Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 36 - 37)

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1.3.Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ

độ

* Về chính trị

- Vấn đề quan trọng nhất là giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Do đó, Đảng phải thường xuyên được xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới đáp ứng đòi hỏi của tình hình cách mạng.

- Đảng phải lãnh đạo xây dựng Nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có đủ năng lực quản lý, điều hành đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Đảng phải lãnh đạo xây dựng liên minh giai cấp công – nông – trí làm cơ sở, làm gốc rễ để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trân dân tộc thống nhất. Các đoàn thể chính trị xã hội không ngừng được củng cố mở rộng.

* Về kinh tế

- Phát triển lực lượng sản xuất đi liền với xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất. Trong đó, phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố gốc, yếu tố động.

- Công nghiệp hóa là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ.

- Chú trọng xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng các đòn bẩy kinh tế như ngân hàng, thuế, xuất nhập khẩu...

- Phát triển cơ cấu kinh tế ngành hợp lý. Chú trọng công nghiệp và nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở, làm mặt trận hàng đầu, phát triển thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành kinh tế.

- Phát triển đồng đều kinh tế đô thị, kinh tế nông thôn, vùng núi, hải đảo nhằm nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ. Phát triển kinh tế quốc doanh tạo nền tảng cho CNXH, phát triển kinh tế HTX, cải tạo kinh tế TBTN.

- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời thực hiện tốt chế độ khoán – thưởng – phạt. Theo Hồ Chí Minh, “Chế độ làm khoán là một điều kiện của CNXH, nó khuyến khích người công nhân luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lợi riêng...làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”85.

* Về văn hóa – xã hội

- Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa vừa là mục đích vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Coi trọng giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng, chính trị, khoa học, kỹ thuật cho các thế hệ người Việt Nam – nhất là thế hệ trẻ.

- Xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và tính dân tộc sâu sắc. - Xây dựng chính sách xã hội công bằng, hợp lý.

Một phần của tài liệu BÀI 4 tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hôi (Trang 36 - 37)