Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
348,14 KB
Nội dung
DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu - Lý do chọn đề tài: trong ngôn ngữ học, vấn đề thời gian, định vị thời gian trong các câu phát ngôn của một số ngôn ngữ đã được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm và nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thời gian, vấn đề định vị thời gian trong tiếng Việt. Với sự ra đời của ngành ngôn ngữ học tri nhận, ngày càng có nhiều công trình đóng góp vào việc nghiên cứu ngôn ngữ về mặt tri nhận, trong đó có vấn đề tri nhận về thời gian. Cho đến nay, đề tài nghiên cứu về thời gian, về vấn đề định vị thời gian trong tiếng Việt theo góc độ tri nhận vẫn còn là đề tài hấp dẫn, thú vị, có sức mời gọi người nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: trong lĩnh vực ý nghĩa của ngôn ngữ và tương ứng với nó là lĩnh vực khái niệm, ý niệm việc xác lập một số phạm trù ngữ nghĩa cơ bản nhất là một điều hết sức cần thiết để có thể xây dựng được một hệ thống ngữ nghĩa có tính chất đầy đủ và khoa học. Cũng như các phạm trù khác chẳng hạn như “không gian”, “tư duy”, “vật chất” v.v…, phạm trù thời gian trong tiếng Việt cần được ngữ nghĩa hoá một cách có hệ thống dựa trên cơ sở phân tích ý nghĩa và phân loại các thành tố ngôn ngữ nằm trong phạm trù này; đồng thời, có thể đề xuất một số cách thức định vị thời gian trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. 2. Nhiệm vụ, đối tượng, giới hạn đề tài - Nhiệm vụ cơ bản của luận án là mô tả và trình bày có tính chất hệ thống về vấn đề thời gian trong tiếng Việt ở góc độ ngôn ngữ học tri nhận. - Đối tượng khảo sát là ngôn ngữ tự nhiên trong mối quan hệ với con người theo nguyên lý “dĩ nhân vi trung”. Ngữ liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu là trích từ các văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam và nước ngoài, các tình huống giao tiếp trong đời thường. - Lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu của luận án là tìm hiểu ý niệm thời gian trên cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, để từ đó, đề xuất sự định vị thời gian sự kiện trong câu phát ngôn tiếng Việt. Đồng thời, cũng từ đây, luận án bước đầu đi vào nghiên cứu vấn đề ẩn dụ ý niệm thời gian trong tác phẩm văn chương Việt Nam trong sự đối chiếu với văn thơ nước ngoài. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Có thể thấy có nhiều khuynh hướng khác nhau trong việc nghiên cứu về vấn đề thời gian trong tiếng Việt: + Khuyng hướng thứ nhất bao gồm: Nguyễn Tài Cẩn, Trương Văn Trình -Nguyễn Hiến Lê, Lê Văn Lý, … Các tác giả này chủ yếu miêu tả thời gian trên bình diện ngữ pháp. + Khuynh hướng thứ hai bao gồm: Hoàng Tuệ, Đào Thản, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, … . Các tác giả này miêu tả thời gian trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa - logic của những từ ngữ định danh hoặc cái nhìn từ mặt cấu trúc - chức năng, nhất là xuất phát từ những phê phán “dĩ Âu vi trung”. + Nếu xem ngôn ngữ học tri nhận là một sự tăng cường phân tích vai trò của nhận thức đối với các đơn vị ngôn ngữ (nhất là ở phạm vi ngữ nghĩa), thì ở Việt Nam có nhiều tác giả quan tâm đến lĩnh vực này như Lí Toàn Thắng, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Đức Tồn, Trần Văn Cơ, v.v , trong đó Lí Toàn Thắng là người có nhiều nghiên cứu một cách hệ thống và đi sâu vào tiếng Việt. Các học giả này đã có sự cố gắng trong việc tìm hiểu phạm vi nội tại của ngôn ngữ (những vấn đề có tính chất thuần túy ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa) để đi đến vấn đề thuộc ngoại vi của ngôn ngữ (chẳng hạn như văn hóa, dân tộc, nhận thức tâm lý, tri nhận …) 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp làm việc chính ở đây là phương pháp so sánh - đối chiếu theo quan điểm đồng đại để tìm những tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) trong phạm vi của đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Về mặt lý thuyết, góp phần về mặt phương pháp nghiên cứu vấn đề thời gian trong tiếng Việt, góp phần tìm hiểu về các cách thức tri nhận thời gian của cộng đồng bản ngữ dựa trên ngữ liệu tiếng Việt để từ đó nhận thức