TIỂU LUẬN XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

25 2.4K 15
TIỂU LUẬN XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như vậy qua những phân tích nêu trên chúng ta có thể thấy Việt Nam không có những nguy cơ trở thành tâm điểm của một cuộc tấn công tiền tệ để dẫn đến khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng câu trả “không” đó là dựa vào những gì đã xảy ra cách đây mười năm với cơ chế tấn công mà các quỹ đầu cơ đã sử dụng để đánh vào các nước Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Điều đó có nghĩa rằng thời điểm này, mười năm sau với những bước phát triển vượt bậc của thị trường tài chính thế giới, nếu có ý định tấn công vào VND liệu các quỹ đầu cơ có còn sử dụng những “vũ khí lạc hậu” nêu trên, hay họ có thể nghĩ ra được một cơ chế tấn công nào mới mà chúng ta vẫn chưa dự đoán được. Điều đó có nghĩa là một tinh thần cảnh giác và phòng ngừa rủi ro khủng hoảng luôn luôn là cần thiết dưới bất kỳ một tình huống nào. Vì thị trường tài chính của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng tuy mỗi ngày mỗi phát triển hơn và tiên tiến hơn nhưng cũng trở nên mong manh hơn.

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: “XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI” Môn: Tài chính quốc tế GV : TS. Hồ Thủy Tiên Nhóm: : 5 Lớp : 11DKQ1 TPHCM, Tháng 10/2014 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: “XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI” Môn: Tài chính quốc tế GV : TS. Hồ Thủy Tiên Nhóm : 5 Lớp : 11DKQ1 Thành viên : 1/ Trịnh Thị Thảo Phương (NT) 2/ Nguyễn Thị Quý Ngọc 3/ Nguyễn Thị Thu Thoại 4/ Hồ Thị Mỹ Hương 5/ Phan Thị Như Quỳnh 6/ Phạm Hồng Thúy 7/ Trần Thị Phương Nhi 2 8/ Hà Thị Ngọc Trân 9/ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh TPHCM, Tháng 10/2014 Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng  NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm 2014 3 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Biểu đồ tỷ giá USD/VND ( từ ngày 1/9/2013 đến ngày 30/9/2013) Hình 4.1 Đường cầu của đồng france Thụy Sỹ Hình 4.2 Đường cung của đồng france Thụy Sỹ Hình 4.3 Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng Hình 4.4 Biểu đồ đường cung tài sản tài chính Hình 4.5 Biểu đồ đường cầu tài sản tài chính Hình 4.6 Biểu đồ đường cung - cầu tài sản tài chính Hình 4.7 Hiệu ứng lạm phát VND lên tỷ giá USD/VND Hình 4.8 Tác động của lãi suất USD tới tỷ giá trong ngắn hạn Hình 4.9 Tác động của lãi suất VND tới tỷ giá trong ngắn hạn Hình 4.10 Hiệu ứng lãi suất VND tăng do lạm phát kỳ vọng tăng Hình 4.11 Phản ứng thị trường khi đồng France giảm Hình 4.12 Sự tương tác giữa các yếu tố Bảng 4.1 tổng hợp các nhân tố tác động lên tỷ giá VND trong ngắn hạn (giả thiết là các nhân tố khác không đổi) Bảng 4.2 tổng hợp các nhân tố tác động lên tỷ giá VND trong dài hạn. Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng 4 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ & Tên Công việc Trịnh Thị Thảo Phương (NT) Ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến tỷ giá hối đoái Nguyễn Thị Quý Ngọc Đường cung cầu ngoại tệ Nguyễn Thị Thu Thoại Phân tích phụ lục 9 Hồ Thị Mỹ Hương Các yếu tố ngắn hạn Phan Thị Như Quỳnh Đo lường biến động tỷ giá hối đoái Trần Thị Phương Nhi Đường cung cầu tài sản chính, tổng hợp Word Phạm Hồng Thúy Đo lường biến động tỷ giá hối đoái Lâm Thị Nhung Tóm lược các yếu tố tác động tỷ giá, tổng hợp Powerpoint Hà Thị Ngọc Trân (11DKQ2) Cách tiếp cận cán cân thanh toán Lê Thị Minh Hạnh (11DKQ2) Các yếu tố dài hạn ĐO LƯỜNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Khái niệm biến động tỷ giá hối đoái Biến động tỷ giá hối đoái: Một tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường sẽ thay đổi bất cứ khi nào các giá trị của một trong hai tiền tệ thành phần thay đổi. Một đồng tiền sẽ có xu hướng trở nên có giá trị hơn bất cứ khi nào nhu cầu cho nó lớn hơn cung cấp