Nếu chỉ ra được các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến việc chọn nghề của học sinh, từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục hướng nghiệp một cách khoa học, hợp lý thì sẽ giúp các em chọ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Thái Nguyên - 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Thị Bích Huệ
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Phạm Thị Bích Huệ
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng biểu viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2 Các khái niệm công cụ 11
1.2.1 Khái niệm nghề nghiệp 11
1.2.2 Khái niệm ảnh hưởng 12
1.2.3 Lựa chọn nghề 12
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT 14
1.3.1 Những đặc điểm cơ bản về nhân cách của học sinh lớp 12 THPT 14 1.3.2 Vai trò của việc chọn nghề đối với học sinh lớp 12 16
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 THPT 17
Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN 35
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể điều tra 35
2.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT Tỉnh Thái Nguyên 38
Trang 62.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến việc chọn nghề của học sinh 38 2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đến việc chọn nghề của học sinh THPT Tỉnh Thái Nguyên 47
Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 72
3.1 Cơ sở pháp lý đề xuất biện pháp 72 3.2 Nguyên tắc để xây dựng biện pháp 74 3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục hướng nghiệp 74 3.2.2 Nguyên tắc phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT 74 3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hoạt động
hướng nghiệp 75 3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo sự phân hoá và cá biệt hoá trong hoạt động hướng nghiệp 75 3.2.5 Giáo dục hướng nghiệp phải dựa trên cơ sở tiếp cận hoạt động và nhân cách 76 3.2.6 Nguyên tắc phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn 77 3.3 Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT 77 3.3.1 Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV, HS, gia đình HS về
nghề và sự lựa chọn nghề, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách về GDHN 77 3.3.2 Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt HN 82 3.3.3 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu và các cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo 84 3.3.4 Kết hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia GDHN trong và
ngoài nhà trường 85
Trang 73.4 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 89
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 89
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 89
3.4.3 Quá trình tiến hành khảo nghiệm 89
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN : Dạy nghề
GV : Giáo viên
THCN : Trung học chuyên nghiệp
TVHN : Tư vấn hướng nghiệp
GDHN : Giáo dục hướng nghiệp
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Ảnh hưởng từ phía gia đình đến việc chọn nghề của học sinh
THPT Tỉnh Thái Nguyên 38 Bảng 2.2 Sự giúp đỡ của gia đình học sinh trong việc chọn nghề của con
em họ 40 Bảng 2.3: Các hình thức hướng nghiệp của nhà trường THPT 42 Bảng 2.4: Đánh giá của HS về các nguồn thông tin giúp hiểu biết về nghề 45 Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh về khái niệm nghề 48 Bảng 2.6: Nhận thức về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội của học sinh
THPT Tỉnh Thái Nguyên (tính theo tỷ lệ % trên tổng số 500 học sinh) 49 Bảng 2.7: Nhận thức về đặc điểm đào tạo của nghề định chọn của học sinh
THPT Tỉnh Thái Nguyên (tính theo tỷ lệ % trên tổng số 500 học sinh) 51 Bảng 2.8: Những khó khăn học sinh THPT Tỉnh Thái Nguyên gặp phải khi
lựa chọn nghề 53 Bảng 2.9: Những khó khăn GV gặp phải trong công tác GDHN cho học
sinh THPT 55 Bảng 2.10: Nguyện vọng được trang bị những kiến thức về nghề của học
sinh THPT 56 Bảng 2.11: Mức độ ưu tiên lựa chọn các ngành nghề của học sinh THPT 58 Bảng 2.12: Những nghề (hay nhóm nghề) được học sinh lớp 12 ưu tiên lựa
chọn theo sự đánh giá của GV 61 Bảng 2.13: Nhận thức về yêu cầu của nghề mình định chọn của học sinh
THPT Tỉnh Thái Nguyên (tính theo tỷ lệ % trên tổng số 500 học sinh) 63
Trang 10Bảng 2.14: Nhận thức về đặc điểm cá nhân so với nghề mình định chọn của
học sinh THPT Tỉnh Thái Nguyên (tính theo tỷ lệ % trên tổng số
500 học sinh) 63 Bảng 2.15: Lý do chọn nghề của học sinh THPT Tỉnh Thái Nguyên 65 Bảng 2.16: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh
THPT theo ý kiến của GV 69 Bảng 3.1: Đánh giá của giáo viên về tính cấp thiết của các biện pháp giáo
dục hướng nghiệp 90 Bảng 3.2: Đánh giá của giáo viên về sự phù hợp của các biện pháp giáo
dục hướng nghiệp 91 Bảng 3.3: Đánh giá của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp GDHN 92
Trang 11
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước vào bậc cuối cấp của nhà trường phổ thông, tuổi trẻ học đường thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai của họ Không ít các câu hỏi được đặt ra như: “tôi thích nghề gì?”, “tôi làm được nghề gì?”, “tôi cần làm nghề gì?” luôn xuất hiện trong suy nghĩ của học sinh THPT nhằm tìm hiểu một vị trí thích hợp cho bản thân mình
Đối với một số học sinh, việc tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trên
là không khó lắm Xong, ở phần đông số học sinh còn lại, những câu hỏi trên đặt ra cho các em nhiều trăn trở buộc các em phải đắn đo, suy nghĩ kỹ càng, bởi có biết bao nghề đáng yêu, đáng gửi gắm “số phận” của mình, có biết bao con đường để đạt tới mục đích của mình, mà các em thì còn thiếu hiểu biết về cuộc sống nghề nghiệp trong xã hội, nhất là những yêu cầu về nghề định chọn Thậm chí đối với những nghề đang hấp dẫn trong xã hội, sự hiểu biết của các em cũng chỉ có tính chất kinh nghiệm Vì thế, các em thường hướng vào những giá trị mang tính chất chủ quan cảm tính, các em thường cho rằng nghề mình chọn là một nghề lý tưởng với hình mẫu đẹp dẫn tới ước mơ xa rời thực tế, làm cho các em không thấy rõ được đặc trưng lao động của nghề nghiệp Do đó các em thường kỳ vọng quá cao để rồi khi tiếp xúc với nghề nghiệp trong thực tế làm các em thất vọng, bi quan, chán nản
Chọn nghề là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với mọi cá nhân, bởi, nó quyết định hướng đi của cuộc đời sau này Nếu lựa chọn được nghề mình ưa thích, phù hợp với năng lực thì nó sẽ tạo ra một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say mê tham gia vào hoạt động xã hội một cách tích cực, cá nhân
sẽ có điều kiện phát huy được khả năng sáng tạo của mình Ngược lại, nếu lựa chọn không đúng sẽ nảy sinh ở họ tư tưởng buồn bã, chán nản hay nói khác đi
Trang 12là xuất hiện tư tưởng tiêu cực, từ đó sẽ hạn chế mọi việc làm của cá nhân trong công tác xã hội Trong bài luận những suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề Các Mác đã từng viết: “cân nhắc cẩn thận vấn đề này, đó là trách nhiệm của mỗi thanh niên khi bước vào đời nếu không muốn biến việc quan trọng nhất của đời mình thành việc ngẫu nhiên” Trong quá trình chọn nghề của học sinh chịu sự chi phối của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố chủ quan