rõ hơn về “bức tranh thời gian” có tính chất qui ước xã hội, có tính chất văn hóa, có tính chất mô - típ của cộng đồng người Việt. - Về mặt thực tiễn: góp phần tìm hiểu vấn đề tri nhận thời gian trong tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết tri nhận, đồng thời góp phần tìm hiểu qui luật sử dụng ngôn ngữ trong việc diễn đạt các ý nghĩa thời gian của người Việt. Ngày nay, nhu cầu giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nước là một xu thế mang tính toàn cầu việc nắm bắt được ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt sẽ là cơ sở giúp cho người nước ngoài sử dụng chính xác tiếng Việt, nhất là những thứ tiếng mà phạm trù thời gian được ngữ pháp hóa và ngược lại. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm ba chương: Chương một là cơ sở lí luận nhằm khái quát một số vấn đề chung về lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận như: sự ra đời và sự phát triển của ngôn ngữ học tri nhận,vấn đề tri nhận và quá trình tri nhận, một số quan điểm và nguyên lý cơ bản về sự tri nhận thế giới bằng ngôn ngữ; vấn đề ý niệm, cấu trúc ý niệm và các loại ý niệm; và những yếu tố xoay quanh vấn đề ý niệm như khung ý niệm, tính điển dạng, những mô hình tri nhận lý tưởng, mô hình tri nhận cụm, mối quan hệ giữa mô hình tri nhận và mô hình văn hóa. Cũng ở chương này, luận án tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm và sự hòa trộn ý niệm - những vấn đề nghiên cứu trọng tâm mà ngành ngôn ngữ học tri nhận đặt ra - trong mối quan hệ của các lý thuyết này với vấn đề thời gian, cụ thể là tìm hiểu khái niệm về ẩn dụ ý niệm; sơ đồ hình ảnh; vai trò của ẩn dụ; phân loại ẩn dụ ý niệm, tìm hiểu về mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ ý niệm; tìm hiểu về không gian tâm thức, về sự hòa trộn ý niệm trong lĩnh vực không gian và thời gian.Chương hai nhằm tìm hiều về định vị thời gian trong tiếng việt. Ở chương này, luận án tìm hiểu về mối quan hệ nghĩa giữa không gian và thời gian trên cơ sở ý niệm, xác lập bức tranh ngữ nghĩa thời gian với các loại thời gian cụ thể của nó, khái niệm về thuật ngữ “định vị thời gian”; từ đó, tìm hiểu và đề xuất những cách định vị thời gian trong tiếng Việt.Chương ba nhằm tìm hiểu về ẩn dụ thời gian trong thơ văn. Trong chương này, luận án tìm hiểu về ẩn dụ hình ảnh (image metaphor) và ẩn dụ mở rộng (megametaphor - extended metaphor) - những vấn đề có liên quan với việc tìm hiểu ẩn dụ trong văn chương - và tập trung tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI trên cơ sở những ẩn dụ cơ sở như ẩn dụ THỜI GIAN LÀ KẺ CẮP, THỜI GIAN LÀ KẺ RƯỢT ĐUỔI, THỜI GIAN LÀ BẠN ĐỒNG HÀNH, THỜI GIAN LÀ KẺ HỦY DIỆT v.v ; phân tích những ẩn dụ này trong sự đối chiếu ở thơ ca tiếng Việt và thơ ca tiếng Anh. Chương một: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Khoa học tri nhận bước đầu hình thành và phát triển ở Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ XX. Lúc này ở Mỹ, cùng với sự phát triển của ngành tâm lý học tri nhận, ngôn ngữ học tri nhận thực sự phát triển mạnh với các các công trình nghiên cứu của các học giả tri nhận. Các học giả này chủ trương nghiên cứu ngôn ngữ thường nhật của con người trên cơ sở những dữ kiện ngôn ngữ có thể quan sát trực tiếp được và cả những dữ kiện không quan sát được như ý niệm, tâm lý, cảm xúc, đặc thù văn hóa dân tộc,v.v . Có thể nói rằng ngôn ngữ học tri nhận là “một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm về sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó.” (dẫn theo Lý Toàn Thắng) 2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN VỀ SỰ TRI NHẬN THẾ GIỚI BẰNG NGÔN NGỮ 1. Trước nhất, các nhà ngôn ngữ học tri nhận đều bác bỏ tư tưởng cho rằng ngôn ngữ là một cơ chế tự trị (autonomy), và khẳng định rằng không thể miêu tả ngôn ngữ nếu không dựa vào quá trình tri nhận. Thứ hai, ngữ nghĩa, ngữ pháp là sự ý niệm hóa. Thứ ba, đối với ngôn ngữ học tri nhận, tri thức ngôn ngữ nảy sinh từ sự sử dụng ngôn ngữ. Nguyên lý này cho rằng các phạm trù và các cấu trúc trong ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ pháp và âm vị đều được xây dựng trên cơ sở sự tri nhận của chúng ta về các phát ngôn riêng biệt trong khi sử dụng chúng. 