đồng/chỉ Đồng đôla mạnh lên Các ngân hàng trung ương trong EU úp mở chuyện bán vàng ra theo cam kết trước đây Tiến trình đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran có tín hiệu tích cực Giá dầu thô giảm rất thấp Tất cả những tín hiệu này đang làm nổ tung thị trường kim loại quý thế giới Nếu các ngân hàng trung ương châu Âu chính thức tuyên bố thực hiện cam kết bán vàng ra, tiến trình đàm phán về hạt nhân ở Iran tốt đẹp giá sẽ còn giảm thấp hơn nữa Tuy nhiên, vẫn có cơ sở để giới buôn vàng hy vọng, nhất là khi mùa cưới, lễ hội ở các thị trường tiêu thụ trọng điểm đang đến gần
Ngày 14/09/2006, vàng thế giới đang lên giá nhẹ, sau khi rớt đáy 578,6 USD trong đêm qua Song sự hồi phục này chưa thành xu hướng, lệnh bán ra vẫn nhiều hơn mua vào Các nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh bởi thông tin các ngân hàng trung ương trong EU phải bán vàng
ra cho đủ hạn mức 500 tấn theo hiệp định đã ký kết Ngân hàng Trung ương EU (ECB) cho biết 2 ngân hàng trung ương thành viên của mình đã bán một lượng vàng tương đương 144 triệu USD trong tuần trước và nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục bán ra từ nay đến 29/9 Theo Hiệp ước bán vàng để bình ổn thị trường đã ký kết, trong giai đoạn
2004-2009, các ngân hàng tham gia phải bán tổng cộng 2.500 tấn
Ngày 15/09/2006, giá vàng giao dịch trên thị trường VN ngày 15/9, tính theo vàng SJC tại Hà Nội đã giảm xuống 1.158.000 đồng/chỉ so với mức 1.173.0000 đồng/chỉ của phiên giao dịch ngày hôm qua Điều này đồng nghĩa với việc người nắm giữ một lượng vàng trong ngày 14/9 sẽ mất 150.000 đồng tính tới thời điểm này của ngày 15/9 Giá vàng trên