III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con ngườ
53 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, tr
Trong Thư trả lời Tổng thống Mỹ Risớt M.Níchxơn (1969), Người cũng bày tỏ lòng cảm thông với những người thanh niên Mỹ chết ở chiến tranh Việt Nam:
“Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi, tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết ở Việt nam”55.
+ Hồ Chí Minh coi sinh mệnh con người là quý giá nhất. Theo Người, không có một trận đánh đẫm máu nào là “đẹp” cả, mặc dù thắng lớn. Trước cách mạng, trong kháng chiến, Hồ Chí Minh luôn có thái độ nghiêm túc, thận trọng đối với vấn đề khởi nghĩa, tranh thủ khả năng phát triển hòa bình để hạn chế đổ máu cho nhân dân ta và các nước.
+ Hồ Chí Minh luôn chăm lo cho hạnh phúc nhân dân, bản thân mình sống một cuộc sống giản dị, thanh đạm, lẽ sống của người là “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
- Tấm lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh khác lòng từ bi của Phật, lòng nhân ái của Chúa cả về đối tượng và cơ sở khoa học.
+ Về đối tượng: Hồ Chí Minh yêu thương con người đang sống thực trên trần gian.
+ Về cơ sở khoa học: Người chỉ ra nguồn gốc của mọi sự đau khổ của người nô lệ mất nước là do chủ nghĩa thực dân tàn bạo.
Từ đó, Hồ Chí Minh chỉ ra con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và nhiều tác phẩm khác, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tôi ác của thực dân Pháp đói với nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là Đông Dương. Núp dưới chiêu bài “khai hoá văn minh” cho các dân tộc thuộc địa và khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, “thực dân Pháp đã tiến hành thống trị và khai thác thuộc địa bằng các biện pháp hết sức tàn bạo như:
• Đầu độc người bản xứ bằng thuốc phiện và rượu cồn. • Bóc lột người bản xứ bằng nhiều thứ thuế.
• Thi hành chính sách ngu dân.
Hậu quả của những chính sách thống trị tàn bạo đó là làm cho nòi giống ta bị suy nhược, dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Giáo sư Trần văn Giầu viết: “Bác là người dễ xúc động với những gì liên quan đến số phận con người. Người đã giành những tình yêu chân thành, không giới hạn với mọi tiếng nói, mọi mầu da. Người là người viết nhiều nhất tố cáo áp bức, bênh vực mạnh mẽ nhất quyền của các dân tộc, luôn luôn đấu tranh giành lại nhân phẩm cho con người”.
3.1.3. Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người
- Hồ Chí Minh là người sống giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý nên Người có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh và sức sáng tạo của nhân dân.
+ Theo Hồ Chí Minh, “Vô luận việc gì đều do người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”56. “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăn lần dân liệu cũng xong”57.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”58.
+ Năm 1921 Người đã đáng giá: “Người Đông Đương vẫn sống, sống mãi
mãi … Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”59.
+ Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần của xã hội. Với tài năng, trí tuệ và sự sáng tạo của mình, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”60.
- Niềm tin vào sức mạnh của nhân dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ.
56Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, tr.241
57Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, tr.212