Về phương châm, biện pháp xây dựng CNX Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 38 - 39)

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.2.2.Về phương châm, biện pháp xây dựng CNX Hở Việt Nam

- Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuân máy móc; phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Phải thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.

86 T12, tr.567

87 T8, tr.226

+ Kết hợp giữa xây dựng và bảo vệ, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, “vừa chống Mỹ, cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

+ Xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm: “Chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi”.

- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định lâu dài trong xây dựng CNXH là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân. Nói cách khác là phải biến sự nghiệp xây dựng CNXH thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo.

- Tuy nhiên, trên thực tế chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc, Đại Hội III của Đảng (9/1960) đã đề ra phương châm “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến

vững chắc lên CNXH”. Ở thời điểm lịch sử đó, Liên Xô muốn nhanh chóng hoàn

thiện CNXH để chuyển sang xây dựng CNCS, còn Trung Quốc đang thực hiện đường lối “đại nhảy vọt”89. Theo đó thì chỉ vài ba kế hoạch 5 năm là cả nước ta hoàn thành xây dựng CNXH, nên ĐH IV của Đảng (12/1976) đã không đề cập đến nội dung bước đi ban đầu.

Thấm nhuần quan điểm của Hồ Chí Minh, ta không thể giống Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác vì ta có điều kiện cụ thể khác, “ta có thể đi con

đường khác để tiến lên CNXH”90. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, nhận thức về

phương châm “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, đốt cháy giai đoạn, chủ quan, duy ý chí, mà phải làm vững chắc từng bước, phù hợp với điều kiện thực tế. ĐH V của Đảng (3/1982) đã đề ra những vấn đề của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 38 - 39)