III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con ngườ
63 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, tr
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (người của chế độ cũ) tham gia chính quyền mới, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trước khi sang thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Cụ Huỳnh giữ Quyền Chủ tịch nước.
Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhân sĩ, trí thức có tài năng khác của chế độ cũ để phục vụ cho cách mạng như: Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Phan Kế Toại, Phan Anh, Vũ Đình Tụng, Phạm Bá Trực…
Người cũng đã mời vầ trọng dụng các nhà khoa học kỹ thuật đứng đầu các tổ chức, cơ quan chuyên môn khoa học phục vụ cho Chính phủ cách mạng, cho đất nước như: Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Lương Đình Của, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch…
+ Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và CNXH, Người đưa ra chủ trương có lý có tình đối với kiều dân nước ngoài ở Việt Nam nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của họ, Người đã ghép tội vô cớ sát hại người nước ngoài vào tội tử hình.
+ Với lòng nhân ái bao la, phát huy truyền thống thương người như thể thương thân, “Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại” Hồ Chí Minh đã có chính sách khoan hồng đại lượng, đối xử nhân đạo với tù binh.
+ Khi cán bộ, đảng viên có lỗi, Người chú ý giáo dục, nhẹ về xử phạt, Người cố gắng cổ vũ con người, hướng con người tới chân - thiện - mỹ.
+ Trân trọng mọi ý kiến khác nhau, kể cả ý kiến không đồng tình, trái với suy nghĩ của Người.
3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
3.2.1. Con người là mục tiêu của cách mạng
- Hồ Chí Minh luôn khẳng định mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; mang lại tự do, hạnh phúc cho con người .
- Trước khi giành được chính quyền: mục tiêu cao nhất là dộc lập dân tộc,
“Trong lúc này quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy”64, chỉ khi nào dân tộc được độc lập thì quyền lợi mỗi cá nhân mới được thực hiện.
- Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành chữa bệnh lại được ưu tiên hơn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ.
Chúng ta phải thực hiện ngay: 1 - Làm cho dân có ăn 2 - Làm cho dân có mặc 3 - Làm cho dân có chỗ ở 4 - Làm cho dân được học hành
Cái mục đích chúng ta đi là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức cho tự do độc lập”65.
- Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết kiệt, thì mục tiêu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lại được đặt lên hàng đầu, mục tiêu con người gắn chặt với chủ quyền dân tộc.
- Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”, điều đó cho thấy cái bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tất cả vì con người để ứng với cái vạn biến của lịch sử đặt ra.
3.2.2. Con người là động lực của cách mạng
- Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ…
- Theo Hồ Chí Minh, con người chỉ trở thành động lực khi được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hoá 64Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, tr.198
và đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam.
- Sức mạnh của nhân dân được tổ chức là vô địch. Tổ chức có khả năng tập hợp, hướng dẫn, nhân sức mạnh của quần chúng lên gấp bội là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin, suốt đời phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
- Trong khi nhận thức sâu sắc, đầy đủ vai trò động lực của con người thì phải thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người - mục tiêu với con người - động lực. Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy con người - động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người - động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu của cách mạng.
3.3. Quan điểm của Hồ Chí minh về chiến lược “trồng người”
Tư tưởng coi xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm coi con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng, con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
3.3.1. Ý nghĩa của chiến lược xây dựng con người
- Chiến lược xây dựng con người được hình thành và phát triển ở Hồ Chí Minh khá sớm, đông thời đây cũng là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán mà suốt đời Hồ Chí Minh quan tâm.
+ Trong Bản Yêu sách của nhân dân An Nam được gửi đến Hội nghị Vécxây (6/1919) đòi quyền tự do, bình đẳng cho người An Nam. Điểm thứ sáu mà Nguyễn Ái Quốc đòi hỏi là: “Tự do học tập, thành lập các trường kỹ nghệ và chuyên môn ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ”66.
+ Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Người tố cáo tội ác của thực dân Pháp là thi hành chính sách ngu dân rất thâm độc để hạn chế các cuộc đấu 66Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, tr.435
tranh của nhân dân ta, dân khổ quá đứng lên làm bạo động nhưng vì không có chủ nghĩa nên thất bại.
Cách mạng cần giảng giải lý luận cho dân hiểu, việc mở những lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ tại Quảng Châu trong những năm 1925 - 1927 là biểu hiện đầu tiên của chiến lược xây dựng con người trong thực tế của Hồ Chí Minh.
+ Sau cách mạng Tháng Tám, Người đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay, trong đó có nhiệm vụ diệt giặc dốt, giặc đói, bởi vì: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mởi một chiến dịch để chống nạn mù chữ”67 và giặc đói giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm.
+ Trong Di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn: “Bồi đưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”68.
- Ý nghĩa của chiến lược xây dựng con người của Hồ Chí Minh:
+ Xây dựng con người để tạo ra lớp người đủ đức đủ tài, để kế tục và đưa sự nghiệp cách mạng to lớn lâu dài, khó khăn của dân tộc đi đến tắng lợi hoàn toàn.
+ Xây dựng con người không chỉ vì lợi ích cách mạng mà còn xuất phát từ mục tiêu sâu xa hơn là vì lợi ích của mỗi con người cần phải đạt tới sự hoàn thiện chân - thiện - mỹ.
+ Tư tưởng này vừa thể hiện tư duy sắc bén của một nhà chính trị vừa thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương, tin tưởng con người của Hồ Chí Minh. Nó được đúc kết trong những lời phát biểu ngắn gọn như: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”69, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”70.
3.3.2. Mục tiêu xây dựng con người
- Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu xây dựng con người phải toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng, tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa
67Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, tr.8
68Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, tr.498