Thuốc kháng sinh có lịch sử nghiên cứu rất lâu đời, là các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn; được dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo...).Đến nay, thuốc kháng sinh có nhiều nhóm với gần 500 tên thuốc. Mỗi nhóm lại có các phân nhóm hoặc các thế hệ khác nhau. Ví dụ: nhóm penicillin có 4 phân nhóm, mỗi phân nhóm lại có nhiều tên thuốc gốc khác nhau, mỗi tên thuốc gốc có nhiều tên biệt dược khác nhau, nhóm cephalosporin có 4 thế hệ khác nhau, mỗi thế hệ có nhiều tên thuốc gốc khác nhau và nhiều tên biệt dược khác nhau. Ngoài ra còn nhiều biệt dược phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh với nhau hoặc kháng sinh với thuốc chống viêm mạnh (các loại corticoid) để tăng tác dụng. Dạng thuốc gồm có: thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc dùng tại chỗ. Trong đó nhiều dạng thuốc nhất là thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ. Thuốc uống có: các loại thuốc viên (viên nén thường, viên nén bao phim, viên nhộng). Các loại thuốc nước (bột đóng lọ để pha dung dịch, bột gói để uống, hỗn dịch, sirô)... Thuốc dùng tại chỗ có: dung dịch, mỡ, kem, gel, trứng. Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai. Thuốc phun sương xịt mũi, thuốc bôi da, thuốc đặt âm đạo...
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Kháng sinh là một vũ khí quan trọng để chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên với tình hình sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát như hiện nay đã dẫn tới một loạt các hệ quả mà ngày nay con người đang phải vất vả khắc phục nó. Các hệ quả có thể thấy ngay đó là vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc hơn làm cho hiệu quả điều trị không cao. Việc sử dụng kháng sinh hợp lý phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng chính xác và rất cần thiết phải dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh để định rõ bản chất của vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của nó với kháng sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần điều trị ngay, trước khi phân lập được vi khuẩn thì phải dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tính nhạy cảm phổ biến đối với kháng sinh của vi khuẩn gây ra bệnh của vật nuôi. Vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng kháng sinh hợp lý, chúng ta không nên sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện khi vật nuôi có triệu chứng nhiễm khuẩn, mà cần tới ý kiến của người có chuyên môn. Cùng quá trình học tập, nghiên cứu về kháng sinh kết hợp với thực tế của việc sử dụng kháng sinh nên tôi chọn và nghiên cứu chuyên đề “Kháng sinh”. Mục đích là để hiểu sâu hơn nữa về kháng sinh, phân loại kháng sinh, cơ chế tác động của kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh. 1 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH 1.1. Lịch sử về kháng sinh Khi cơ thể đang bị vi sinh vật gây bệnh tấn công mạnh thì cần sử dụng ngay các biện pháp để ngăn chặn sự nhân lên của chúng, một phương pháp hiệu quả là sử dụng chất kháng sinh thích hợp với liều lượng đứng theo chỉ dẫn. Vậy kháng sinh là gì ? Có các nhóm kháng sinh nào và cơ chế hoạt động của chúng ra sao? Năm 1928, Alexander Flemming, một nhà khoa học Scotland, lần đầu tiên thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng nếu có lẫn nấm penicillium thì khuẩn lạc gần nấm sẽ không phát triển được. Năm 1939, Florey và Chain đã chiết được ra từ nấm đó chất penicillin dùng trong điều trị. Hình 1: Nấm Penicillin Vì bộ phận sinh sản của loài mốc đó có hình dạng giống cái bút lông nên được đặt tên là penicillium (tiếng la tinh penicillium nghĩa là cái bút lông). Hình 2: Bộ phận sinh dục nấm Penicillin Năm 1938, Fleming nhận được thư của hai nhà khoa học từ trường Đại học Oxford là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey, với lời đề nghị được hợp tác với ông để tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu về penicillin và họ đã thử nghiệm thành công penicillin trên chuột vào 1940. 