có sẵn. Nó sẽ trở nên ít có giá trị bất cứ khi nào nhu cầu thấp hơn cung cấp có sẵn (điều này không có nghĩa là người ta không còn muốn tiền, nó chỉ có nghĩa là họ muốn nắm giữ của cải của họ trong một số hình thức khác, có thể là một đồng tiền khác) Ví dụ Hình 1.1 Biểu đồ tỷ giá USD/VND ( từ ngày 1/9/2013 đến ngày 30/9/2013) Biểu đồ trên cho thấy giá trị của đồng VND có xu hướng tăng liên tục so với USD, từ mức Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng 5 21.180VND đổi 1USD vào thời điểm 3/9/2014 lên mức 21.140 VND đổi 1USD vào ngày 30/9. Điều đó có nghĩa USD đã giảm giá so với VND. Công thức tính tỉ lệ % thay đổi trong giá trị ngoại tệ: Trong đó: St: tỷ gá giao ngay tại thời điểm hiện tại St-1: tỷ giá giao ngay tại thời điểm trước đó Theo phương pháp yết giá trực tiếp, nếu: Một tỷ lệ % thay đổi dương => đồng ngoại tệ tăng giá Một tỷ lệ % thay đổi âm => đồng ngoại tệ giảm giá Một tỷ lệ % thay đổi lớn của một đồng tiền thường xảy ra hàng năm chứ ít khi xảy ra hàng ngày hay hàng tuần. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi tỷ giá thay đổi liên tục trong vòng một thời gian ngắn đối với một vài loại tiền tệ nào đó, chẳng hạn đồng tiền Zimbabwe (USD/ZWR): Day Exchange rate 15 August 2008 244.83 15 September 2008 29283 7 October 2008 29277 14 October 2008 29317.7 21 October 2008 29298 28 October 2008 29306 8 November 2008 29325 Trong thị trường ngoại hối toàn cầu, có thời điểm: Hầu hết ngoại tệ tăng giá so với USD, với những tốc độ khác nhau Hầu hết ngoại tệ giảm giá so với USD, với những tôc độ khác nhau Có vài ngoại tệ tăng nhưng cũng có vài ngoại tệ giảm so với USD Đồng đô la bị pha loãng trong giao dịch (the dollar was mixed in trading) Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng 6 CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ TRÊN CÁN CÂN THANH TOÁN Khái niệm Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác. Cách xác định tỷ giá hối đoái trên cán cân thanh toán Cán cân thanh toán luôn luôn cân bằng nên ta có công thức: (X – M + SE + IC + TR) + (KL + KS) + (∆R + L + ≠) = 0 Trong đó : X : giá trị xuất khẩu M : giá trị nhập khẩu SE: giá trị dịch vụ ròng IC: giá trị thu nhập ròng TR: giá trị chuyển giao vãng lai ròng KL: luồng vốn ròng dài hạn KS: luồng vốn ròng ngắn hạn ∆R: thay dổi dự trữ L: nợ Sự thay đổi của cán cân thương mại Ta có cán cân thương mại được xác định như sau: TB = (X - M) = - (SE + IC + TR + KL + KS + ∆R) Cán cân thương mại thặng dư khi (X - M)>0 Cán cân thương mại thâm khi (X - M)<0 Khi cán cân thương mại thâm hụt sẽ tác động làm cho tỷ giá tăng và ngược lại Sự thay đổi cán cân vãng lai Ta có cán cân vãng lai CA = (X – M + SE + IC + TR) = - (KL + KS + ∆R) Cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Nếu cán cân vãng lai thặng dư, có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú là lớn hơn so với chi cho người không cư trú nên số lượng ngoại tệ người dân nắm giữ tăng lên nên tỉ giá giảm. Nếu cán cân vãng lai thâm hụt, có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú nên số lượng nội tệ người dân nắm giữ tăng lên nên tỉ giá tăng Khi CA=0 thì quốc gia không phải là chủ nợ cũng không phải là con nợ, nhưng chúng ta có 2 tình huống sau : Trong dài hạn : Trong giả thiết, cán cân vãng lai cân bằng có nghĩa là : X – M + SE + IC + TR = 0 Vì hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập trong dài hạn, bởi vì mọi khoản mua vào cuối cùng cũng phải bán ra và mọi khoản bán ra phải có mua vào. Do đó trong dài hạn chúng ta có thể coi dự trữ ngoại hối của THTW thay đổi bằng 0, tức ∆R=0. Vì cán cân vãng lai là cân bằng nên ta suy ra được : KL + KS = 0 ⇔ KL = - KS Từ đó ta thấy có 2 khả năng xảy ra : Khả năng 1 : KL < 0 ; KS > 0 Rõ ràng là, nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn dài hạn Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng 7 chạy ra, có thể làm cho năng lực thanh toán của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng lãi suất và giảm giá nội tệ. Điều này làm cho tỷ giá tăng Khả năng 2 : KL > 0 ; KS < 0 Rõ ràng là, nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn và được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chạy ra, thì sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định nên duy trì ổn định tỉ giá. Trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nghĩa là KL = 0. Vì vậy cán cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn cân bằng, ta có KS + ∆R = 0 ⇔ KS = -∆R Từ đó ta thấy có 2 khả năng xảy ra: Khả năng 1: ∆R > 0; KS < 0 Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy ra được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ quốc gia. Trong ngắn hạn, NHTW nỗ lực cân đói các luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỉ giá. Quốc gia đag có dấu hiệu khủng hoảng ngoại hối, chịu sức ép phá giá nội tệ Khả năng 2: ∆R < 0; KS > 0 Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào làm tăng dư trữ ngoại hối quốc gia. Trên thục tế, tình huống này có thể xảy ra khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa. Sự thay đổi của cán cân cơ bản Ta có cán cân cơ bản: BB = CA + KL Ta có : Nếu CA < 0, quốc gia là con nợ. Cần xem xét : Nếu BB ≥ 0, quốc gia không chịu rủi ro thanh khoản Nếu BB < 0, quốc gia chịu rủi ro thanh khoản Nếu CA > 0, quốc gia là chủ nợ. Cần xem xét : Nếu BB ≥ 0, quốc gia không chịu rủi ro thanh khoản Nếu BB < 0, quốc gia chịu rủi ro thanh khoản Cán cân cơ bản đặc biệt quan trọng trong chế độ tỷ giá cố định. Người ta cho rằng bất cứ một sự thay đổi đáng kể nào trong cán cân cơ bản đều phải trở thành tín hiệu cho sự thay đổi căn bản trong xu hướng của tỷ giá Sự thay đổi của cán cân tổng thể Cán cân tổng thể tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng. Mức độ quan trong của cán cân thanh toán quốc tế trong việc xác định tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào chính sách tỷ giá của quốc gia đó. Tác động của một kh oản thâm hụt hay thặng dư trên cán cân thanh toán toàn quốc tế lên tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào quốc gia đó sử dụng chính sách tỷ giá hối đoán cố định hay thả nổi mà thả nổi có quản lí. Các quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái cố định Chính phủ phải đảm bảo cho cán cân thanh toán quốc tế luôn cân bằng. Nếu như tổng tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính không bằng không thì chính phủ sẽ can thiệp trên thị trường ngoại hối bằng cách thu mua hoặc bán lượng dự trữ ngoại hối. Nếu tổng 2 tài khoản lớn hơn 0, nghĩa là có 1 sự thặng dự với cầu đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối. Để giữ vững chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ sẽ can thiệp trên thị trường Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng 8 ngoại hối bằng cách dùng đồng nội tệ để mua ngoại tệ hoặc vàng bằng cách đó sẽ đưa cán cân thanh toán quốc tế trở lại cân bằng. Ngược lại nếu tổng tài khoản vãng lai và tài khoản vốn là âm nghĩa là đồng cung nội tệ đã vượt quá nhu cầu của thị trường thì khi đó chính phủ can thiệp bằng cách bán dự trữ ngoại hối để mua lại nội tệ vượt quá. Vì thế, các nhà quản trị và nhà đầu tư có thể sử dụng cán cân thanh toán quốc tế để dự báo sự tang hay giảm giá của động nội tệ cũng như những thay đổi của tỷ giá hốidđoái chính thực bổi ngân hàng nhà nước. Nếu 1 quốc gia sử dụng chết độ tỷ giá hối đoái cố định có thâm hụt. cán cân thanh toán quốc tế lớn lại đi kèm với 1 lượng dự trữ ngoại hối yếu kém sẽ rất dễ bị các nhà đầu cơ tiền tệ tấn công và rơi vào khủng hoảng tiền tệ ( currency crisis). Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định: Chính phủ và ngân hàng trung ương dễ dàng đạt được các mục tiêu liên quan Kiểm soát lạm phát hiểu quả, tạo tâm lí an toàn, tin tưởng Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành 1 chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định, vì vậy không cần phải dự phòng cho rủi ro tỷ giá. Nhược điểm của tỷ giá cố định: Thị trường ngoại hối không phát triển và luôn tiềm ẩn những hạn chế và tình trạng mất cân đối cung cầu, làm cho dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương thay đổi. Tình trạng khan hiếm ngoại tế rất phổ biến hạn chế sự phát triển của thương mại quốc tế. Chi phí can thiệp và quản lý dự trữ ngoại hối rất lớn. Chế độ tỷ giá hối đoái ổn định (không có rủi ro hối đoái) tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tận dụng chênh lạch lãi suất nội tệ và ngoại tệ; chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế để đầu cơ tiền tệ, khiến cho thị trường biến động mạnh, tình trạng thừa, thiếu ngoại tệ rất khó dự báo, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin này tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ “tấn công” các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dữ trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy. Hạn chế so với chế độ tỷ giá thả nổi tự do Đầu tiên là, trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, các căn bệnh kinh tế của quốc gia này có thể lây nhiễm qua các quốc gia khác. Nhưng với hệ thống tỷ giá thả nổi tự do thì sự lây nhiễm này được ngân cản góp phần duy trì sự ổn định chung của nền kinh tế thế giới. Ví dụ: Giả định hệ thống tỷ giá giữa 2 nước Việt Nam và Mỹ là cố định, khi lạm phát cao tại Việt Nam thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ mua nhiều hàng hóa Mỹ hơn ( do giá hàng hóa Việt Nam cao). Phản ứng này làm cho nhu cầu về hàng hóa Mỹ vượt quá mức cung, và giá hàng hóa Mỹ tang lên. Ngược lại, với tỷ giá thả nổi tự do, khi nhu cầu về hàng hóa Mỹ tang cao đồng nghĩa với nhu cầu về đồng Dollar Mỹ tang theo, sẽ làm đồng Dollar Mỹ tang giá. Do đó giá hàng hóa Mỹ sẽ tang lên và nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam về hàng hóa Mỹ sẽ giảm trong khi nhu cầu về hàng hóa Việt nam của người Mỹ có thể tang lên. Vì vậy trong hệ thống tỷ giá cố định, lạm phát cao tại Việt Nam có thể gây lạm phát cao ở Mỹ. Nhưng trong hệ thống tỷ giá thả nổi tự do thì sự lây truyền này được ngăn cản. Thứ hai là, trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, ngân hàng trung ương không bị buộc phải liên tục duy trì tỷ giá hối đoái trong biên độ đã định với những chính sách can thiệp có thể tạo nên những tác động không thuận lợi đối với nền kinh tế, nhằm kiểm soát tỷ giá. Mặc khác, các chính phủ có thể thực thi những chính sách mà không cần quan tâm là các chính sách này có duy trì được tỷ giá trong vòng các biên độ quy định hay không, và làm giảm bởi Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng 9 áp lực lên ngân hàng trung ương. Cuối cùng là, trong tỷ giá cố định, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vốn của mình vào bất cứ nước nào có lãi suất cao nhất. Do đó tại các quốc gia có lãi suất thấp, chính phủ sẽ phải áp dụng các biện pháp làm giảm tự do tài khoản vốn nhằm hạn chế việc rút vốn của các nhà đầu tư nên hiệu quả của thị trường tài chính sẽ bị sút giảm. Việt Nam cũng là nước sử dụng chính sách tỷ giá cố định được áp dụng trong thời kì 1955- 1989 – thời kỉ nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung cao cấp, nhà nước can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội. Chính sự can thiệp này đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng của các quy luật cung cầu trên thị trường, nếu có thì cũng bị bóp méo, sai lệch. Hơn nữa, hệ thống các nước XHCN lại áp dụng 1 chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của nhà nước về ngoại thương và ngoại hối, do đó độc quyền trong việc ban hành và ấn định tỷ giá. Đây là thời kì chế độ tỷ giá cố định, đa tỷ giá với tính chất thị trường sâu sắc. Quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn. Dưới chế độ này chính phủ 1 nước không có trách nhiệm phải neo giữ tỷ giá của đồng nội tệ. Vì vâỵ để tài khoản vãng lai và tài khoảng tài