Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
166,5 KB
Nội dung
Đề tài: Công nghệ thông tin và hệ sinh thái nhân văn. I. Tổng quan về công nghệ thông tin và hệ sinh thái nhân văn Thuật ngữ Hệ sinh thái nhân văn: được dùng để nói tới khía cạnh sinh thái của các cộng đồng người, trong đó có sự kết hợp phức tạp của các nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý và các yếu tố vật lý của môi trường. Hiểu một cách đơn giản hơn, HST nhân văn là HST trong đó con người là loài ưu thế và các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau là mối quan hệ thống trị. Dòng thông tin trong HST nhân văn: dòng thông tin là yêu cầu trung tâm, là đầu ra, đầu vào của HST nhân văn. Các nhà khoa học cho rằng: Con người dường như được chuyên hoá thành vật xử lý thông tin. Nhờ đó các HST nhân văn được liên kết với nhau một cách hiệu quả Vật chất, năng lượng, thông tin là những thuộc tính cơ bản vốn có của thế giới. Thế giới hay hệ thống Tự nhiên - Con người - Xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, nhưng đồng thời cũng luôn ở trong trạng thái thống nhất hữu cơ chính là nhờ những thuộc tính vốn có này - nhờ sự trao đổi, chuyển hoá thường xuyên của các đòng vật chất, năng lượng, thông tin. Kết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được đinh hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại. 1. Năng lượng là số đo sự vận động của vật chất trong các dạng khác nhau. Trong phương thức sản xuất xã hội, sự vận động, biến đôi của vật chất được thực hiện thông qua các hệ thông công nghệ. Bởi vậy, bất kỳ một bước nhảy vọt nào của hệ thống năng lượng cùng đều diễn ra cùng với một cuộc cách mạng trong công nghệ. Năng lượng là điều kiện tiên quyết, cơ bản để 1 phân biệt một nền văn minh này với một nền văn minh khác, hay có thể nói, sự khác nhau cơ bản giữa các nền văn minh được thể hiện bằng trình độ phát triển của công nghệ. Thông tin là một dạng biểu hiện của vật chất đang vận động. Thông tin xã hội gắn liền với sự vận động của dạng vật chất có tổ chức cao nhất - bộ óc con người, là số đó sự phát triển của tư duy, của ý thức con người mà hình thức đầu tiên của nó là sự giao tiếp giữa người và người bằng tiếng nói (ngôn ngữ). Như vậy dưới sự tác động của con người, công nghệ (biểu hiện qua các hệ thống năng lượng) và thông tin (biểu hiện qua các hình thức giao tiếp xã hội) đều là vật chất đang vận động và biến đổi. Khi sự vận động đó đạt đến bước nhảy vọt về chất. sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng công nghệ và thông tin . Trong quá trình lịch sử xã hội, các cuộc cách mạng thông tin và công nghệ diễn ra về cơ bản là phù hợp nhau về thời gian; chúng nương tựa vào nhau và làm tiền đề cho nhau, tạo thành các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ. 2. Văn minh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Song, về phương diện phát triển xã hội, có thể hiểu văn minh theo nghĩa bao trùm nhất là chỉ một trình độ phát triển nhất định của xã hội về vật chất và tinh thần (các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần). Cái cốt lõi quyết định trình độ phát triển của xã hội chính là phương thức sản xuất cơ bản, đặc trưng của mỗi thời đại. Bởi vậy, giữa các phương thức sản xuất và các nền văn minh có mối quan hệ hữu cơ với nhau, quy đinh lẫn nhau, nghĩa là cùng với sự thay đổi của phương thức sản xuất là sự thay đổi của các nền văn minh. Các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất quyết định sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất và do đó cũng là yếu tố quyết định sự biến đổi của các nền văn minh trong lịch sử xã hội loài người. 