và khách quan Vì thế, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông trung học là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho các
em, nhất là hiện nay trong xã hội vấn đề chọn nghề, cơ cấu ngành nghề còn nhiều bất cập, mất cân đối
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng đóng góp một phần rất nhỏ vào
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT, phát hiện các nhân tố cơ bản tác động đến việc chọn nghề của học sinh làm cơ sở để xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề chọn nghề của học sinh trung học phổ thông
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 13Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT Tỉnh Thái Nguyên
100 học sinh lớp 12 (50 nam và 50 nữ) và 20 giáo viên trường THPT
Võ Nhai- Thái Nguyên
100 học sinh lớp 12 (45 nam và 55 nữ) và 20 giáo viên trường THPT Phổ Yên - Thái Nguyên
100 học sinh lớp 12 (40 nam và 60 nữ)và 20 giáo viên trường THPT Đồng Hỷ- Thái Nguyên
100 học sinh lớp 12 (55 nam và 45 nữ) và 20 giáo viên trường THPT Lương Ngọc Quyến- Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Việc chọn nghề của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố chủ quan và khách quan Nếu chỉ ra được các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến việc chọn nghề của học sinh, từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục hướng nghiệp một cách khoa học, hợp lý thì sẽ giúp các em chọn được một nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc chọn nghề của học sinh THPT 5.2 Khảo sát thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên
Trang 145.3 Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại, hệ thống hoá lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết Từ đó rút ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp của đề tài
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra
Dùng phiếu điều tra (anket) khảo sát thực trạng nhận thức nghề và việc chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Tỉnh Thái Nguyên
Phương pháp quan sát
Quan sát học sinh trong quá trình học tập, học nghề để từ đó thấy được hứng thú của học sinh trong việc chọn nghề
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
Nghiên cứu hồ sơ, tiểu sử của học sinh để biết được ảnh hưởng của gia đình đến việc chọn nghề của học sinh như thế nào
Phương pháp trao đổi, trò chuyện
Sử dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra Qua trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến vấn đề chọn nghề của học sinh như: tâm tư, tình cảm, quan điểm, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, gia đình học sinh…Từ đó chính xác hoá nhhững vấn đề đã nghiên cứu
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ trực tiếp các cán bộ quản lý giáo dục và những giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giáo dục hướng nghiệp để điều tra, trao đổi, xin ý kiến về những vấn đề có liên quan đến đề tài, đặc biệt là về thực trạng, đánh
Trang 15giá thực trạng, xây dựng, đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp của đề tài
6.3 Các phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Sử dụng các phương pháp này để xử lý số liệu, là cơ sở để đánh giá thực trạng và xây dựng các biện pháp của đề tài
7 Phạm vi giới hạn của đề tài
Việc chọn nghề của học sinh THPT là một vấn đề khó khăn, phức tạp
và có nhiều nhân tố ảnh hưởng Căn cứ vào khả năng và điều kiện thực hiện
đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 của 5 trường THPT (Định Hoá,
Võ Nhai, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Lương Ngọc Quyến) Tỉnh Thái Nguyên
8 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về việc chọn nghề của học sinh THPT
- Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 THPT Tỉnh Thái Nguyên
- Chương 3: Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT
Phần Kết luận và kiến nghị
1 Kết luận
2 Kiến nghị
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề chọn nghề từ trước đến nay đã được nhiều tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau
Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất hiện năm 1948 ở Pháp được xem là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển [9]
Ở Liên Xô vấn đề hứng thú nghề nghiệp đã được nhiều tác giả như: V.Ph.gri-bar-ep, L.M.Gu-ben, V.RGiucopxkaia, M.Vginvanôp, V.N Sup-kin nghiên cứu và nêu lên những nhận xét sau đây:
- Hứng thú nghề nghiệp nảy sinh và phát triển ngay từ khi còn học phổ thông
- Học sinh thích nghề kỹ sư hơn nghề nhân viên
- Hứng thú nghề nghiệp chịu ảnh hưởng của đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm gia đình
- Học sinh nam chú ý đến các ngành kỹ thuật hơn là học sinh nữ Học sinh nữ chú ý đến y tế, kỹ thuật và giáo dục Nhìn chung, học sinh thích những nghề thuộc về công nghiệp, còn những nghề thuộc về nông nghiệp không được các em ưa thích, V.Vtêbưsêva [28, tr52] nhận xét: Học sinh chọn nghề nhưng chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa của việc lựa chọn đó, khi không có các kiến thức cần thiết về ngành nghề đã chọn và ngoài sự hiểu biết đó dù là tối
Trang 17thiểu về nghề đã chọn, còn cần phải đối chiếu những đặc điểm cá nhân mình với những yêu cầu mà nghề đó đề ra và đó là điều mà học sinh thường không tính đến
Theo A.V Pêtrôpxki [22] thì nguyên nhân hấp dẫn cho học sinh lựa chọn một nghề nghiệp nào đó là do tính chất sáng tạo của lao động, ý nghĩa
xã hội của nghề nghiệp và quy mô tiền lương là những yếu tố quan trọng thúc đẩy học sinh chọn nghề Và ông đã nhận như sau: học sinh phổ thông trung học quan tâm nhiều nhất giá trị xã hội của nghề sau đó mới đến giá trị vật chất
Còn V.A Cruchetxki [2] cho rằng nghề được chọn phù hợp với nguyện vọng cá nhân khi khuynh hướng cá nhân đối với một dạng lao động nhất định, các dạng năng lực đối với dạng lao động ấy, sự đánh giá các ý nghĩa xã hội của nó được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mang lại sự thoả mãn về mặt đạo đức cho con người và lợi ích tối đa cho xã hội Theo V.A Cruchetxki, thì sự kết hợp giữa nguyện vọng, khả năng của cá nhân với ý nghĩa xã hội của nghề trong sự lựa chọn nghề đó là những yếu tố giúp cho quá trình lựa chọn nghề đạt hiệu quả tốt
M.SnayMatk [18,tr 42] cũng cho rằng: “Thanh niên hãy còn biết rất ít
cả những thuộc tính thực tế của những nghề hấp dẫn họ và cả những yêu cầu
mà các nghề đó đề ra cho người lao động lẫn những khả năng tiềm tàng của bản thân mình”
Năm 1980 James Mckeen Cattell- một trong những người tiên phong của khoa học hướng nghiệp, giáo sư tâml ý học của Đại học Pensylvania (Mĩ)
đã mở màn bằng việc xây dựng các Test đầu tiên để đo lường và đánh giá các thành công học đường của sinh viên Năm 1909 Frank Parsons giáo sư Đại học Pensylvania đã xuất bản cuốn “Lựa chọn một nghề nghiệp” (choosing vacation) Cuốn sách đã trình bày cơ sở tâm lý học của hướng nghiệp và chọn nghề, các tiêu chí về sự phù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó có sự lựa
Trang 18chọn phù hợp Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ T.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp mà cá nhân có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất Lý thuyết này của J.L Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới [36]
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chọn nghề
Công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả Viện khoa học giáo dục [19] nghiên cứu về xu hướng chọn nghề, dự định chọn nghề của học sinh trung học phổ thông Kết quả cho thấy: đa số học sinh có xu hướng đạt trình
độ cao (Đại học) trước khi đi vào lao động phục vụ (78,64% nữ; 63,38% nam) Xu hướng chọn nghề của các em nam nữ khác nhau là do đặc điểm tâm
lý lứa tuổi và giới tính Xu thế của các em nam hướng vào ngành công nghiệp, cơ khí, nữ hướng vào ngành y tế, giáo dục Từ đó các tác giả đi tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hình thành xu hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và tìm ra các yếu tố tác động mạnh nhất tới việc chọn nghề của học sinh
Trong kỷ yếu Hội nghị Tâm lý học lần thứ V và lần thứ VI [14] tác giả Phạm Ngọc Anh và Đỗ Thị Hoà khi nghiên cứu nguyện vọng học nghề của học sinh phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng đó đã đưa ra nhận xét như sau: đa số học sinh THPT có nguyện vọng đi làm ngày càng ít (0,8%) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh, việc định hướng nghề nghiệp của các em hoàn toàn mang tính chủ quan, cảm tính
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên Tiệp Khắc (1979) đã nêu ra nhận xét: Động cơ chọn nghề của thanh niên học sinh được thúc đẩy bởi động cơ bên trong Các em nam coi khả năng thực
Trang 19hiện được công việc là khả năng đầu tiên, thứ hai là tính chất quan trọng của nghề, thứ ba là nghề có liên quan đến hứng thú của hoạt động Còn các em nữ thanh niên quan niệm: Thứ nhất là do nhu cầu của Nhà nước, thứ hai vị trí xã hội, thứ ba là khả năng của bản thân Theo tác giả thì sự lựa chọn ngành nghề của nam và nữ có sự khác nhau cũng như thanh niên Việt Nam khác với thanh niên Tiệp Khắc
Tác giả đưa ra một số động cơ tiêu biểu có liên quan đến sự lựa chọn nghề của học sinh và đánh giá những động cơ nào quan trọng đối với họ, nhưng chưa quan tâm đến vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề
Tác giả Phạm Ngọc Uyển [33] cho rằng: Nếu nhận thức hoạt động học tập, lao động kỹ thuật, hướng nghiệp là một hoạt động chủ đạo đối với lứa tuổi sắp tốt nghiệp phổ thông thì hoạt động đó có khả năng hình thành ở các
em những cấu tạo tâm lý mới, sự sẵn sàng đi vào lao động có tác dụng định hướng, kích thích chủ thể đi vào một hình thức lao động xác định
Đặc điểm về xu hướng nghề nghiệp của học sinh thành phố đã được nghiên cứu trong công trình của tác giả Nguyễn Quang Uẩn và những cộng sự [25] Bằng cách tiếp cận nghiên cứu xu hướng nghề theo các chỉ số: mức độ nhận thức nghề nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp, tính ổn định của thái độ, tác giả đã chỉ ra đặc điểm chung xu hướng nghề nghiệp của học sinh trung học và một số vấn đề khác Tác giả còn cho biết: Nhận thức về nghề của học sinh còn yếu, số nghề và các trường chuyên nghiệp được học sinh biết đến chưa nhiều Hứng thú nghề nghiệp của học sinh hình thành muộn chưa tập trung và chưa rõ nét
Trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây của tác giả Phạm Tất Dong [4,5,6,7] đã xem xét sâu sắc và có hệ thống về hứng thú nghề nghiệp, cũng như những vấn đề cơ bản về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh Ông có nhận xét: Hứng thú môn học, hứng thú nghề nghiệp có tác
Trang 20dụng thúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực hiện được khả năng của mình là động
cơ mạnh nhất, quan trọng nhất trong công việc lựa chọn nghề của học sinh
Tác giả Phan Tố Oanh (luận án phó tiến sĩ Tâm lý học) năm 1996 với
đề tài: “Nghiên cứu nhận thức nghề, dự định nghề của học sinh trung học phổ thông”, đã nhận xét: học sinh đã có nhận thức về nghề nhưng ở mức độ chưa sâu, chưa đây đủ, chưa cao, mới dừng lại ở sự hiểu biết bên ngoài, chưa đi sâu tìm hiểu những đặc trưng bên trong của nghề Ngoài ra, tác giả còn quan tâm nghiên cứu dự định chọn nghề và những yếu tố chi phối việc chọn nghề
Tác giả Lê Khắc Thìn năm 1996 đã nghiên cứu: “Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT trên nghiên cứu các địa bàn: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Tây Ninh” Tác giả đã nhận xét: Nhận thức về nghề của học sinh mới chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài của nghề, chưa đi sâu tìm hiểu những đặc trưng của nghề, sự hiểu biết của các em mang tính chất cảm tính, vì các em chưa có thông tin chính xác về nghề
Tác giả Nguyễn Văn Hộ cũng là một trong những người rất tâm đắc và nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục hướng nghiệp Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả đã đề cập đến vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam” Tác giả đã xây dựng được luận chứng cho hệ thống giáo dục hướng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong tác phẩm: “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy
kỹ thuật trong trường THPT” Tác giả đã trình bày một cách hệ thống về cơ
sở lý luận của giáo dục hướng nghiệp, vấn đề tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT và giảng dạy kỹ thuật ở nhà trường THPT trong điều kiện kinh tế thị trường và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay [10]
Như vậy có thể nói ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực nghề nghiệp, xu hướng nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, nhận thức nghề, lựa chọn nghề… song chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về các nhân
Trang 21tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT Chính vì vậy chúng tôi
lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của mình,
với hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé, làm cơ sở trong việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm nghề nghiệp
Trong Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công xã hội”; còn “Nghề nghiệp là nghề nói chung” [34]
Nghề nghiệp theo chữ La tinh có nghĩa là công việc chuyên môn được hình thành một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại
Theo tác giả E.A Klimop: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức mạnh vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho
xã hội, nó tạo cho mỗi người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cho việc tồn tại và phát triển” [13]
Theo Tác giả Nguyễn Văn Hộ: “Nghề nghiệp như là một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân” [11]
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong đó một hệ thống giá trị: Tri thức nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại Những giá trị này có thể được hình thành theo con đường tự phát (tức là do tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sống với cộng đồng mà có) hoặc theo con đường tự giác (tức là do được đào tạo trong các cơ sở trường, lớp dài hạn hoặc ngắn hạn)
Hiểu một cách ngắn gọn nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ
Trang 22xảo chuyên môn nhất định, có phẩm chất, đạo đức phù hợp với yêu cầu của dạng lao động tương ứng Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp con người có thể tạo ra sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân, cộng đồng và xã hội
Nghề nghiệp trong xã hội là kết quả của sự phân công lao động Sự phân công lao động càng tinh vi, càng phức tạp thì số nghề trên thế giới càng tăng lên Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là sự xuất hiện của một nghề khác và sự biến mất của một số nghề Sự biến đổi này
đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và hành động của con người đối với nghề nghiệp
1.2.2 Khái niệm ảnh hưởng
Ảnh hưởng là sự tác động của một sự vật, hiện tượng hay của con người đến sự vật, hiện tượng khác và đưa đến một kết quả nào đó Có thể hiểu ảnh hưởng vừa là sự tác động, vừa là kết quả của sự tác động Một sự vật hiện tượng được xem là chịu ảnh hưởng của sự vật, hiện tượng khác khi mà nó chứa đựng những dấu hiệu, dấu vết, hình ảnh của sự vật hiện tượng tác động vào nó Chính vì vậy, ảnh hưởng không chỉ là quá trình tác động mà còn là kết quả của quá trình tác động đó Ảnh hưởng có thể mang tính tự phát hay tự giác tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể Ảnh hưởng tự phát thường mang tính tự nhiên, không được bố trí, sắp đặt, thậm chí đối tượng chịu ảnh hưởng có thể
không nhận thức được Nếu mang tính tự giác, quá trình ảnh hưởng đó được gọi
là giáo dục Ảnh hưởng đó có thể là ảnh hưởng qua lại một chiều hay hai chiều
1.2.3 Lựa chọn nghề
Việc chọn nghề của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp Nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những năm đầu của trường THCS, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau nhất
là ở cuối cấp THPT, trong các trường, lớp dạy nghề và được tạm coi là kết
Trang 23thúc khi họ đã có những khả năng lao động nghề nghiệp độc lập Với tư cách
là một quá trình hoạt động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất cơ bản sau:
Tính chủ thể của quá trình lựa chọn
Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với tập thể lớp, trường, đoàn đội; học sinh với cộng đồng…) Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học sinh Tuy nhiên, để đi tới một quyết định lựa chọn nghề thì hầu hết đó
là quyết định do chính chủ thể đưa ra và khẳng định Tỷ lệ ảnh hưởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng thuộc về một con người cụ thể
Tính mục đích của quá trình lựa chọn nghề
Lựa chọn nghề là một hoạt động có đối tượng Đối tượng ở đây chính
là những nghề mà học sinh sẽ chọn Nghề được chọn trở thành mục đích hoạt động của học sinh Để đạt tới mục đích, học sinh cần phải hiểu rõ đối tượng (nghề) Sự hiểu biết này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện thực bấy nhiêu Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, học sinh sẽ dần thiết lập được kế hoạch cụ thể, có những biện pháp, phương pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh được nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của học sinh là rất đa dạng và phức tạp Muốn xác định được nghề sẽ chọn phù hợp với mình, ngoài việc hiểu biết về nghề đó, học sinh phải tự hiểu mình Chỉ có trên cơ sở này, bản thân học sinh mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp
Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề
Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghề được coi
là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con người khi xác
Trang 24định cho mình một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính
là lúc con người ta lựa chọn nghề Quá trình lựa chọn nghề không phải là chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp: “Tôi và nghề nghiệp”, “Tôi và chức vụ”, “Tôi và gia đình”, “Tôi và lương bổng”… Điều đó có nghĩa là lựa chọn nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp đối với nghề nghiệp
Như vậy, việc xem xét và lựa chọn nghề của học sinh nếu tách khỏi các dạng lựa chọn (các mối quan hệ) trong đặc trưng của cuộc sống con người thì
sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp, giới hạn khả năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nước [11]
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh THPT 1.3.1 Những đặc điểm cơ bản về nhân cách của học sinh lớp 12 THPT
Học sinh lớp 12 bao gồm những em ở độ tuổi 17, 18 Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, được đặc trưng với ngưỡng của cuộc đời, của sự trưởng thành về thể chất, xúc cảm và phát triển xã hội, lứa tuổi chứa đầy nguyện vọng, ước mơ hoài bão về tương lai Ở lứa tuổi này các em
có một số đặc điểm phát triển sau:
Đặc điểm phát triển về thể chất
Có thể nói sự phát triển về thể chất của thanh niên mới lớn là sự hoàn thiện về mặt thể chất Phát triển để hoàn thiện về các mặt: chiều cao, trọng lượng thân thể, hệ xương, hệ cơ, làm cân đối giữa các bộ phận trong cơ thể Đặc biệt, hoàn thiện về cấu tạo của bộ não cùng với hệ thống hoạt động sinh
lý thần kinh của nó, hoàn thiện các chức năng tâm lý khác
Đặc điểm phát triển về tâm lý
- Đặc điểm về tự ý thức
Tự ý thức của con người phát triển từ rất sớm song đến lứa tuổi thanh niên sự phát triển đó mới được bộc lộ rõ rệt và mang nhiều nét đặc trưng Trước hết nó liên quan tới nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những thuộc tính tâm
Trang 25lý - đạo đức của họ theo quan điểm, mục đích sống và những hoài bão cụ thể Điều này khiến cho các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý riêng, tới những phẩm chất nhân cách, những năng lực bản thân vì thế ở các em đã xuất hiện nhu cầu xem xét hành vi, phân tích tình cảm và những cảm nghiệm của mình
- Đặc điểm về hoạt động nhận thức
Do tính chất và nội dung học tập cũng như trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 có nhiều khác biệt so với lứa tuổi thiếu niên nên hoạt động nhận thức của các em cũng có nhiều nét đặc trưng và điều đó quyết định tính chất lựa chọn nghề trong tương lai của các em Trong hoạt động nhận thức của học sinh lớp 12 tính tích cực, tính độc lập, tính phê phán cao hơn nhiều so với học sinh thiếu niên V.A.Cruchetxki đã nói rằng: “Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm của các em cũng ngày một phong phú Các em ý thức được rằng, mình đang đứng trước ngưỡng của của cuộc đời độc lập Thái độ tự giác của các em đối với học tập cũng tăng lên” [2]
Dấu hiệu của thái độ tự giác này là các em không còn tiếp thu thụ động
sự tác động từ thế giới bên ngoài mà trong sự nhận thức của họ đã có sự tham gia của những kinh nghiệm, quan điểm riêng, có sự lựa chọn và phê phán rõ ràng Điều này đã thúc đẩy sự phát triển hơn nữa tính chủ định của các quá trình nhận thức và của kỹ năng điều khiển chúng Các em đã hoàn toàn làm chủ được các quá trình nhận thức của mình (tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy)
Hoạt động tư duy của lứa tuổi này có đặc điểm là: sự khái quát hóa và trừu tượng hóa xu hướng giải thích nguyên nhân các hiện tượng, kỹ năng lý giải, chứng minh tính chân thực và giả dối của nguyên lý riêng biệt, rút ra các kết luận sâu sắc, liên kết những điều đã học thành một hệ thống…đạt tới trình
độ cao hơn Đặc biệt tính phê phán của tư duy phát triển mạnh Tất cả những điều đó là tiền đề của sự hình thành tư duy lý luận, hình thành năng lực nhận thức các quy luật chung của thế giới xung quanh, các quy luật của tự nhiên, sự phát triển xã hội…
Trang 26- Sự hình thành và phát triển thế giới quan
Cơ sở cho sự phát triển thế giới quan là do ở giai đoạn phát triển này, thanh niên học sinh đã lĩnh hội được một hệ thống tri thức khoa học bậc THPT Hệ thống tri thức đó làm nền tảng cho sự hình thành thế giới quan khoa học Thông qua việc lĩnh hội tri thức các môn học ở trường THPT, các học thuyết khoa học, các em đã xây dựng được quan điểm duy vật biện chứng về
sự phát triển của tự nhiên và xã hội, những tiêu chuẩn, những quy tắc hành vi, từ
đó thế giới quan của thanh niên nhanh chóng được hình thành và phát triển
Thế giới quan của thanh niên học sinh là thế giới quan khoa học thể hiện tính hệ thống, tính toàn vẹn, tính nhất quán và khái quát ở mức độ cao
Họ thường xuyên quan tâm đến những mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữ tình cảm và nghĩa vụ, giữa truyền thống và tương lai Ở nhiều thanh niên thế giới quan đã có tính hiệu lực cao, nó biến thành niềm tin, thành khát vọng, thành những hành động cụ thể Nhiều em có cách xử sự đúng, có lẽ sống cao thượng và đẹp đẽ
Bên cạnh những thanh niên tích cực vẫn còn một số thanh niên có những quan niệm lệch lạc về cuộc sống, họ có lối sống không lành mạnh, sống thụ động, có em đánh giá quá cao sự hưởng thụ, tư duy sống gấp…
- Đặc điểm xúc cảm, tình cảm và ý chí
Ở lứa tuổi này tình cảm của em phong phú, đa dạng, có thái độ xúc cảm đối với các mặt khác nhau của đời sống Một nét đặc trưng trong đời sống tình cảm của thanh niên học sinh là họ đều coi tình bạn là một mối quan
hệ quan trọng nhất của con người… Thanh niên học sinh thường lý tưởng hóa tình bạn Họ nghĩ về bạn thường giống với điều mình mong muốn ở bạn hơn
là thực tế Chính những điều này đã khiến mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng lớn tới sự nhận thức, tới sự lựa chọn nghề của các em
1.3.2 Vai trò của việc chọn nghề đối với học sinh lớp 12
Trang 27Chọn nghề là công việc quan trọng của mỗi con người, đặc biệt là với học sinh lớp 12 các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, nên việc chọn cho mình một nghề phù hợp lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết, bởi "chọn nghề là chọn hướng đi cho cả cuộc đời" Với HS đây là một vấn đề nghiêm túc trong cuộc đời Những câu hỏi: Mình sẽ đi đâu, làm gì?, và mình sẽ trở thành con người như thế nào…?.thường nảy sinh trong đầu các em, làm các
em trăn trở, băn khoăn, lo lắng
Khi lựa chọn nghề, học sinh lớp 12 có thuận lợi là hoạt động học tập đã mang một ý nghĩa mới và nó quyết định xu hướng nghề nghiệp của họ Mặt khác, trong nhà trường THPT đã chú trọng nhiều đến hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Các em được tiếp xúc với một hệ thống tác động tổng hợp của
xã hội và nhà trường nhằm giúp họ việc chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của mình Việc lựa chọn nghề của học sinh biểu hiện một phần nhân cách con người Để chọn nghề phù hợp cần dựa trên
cơ sở từ việc phân tích nhu cầu, khuynh hướng và năng lực của bản thân, từ đặc điểm chung của nhân cách và đối chiếu đặc điểm đó với nghề dự định chọn Trong thực tế học sinh THPT chọn nghề thường thiên về các lĩnh vực đòi hỏi những tri thức mới, những nghề mới lạ, được xã hội chú ý đến nhiều Đặc biệt là các nghề trong lĩnh vực kinh tế, những nghề hoạt động sôi nổi, những nghề đang được xã hội quan tâm…Trong quá trình hình thành xu hướng nghề nghiệp, họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, do sự cản trở của dư luận xã hội…
Do vậy họ rất cần được sự định hướng, tư vấn giúp đỡ của thầy cô thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường, để có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh lớp 12 THPT
Sự lựa chọn nghề của học sinh bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
Trang 28- Nhân tố chủ quan: thể hiện ở chỗ cá nhân hướng tới sự thoả mãn nhu cầu hoạt động, phù hợp với năng lực, hứng thú, nguyện vọng của bản thân
- Nhân tố khách quan: biểu hiện khi chọn nghề cá nhân phải chịu chi phối, tác động của các điều kiện hoàn cảnh, chế ước xã hội Hai loại yếu tố này tác động lẫn nhau, chi phối sự lựa chọn nghề của học sinh Mức độ chi phối của các yếu tố tuỳ thuộc vào khả năng tiếp nhận của từng học sinh
1.3.3.1 Những nhân tố khách quan
Là những yếu tố tồn tại bên ngoài cá nhân học sinh Những tác động này có ảnh hưởng nhất định đến việc chọn nghề của học sinh bao gồm: gia đình; hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường; bạn bè; các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội…
a Gia đình
Gia đình là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh trong đó cả vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của các em Trong gia đình, cha mẹ là người luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ
có thể biết được hứng thú, năng lực, sở thích của các em ra sao Cha mẹ là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp trong xã hội hơn các em Vì vậy các em có ảnh hưởng và tin tưởng rất lớn từ cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân Hơn nữa, trong điều kiện xã hội hiện nay, vấn đề việc làm sau khi ra trường (học nghề của học sinh) còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sẽ tác động hai mặt: Mặt tích cực, đối với những trường hợp cha mẹ hiểu rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề trong xã hội… nên hướng cho con mình lựa chọn những nghề
Trang 29phù hợp Mặt tiêu cực là có một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh lại áp đặt con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình Với suy nghĩ là cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu như không tính đến hứng thú, năng lực, sở trường của các em Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn nghề sai lầm của học sinh, hình thành ở các em tính thụ động, ỷ lại vào cha mẹ Và đây cũng là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng không thành đạt trong nghề, chán nghề, bỏ nghề của các
em sau này
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi đông bắc Việt Nam” Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đã chỉ ra rằng: Đa số học sinh đều nói rằng hình thức giúp đỡ của cha mẹ và những người thân trong gia đình đối với việc lựa chọn nghề của các em là định hướng phân tích, khuyên các em nên chọn nghề theo nghề của cha mẹ, hoặc nghề sau khi học xong dễ xin được việc, có thu nhập cao Ngoài ra cha mẹ và người thân trong gia đình còn giúp đỡ các em bằng cách tìm kiếm cho các em những tài liệu, sách báo có liên quan đến nghề Kết quả khảo sát cho thấy có 67,9% số học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho mình do ảnh hưởng của cha mẹ và người thân trong gia đình [12]
b Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường
Về mặt lý luận, giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông được thể hiện như là một
hệ thống tác động sư phạm nhằm giúp cho các em lựa chọn được nghề nghiệp một cách hợp lý
Trong nhà trường, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động giáo dục của học sinh Thông qua hoạt động này, mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệ
Trang 30thống các yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng
tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động… Như vậy, thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nhà trường sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trường, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi học sinh, đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗi học sinh cũng như nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề Từ đó điều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình CNH-HĐH Từ đó có thể khẳng định giáo dục hướng nghiệp nói chung và tư vấn hướng nghiệp học đường nói riêng là không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông Là một trong các nội dung giúp học sinh phát triển toàn diện, hơn nữa
nó còn mang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn Tuy nhiên trong thực tế, theo các chuyên gia thì giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp học đường ở nước ta hầu như đang bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm đúng mức Ngay chính
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang khuyết hẳn một bộ phận về tư vấn giáo dục hướng nghiệp, ở trường phổ thông giáo viên làm công tác hướng nghiệp hầu hết là do giáo viên dạy các môn văn hoá kiêm nhiệm Tính ra nếu mỗi trường phổ thông cần một giáo viên chuyên làm công tác hướng nghiệp thì cả nước tối thiểu tới 10.000 người Hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông còn chưa hợp lý cả về thời lượng và chất lượng, hiện tại đang chỉ đạt 4% tổng chương trình giáo dục trong khi ở các quốc gia khác chiếm 7-8% chương trình [35] Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quy định về nội dung, chương trình dạy nghề hướng nghiệp cũng như số tiết cụ thể nhưng việc tiến hành ở một số trường phổ thông chỉ mang tính hình thức, thậm chí không có trong chương trình đào tạo ở một số trường Học sinh không được tư vấn nghề theo những gì mà các em cần để có cơ sở lựa chọn nghề cho mình
Trang 31Từ thực tế trên cho thấy, việc chọn nghề của học sinh do ảnh hưởng từ hoạt động hướng nghiệp của nhà trường là chưa nhiều Bởi, hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu về tư vấn nghề, lựa chọn nghề của học sinh Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường chưa thực sự phát huy được vai trò và nhiệm vụ của mình
c Bạn bè
Mở rộng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bạn bè là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi học sinh THPT Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu và được các em rất coi trọng Bởi, thông qua mối quan hệ này các em có thể giãi bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả những điều thầm kín, riêng tư, những nhận định về nghề nghiệp, về tương lai Trong mối quan hệ này các em có thể tự khẳng định được khả năng, vị trí của mình, được giúp đỡ bạn bè So với tình bạn của lứa tuổi học sinh THCS thì tình bạn của học sinh THPT có nhiều sự khác biệt, các em chọn bạn trên cơ sở của sự phù hợp về nhiều mặt và sự cân nhắc nên mối quan hệ này thường khá bền chặt và tồn tại suốt cuộc đời các em
Chính vì vậy, bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT Trên cơ sở thực tế có nhiều học sinh chọn nghề do lời khuyên của bạn bè, thấy các bạn chọn thì mình cũng chọn theo hoặc các em chơi thân với nhau rồi rủ nhau chọn cùng một nghề, thi chung một trường… Hầu hết tất cả các cách chọn nghề do ảnh hưởng từ bạn bè đều không mang lại hiệu quả, bởi vì đó chỉ là sự lựa chọn bị chi phối bởi cảm tính và không có sự đối chiếu so sánh giữa sở thích, điều kiện và năng lực của bản thân với các yêu cầu của nghề, do “bệnh” thần tượng, hoặc chạy theo số đông
d Các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội
Trong thời đại bùng nổ của thông tin như hiện nay đã tác động không nhỏ tới việc lựa chọn nghề của học sinh Với sự hỗ trợ của sách, báo, phim
Trang 32ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ mạng Internet, các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt của các lĩnh vực đời sống xã hội Tuy nhiên, đây là những thông tin một chiều, ít có cơ hội để các
em trao đổi và nhận được sự tư vấn cần thiết Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, trong điều kiện công tác hướng nghiệp ở các nhà trường và gia đình chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng nghề cho học sinh thì các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần nào cung cấp cho học sinh các thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, các yêu cầu của nghề… giúp cho học sinh tự định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp
Bên cạnh đó các tổ chức như: hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các trung tâm tư vấn…có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ở địa phương, đặc biệt là ở các địa phương có nghề truyền thống Các tổ chức xã hội này đóng vai trò tư vấn, cung cấp các thông tin về nghề cho các em, các yêu cầu của nghề, hỗ trợ nghề và việc làm…
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo chí…) cũng đã có các chương trình về hướng nghiệp và tư vấn mùa thi nhưng nội dung vẫn chủ yếu xoay quanh việc giải đáp các thắc mắc của học sinh khi đi thi, làm bài thi… Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản cuốn sách hướng dẫn tuyển sinh vào các trường Cao đẳng - Đại học khá chi tiết nhưng nội dung cũng chỉ đề cập đến việc giới thiệu sâu về các trường, các ngành học, và điều kiện thi vào trường Nhiều thông tin cần thiết khác như hướng dẫn các em nên học trường nào, ngành nghề gì là phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi học sinh, các trắc nghiệm (test) khách quan giúp học sinh bước đầu tìm ra sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề mà các em đang lựa chọn thì không có
1.3.3.2 Những nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan tác động đến việc chọn nghề của các em bao gồm tất
cả các phẩm chất tâm lý cá nhân, các đặc điểm tâm lý cá nhân Đó là những
Trang 33nhân tố bên ngoài phải được chủ thể nhận thức và thông qua nhân tố bên trong để quá trình lựa chọn mang tính tích cực, tự giác Những nhân tố chủ quan đó là: nhận thức về nghề, hứng thú nghề, nguyện vọng nghề, năng lực, động cơ chọn nghề
a Nhận thức về nghề
Những hiểu biết về nghề thể hiện ở sự nhận thức các yêu cầu của xã hội đối với nghề, sự hiểu biết về đặc điểm, tính chất, giá trị của nghề trong xã hội,
sự hiểu biết về thị trường lao động của nghề Nhận thức về nghề đã trở thành
cơ sở quan trọng để chọn nghề một cách có ý thức Nói cách khác sự hiểu biết
về nghề là kim chỉ nam, là cơ sở thúc đẩy nhu cầu, hứng thú, tạo ra nguyện vọng chọn nghề cho học sinh Nhận thức đúng, đầy đủ sẽ giúp cho các em có những rung cảm nghề nghiệp tích cực và chọn nghề phù hợp Nhận thức càng rộng rãi bao nhiêu thì sự lựa chọn nghề càng thuận lợi bấy nhiêu Ngược lại, nếu nhận thức nghề không đúng, dẫn đến thái độ không đúng với nghề và sẽ sai lầm trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mình Nhận thức nghề là một trong những thành phần cơ bản của xu hướng nghề nghiệp (nhận thức nghề, tình cảm nghề, hành động chọn nghề) Cả ba thành phần này tác động tương hỗ lẫn nhau tạo nên kết quả chọn nghề của học sinh là nghề này chứ không phải nghề khác
Theo tác giả Phạm Tất Dong [6,tr 80] trong 8 nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong chọn nghề thì có tới 3 nguyên nhân thuộc vào nhận thức nghề
- Thiếu sự hiểu biết về yêu cầu thể lực mà nghề đòi hỏi và sự hiểu biết
về thể lực, sức khoẻ của bản thân
Trang 34Tương tự E.A Klimốp cũng chỉ ra 10 nguyên nhân [13,tr 139] dẫn đến sai lầm khi chọn nghề trong đó có tới 3 nguyên nhân về nhận thức nghề Đó là:
- Do cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm, thông tin về những tình huống đó
- Do học sinh không biết cách hoặc không đánh giá đúng năng lực, sở trưòng cũng như những đặc điểm thể lực của bản thân
- Do học sinh không hiểu rõ đặc điểm và yêu cầu của nghề đối với người lao động
Như vậy, nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về nghề nghiệp sẽ có tác dụng thúc đẩy hành động chọn nghề của học sinh, phù hợp với nguyện vọng, khả năng của mình, giúp cho học sinh có nhu cầu nâng cao hiểu biết nghề nghiệp, hình thành tình cảm nghề nghiệp bền vững, phát triển của xã hội và bản thân Do đó khi nói đến nhận thức về nghề nghiệp ta cần phải cân nhắc các vấn đề sau:
cá nhân, để từ đó đi đến lựa chọn nghề một cách đúng đắn
Nhận thức về nghề nghiệp trước hết phải nắm được trong xã hội có bao nhiêu nghề, nắm được những nét chung cơ bản về quá trình lao động, nội dung công việc, yêu cầu về tâm lý, sinh lý đối với người làm việc trong nghề
đó và hệ thống các trường đào tạo nghề
Nhận thức về yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp:
Việc lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề rất quan trọng đối với các bạn trẻ trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, vì vậy khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinh phải nắm được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với nghề nghiệp, nhất là đối với nghề mà mình định chọn cho tương lai Từ nhận thức
Trang 35ấy, các em sẽ có tâm thế sẵn sàng tham gia vào tất cả các nghề mà xã hội cần hoặc sẽ phát triển sau này
Mỗi một ngành nghề đều có những đòi hỏi riêng, rất gắt gao, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì những đòi hỏi, những yêu cầu đó lại càng cao cả về trình độ tri thức và kỹ năng tay nghề Để đạt được những yêu cầu đó, đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật bằng cách hiểu hệ thống các ngành nghề một cách có cơ sở khoa học
Từ nhận thức đó, vấn đề đặt ra cho các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh, các lực luợng xã hội, các trung tâm hướng nghiệp là: cần phải quan tâm hơn nữa đến việc chọn nghề của học sinh để giúp các em lựa chọn được nghề phù hợp với năng lực, hứng thú của cá nhân và đáp ứng với nhu cầu của
xã hội
Nhận thức về đặc điểm đào tạo của nghề định chọn:
Để lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp, học sinh phải hiểu được vị trí vai trò và tầm quan trọng của nghề không chỉ đối với xã hội, mà còn phải xem xét nó có phù hợp với trình độ, khả năng của mình hay không? Nghề định chọn có cần thiết, có phù hợp với điều kiện tâm sinh lý của mình hay không? Nghề đó được đào tạo ở đâu? Có những trường nào, thời gian đào tạo bao lâu, nội dung đào tạo như thế nào, yêu cầu đối với học sinh là gì?…
Từ đó học sinh có kế hoạch cho bản thân, kể cả trong học tập và trong việc rèn luyện những phẩm chất cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của nghề mình định chọn
b Nguyện vọng nghề nghiệp
Trong quá trình sống và hoạt động, con người không chỉ sống với hiện tại, thoả mãn với hiện tại mà luôn luôn hướng tới tương lai Ai cũng muốn chờ đón một tương lai tốt đẹp Nguyện vọng được hiểu như một hiện tượng
Trang 36tâm lý của một hay một số người hướng tới một đối tượng nào đó trong hiện thực khách quan mà tương lai sẽ hướng tới nhằm thoả mãn một hay một số nhu cầu nào đó của một hay nhiều người Nguyện vọng được xem như là hình ảnh về cuộc sống tương lai thôi thúc con người tích cực hoạt động để thực hiện nó nhằm thoả mãn nhu cầu Mà nhu cầu theo bản chất của nó luôn hướng tới tương lai chứ không phải hướng về quá khứ Nguyện vọng của con người được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ ý thức của cá nhân Nếu cá nhân càng ý thức đầy đủ, rõ ràng về hình ảnh tương lai, hình ảnh này được xây dựng trên cơ sở hiện thực thì khả năng thực thi càng lớn và ngược lại Nguyện vọng có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan, chủ quan Vì vậy để nguyện vọng được thực hiện con người phải ý thức đầy đủ những điều kiện khách quan, chủ quan, phải tích cực trong hoạt động
Nguyện vọng nghề nghiệp là sự xác định vị trí xã hội mà cá nhân mong muốn vươn tới trên cơ sở nhu cầu, hứng thú của bản thân mình Nguyện vọng nghề nghiệp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: sự hiểu biết của cá nhân
về nội dung đào tạo nghề, yêu cầu xã hội của nghề, thế giới lao động, đặc thù nghề nghiệp… Sự hiểu biết sâu sắc các yếu tố này đã giúp các em đối chiếu,
so sánh, phân tích những tiêu chuẩn của xã hội, của nghề với năng lực, phẩm chất của bản thân từ đó hình thành nên nguyện vọng nghề nghiệp phù hợp Đối với học sinh THPT nguyện vọng nghề nghiệp là một nguyện vọng cơ bản Nhiều trường hợp nó đã trở thành động cơ thúc đẩy học sinh học tập, rèn luyện để trở thành người lao động có ích cho xã hội Tuy nhiên, nguyện vọng nghề nghiệp ở lứa tuổi THPT chưa được sâu sắc, rõ nét bởi vì các em mới chỉ
có biểu tượng, hay một hình ảnh tương lai về một nghề đó mà thôi Vấn đề ở chỗ nhà trường, gia đình, xã hội, gia đình phải giúp các em có được những kiến thức về nghề, các ngành nghề trong xã hội, với những đặc trưng riêng
Trang 37của nghề, biết phân tích đặc điểm cá nhân, biết phân tích, so sánh, đối chiếu những tiêu chuẩn của xã hội, của nghề với năng lực, hứng thú, nhu cầu của bản thân…Từ đó có nguyện vọng nghề nghiệp phù hợp Mức độ nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh cao hay thấp còn phụ thuộc vào cả hoàn cảnh cụ thể khi lựa chọn nghề, dư luận xã hội về ngành nghề, sự đãi ngộ về ngành, nghề
và trình độ phát triển trí tuệ của mỗi cá nhân
c Hứng thú nghề nghiệp
Hứng thú là xu hướng nhận thức tích cực của con người trước một đối tượng hoặc một lượng của hiện thực, thường có quan hệ với thái độ xúc cảm mạnh mẽ đối với sự nhận thức đối tượng hoặc chiếm lĩnh một hoạt động nào
đó Hứng thú định hướng hoạt động của cá nhân đối với tương lai, đối với việc nghiên cứu cái mới, cái còn chưa ai biết Hứng thú nhận thức sẽ chuẩn bị
để hình thành nhu cầu mới, làm nảy sinh động cơ mới Hứng thú giúp con người nhận thức sâu sắc hơn Đối tượng của sự hứng thú là phương tiện tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để hoạt động có hiệu quả Như vậy, hứng thú
có vai trò cao trong hoạt động nhận thức của con người Nhà tâm lý học Xô Viết E.M.Cheplốp đã viết: “Hứng thú là động lực quan trọng nhất của việc nắm lấy tri thức, mở rộng học vấn, làm giàu nội dung của đời sống tâm lý con người Thiếu hứng thú, hoặc hứng thú mờ nhạt, cuộc sống sẽ trở nên ảm đạm
và nghèo nàn Đối với con người như vậy thể hiện đặc trưng nhất của họ là sự buồn chán [3, tr 136]
Hứng thú nghề nghiệp thể hiện thái độ của con người muốn làm quen, tìm hiểu những nghề đó, là động lực thúc đẩy người ta chọn nghề, là nguồn gốc rất cơ bản của lòng yêu nghề, niềm vui nghề nghiệp
N.C Crupxkaia nhà giáo dục vĩ đại của Liên Xô (cũ) trong cuốn “Bàn
về hướng nghiệp cho học sinh” đã viết: “Cần làm cho con người có niềm vui trong lao động Chỉ khi nào nghề nghiệp vừa ý với con người, khi con người
Trang 38có hứng thú với công việc họ làm, khi họ say mê với công việc của bản thân, khi con người vui thích trong lao động thì họ mới có thể nâng cao cường độ lao động đến mức tối đa mà không mệt mỏi, mới có thể đóng góp nhiều nhất trong lĩnh vực mà thôi”[6, tr 136]
Cũng như những hiện tượng tâm lý khác, hứng thú chỉ hình thành trong hoạt động Muốn có hứng thú hoạt động phải gắn liền với hoạt động Hứng thú nghề nghiệp là cái được hình thành, ta có thể hướng dẫn sự phát triển của
nó Sự tôn trọng hứng thú nghề nghiệp của con người không có nghĩa là phó mặc hướng phát triển hứng thú của các em cho các yếu tố ngẫu nhiên tác động mà luôn luôn gắn công tác giáo dục với quá trình phát triển hứng thú Cần hướng dẫn, uốn nắn hứng thú nghề nghiệp ở thanh niên, thiếu nên theo yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển sản xuất Hứng thú nói chung và hứng thú nghề nghiệp nói riêng đều có nhữnh biểu hiện cụ thể về mức độ phát triển của nó Kết quả nghiên cứu về tâm lý học cho thấy thể hiện ở một số chỉ số cơ bản sau đây về mức độ hứng thú của nghề nghiệp:
- Tỏ sự chú ý hoặc hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề, khi tìm hiểu nghề, phát triển ý thích và sự lựa chọn nghề
- Thích học và học tốt những môn học có liên quan đến nghề mình thích
- Thích làm những công việc gần gũi với nghề định chọn
- Đọc và sưu tầm nhiều tài liệu, sách báo nói về nghề
- Thể hiện sự lựa chọn nghề của mình như đánh giá cao về nghề mình chọn, viết đơn xin học nghề
Tóm lại, hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy con người tìm tòi, sáng tạo trong lao động, đi sâu vào mọi mặt có liên quan tới nghề mà mình yêu thích, hứng thú góp phần mở rộng tầm hiểu biết và tăng cường hiệu suất lao động của con người Hứng thú đem lại cho con người những khoái cảm trong hoạt động, do vậy hứng thú gắn liền và biểu hiện qua xúc cảm, tình cảm
Trang 39của con người Khi người ta có hứng thú, có tình yêu sẽ làm cho con người say sưa, nhiệt tình trong công tác, sáng tạo và thu được những kết quả tốt đẹp trong hoạt động nghề Hứng thú nghề được biểu hiện trong ý thức về giá trị của nghề và sự cuốn hút xúc cảm đối với người đó, đối với quá trình lao động và học tập nhằm hoàn thiện, nâng cao trình độ học vấn chung và tay nghề của mình
Bởi vậy việc phát triển hứng thú nghề có ý nghĩa xã hội lớn lao Thành phần cơ bản của sự phát triển hứng thú nghề còn là kết quả của sự hình thành nhân cách Song không phải lúc nào hứng thú nghề nghiệp cũng phát triển theo chiều hướng tốt, chúng ta phải giúp cho học sinh có hứng thú nghề bền vững để hứng thú đó trở thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy việc chọn nghề đúng đắn
d Năng lực nghề nghiệp
Theo A.G Côvaliôp, năng lực là tổng hợp những thuộc tính cá nhân đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao [1]
Năng lực được biểu hiện ở chiều sâu, tốc độ, sự bền vững của việc chiếm lĩnh phương pháp và cách thức hoạt động Năng lực được coi là một thành phần của cấu trúc nhân cách, năng lực đã giúp cho con người có thể tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo với nhịp độ khác nhau, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
ở mức độ khác nhau Các nhà tâm lý học Việt Nam cho rằng: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý nhất định nào đấy của cá nhân, tạo điều kiện cho
cá nhân hoàn thành tốt những hoạt động nhất định, là tiền đề bên trong của hoạt động tâm lý và động cơ tâm lý [26, tr 73] Như vậy, khi xem xét bản chất của năng lực cần chú ý:
- Năng lực là sự khác biệt tâm lý cá nhân làm người này khác người kia
- Năng lực không phải là bất kỳ những sự khác biệt chung chung nào
mà chỉ là sự khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện một hoạt động nào đó
Trang 40- Khái niệm năng lực không chỉ liên quan đến những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó mà còn được xem xét như là một yếu tố di truyền nhất định Tài năng làm cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn
Sự hình thành các năng lực chịu ảnh hưởng không chỉ của tư chất, điều kiện sống, điều kiện giáo dục, hoạt động cá nhân mà cả của các đặc điểm tâm
lý cá nhân có liên quan trực tiếp đến năng lực như: xu hướng, hứng thú, thiên hướng cá nhân Năng lực sẽ không được hình thành nếu như cá nhân không yêu mến công việc, không có hưng thú rõ ràng về một công việc nhất định Hứng thú thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực Năng lực làm cho hứng thú trở nên sâu sắc, phong phú Nhiệm vụ của các nhà giáo dục là khêu gợi nên những hưng thú của từng học sinh đối với một hoạt động mà nó có tiền đề hơn cả Và ngược lại trên cơ sở của việc phân tích hứng thú của từng học sinh mà tiến hành hình thành đúng năng lực của nó Như vậy năng lực của con người được hình thành, phát triển trong lĩnh vực hoạt động Càng tham gia hoạt động bao nhiêu thì năng lực của con người càng có điều kiện bộc lộ và phát triển bấy nhiêu
Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra Năng lực nghề nghiệp là tổng hoà các nét cá nhân tương đối bền vững mặc dù chúng có thể biến đổi do ảnh hưởng của giáo dục và tu dưỡng Muốn xác định được đúng năng lực phải dựa vào mối tương quan giữa kết quả học tập của học sinh với những nỗ lực để đạt kết quả đó của các em Năng lực khác với các phẩm chất tâm lý cá nhân khác ở chỗ chúng không tồn tại độc lập mà chỉ tồn tại trong mối tương quan với một hoạt động nhất định nào đó Vì vậy K.K Platonôp đã nêu: “Năng lực đối với một ngành nghề nhất định nào đó được xác định bởi những yêu cầu mà ngành nghề đó đặt ra” [8, tr200]