Tính tất yếu, đặc điểm và tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 29 - 35)

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1.1.Tính tất yếu, đặc điểm và tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam ở Việt Nam

3.1.1. Tính tất yếu, đặc điểm và tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội ở Việt Nam xã hội ở Việt Nam

* Tính tất yếu của thời kỳ quá độ ở Việt Nam

- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn để loại bỏ dần những cái cũ, xây dựng và củng có dần những cái mới; là thời kỳ tạo ra những tiền đề vật chất tinh thần để hình thành một xã hội mới cao hơn xã hội TBCN.

- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ Quá độ lên CNXH là tất yêu lịch sử của tất cả các nước đi lên CNXH, vì CNXH không tự phát sinh ra trong lòng CNTB, mà CNTB chỉ tạo tiền đề vật chất cho sự ra đời của CNXH. CNXH cũng không nảy sinh ngay khi giai cấp công nhân giành chính quyền mà là kết quả của quá trình đấu tranh, cải tạo, xây dựng lâu dài của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

+ Giữa CNTB và CNXH có một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia. Đây là thời kỳ xã hội vừa thoát thai từ xã hội cũ, nên còn mang những dấu vết tàn dư của xã hội cũ. Mặt khác, công cuộc xây dựng CNXH là một công việc khó khăn phức tạp, chưa từng có trong lịch sử. Do đó, cần có một thời gian để cải tạo những tàn dư của xã hội cũ, tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội mới.

Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị”66.

Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô, Lênin viết: “Nếu phân tích tình hình chính trị hiện nay, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang ở vào một thời kỳ quá độ trong thời kỳ quá độ”67.

Lênin cho rằng, đối với các nước chưa có CNTB phát triển cao, “cần có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ CNTB lên CNXH”68.

+ Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra hai hình thức quá độ lên CNXH: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.

• Quá độ trực tiếp lên CNXH từ những nước tư bản phát triển cao.

Theo Lênin, ở những nước này, giai cấp công nhân đã trưởng thành, có đủ các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội cho sự chuyển trực tiếp lên CNXH.

Quá độ gián tiếp lên CNXH từ những nước lạc hậu.

Theo Lênin, đối với những nước lạc hậu, nước tiền tư bản chỉ có thể đi lên CNXH bằng con đường gián tiếp, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

Lênin chỉ rõ: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – Viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”69.

Đối với những nước thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, cần có sự giúp đỡ của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công và cần thiết trải qua nhiều bước trung gian, quá độ mới có thể xây dựng thành công CNXH.

+ Dù quá độ trực tiếp hay gián tiếp thì cũng tùy điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mỗi nước khác nhau mà độ dài, ngắn của thời kỳ quá độ là khác nhau.

66 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, t19, tr.47

67 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1979, tập 42, tr. 266

68 V.I.Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tập 38, tr. 464

- Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, căn cứ vào đặc điểm thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Trước tiên, Hồ Chí Minh lưu ý, cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội mà lựa chon con đường quá độ cho phù hợp.

+ Hồ Chí Minh cũng chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu. Phương thức quá độ trực tiếp (từ CNTB phát triển lên CNXH) và quá độ gián tiếp (từ nghèo nàn, lạc hậu, tiền TBCN, qua dân chủ nhân dân đi lên CNXH).

Năm 1953, trong tác phẩm Thưởng thức chính trị, Người chỉ rõ: “Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô. Có nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta...”70.

+ Xuất phát từ tính chất và điều kiện của CNXH, Hồ Chí Minh cho rằng,

“Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta”71. Bởi vì, “Muốn cho chủ nghĩa cộng sản hiện thực được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của của mình”72, những điều kiện ấy ở nước chúng ta chưa đủ.