2 II. Các cuộc cách mạng công nghệ - thông tin và hệ sinh thái nhân văn Trong tiến trình lịch sử xã hội đã từng diễn ra năm cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lớn nhất, quan trọng nhất, đánh đấu năm trình độ hay năm nấc thang phát triển của xã hội loài người. Bởi vì cùng với năm cuộc cách mạng thông tin-công nghệ là sự biến đổi không ngừng của xã hội, thể hiện bằng sự thay đổi liên tục của các nền văn minh. Ứng với mỗi cuộc cách mạng thông tin này đã làm thay đổi mạnh mẽ các hệ sinh thái nhân văn, như hình thành các hệ sinh thái nhân văn mới hay làm mất đi những hệ sinh thái nhân văn mới.Cách đây trên 10.000 năm, cuộc cách mạng thông tin lần thứ nhất được khởi phát bằng việc tạo ra tiếng nói; tiếp theo là cuộc cách mạng thông tin lần thứ hai được đánh dấu bằng việc tạo ra chữ viết; cuộc cách mạng thông tin lần thứ ba - phát minh ra nghề in; cuộc cách mạng thông tin lần thứ tư - phát minh ra điện tín, điện thoại, điện báo. Vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm đang diễn ra hiện nay, với cốt lõi là cuộc cách mạng số hoá - đang tạo ra các siêu lộ cao tốc thông tin, mạng Internet thuộc thế hệ II và thế hệ mới có tốc độ nhanh hơn 1000 lần so với mạng Internet hiện nay, hệ thống thông tin di động thế hệ 3G và 4G, cùng với các Hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia, Hạ tầng cơ sở thông tin khu vực và Hạ tầng cơ sở thông tin toàn cầu. Duới tên gọi khái quát chung là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm, đã đưa nhân loại quá độ từ Thời đại công nghiệp lên Thời đại trí tuệ, được đặc trưng bởi Nền kinh tế dựa trên tri thức (hay còn được gọi là nền Kinh tế tri thức, nền Kinh tế mạng, nền Kinh tế mới hay nền Kinh tế số). 2.1 Cuộc cách mạng thông tin – công nghệ lần thứ 1: Sự xuất hiện tiếng nói Cuộc cách mạng thông tin. - công nghệ lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự sáng tạo ra tiếng nói và ngôn ngữ, sự phát hiện ra lửa và biết sử 3 dụng lửa và tiếp theo là sự chế tạo ra những công cụ sản xuất đầu tiên. từ gỗ, đá, xương dùng đế săn bắt và hái lượm. Sự sáng tạo ra tiếng nói là bước nhảy vọt đầu tiên trong thông tin xã hội. Tiếng nói hay ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa người và người, là một đặc trưng độc đáo của tư duy con người, là một thuộc tính chỉ vốn có ở con người. Các dạng tiếng nói, ngôn ngữ đã và đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta, hết sức đa dạng và sinh động. Mỗi tiếng nói, ngôn ngữ cụ thể như thế lại có một nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, với những chiều hướng biến động, phát triển không phải bao giờ cũng hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, đó là những vấn đề được nghiên cứu riêng cho từng tiếng nói ngôn ngữ một. Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi: ngôn ngữ của con người ra đời từ đâu? nhờ ai? nhờ cái gì? Việc đặt những vấn đề đại loại như thế và lời giải đáp cho chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm chí từ xa xưa. Khi đức tin vào sức mạnh sáng tạo vạn năng nơi Thượng Đế bị đổ vỡ (vì chẳng bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế đã tạo ra loài người chúng ta và cho ta ngôn ngữ để ta biết nói như biết thở vậy. Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động. Thế là các giải thuyết như: thuyết tượng thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội… lần lượt xuất hiện. Ngày nay, bình tĩnh mà xét, các giả thuyết đó đều có phần đúng của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự kiện hoặc hiện tượng ngôn ngữ mà thôi. Nhìn nhận như thế về nguồn gốc ngôn ngữ, thật 4 chẳng khác nào lấy một vài cây đã vội kết luận cho rừng bởi vì “thấy cây mà chẳng thấy rừng”. Với sự ra đời của triết học biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ được xem xét và phân tích một cách toàn diện hơn, khoa học và hợp lí hơn: con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với nghiên cứu nguồn gốc con người cả trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể. Các kết quả nghiên cứu về triết học, sinh vật học, khảo cổ học, sinh lí học thần kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng lao động đã làm phát sinh, phát triển loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó. Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng vốn là một loài vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến động của tự nhiên, những cánh rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây cao ngày càng trở nên khó kiếm. Loài vượn người ấy buộc phải rời khỏi ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm ăn. Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như trên cây nữa; đã thế kẻ thù lại nhiều hơn… Việc tìm kiến thức ăn và tự vệ để sinh tồn… đã buộc loài vượn này tập dần được cách đi bằng hai chi sau và đứng thẳng mình lên. Cái bản lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người chính là việc đứng thẳng mình lên và đi bắng hai chân đó. Để có được dáng đứng thẳng lên, loài vượn người xưa kia đã phải “tập đi” hàng nghìn năm chứ không phải như một em bé tập đi bây giờ, chỉ độ một tháng là xong. Thế là hai tay con vượn người đựơc giải phóng. Đôi chân bây giờ hoàn toàn đảm đương việc đi lại. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử dụng các vật sẵn có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; và quan trọng hơn: nó biết chế tạo ra công cụ lao động. Con vượn người đã chuyển dần thành con người vượn rồi thành người (người nguyên thuỷ). 5 Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổ tiên chúng ta được rộng và xa hơn; đồng thời bộ ngực nở hơn đồng thời các cơ quan của bộ máy phát âm có điều kiện phát triển hơn. Mặt khác, có công cụ trong tay, những người tiền sử đó kiếm được nhiều thức ăn hơn và chuyển dần từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…) sang đời sống ăn thịt. Thêm vào đó, việc tìm ra và sử dụng được lửa cũng khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra, thức ăn chín, mềm khiếm xương hàm người ta không cần phải to như trước nữa; lồi cằm (phần trước xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần. Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con người, sự tiến bộ của bộ não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của tổ tiên chúng ta cũng phức tạp dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như thuỳ trán, thuỳ thái dương và phần dưới thuỳ đỉnh, phát triển mạnh. Kết cục là so với những người bà con và anh em họ của tổ tiên chúng ta, bộ não con người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não với trọng lượng của toàn thân) lớn hơn khỉ đột 10 lần, hơn đười ươi 6 lần, hơn khỉ đen 2 lần và hơn vượn 4 lần. Như vậy, lao động đã tạo ra con người và tạo ra những tiền đề thứ nhất về mặt sinh học để ngôn ngữ có thể phát sinh. Có thể nói lao động để chuẩn bị và “tạo cơ sở vật chất” để loài người có những cơ quan thích hợp cho việc sản sinh tiếng nói. Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát sinh. Lao động đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng và về sau thành xã hội có tổ chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, người ta cần thoả thuận với nhau là sẽ làm gì, làm như thế nào… Những điều “biết được” về thế giới xung quanh, những kinh nghiệm trong lao động cần phải được thông báo cho nhau từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác… 6 Đến đây thì con người (dù là người cổ nhất) đã khác con vật về chất. Người ta đã đến lúc thấy “cần phải nói với nhau về một cái gì đó” bởi vì họ đã có cái cần phải nói với nhau và có phương tiện để nói với nhau. Phương tiện ấy chúng ta gọi là ngôn ngữ. Vậy không có ai khác, chính lao