Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Tr.557-

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (Trang 31 - 32)

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con ngườ

49 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Tr.557-

- Xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: trong tính hiện thực của nó con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng con người không phải là một cái gì chung chung, trừu tượng mà luôn là con người lịch sử, cụ thể, gắn với từng thời kỳ cách mạng và đặt trong các quan hệ xã hội của nó.

Người viết: “Chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người”50.

- Khi nói về con người, Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn với hoàn cảnh lịch sử nhất định:

+ Những năm 20 của thế kỷ XX, đất nước ta còn nằm dưới ách thống tri của thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam và nhiều thuộc địa khác phải sống cảnh nô lệ, Nguyễn Ái Quốc thường dùng các khái niệm: người bản xứ, người bị bóc lột, người da vàng, người da đen, người vô sản, người cùng khổ và đối lập với họ là

“những tên thực dân độc ác”, “viên chức tàn bạo”, “bọn ăn bám đủ các loại…

+ Sau cách mạng Tháng Tám, con người Việt Nam trở thành người tự do, người làm chủ đất nước, toàn dân đoàn kết trong một khối để kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm: đồng bào, nhân dân, quốc dân, dân…

+ Trong thời kỳ cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nói rõ về con người trong các quan hệ giai cấp: lao động chân tay, lao động trí óc, công nhân, nông dân tập thể, người chủ tập thể …

+ Trong Di chúc, Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”51.

- Với những đặc điểm nói trên, con người là cốt lõi trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và được thể hiện ở ba nội dung:

+ Một là: Sự cảm nhận, cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của người nô lệ mất nước.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w