+ Xuất phát từ đặc điểm nước ta, Người cho rằng, nước ta đi lên CNXH “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”73. Đặc điểm này, “Không thể giống Liên Xô, vì

70 T7, tr.247

71 T8, tr.493 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

72 T4, tr.272

Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử khác”74. Nên không được ảo tưởng, chủ quan cho rằng CNXH sẽ được xây dựng nhanh chóng ở Việt Nam. Mà phải nhân thức rõ rằng, “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”75, “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”76, “Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc”77. Vì thế, tiến lên CNXH tất yếu Việt Nam phải trải qua thời kỳ quá độ để chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH.

+ Thực tiễn cũng đã chứng minh, con đường cách mạng Việt Nam đã được Hồ Chí Minh xác định rõ ràng trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930) đó là:

“Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản”78. Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hình thái quá độ gián tiếp, quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc tiến thẳng lên CNXH, không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.

* Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có những đặc điểm sau đây.

- Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới không bắt đầu bằng một cuộc đảo lộn chính trị, giành chính quyền.

74 T8, tr.227

75 T8, tr.226

76 T8, tr.228

77 T9, tr.176

Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trên nền tảng liên minh công – nông – trí đã được củng cố vững chắc, Việt Nam tiến lên CNXH.

- Đặc điểm chung nhất là nước ta bước vào thời kỳ quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

- Chúng ta xây dựng CNXH trong điều kiện vừa có hòa bình vừa có chiến tranh; đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cách làm vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng CNXH trong điều kiện đất nước còn chiến tranh là một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh, phản ánh đúng thực chất quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

- Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta diễn ra trong bối cảnh thế giới có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

+ Thuận lợi: CNXH đã thành công ở một loạt nước, chúng ta nhận được sự hỗ trợ hợp tác mạnh mẽ từ bên ngoài, theo tinh thần quốc tế chân chính.

+ Khó khăn: Chúng ta luôn bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách phá hoại công

cuộc hòa bình, xây dựng CNXH.

Do đó, chúng ta phải nêu cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, hạn chế những khó khăn để xây dựng thành công CNXH.

* Độ dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi ở Việt Nam

- Theo Hồ Chí Minh: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để

nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới... phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp”79. Vì thế, “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”80.

Nên không được ảo tưởng, chủ quan cho rằng CNXH sẽ được xây dựng nhanh chóng ở Việt Nam. Mà phải nhận thức rõ rằng, “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”81, “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”82.

- Năm 1958, trả lời câu hỏi của cử tri Hà Nội, Thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là mấy năm? Hồ Chí Minh Trả lời: “Thời kỳ quá độ của ta chắc sẽ đòi hỏi ba, bốn kế hoạch dài hạn, nếu nhân dân ta cố gắng thì có thể rút ngắn hơn”83. Vì, mâu thuẫn của thời kỳ quá độ của nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ mới có nền kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có văn hóa, khoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu, kém phát triển, lại phải đối phó với bao lực cản, phá hoại mục tiêu của chúng ta. Do đó, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử lâu dài, đầy khó khăn.

* Tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là quá trình biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn, hiên đại. Đây cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Do vậy, đây là một quá trình biến đổi dần dần, tuần tự, khó khăn, phức tạp, lâu dài, bao gồm: cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới, xây dựng nền tảng vật chất của CNXH.

- Tính chất phức tạp và khó khăn đó, được Hồ Chí Minh lý giải: 79 T8, tr.493

80 T9, tr.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

81 T8, tr.226

82 T8, tr.228

+ Đây thực sự là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết nhiều mâu thuẫn khác nhau.

+ Sự nghiệp xây dựng CNXH là sự nghiệp mang tính kinh tế. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, là công việc hết sức mới mẻ, vừa làm vừa học, có thể sẽ vấp váp và thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, lâu dài và phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời.

+ Sự nghiệp xây dựng CNXH luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.

 Cán bộ, đảng viên phải hết sức thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Phải xác định đúng bước đi và hình thức phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Biết kết hợp các khâu trung gian, quá độ, tuần tự từ thấp đến cao. Phải có một năng lực lãnh đạo mang tính khoa học, vừa hiểu biết quy luật vận động của xã hội, lại vừa khôn khéo cho sát với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 29 - 35)