2 Năm 1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicillin ưu việt nhất là chủng Penicillin Chrysogenium, chế ra loại penicillin có hoạt tính cao hơn cả triệu lần penicillin do Fleming tìm thấy lần đầu năm 1928. Năm 1945, Fleming được giải thưởng Nobel về y học cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey. Một số kháng sinh khác : Sulfonamid được Gerhard Domard (Đức) tìm ra vào năm 1932 và Streptomycin được Selman Waksman và Albert Schat tìm ra vào năm 1934. Sau này đặt biệt ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, công nghệ sinh học và hóa dược phát triển mạnh, người ta đã tìm ra được rất nhiều loại kháng sinh mới. Ngày nay con người biết được khoảng 8000 chất kháng sinh, 100 loại được dùng trong Y khoa và Thú y. 1.2. Khái niệm về kháng sinh Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra sulfonamid (Domagk, 1936). Thời kỳ vàng son của kháng sinh bắt đầu từ khi sản xuất penicilin để dùng trong lâm sàng (1941). Khi đó, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác. Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (chloramphenicol); tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh: sulfamid, quinolon hay chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư (actinomycin). Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi. Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn. Kháng sinh (antibiotic) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, Anti có nghĩa là chống lại, Biotic có nghĩa là sự sống sự sống, Antibiotic có nghĩa là chống lại sự sống. Kháng sinh hay còn gọi là trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng 3 lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trong của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn 1.3. Phân loại kháng sinh Có nhiều cách phân loại kháng sinh, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc. 1.3.1. Dựa vào mức độ tác dụng Thuốc kháng sinh diệt khuẩn (bactericidial antibiotics) gồm những kháng sinh có cơ chế tác dụng đến khả năng tạo vách tế bào, sinh tổng hợp DNA và RNA giải phóng men autolyza, vi khuẩn tự phân giải: Nhóm lactamin gồm các loại penicillin và các thuốc thuộc nhóm cephalosporin, nhóm aminoglucozid (streptomycin, neomycin, kanamycin, gentamycin, framomycin), nhóm đa peptid: colistin, bacitracin, vancomycin. Thuốc kháng sinh kìm khuẩn (bacteriostatic antibiotics) gồm các thuốc ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào các enzym hay các ribosome 30s, 50s và 70s. Các thuốc Sulphamid teracillin, chloramphenicol, erythromycin, novobiocin, các thuốc được phối hợp giữa sulphamid với trimethorpim theo tỷ lệ 5/1 và tiamulin. 1.3.2. Dựa vào phổ tác dụng kháng sinh Nhóm có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng chủ yếu lên một loại hay một nhóm vi khuẩn nào đó: Penicillin cổ điển chỉ tác dụng lên vi khuẩn Gr + hay nhóm thuốc chỉ tác dụng lên vi khuẩ Gr - như streptomycin. Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng có tác dụng với cả vi khuẩn Gr + , Gr - , Ricketsiea, virus cỡ lớn, đơn bào: chloramphenicol, tetracillin. Nhóm kháng sinh dùng ngoài hay các thuốc không hoặc ít được hấp thụ ở đường tiêu hóa. Thuốc thuộc nhóm này thường độc, bao gồm các thuốc có tác dụng với vi khuẩn Gr - như: baxitraxin, heliomycin, tác dụng với vi khuẩn Gr + như: neomycin, polymycin. Nhóm kháng sinh chống lao: rifamycin. Nhóm kháng sinh chống nấm như: nystatin, grycefulvin, ampoterytin – B. 4 1.3.3. Dựa vào nguồn gốc Kháng sinh có nguồn gốc từ sinh vật, xạ khuẩn. Nhóm kháng sinh có nguồn gốc hóa dược hay do con người tổng hợp nên. 1.3.4. Dựa vào cơ chế tác dụng Dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân thành 2 nhóm: Nhóm kháng sinh có tác dụng lên tế bào vi khuẩn gồm các thuốc: Thuốc tác dụng lên quá trình tạo vách tế bào: Penicillin và các thuốc thuộc nhóm β – lactamin, vancomycin, baxitracin… Thuốc tác