chính không cân bằng sẽ tự động gây ra một tác động điều chỉnh (về mặt lý thuyết) lên tỷ giá hối đoái theo hướng làm cho cán cân thanh toán quốc tế trở lại bằng không. Điều này thể hiện 1 lượng cung nội tệ vượt quá trên thị trường ngoại hối. Khi đó theo quan hệ cung cầu sẽ làm cho đồng nội tệ bị giảm giá, điều này sẽ làm cho cán cân thanh toán quốc tế trở về lại cân bằng Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do là một tỷ giá hoàn toàn do cung cầu quyết định, không có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ. Khi chính phủ can thiệp vào thị trường hối đoái để tác động đến tỷ giá hối đoái, thì hệ thống này được gọi là hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Trên thực tế, không có nhiều quốc gia để cho đồng tiền của mình thả nổi tự do (chủ yếu là những nền kinh tế mạnh). Sau thất bại của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods, vào tháng7/1976, tại hội nghị Jamaica, các thành viên của IMF đã thống nhất đa ra nhữngquy định mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Đó là "tỷ giá linh hoạt" hay "tỷ giá thả nổi" đợc các thành viên IMF chấp nhận. Theo chế độ mới, tỷ giá đợc xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà cụ thể là quy luật cung -cầu ngoại tệ. NHTW các nước không có bất kỳ một tuyên bố hay cam kếtnào về chỉ đạo, điều hành tỷ giá. Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi: Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử một nước nào đó có cán cânvãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng. Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bênngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh để ngăn ngừa các tác động ngoại lai. Nhược điểm: Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài. Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá. Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi tự do được cho là phương thức hữu hiệu vạn năng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định. Bởi lẽ, biếnđộng của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội đặc biệt là nạn đầu cơ. Trên thực tế thì lại không có thị trườngthuần tuý nên không thể có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái có những diễn biến thuận lợi hơn nên chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ngày càng được nhiều quốc gia Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng 10 lựa chọn đặc biệt là các nước đang phát triển. Quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí Mặc dù chính phủ các quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quả lí vẫn dự trên các điều kiện thị trường mỗi ngày để xác định tỷ giá hối đoái nhưng trong những trường hợp cần thiết vẫn sử dụng những hành động can thiệp để điều chỉnh mức giá hối đoái đến giá trị mong muốn. Tuy nhiên can thiệp của chính phủ trong các trường hợp này thường dựa trên các yếu tố thị trường, hơn là can thiệp trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Dựa vào công thức, một sự thay đổi trong lãi suất đồng nội tệ sẽ làm thay đổi khoản mục CI – CO đặc biệt là đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn. Điều này sẽ giúp loại bỏ trạng thái mất cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế trước đó do tài khoản vãng lai bị thâm hụt. Nếu 1 quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quán lí muốn bảo vệ cho giá trị của đồng nội tệ thì có thể thực hiện bằng cách tăng lãi suất đồng quốc nội để thu hút đòng vốn quốc tế chảy vào. Điều này sẽ tạo ra một lượng cầu tăng them đối với đồng nội tệ và có thể giữ giá trị cho đồng nội tệ. Trong tình huống này, ngân hàng trung ương đã phát một tính hiệu cho các chủ thể tham gia thị trường thấy rang ưu tiên lựa chọn chính sách lúc này là đảm bảo cho giá trị đồng nội tệ. Tuy nhiên cái giả phải trả cho hành động này là sẽ làm tang chi phí sử dụng vốn cho các doanh nghiệp. Các công ty đa quốc gia hoạt động tại các nước có chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí sẽ sử dụng cách tiếp cận xác định tỷ giá hối đoái dựa trên can cân thanh toán quốc tế để dự đoán xu hướng điều hành chính sách lãi suất của chính phủ. Ở góc độ vĩ mô nền kinh tế, tỷ giá hối đoái là biến số quan trọng thể hiện mối tương quan về giá trị giữa ñồng nội tệ với đồng ngoại tệ trong các giao dịch giữa nền kinh tế đó với các nước khác. Các giao dịch của một nền kinh tếvới thếgiới bên ngoài đều ñược phản ánh trên cán cân thanh toán (BOP) của quốc gia. Do vậy, giữa tỷ giá và BOP tồn tại mối quan hệ mật thiết. Ngoài ra, đối với các quốc gia thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có quản lí thì: Có 3 kiểu can thiệp của chính phủ: - Kiểu can thiệp vùng mục tiêu: Chính phủ quy định tỷ giá tối đa, tối thiểu và sẽ can thiệp nếu tỷ giá vượt quá các giới hạn đó. - Kiểu can thiệp tỷ giá chính thức kết hợp với biên độ dao động: Tỷ giá chính thức có vai trò dẫn đường, chính phủ sẽ thay đổi biên độ dao động cho phù hợp với từng thời kỳ. - Kiểu tỷ giá đeo bám: Chính phủ lấy tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỷ giá mở cửa ngày hôm sau và cho phép tỷ giá dao động với biên độ hẹp. Hiện nay, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí có nhiều tính ưu việt hơn và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là "thả nổi" ở mức độ bao nhiêu nên gần với thả nổi hay gần với cố định hơn? Biên độ dao động là bao nhiêu? Rất khó để đưu ra một câu trả lời chung cho mọi quốc gia mà phải tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn và mục tiêu của từng quốc gia theo đuổi. Nhìn chung, đối với các nước kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, với một hệ thống công cụ tài chính còn nhiều yếu kém, sự phối hợp giữa các chính sách còn thiếu đồng bộ, đồng tiền yếu và dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp thì tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý tỏ ra là một chính sách hợp lý nhất. Ở Việt Nam, nghị định 70 quy định rõ: tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do NHNN xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Trong cơ chế thả nổi có quản lý, NHNN sẽ không tuyên bố trước tỷ giá trung tâm; tỷ giá thương mại hằng ngày về cơ bản được xác lập hoàn toàn bởi các giao dịch theo cung cầu Quản Trị Chiến Lược ThS. Cảnh Chí Hoàng [...]... đây là tỷ giá hối đoái cân bằng Tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi theo thời gian khi đường cung và đường cầu thay đổi Trên thị trường có nhiều yếu tố tác động và và thay đổi đường cung - cầu ngoại tệ Hình 4.3 Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng Các yếu tố tác động tỷ giá trong dài hạn Các nhân tố thay đổi và tác động từ từ lên tỷ giá sẽ quyết định xu hướng vận động của tỷ giá trong dài hạn, gồm: Mức giá cả... tỷ giá hối đoái cân bằng Tỷ giá hối đoái là đại diện cho giá cả của một đồng tiền Giống như bất kỳ một sản phẩm nào được bán trên thị trường, giá cả của một đồng tiền được xác định bởi cung cầu cầu đồng tiền đó Chúng ta xem xét vần đề tỷ giá hối đoái cân bằng dưới góc độ của một công ty đa quốc gia của Mỹ, quan tâm đến vấn đề đầu tư hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Thụy Sỹ, vì vậy cần xác. .. giảm giá so với VND, tức tỷ giá giảm Tỷ giá chỉ dừng lại không giảm nữa khi D2 ≤ S TH3: Cầu = Cung Tỷ giá giao dịch trên thị trường đạt mức cân bằng E*, khi đó D = S (lượng cung bằng lượng cầu) và thị trường cân bằng, tỷ giá không có xu hướng tăng hay giảm Tóm lại, bất kỳ trạng thái nào của tỷ giá lệch khỏi tỷ giá cân bằng thì cũng chỉ là tạm thời, quy luật của thị trường luôn tác động cho tỷ giá quay... đối ổn định qua các năm bất chấp sự biến động của tỷ giá hối đoái thực song phương và ña phương, thì đầu tư gián tiếp (FPI) mới được ghi nhận trên BOP từ quí 4 năm 2005 nhưng lại rơi ngay vào tình trạng tăng trưởng quá nóng rồi lại chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau đó Kiểm chứng cho