động đã sáng tạo ra con người và ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của con người cổ xưa biết hoạt động “theo kiểu người” và có công cụ vừa để tiến hành những hoạt động đó, vừa làm phong phú hoá nó, nâng nó lên “trình độ của con người”. Đó là ngôn ngữ. Tự bản chất của mình, từ khi mới phát sinh, ngôn ngữ vốn là công cụ, là phương tiện để con người giao tiếp với nhau. Thế nhưng, lúc đầu nó chưa phải là ngôn ngữ chúng ta đang có hôm nay; mà là thứ ngôn ngữ chưa phân thành âm tiết rõ ràng, bởi vì cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây thanh… chưa phù hợp, thuần phục với công việc mới mẻ, đầy phức tạp – công việc phát tiếng nói – này: thậm chí có bộ phận còn đang trên đường hoàn thiện dần. Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận cấu âm phát triển thật hoàn chỉnh rồi mới nói với nhau. Những tiếng nói còn lẫn, còn nghèo, và ú ớ đó đã được phối hợp với các động tác, dáng vẻ của cơ thể: mặt mũi, vai, tay, chân (nhất là đôi tay) để “phát biểu” ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng nói của con người chưa khác các điệu bộ bao nhiêu. (Điều này còn để lại những tàn dư của nó trong một số ngôn ngữ mà hiện nay ta còn thấy được. Chẳng hạn trong ngôn ngữ dân tộc Êvê, người ta không dung một từ đi mà lại dùng nhiều từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi khác nhau. dô bô hô bô hô đi nặng nề, phục phịch dô dê dê đi một cách vững vàng dô bu la bu la đi nhanh bừa đi 7 dô pi a pi a đi rón rén dô gô vu gô vu đi khập khiễng, đầu chúi xuống…) Dần dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo hơn và bỏ xa những cách “phát biểu” bằng cử chỉ, động tác; bởi lẽ ngôn ngữ thành tiếng của họ ngày càng mạch lạc hơn, trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống “tín hiệu loan báo các tín hiệu”. Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật trên hành tinh chúng ta; nhưng con người, với ngôn ngữ của mình đã có thêm một phương thức mới, khác hẳn về chất. Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, con người nghe được (tức là nhận được) một tín hiệu có nghĩa “mặt trời” chẳng hạn, thì anh ta đã nghĩ tới, đã hình dung ra mặt trời rồi, không cần phải đợi cho tới khi nhìn tận mắt nữa. Đối với động vật, chỉ có những kích thích trực tiếp về thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác mới trở thành tín hiệu kích thích được. Ngược lại, đối với con người, ngoài những thứ đó, người ta còn có các từ trong ngôn ngữ để thay thế cho chúng. Đến đây thì cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình thành và không bao giờ rời xa loài người nữa. Nhờ có tiếng nói, lửa và các công cụ sản xuất thô sơ lấy từ tự nhiên được cải biến qua bàn tay lao động của con người như cung tên, hòn đá được mài nhọn, v.v., con người bắt đầu tách mình ra khỏi thế giới động vật, trở thành một loài độc lập và sau đó là một cộng đồng người đông đảo, tồn tại trong giới tự nhiên. Cùng với giới tự nhiên, qua quá trình lao động sản xuất và giao tiếng giữa người với người, con người còn tạo ra cho mình một môi trường sống mới - đó là xã hội. Xã hội trong thời đại của cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ nhất đã có những đặc trưng khác với thế giới loài vật, nhưng nhìn chung vẫn còn ở trình độ phát triển rất thấp. Đó là giai 8 đoạn trước văn minh, hay theo cách gọi của Ph.