Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, H, 1975, tr

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (Trang 35 - 36)

cuộc xung đột vũ trang, tìm mọi cách đẩy lùi chiến tranh, có khi phải chấp nhận những nhân nhượng cần thiết, có nguyên tắc, bởi vì Người yêu nước, thương dân, quý trọng sinh mệnh con người. Ngay cả khi đang tiến hành kháng chiến, Người cũng không bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm hòa bình, sớm kết thúc chiến tranh.

Sau Cách mạng Tháng Tám, chúng ta cần hòa bình để xây dựng đất nước và củng cố mọi mặt. Chúng ta đã nhân nhượng và ký với Chính phủ Pháp Hiệp định

sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946.

- Nhưng khi không có cách nào khác để tránh khỏi chiến tranh, kẻ thù độc ác và ngoan cố gây chiến tranh xâm lược, Người kiên quyết kêu gọi toàn dân tộc, toàn quân nhất tề đứng dậy chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong Lời tuyên bố với phóng viên Báo Pari Sài Gòn (13/12/46), Người viết:

“Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập..., nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm”82.

- Theo Người, việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả năng hòa hoãn thì phải cương quyết phát động chiến tranh.

Năm 1946, khi chúng ta đã nhân nhượng với thực dân Pháp để bảo vệ nền hòa bình của đất nước, nhưng thực dân Pháp càng lấn tới. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta muốn hòa bình,

chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thề hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”83.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w