dụng lên màng tế bào. Các thuốc này làm rối loạn tính thấm của vỏ và màng nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn, làm cho chức năng hàng rào của màng bị phá hủy, vi khuẩn bị rối loạn quá trình đồng hóa và dị hóa. Do vậy mất khả năng lấy chất dinh dưỡng cần thiết và thải các sản phẩm của quá trình dị hóa ra ngoài: colistin, polymycin… Nhóm thuốc tác dụng lên hệ phi bào làm rối loạn các hoạt động sống của tế bào trong nguyên sinh chất gồm: Thuốc làm rối loạn và ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn ở mức ribosome. Vi khuẩn không tạo nên các chất tham gia vào quá trình phân chia, di truyền của tế bào. Thuốc gắn vào các tiểu phần 30s, 50s và 70s của ribosome trong tế bào vi khuẩn. Thuốc ức chế sự tổng hợp nên các acid nucleotic: DNA và RNA. Các thuốc này rất độc, dùng để chữa ung thư , ít dùng trong thú y. II. CÁC NHÓM KHÁNG SINH CHÍNH 1. Nhóm β - lactamin Về cấu trúc đều có vòng β - lactamin (H ) Về cơ chế đều gắn với transpeptidase (hay PBP: Penicillin Binding Protein), enzym xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn. Vách vi khuẩn là bộ phận rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Thành phần đảm bảo cho tính bền vững cơ học của vách là mạng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycan nối chéo với nhau bằng chuỗi peptid. Khoảng 30 enzym của vi khuẩn tham gia 5 tổng hợp peptidoglycan, trong đó có transpeptidase (hay PBP). Các β - lactamin và kháng sinh loại glycopeptid (như vancomycin) tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Vách vi khuẩn Gr + có mạng lưới peptidoglycan dầy từ 50 - 100 phân tử, lại ở ngay bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công. Còn ở vi khuẩn Gr - vách chỉ dầy 1 – 2 phân tử nhưng lại được che phủ ở lớp ngoài cùng một vỏ bọc lipopolysaccharid như 1 hàng rào không thấm kháng sinh, muốn có tác dụng, kháng sinh phải khuếch tán được qua ống dẫn (pores) của màng ngoài như amoxicillin, một số cephalosporin. Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nên không chịu tác động của β - lactamin (thuốc hầu như không độc). Tuy nhiên vòng β - lactamin rất dễ gây dị ứng. - Các kháng sinh β - lactamin được chia thành 4 nhóm dựa theo cấu trúc hóa học. - Các penam: vòng A có 5 cạnh bão hòa, gồm các penicillin và các chất phong tỏa Các β lactamin. - Các cephem: vòng A có 6 cạnh không bão hòa, gồm các cephalosporin. - Các penem: vòng A có 5 cạnh không bão hòa gồm các imipenem, ertapenem. - Các monobactam: không có vòng A là kháng sinh có thể tổng hợp như aztreonam. Hình 3 Hình 4 Penem Cephem (Vòng A 5 cạnh bão hòa) (Vòng A 6 cạnh không bão hòa) 6 Hình 5 Hình 6 Penem (Vòng A 5 cạnh không bão hòa) Cấu trúc cơ bản của 4 nhóm β lactamin Monobactam Không có vòng A Nhóm kháng sinh mới hoàn toàn tổng hợp: aztreonem 1.1. Các Penicillin 7 Hình 7: Các kháng sinh ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn 1.1.1. Penicillin G Là nhóm thuốc tiêu biểu, được tìm ra đầu tiên. * Nguồn gốc và đặc tính lý hóa Trong sản xuất công nghiệp, lấy từ Penicillium notatum, 1ml môi trường nuối cấy cho 300UI; 1 đơn vị quốc tế (UI)= 0,6μgNa benzylpenicillin hay 1.000.000UI =0,6g. Penicillin G là dạng bột trắng, vững bền ở nhiệt độ thường, nhưng ở dung dịch nước, phải bảo quản lạnh và chỉ vững bền ở pH 6 - 6,5, mất tác dụng nhanh ở pH < 5 và > 7,5 * Phổ kháng khuẩn - Cầu khuẩn Gr + ; liên cầu (nhất là loại β tan huyết), phế cầu và tụ cầu không sản xuấ t penicillinase. - Cầu khuẩn Gr - : lậu cầu, màng não cầu. - Trực khuẩn Gr + ái khí (than, subtilis, bạch cầu) và yếm khí (clostridium hoại thư sinh hơi). - Xoắn khuẩn, đặc biệt là xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidum) * Dược động học - Hấp thu: bị dịch vị phá huỷ nên không uống được. Tiêm bắp, nồng độ tối đa đạt được sau 15 - 30 phút, nhưng giảm nhanh (cần tiêm 4h/lần). Tiêm bắp 500.000 UI, pic huyết thanh 10UI/ mL. - Phân phối: gắn vào protein huyết tương 40 - 60%. Khó thấm vào xương và não. Khi màng não viêm, nồng độ trong dịch não tuỷ bằng 1/10 huyết tương. - Thải trừ: chủ yếu qua thận dưới dạng không hoạt tính 60 - 70%, phần còn lại vẫn còn hoạt tính. Trong giờ đầu, 60 - 90% thải trừ qua nước tiểu, trong đó 90% qua bài xuất ở ống thận (một số acid hữu cơ như probenecid ức chế quá trình này, làm chậm thải trừ penicillin) * Độc tính 8 Penicillin rất ít độc nhưng so với thuốc khác, tỷ lệ gây dị ứng khá cao (1 - 10%), từ phản ứng rất nhẹ đến tử vong do cho áng phản vệ. Có dị ứng chéo với mọi β - lactamin và cephalosporin. 1.1.2. Penicillin kháng penicillinase Là penicillin bán tổng hợp, phổ kháng khuẩn và thời gian tác dụng tương tự penicillin G nhưng cường độ tác dụng thì yếu hơn. Không uống được. Một số thuốc khác vững bền với dịch vị, uống được: oxacillin (Bristopen), cloxacillin (Orbenin): uống 2- 8g một ngày chia làm 4 lần Chỉ định tốt trong nhiễm tụ cầu sản xuất penicillinase (tụ cầu vàng). Có thể gặp viêm thận kẽ, ức chế tủy xương ở liều cao. 1.1.3. Penicillin có phổ rộng Ampicillin, amoxicillin là penicillin bán tổng hợp, amino - benzyl penicillin có một số đặc điểm: - Trên các khuẩn Gr + tác dụng như penicillin G nhưng có thêm tác dụng trên một số khuẩn Gr - : E. coli, salmonella, Shigella, proteus, hemophilus influenzae - Bị penicillinase phá huỷ - Không bị dịch vị phá hủy, uống được nhưng hấp thu không hoàn toàn (khoảng 40%). Hiện có nhiều thuốc trong nhóm này có tỷ lệ hấp thu qua đường uống cao (như amoxicillin tới 90%) nên nhiều nước đã không còn dùng ampicillin nữa - Chỉ định chính: viêm màng não mủ, thương hàn, nhiễm khuẩn đường mật, tiết niệu, nhiễm khuẩn sơ sinh. 1.1.4. Các penicillin kháng trực khuẩn mủ xanh Carboxypenicillin và ureidopenicillin là nhóm kháng sinh quan trọng được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gr - như trực khuẩn mủ xanh, Proteus, Enterobacter, vi khuẩn kháng penicillin và ampicillin. Các kháng sinh này đều là bán tổng hợp và vẫn bị penicillinase phá huỷ. - Carbenicillin, ticarcillin: uống 2 - 20g/ ngày. - Ureidopenicilin: 9 . Mezlocilin: 5- 15g/ ngày. Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch. . Piperacilin: 4- 18g/ ngày. Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch. 1.2. Các cephalosporin Được chiết xuất từ nấm cephalosporin hoặc bán tổng hợp, đều là dẫn xuất của acid amino - 7- cephalosporanic, có mang vòng β - lactamin. Tùy theo tác dụng kháng khuẩn, chia thành 4 thế hệ: 1.2.1. Cephalosporin thế hệ 1 Có phổ kháng khuẩn gần với meticillin và penicillin A. Tác dụng tốt trên cầu khuẩn và trực khuẩn Gr + , kháng được penicillinase của tụ cầu. Có tác dụng trên một số trực khuẩn Gr - , trong đó có các trực khuẩn đường ruột như Salmonella, Shigella. Bị cephalosporinase ( β - lactamase) phá huỷ. Chỉ định chính: sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễm khuẩn kháng penicillin. Các chế phẩm dùng theo đường tiêm (bắp hoặc tĩnh mạch) có: cefalotin (Kezlin), cefazolin (Kefzol), liều 2- 8g/ ngày, theo đường uống có cefalexin (Keforal), cefaclor (Alfatil), liều 2g/ngày. Để khắc phục 2 nhược điểm: ít tác dụng trên vi khuẩn Gr - và vẫn còn bị cephalosporinase phá, các thế hệ cephalosporin tiếp theo đã và đang được nghiên cứu sản xuất. 1.2.2. Cephalosporin thế hệ 2 Hoạt tính kháng khuẩn trên Gr - đã tăng nhưng còn kém thế hệ 3. Kháng được cephalosporinase. Sự dung nạp thuốc cũng tốt hơn. Chế phẩm tiêm: cefamandole (Kefandol), cefuroxim (Curoxim) liều 3 - 6 g/ ngày. Chế phẩm uống: cefuroxim acetyl (Zinnat) 250 mg х 2 lần/ ngày. 1.2.3. Cephalosporin thế hệ 3 Tác dụng trên cầu khuẩn Gr + kém thế hệ 1 nhưng tác dụng trên các khuẩn Gr - , nhất là trực khuẩn đường ruột, kể cả chủng tiết β - lactamase thì mạnh hơn 10 [...]... tác thuốc làm giảm tác dụng của kháng sinh 2.3 Do vi khuẩn đã kháng thuốc Cần thay kháng sinh khác hoặc phối hợp kháng sinh 3 Vi khuẩn kháng kháng sinh 3.1 Kháng tự nhiên Vi khuẩn đã có tính kháng từ trước khi tiếp xúc với kháng sinh, như sản xuất β - lactamase, cấu trúc của thành vi khuẩn không thấm với kháng sinh 3.2 Kháng mắc phải Vi khuẩn đang nhạy cảm với kháng sinh, sau một thời gian tiếp xúc,... của kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein 34 Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn, gọi là kháng sinh kìm khuẩn ; kháng sinh huỷ hoại vĩnh viễn được vi khuẩn gọi là kháng sinh diệt khuẩn Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn thường phụ thuộc vào nồng độ Tỷ lệ = Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC) III MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH 1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh. .. đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của Bác sĩ và theo sự hướng dẫn của Dược sĩ 2 Những nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh 2.1 Chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng 2.2 Kháng sinh không đạt được tới ngưỡng tác dụng tại ổ nhiễm... chất lý hóa Đều là kháng sinh có 4 vòng 6 cạnh, lấy từ Streptomyces aureofaciens (clotetracyclin, 1947), hoặc bán tổng hợp Là bột vàng, ít tan trong nước, tan trong base hoặc acid 4.2 Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn Các tetracyclin đều là kháng sinh kìm khuẩn, có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong các kháng sinh hiện có Các tetracyclin đều có phổ tương tự, trừ minocyclin, một số chủng đã kháng với tetracyclin... thành không nhạy cảm nữa, do: - Đột biến hoặc kháng qua nhiễm sắc thể - Mọi vi khuẩn đều có protein đích để gắn với kháng sinh cụ thể tại ribosom, DNA gyrase, RNA polymerase Do đột biến, các protein đích đã thay đổi, không gắn kháng sinh nữa - Kháng qua plasmid: có nhiều dạng, thường là sản xuất các enzym làm bất hoạt kháng sinh, hoặc giảm ái lực của kháng sinh với protein đích, hoặc thay đổi đường chuyển... thì cho kháng sinh phải kèm theo thông mủ, phẫu thuật Bổ sung vitamin và chú ý đến công tác hộ lý 1.7 Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý Chỉ có những trường hợp đặc biệt Bác sĩ Thú y mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng 35 ngừa Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu, hoặc vật bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để... khuẩn đã xác định, dùng kháng sinh phổ hẹp Tốt nhất nên làm kháng sinh đồ 1.2 Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định Không dùng liều tăng dần 1.3 Chỉ dùng kháng sinh cho nhiễm khuẩn Không dùng cho nhiễm virus (có loại riêng) Dùng càng sớm càng tốt 1.4 Dùng đủ thời gian: trên cơ thể nhiễm khuẩn, vi khuẩn ở nhiều giai đoạn khác nhau với kháng sinh Nếu sau 2 ngày dùng kháng sinh, sốt không giảm,... SMZ 400 mg trong ống 5 mL Hoà trong 125 mL dextrose 5% truyền tĩnh mạch trong 60 - 90 phút II CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA KHÁNG SINH Sơ đồ dưới đây chỉ rõ vị trí và cơ chế tác dụng chính của các kháng sinh trên vi khuẩn Hình 9: Sơ đồ cơ chế tác động của các họ kháng sinh chính 33 Hình 10: Các kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp protein 1 Ức chế tạo cầu peptid ( Chloramphenicol) 2 Ngăn cản chuyển động chuyển... phục với β lactamase và có ái lực với β – lactamin, cho nên khi phối hợp với kháng sinh nhóm β - lactamin sẽ làm vững bền và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh này Hiện có các chế phẩm sau: Bảng 1.3.1: Các chế phẩm β - lactamin 1.4 Các penem Imipenem, thuộc nhóm carbapenem, trong công thức vòng A thay S bằng C Phổ kháng khuẩn rất rộng , gồm các khuẩn ái khí và kỵ khí: liên cầu, tụ cầu (kể... thể nhiễm khuẩn, vi khuẩn ở nhiều giai đoạn khác nhau với kháng sinh Nếu sau 2 ngày dùng kháng sinh, sốt không giảm, cần thay hoặc phối hợp kháng sinh Khi điều trị đã hết sốt, vẫn cần cho thêm kháng sinh 2 - 3 ngày nữa Nói chung, các nhiễm khuẩn cấp, cho kháng sinh 5 - 7 ngày Các nhiễm khuẩn đặc biệt, dùng lâu hơn, như: viêm nội tâm mạc Osler, nhiễm khuẩn tiết niệu (viêm bể thận): 2 - 4 tuần; viêm