Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, tr

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 26 - 29)

Theo Hồ Chí Minh, công bằng nhưng không phải là cào bằng một cách bình quân, giỏi kém như nhau làm triệt tiêu mất động lực của kinh tế, xã hội.

+ Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác: Chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật.

Sức mạnh của con người bao gồm sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Để tác động vào tính tích cực của con người cần phải tác động một cách toàn diện.

Trước hết là lý tưởng chính trị: “muốn xây dựng CNXH cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội”62.

Phát triển dân trí: Phải coi trọng giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học kỹ thuật, giáo dục về đạo đức và pháp luật, xây dụng các quan hệ xã hội lành mạnh.

2.4.2. Coi trọng và phát huy các động lực khác

- Văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và công nghệ. - Vai trò lãnh đạo của Đảng.

- Hiệu lực quản lý của nhà nước.

- Vai trò của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị... - Yếu tố thời đại và yếu tố quốc tế.

2.4.3. Phát huy động lực bên trong (nội lực) kết hợp với các nhân tố độnglực bên ngoài (ngoại lực); kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để lực bên ngoài (ngoại lực); kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển CNXH

Theo Hồ Chí Minh, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Vì thế, phải thường xuyên nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng phải luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác quốc tế, kết hợp nội lực và ngoại lực tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng CNXH, trên cơ sở tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển.

2.4.4. Nhận diện, khắc phục những lực cản (trở lực) kìm hãm sự pháttriển của CNXH triển của CNXH

- Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Để tiến lên CNXH, cuộc đấu tranh phải lâu dài và gian khổ. Cần có người cách mạng là vì còn có kẻ địch chống lại cách mạng. Kẻ địch gồm có ba loại.

Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm.

Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to...

Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân... là bạn đồng minh của hai kẻ địch trên”63

- Xây dựng CNXH phải đấu tranh chống cả 3 loại kẻ địch trên. Tuy nhiên, cần cố gắng nhận diện và đấu tranh chống lại kẻ địch giấu mặt, luôn ẩn nấp trong mỗi con người, nó chỉ chờ có thời cơ là sẵn sàng và âm thầm giết hại con người của CNXH đó là chủ nghĩa cá nhân.

+ Phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của CNXH, nó là bệnh mẹ đẻ ra hàng trăm bệnh con nguy hiểm khác. Còn chủ nghĩa cá nhân thì CNXH không thể thắng lợi hoàn toàn.

+ Phải thường xuyên chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Theo Hồ Chí Minh, tham ô, lãng phí, quan liêu là bạn đồng minh của thực dân phong kiến. “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”64. Nó phá hoại động lực quan trọng của CNXH là con người.

+ Phải thường xuyên chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.

Đây là những biểu hiện làm “giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng”65 đi lên CNXH.

+ Chống thói chủ quan, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập...

63 T9, tr.287

64 T6, tr.490

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w