Ăngghen, giai đoạn mông muội dã man. Có thể coi cuộc cách mạng thông tin lần thứ nhất kết hợp với sự phát triển ban đầu của công nghệ săn bắt hái lượm là mốc đầu tiên của việc hình thành hệ sinh thái nhân văn, mặc dù ở giai đoạn sơ khai, nhưng một xã hội loài người nguyên thuỷ với những giá trị văn hoá lớn đã tìm được trên những di tích khảo cổ học. Những hình vẽ được khắc trên đá hay những đồ đồng đã cho chúng ta thấy được phần nào đời sống của xã hồi loài người thời đó. Người nguyên thuỷ sống cùng nhau thành bầy,đàn trong những hang - hốc. Họ liên kết với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về “kinh tế”. Họ cùng nhau săn, bắt, hái lượm, cùng nhau trồng trọt và cùng nhau sống. Bảo vệ nhau khỏi sự đe doạ của từ những mối đe doạ từ tự nhiên. Cũng nhờ sử dụng lửa và ăn chín, biết dự trữ thức ăn tạo nên một nguồn dự trữ lương thực dồi dào mà con người trở nên thông minh hơn, ngày càng phát triển, sinh sôi nảy nở làm cho dân số tăng lên do đó từng nhóm người nhiều lên, tách ra những nơi khác nhau, hình thành các tiếng nói mới tạo nên tiếng nói cũng như văn hoá cũng có những nét khác nhau cơ bản. Việc xuất hiện tiếng nói – hình thức thông tin đầu tiên đã tạo nên hệ sinh thái nhân văn và bước đầu cũng đã xuất hiện sự đa dạng của hệ sinh thái nhân văn. 2.2 Cuộc cách mạng thông tin – công nghệ lần thứ 2: Sự xuất hiện chữ viết Cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai được bắt đầu bằng việc con người sáng tạo ra chữ viết và biết chế tạo ra công cụ sản xuất bằng kim loại thủ công. Thông tin được lưu trữ, truyền bá dưới dạng chữ viết đã tạo ra khả năng vô cùng to lớn cho con người trong việc tiếp thu và phổ biến rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn những tri thức thới giúp cho con người có cơ sở đế tư duy. phát triển và sáng tạo ra công nghệ mới. Với hệ thống công 9 nghệ thủ công, thông qua quá trình sản xuất xã hội, con người đã tiến hành khai thác và biến đổi các nguồn vật chất tự nhiên như đất đai, động thực vật. sức gió, sức nước, sức lực cơ bắp - tức là những "nguồn năng lượng sống" có thể hồi phục được - thành những nguồn năng lượng và vật chất mới cần cho sự sinh tồn và phát triển tiếp tục của con người và xã hội loài người. Cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai đã đưa xã hội vượt ra khỏi giai đoạn dã man, đến với xã hội văn minh, mở đầu là nền văn minh nông nghiệp. Nền văn minh nông nghiệp được khởi đầu và diễn ra cùng với cuộc cách mạng trong nông nghiệp mà cơ sở của nó chính là cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai cách đây khoảng 10 nghìn năm. Đặc trưng cơ bản nhất của nền văn minh nông nghiệp là mãi mãi cột chặt con người vào đất đai mà đến bây giờ vẫn giống như cách đây hàng chục nghìn năm. Trong nền văn minh nông nghiệp, chữ viết đã tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có cho sự phát triển và sáng tạo công nghệ. Đến lượt mình, hệ thống công nghệ mới đã tạo cho con người nguồn sức mạnh mới. Đó là thời kỳ con người bắt đầu vượt ra khỏi những không gian chật hẹp, nhỏ bé của các bộ tộc, bộ lạc, tiến hành những cuộc di dân lớn, nhăm chinh phục những miền đất mới. Hệ thống công nghệ cơ khí thủ công như cày, bừa, cuốc, xẻng, búa, rìu, cối xay nước,cối xay gió, cùng với đất đai được khai phá chính là cơ sở của sự phát triển nông nghiệp và sự hình thành các nền văn minh nông nghiệp. Hình ảnh tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp là cái cuốc và đất đai. Đất đai là cơ sở của kinh tế, của đời sống văn hoá, của cấu trúc gia đình và của cả chính trị trong các xã hội văn minh nông nghiệp. Đặc trưng cho nền văn minh nông nghiệp là đời sống xã hội được tổ chức chủ yếu xung quanh làng mạc; sự phân công lao động giản đơn chiếm ưu thế, nền kinh tế bị phân quyền để mỗi công đồng tự sản xuất hầu hết những nhu cầu riêng của mình theo lối tự cấp tự túc. v v Tất cả những đặc điểm đó của nền văn 10 [...]... lường Những hậu quả tiêu cực của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công nghệ khác như công nghệ nguyên tử, các công nghệ chế tạo vũ khí,v.v đang đặt con người trước những mối đe doạ mới về công ăn, việc làm, về quyền tự do, bình đẳng, công bằng, về an ninh quốc phòng và kinh tế, về sức khoẻ và sự sống, Con người bằng trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí... nghiệp Năm 1980, công nghệ thông tin đạt tới mức tạo nên hệ thống thông tin tri thức: các hệ thống trợ giúp quyết định phục vụ thực chất cho các hCách mạng thông tin đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống, đưa xã hội loài người chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Đặc biệt sự xuất hiện của công nghệ thông tin (CNTT), nhất là... hành tinh và trở thành tài sản chung của nhân loại 2.4 Cách mạng thông tin – công nghệ lần thứ 4: Xuất hiện các phương tiện truyền thông bằng điện và điện tử Nên văn minh công nghiệp vào nửa đầu thế kỷ XX đã được tiếp thêm xung lượng mới nhờ cuộc cách mạng thông tin -công nghệ lần thứ tư với những phát minh sáng chế ra các thiết bị truyền thông mới bằng điện và điện 12 tử (điện thoại, điện báo, rađiô,... mạng thông tin công nghệ lần thứ ba mới bắt đầu và sau đó là cuộc cách mạng thông tin công nghệ lần thứ tư, đã đưa một bộ phận của thế giới bước vào nền văn minh cồng nghiệp với bao chiến tích kỳ vĩ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, những tưởng con người có thể hoàn toàn chinh phục được những lực lượng tự nhiên, thế nhưng, ngược lại, một bức tranh ảm đạm đã bao trùm lên môi trường sinh thái. .. hết được Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, với sự ra đời của máy tính điện tử - chỗ gặp nhau giữa thông tin và công nghệ - đã bắt đầu cuộc cách mang thông tin - công nghệ lần thứ năm, mà đỉnh cao của nó là mạng internet Từ đây, xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển mới về chất - giai đoạn của nền văn minh tin học hay văn minh trí tuệ 16 Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng thông tin lần... giao tiếp thông tin bằng công nghệ Những năm 50, công nghệ thông tin đã làm nên một hệ thống thông tin là đáp ứng các yêu cầu quản lý tác nghiệp: quản lý công việc mua bán, chi tiêu hàng ngày, quản lý thời gian làm việc và tính ra tiền lương cho các nhân viên, quản lý nhân sự… Năm 1970 nó giúp tạo lập nên một hệ thống thông tin quản lý: Phục vụ các công việc quản lý hành chính, tổ chức, nghiệp vụ,... cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai Tuy nhiên, những thành tựu đỉnh cao của cuộc cách mạng thông tin - công nghệ lần thứ hai vẫn còn đế lại dấu ấn rất sâu sắc cho đến tận ngày nay, cả dưới dạng văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần Đó là Kim tự tháp ở Ai Cập; các hệ thống thuỷ lợi và kiến trúc nguy nga của các thành phố nổi tiếng ở Minos, Hy Lạp La Mã Chữ viết đã ghi lại các công trình toán... giới ngày càng trở nên nhỏ bé Toàn cầu hóa Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu Vốn sản xuất, hàng hóa, sức lao động, thông tin và công nghệ đều có xu hướng trao đổi, sử dụng và được điều phối xuyên quốc gia Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày càng... sống của nhân loại là một điều hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài Những khó khăn, phức tạp đó không phải từ đâu mang đến cho con người mà chúng được nảy sinh ngay trong quá trình phát triển của xã hội 21 Con người sáng tạo ra thông tin và công nghệ, và bằng các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ, con người đã tiến hành các quá trình chinh phục thiên nhiên, biến đổi xã hội với các nền văn minh... óc các học sinh các nước khi học viết chữ, và thấy rằng học sinh trung quốc sử dụng bán cầu phải của não nhiều hơn học sinh Tây Âu Bán cầu phải nặng về tư duy tổng hợp, âm nhạc, nghệ thuật ; và bán cầu trái nặng về lý luận, phân tích Cũng dễ hiểu, vì chữ biểu ý có tính tổng hợp cao hơn 2.3 Cuộc cách mạng thông tin – công nhệ lần thứ 3: Sự xuất hiện chữ in Cuộc cách mạng thông tin -công nghệ lần thứ