Sau quá trình khảo nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến giáo viên chúng tôi thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Đánh giá của giáo viên về tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục hƣớng nghiệp
Số TT Các biện pháp Mức độ cấp thiết Rât cấp thiết (%) Cấp thiết (%) Không cấp thiết (%)
1 Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV, HS, gia đình HS về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách về GDHN.
100 0 0
2 Đổi mới nội dung, phương pháp và hình
thức sinh hoạt HN. 90,0 10,0 0
3 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu và các cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN theo qui định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
93,0 7,0 0
4 Kết hợp chặt chẽ với các lực lượng tham
gia GDHN trong và ngoài nhà trường. 95,0 5,0 0
Qua bảng kết quả trên cho thấy giáo viên đánh giá rất cao về tính cấp thiết của các bịên pháp. Có những biện pháp được 100% giáo viên đánh giá là rất cần thiết, như biện pháp: Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV, HS, gia đình HS về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách về GDHN. Biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt HN có 90 % đánh giá rất cấp thiết, 10 % đánh giá cấp thiết.
Biện pháp tăng cường đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu và các cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN theo qui định của Bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giáo dục – Đào tạo có 93% đánh giá rất cấp thiết, 7% đánh giá cấp thiết. Biện pháp kết hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia GDHN trong và ngoài nhà trường có 95,0% đánh giá rất cấp thiết, 5,0 % đánh giá cấp thiết. Như vậy, không có giáo viên nào đánh giá các biện pháp trên là không cấp thiết.
Bảng 3.2: Đánh giá của giáo viên về sự phù hợp của các biện pháp giáo dục hƣớng nghiệp.
Số TT Các biện pháp Mức độ phù hợp (%) Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp 1
Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV, HS, gia đình HS về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách về GDHN.
100 0 0
2 Đổi mới nội dung, phương pháp và hình
thức sinh hoạt HN. 93 7 0
3
Tăng cường đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu và các cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN theo qui định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
95 5 0
4 Kết hợp chặt chẽ với các lực lượng tham
gia GDHN trong và ngoài nhà trường. 95 5 0 Qua bảng số liệu có thể thấy: Giáo viên đánh giá rất cao về sự phù hợp của các biện pháp. Biện pháp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV, HS, gia đình HS về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách về GDH được 100% giáo viên đánh giá là rất phù hợp. Biện pháp Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức sinh hoạt HN đánh giá 93% là rất phù hợp, 7% là phù hợp. Biện pháp tăng cường đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trang thiết bị, sách, tài liệu và các cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN theo qui định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và biện pháp kết hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia GDHN trong và ngoài nhà trường được giáo viên đánh giá 95% là rất phù hợp, 5% là phù hợp. Không có biện pháp nào giáo viên đánh giá là không phù hợp.
Bảng 3.3: Đánh giá của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp GDHN Số TT Các biện pháp Mức độ khả thi Dễ thực hiện (%) Khó thực hiện (%) Không thực hiện được (%) 1
Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho GV, HS, gia đình HS về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách về GDHN
100 0 0
2 Đổi mới nội dung, phương pháp và hình
thức sinh hoạt HN. 100 0 0
3
Tăng cường đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu và các cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN theo qui định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
95 5 0
4 Kết hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia
GDHN trong và ngoài nhà trường. 100 0 0
Qua bảng kết quả trên cho thấy tính khả thi của các biện pháp được giáo viên đánh giá rất cao. Có 3 biện pháp được 100% giáo viên đánh giá là dễ thực hiện. Chỉ có biện pháp Tăng cường đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu và các cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN theo qui định của Bộ Giáo dục – Đào tạo thì có 95% đánh giá dễ thực hiện,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
còn 5% đánh giá khó thực hiện. Theo những giáo viên đánh giá biện pháp này khó thực hiện vì họ cho rằng đối với các trường ở vùng sâu, vùng nông thôn... điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế, còn khó khăn về mọi mặt nên vấn đề tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho GDHN bị hạn hẹp.
Kết luận chƣơng 3
Dựa trên cơ sở về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng 4 biện pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT. Các biện pháp được xây dựng với mục đích có thể được vận dụng dễ dàng trong công tác hướng nghiệp ở các trường THPT hiện nay nhằm giúp học sinh lựa chọn nghề một cách phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và những yêu cầu của nghề đặt ra. Các biện pháp đề xuất là những định hướng giúp cho giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp có thể vận dụng tuỳ theo những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, đối tượng khác nhau nhằm thực hiện tốt mục đích giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Các biện pháp đã được khảo nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Các giáo viên đánh giá rất cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Vấn đề chọn nghề là một vấn đề phức tạp, có nhiều nhân tố ảnh hưỏng đến việc lựa chọn nghề của học sinh THPT. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Gia đình và người thân có vai trò rất lớn trong việc giúp các em lựa chọn nghề như: cung cấp các thông tin về nghề, cho các em những lời khuyên bảo... bởi lẽ gia đình là những người đã sinh ra và dạy dỗ các em trưởng thành vì thề gia đình nào cũng đều lo lắng và quan tâm đến sự nghiệp của con cái mình, nhưng tuỳ thuộc từng gia đình, tuỳ sự nuôi dưỡng và kỷ luật khác nhau mà ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nói chung và sự lựa chọn nghề nói riêng không giống nhau. Có thể nói, cha mẹ là những người gần gũi con cái nên hiểu được hiểu được hứng thú, sở thích của con mình mà hướng trẻ vào hoạt động đó. Tuy nhiên, bằng tình cảm và hành động của mình nhiều gia đình đã thuyết phục con cái đi theo nghề mà gia đình mong muốn vì thế việc chọn nghề của các em còn mang đậm màu sắc chủ quan, cảm tính dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Nhà trường mà đại diện là các giáo viên là lực lượng giáo dục chính. Hàng ngày các em đến lớp, được tiếp xúc với thầy cô qua các bài giảng của môn học, qua các giờ ngoại khoá, qua những buổi sinh hoạt tập thể... Như thế nhà trường phải là nơi có điều kiện để giúp các em hiểu biết về nghề nghiệp. Nhưng qua kết quả điều tra cho thấy nhà trường không có ảnh hưởng nhiều đến việc chọn nghề của các em. Sở dĩ nhà trường chưa giúp được các em trong việc chọn nghề vì hiện nay, trong những năm cuối cấp này, nhà trường tập trung chú ý đến việc giảng dạy, mà chưa quan tâm thực sự tới việc bồi dưỡng cho học sinh những tri thức về nghề nghiệp cần thiết để các em bước vào cuộc sống. Nhà trường chưa có giáo viên chuyên về công tác hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp. Công tác hướng nghiệp hiện nay ở các nhà trường phổ thông còn nặng về hình thức.
Phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nghề của học sinh THPT đặc biệt là internet. Các em chú ý đến nguồn thông tin này bởi vì thanh niên dễ tiếp thu cái mới, mà nững nguồn thông tin này lại đến với các em một cách tự nhiên, dễ dàng, thoải mái như một hình thức giải trí. Vì thế, các cơ quan có trách nhiệm cần tận dụng nguồn thông tin này, để qua vô tuyến truyền hình, qua sách, báo, internet... mà cung cấp cho học sinh những tri thức tối thiểu, cần thiết nhất trong vấn đề lựa chọn đường đời của mình.
Ngoài những nhân tố trên thì bạn bè cũng ảnh hưởng đến vệc chọn nghề của học sinh THPT. Việc trao đổi lẫn nhau sẽ giúp các em hiểu biết thêm về nghề mình định chọn. Tuy nhiên, nhân tố này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc chọn nghề của các em vì một số em chọn nghề theo sự “ a dua”, thấy bạn chọn nghề đó mình cũng chọn mà không quan tâm đến năng lực, sở trường của bản thân.
Nhận thức về nghề nghiệp của học sinh THPT mới chỉ dừng ở những biểu hiện bên ngoài của nghề, mà chưa đi sâu tìm hiểu những đặc trưng riêng của từng nghề, và đối chiếu yêu cầu đó với những đặc điểm thể chất, tâm lý của mình.
Các nhân tố hứng thú, năng lực, nguyện vọng, động cơ là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn nghề của học sinh. Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu là phù hợp với sở thích của cá nhân. Các em lựa chọn những ngành nghề đang được xã hội quan tâm, đánh giá cao, những nghề có thu nhập cao và dễ tìm việc làm.
Trong quá trình lựa chọn nghề học sinh gặp rất nhiều khó khăn như thiếu thông tin về nghề, lo lắng về việc làm sau khi ra trường, công tác hướng nghiệp không hiệu quả... Chính vì vậy các em có nguyện vọng được trang bị thêm những kiến thức về nghề để giúp các em hiểu rõ hơn về nghề mình định chọn. Bên cạnh đó, khi lựa chọn nghề học sinh hứng thú, quan tâm đến những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vấn đề như: thu nhập của nghề, sự ổn định của nghề; học đại học, cao đẳng; tin học, ngoại ngữ... Những hứng thú này cũng là động cơ thôi thúc học sinh lựa chọn nghề.
Qua khảo nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến giáo viên, các biện pháp đã được các giáo viên đánh giá rất cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Nếu được áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao, giúp học sinh THPT lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông.
2. Kiến nghị
Để giúp học sinh lựa chọn nghề một cách phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
* Đối với trường THPT
- Phải tiến hành hướng nghiệp cho học sinh ngay trong những giờ dạy ở tất cả các môn của nhà trường, với nhiều mức độ tích hợp lồng ghép khác nhau có thể giới thiệu về thế giới nghề nghiệp hoặc giới thiệu đặc trưng của nghề hoặc giới thiệu những giá trị của nghề.
- Nhà trường phổ thông cần có chuyên gia tư vấn nghề để kịp thời giúp đỡ học sinh trong việc tìm hiểu nghề và lựa chọn nghề.
- Tạo điều kiện cho các em tiếp xúc rộng rãi với các nghề nghiệp khác nhau thông qua những hoạt động tham quan, ngoại khoá
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác hướng nghiệp cho các em.
* Đối với mỗi gia đình
- Cha mẹ cần phải có kiến thức, có sự hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề trong xã hội.
- Khi giúp học sinh chọn nghề gia đình cần chú ý tới đặc điểm tâm lý của học sinh. Từ đó định hướng, phân tích, giảng giải cho các em thấy được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cái hay, cái hạn chế của ngành nghề, trên cơ sở đó giúp các em đối chiếu với năng lực, trình độ của bản thân để lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Tránh hiện tượng ép buộc các em theo ngành nghề mà bản thân các em không thích, không phù hợp với các em.
- Tạo mọi điều kiện thuật lợi, đầu tư về cơ sở vật chất, sách báo, tài liệu, máy tính, giúp con em có thêm nhiều thông tin về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, về thị trường lao động...
* Đối với học sinh
- Học sinh cần nhận thức đúng về nghề và những đặc điểm của nghề mình lựa chọn.
- Tích cực tham gia vào các hình thức hoạt động chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề nghiệp thông qua học thêm các môn học, các phương tiện thông tin đại chúng, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông...
- Luôn có tinh thần học hỏi; trau dồi kiến thức trong quá trình học tập, thực hành. Đồng thời phải biết tự phấn đấu, tự rèn luyện, phát huy hết năng lực của bản thân để đạt được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực mà nghề đòi hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Côvaliôp A.G, (1973), Tâm lý học cá nhân, tập 3, NXB Giáo dục
2. Cruchetxki V.A, (1980), Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm, tập 2, NXB Giáo dục.
3. Chevlov E.M, (1946), Tâm lý học , NXB Chính trị quốc gia M .
4. Phạm Tất Dong, Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông ,Tạp chí đại học và trung học chuyên nghiệp.
5. Phạm Tất Dong (1968), Giúp bạn chọn nghề, NXB Giáo dục .
6. Phạm Tất Dong (chủ biên), Phạm Huy Thục, Nguyễn Minh An, (1987),
Giáo trình công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Hà Nội.
7. Phạm Tất Dong,(1990), Việc làm cho thanh niên, giải pháp, chính sách,
Tập II, Hà Nội.
8. Êphimốp.V.V, Ghêmiecstêin X.G, (1974), NXB Giáo dục Hà Nội.
Kôgan V.N, Platôpnốp K.K,(1974), Cơ sở của việc dạy lao động cho học
sinh, Tập II, NXB Giáo dục Hà Nội.
9. Cuốn sách “ Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp.
10. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền,(2006), Hoạt động giáo dục
hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2006), Thực trạng thực hiện công tác giáo
dục hướng nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, Đề tài KH&CN cấp bộ, Thái Nguyên.
13.Klimov E.A (1971), Nay đi học, mai làm gì?, Đại học sư phạm I Hà Nội. 14. Kỉ yếu hội nghị tâm lý học toàn quốc lần thứ V và VI.
15. E.V Klimốp (1971), Lựa chọn nghề như thế nào, M.
16. Lêôchiép A.E (1989), Hoạt động, tâm lý, nhân cách, NXB Giáo dục. 17. Phạm Nguyệt Lăng, Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh trung học
phổ thông, NCGD Số 5/1991.