thấy, không có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và FDI cũng như tỷ giá hối đoái thực... tức tỷ giá tăng Cầu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm, cung ngoại tệ giảm, làm dịch chuyển đường Quản Trị Chiến Lược ThS Cảnh Chí Hoàng 19 cung ngoại tệ sang trái Kết quả là VND giảm giá, tức tỷ giá tăng Hình 4.7 Hiệu ứng lạm phát VND lên tỷ giá USD/VND Theo học thuyết Ngang giá sức mua, tỷ lệ thay đổi tỷ giá sẽ biến động để phản ánh tương quan lạm phát theo công thức: ∆e : tỷ lệ % thay đổi tỷ giá. .. của tỷ giá Việt Nam đang hướng đến chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí vì cơ chế này có thể mang lại nhiều lợi ích Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán BOP Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Về mặt lý thuyết, khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa nước ngoài sẽ mắc hơn tương đối so với hàng hóa trong nước, nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng, CCTM được cải thiện Ngược lại, khi tỷ giá. .. tố quna trọng nhất quyết định đến lượng cầu tàiHình USD là lợi đường cung tài sản tàinắm giữ tài sản USD , tức chênh lệch sản 4.4 Biểu đồ tức kỳ vọng từ việc chính giữa tỷ giá kỳ vọng (Et) và tỷ giá hiện hành (Eet+1) Nếu chênh lệch giữa tỷ giá kỳ vọng và tỷ giá hiện hành (Eet+1 – Et) càng lớn, thì nhu cầu nắm giữ USD càng tăng Như vậy, tại mỗi mức giá kỳ vọng nhất định khi tỷ giá hiện hành càng giảm,... được ghi bằng USD Khối lượng cung tài sản VND ở Việt Nam và USD ở Mỹ được xác định bằng lượng tiền gửi ngân hàng, hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị khác Tổng khối lượng cung tài sản VND và USD là một hằng số, do đó, không phụ thuộc vào tỷ giá, tức cho dù tỷ giá tăng hay giảm, thì tổng cung tài sản VND và USD là đường thẳng đứng, không nhạy cảm với tỷ giá 1 Nguyễn Thị... đầu tư hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Thụy Sỹ, vì vậy cần xác định tỷ giá hối đoái cân bằng cũng như biến động tỷ giá của cặp CHF/USD Với mỗi mức giá đồng france Thụy Sỹ sẽ có mức cầu và mức cung nhất định Tại bất kỳ thời điểm nào, một đồng tiền sẽ thể hiện mức giá mà tại đó mức cung cầu bằng nhau, đây chính là tỷ giá cân bằng Tuy nhiên, điều kiện thị trường có thể thay đổi và làm biến động... Q(USD) Gọi E* là tỷ giá cân bằng, được thiết lập tại điểm giao nhau của đường cung và đường cầu, tại Hình 4.5 cầu tài sản tài chính bằng chính đó lượng cung, lượngBiểu đồ đường cầu tài sản tàinhau và tỷ giá không có xu hướng biến động Quản Trị Chiến Lược ThS Cảnh Chí Hoàng 14 tăng hay giảm Nếu tỷ giá giao dịch trên thị trường lệch khỏi tỷ giá cân bằng, thì quy luật cung cầu sẽ đưa tỷ giá về giá trị cân

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐO LƯỜNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

    • Khái niệm biến động tỷ giá hối đoái

    • CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ TRÊN CÁN CÂN THANH TOÁN

      • Khái niệm

        • Các quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái cố định

        • Hạn chế so với chế độ tỷ giá thả nổi tự do

        • Quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí

        • Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán BOP

          • Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại

          • Tác động của tỷ giá đến chuyển giao một chiều

          • Tác động của tỷ giá đến cán cân vốn

          • XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI DỰA TRÊN CÁCH TIẾP CẬN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

            • Khái niệm

            • CÁC YÊU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÂN BẰNG

              • Hình thành đường cung cầu ngoại tệ

              • Các yếu tố tác động tỷ giá trong dài hạn

              • Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn

              • Các yếu tố tác động đến tỷ giá

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan