NAM
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng tại ĐH VI (12/1986). Trong nững năm đầu của công cuộc đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo toàn thể dân tộc thực hiện Cương lĩnh, đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và đã đạt được hững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển XHCN ở nước ta. Trong thời gian tới, tiếp tục vận dựng tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau:
4.1. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường giải phóng dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã tìm ra. Đây cũng là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có CNXH mới làm cho dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, có cơm ăn, áo mặc... Chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Ngược lại, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH.
- Ngày nay, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Vì vậy, đổi mới là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chứ không phải thay đổi mục tiêu.
- Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chúng ta bắt buộc phải chấp nhập cả mặt tích cực và tác động tiêu cực của nó. Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển chúng ta phải giữ vững định
hướng XHCN, biết cách sử dụng các thành tựu của loài người phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH.
4.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả cácnguồn lực, trước hết là nội lực để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn nguồn lực, trước hết là nội lực để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu có tính quy luật đối với các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do đó, chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, của xu thế toàn cầu hóa, giao lưu, hợp tác quốc tế để nhanh chóng phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hiện đại.
- Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, ta phải gắn nó với việc phát triển kinh tế tri thức; cần phải phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhưng chủ yếu vẫn lấy nguồn lực bên trong làm gốc, coi đó là cơ sở để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội lực thì nguồn lực con người, nguồn lực của nhân dân là quan trọng nhất.
- Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc nhằm xây dựng và phát triển đất nước cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:
+ Tin vào dân, dựa vào dân, phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
+ Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, tranh thủ sự đóng góp của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Xây dựng CNXH phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Sức mạnh thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa.
- Để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi thách thức, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm đưa sự nghiệp đổi mới đi đến thành công cần phải:
+ Có cơ chế, chính sách tốt để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực bên ngoài.
+ Tranh thủ hợp tác đi đôi với thưòng xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, kêu gọi nhân dân đem nhân tài, vật lực để tăng cường sức mạnh quốc gia.
+ Giao lưu, hội nhập phải gắn liền với việc trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chống lại những yếu tố văn hoá độc hại.
4.4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhànước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hiện nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Phải xây dựng Đảng thật vững mạnh vì sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do đó, cán bộ, đảng viên phải gắn bó máu thịt với nhân dân, gương mẫu, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ nhân dân.
- Làm tốt công tác quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức thật sự liêm khiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
- Động viên, phát huy toàn dân hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở
Việt Nam là những luận điểm về bản chất, mục tiêu, động lực của CNXH; về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; những đặc điểm, nhiệm vụ, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đây chính là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam, là cơ sở khoa học soi đường, chỉ lối cho quá trình xây dựng CNXH của Đảng và nhân dân ta trong suốt thời gian qua và mãi mãi sau này.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH? 2. Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam?
3. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam?