Hoàng Trang, Hỏi và đáp tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CT – HC, H, 2009, tr

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (Trang 30 - 33)

mạng giải phóng dân tộc. Do đó, đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa.

* Quan điểm của Hồ Chí Minh

Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ sự nghiên cứu và phân tích thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng:

Cơ sở của luận điểm

- Thuộc địa là mắt xích quan trọng, là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.

+ Thuộc địa là nơi xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu tư bản, vơ vét nguyên liệu, bóc lột nhân công rẻ mạt. Thuộc địa còn là nơi cung cấp quân lính cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa của chủ nghĩa đế quốc. Cho nên, “Tất cả sinh lực của chủ

nghĩa tư bản đế quốc lấy ở xứ thuộc địa”69.

Phát biểu tại Phiên họp thứ 8 Đại hội lần thứ V QTCS (1924), Hồ Chí minh cho rằng: “Tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi.

Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng các đồng chí lại khinh thường thuộc địa”70.

+ Thuộc địa còn là nơi tồn tại nhiều mâu thuẫn nhất của thời đại. Do sự vận động của những mâu thuẫn cơ bản sẽ dẫn tới cao trào đấu tranh mạnh mẽ đòi độc lập dân tộc.

- Ở thuộc địa, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa cần được tiến hành chủ động và sáng tạo.

69 T1, tr.234

+ Hồ Chí Minh cho rằng, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, theo Hồ Chí Minh phải “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết

nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”71.

+ Hồ Chí Minh khẳng định, công cuộc giải phóng thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng chính sự nỗ lực tự giải phóng của nhân dân thuộc địa. Vận dụng công thức của Các Mác: Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân là sự nghiệp của bản

thân giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của anh em”72.

+ Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các dân tộc thuộc địa phải chủ động sáng tạo, tránh tư tưởng bị động ngồi chờ sự giúp đỡ bên ngoài. “Một dân tộc không tự lực cánh sinh

mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng độc lập”73.

- Thực tế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn coi trong và phát huy sức mạnh nội lực của đất nước, của nhân dân, “Đem sức ta

mà giải phóng cho ta”.

 Nội dung của luận điểm

- Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính phụ.

+ Người phân tích, “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám

vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu

71 T1, tr.274

72 T2, tr.128

người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại tiếp tục mọc ra”74.

+ Năm 1924, tại Đại hội V QTCS, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, “Vận mệnh

của giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa...Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”75. Do đó, đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, trước hết phải xóa bỏ thuộc địa

của chúng đi.

- Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc, Người đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Cách mạng thuộc địa không

trông chờ vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc mà phải tiến hành song song với cách mạng ở chính quốc, hơn nữa cần phải chủ động và có thể giành thắng lợi trước, và bằng thắng lợi của mình có thể đóng góp vào sự nghiệp giải phóng anh em vô sản ở phương Tây”76.

Năm 1921, kết luận bài Phong trào Cộng sản Quốc tế, Người viết: “Ngày

mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gỡ bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”77.

- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của luận điểm này.

* Ý nghĩa của luận điểm.

- Đây là luận điểm sáng tạo, mang tính đột phá, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, thể hiện cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

74 T2, tr.130

75 T1, tr.274

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (Trang 30 - 33)