2. Có ba xu hướng tiếp cận khi nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận: - Sự tiếp cận có tính chất kinh nghiệm (experiential) - Sự tiếp cận có tính chất chọn lựa – tức tính nổi trội (prominence) - Sự tiếp cận có tính chất thu hút sự chú ý (attentional). 3. Nguyên lý “dĩ nhân vi trung” (anthropocentric) là cơ sở phương pháp luận của ngành ngôn ngữ học tri nhận khi nghiên cứu ngôn ngữ loài người nói chung và ngôn ngữ của mỗi dân tộc nói riêng. 4. Các ngôn ngữ tự nhiên đều có những cách thức riêng trong việc tổ chức các tài liệu ngữ nghĩa. 5. Ngôn ngữ là sự phản ánh hoạt động tri nhận của con người. 3. TRI NHẬN VÀ QUÁ TRÌNH TRI NHẬN Quá trình tri nhận là quá trình hoạt động của tư duy dẫn đến chỗ thông hiểu hay thuyết giải một vấn đề gì đó của thế giới khách quan. Kết quả của quá trình tri nhận là việc tạo ra một hệ thống những ý niệm giúp con người hiểu biết, giả định, suy nghĩ, hoặc tưởng tượng về các đối tượng của thế giới. Các học giả tri nhận cho rằng tri nhận là tất cả những quá trình trong đó những dữ liệu cảm tính được cải biến khi truyền vào trong não dưới dạng những biểu tượng tinh thần (hình ảnh, mệnh đề, khung, cảnh, v.v …) để có thể lưu lại trong trí nhớ con người.Quá trình tri nhận khác với quá trình nhận thức ở chỗ: nếu như quá trình nhận thức cho ra thành phẩm cuối cùng là khái niệm mang tính phổ quát thì quá trình tri nhận cho ra thành phẩm là ý niệm vừa mang tính phổ quát vừa mang tính đặc thù văn hóa dân tộc. 4. Ý NIỆM Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý con người. Đặc điểm của ý niệm có thể tóm lược trong mấy ý chính sau: i) Ý niệm không bất biến mà có sự biến đổi do hoạt động tri nhận của con người biến đổi theo điều kiện lịch sử xã hội. Ví dụ ý niệm về “đẹp” thay đổi theo thời gian. ii) Ý niệm không tồn tại riêng lẻ mà chúng liên kết với nhau tạo thành một hệ thống ý niệm. Mỗi một hệ thống ý niệm có những ý niệm cơ sở (ý niệm xuất phát) và ý niệm thứ cấp (ý niệm phái sinh). iii) - Các ý niệm trong hệ thống ý niệm không có ranh giới rõ rệt, tức có hiện tượng ranh giới mờ (fuzzy), thậm chí một số ý niệm trong hệ thống ý niệm này lại nằm trong hệ thống ý niệm khác. Cấu trúc của ý niệm thường bao gồm hai thành tố: hình bóng ý niệm (concept profile) và hình nền ý niệm (concept base, concept frame). Hình bóng ý niệm là ý niệm được biểu đạt bởi từ đã cho. Hình nền ý niệm được hiểu là tri thức hay cấu trúc ý niệm được tiền giả định bởi ý niệm hình bóng, hình bóng ý niệm sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có hình nền ý niệm.Ví dụ, với một ý niệm như weekend (ý niệm hình bóng), chúng ta sẽ không thể hiểu được nếu không có tri thức nền (ý niệm hình nền) về dương lịch (ở lịch phương Tây, một tuần chia ra làm bảy ngày) và những quy ước văn hóa xã hội của phương Tây (một tuần chia ra: ngày làm việc – workday và ngày nghỉ - weekend). Do vậy, ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ phải được xác định có tính đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận có nhiều ý kiến khác nhau về việc phân loại ý niệm, tựu trung có thể chia làm ba nhóm:i) Nhóm ý niệm thuộc phạm vi cá nhân lịch sử, những sự kiện xã hội, các tổ chức quốc gia.ii) Nhóm ý niệm thuộc về địa danh.iii) Nhóm ý niệm thuộc về đời sống tinh thần và cảm xúc của con người.Trần Văn Cơ đề xuất phân loại ý niệm theo sơ đồ bộ ba: con người – vận động trong thời gian - vận động trong không gian. 5. TÍNH ĐIỂN DẠNG Khi tìm hiểu về sự phạm trù hóa, các học giả như G. Lakoff, Penelope Brown, Eleanor Rosch, Anne Wierrzbicka nghiên cứu về điển dạng và các học giả này định nghĩa điển dạng như là “ví dụ đạt nhất của các phạm trù”, “trường hợp rõ nhất trong các phạm trù”, “thành viên trung tâm và điển hình”… Đặc điểm cơ bản của tính điển dạng như sau: - Cấu trúc điển dạng tiềm ẩn trong tất cả phạm trù. - Các loại điển dạng không thể căn cứ vào một hệ thống tiêu chí vì các thành viên khác trong cùng phạm trù có khả năng không có một số tiêu chí nào đó, trường hợp “đà điểu”, “chim cánh cụt” được xếp vào loại “chim” chẳng hạn. - Cùng loại có thể không hoàn toàn giống với điển dạng khi ở vị trí ngoại biên. - Thành viên của các phạm trù được xếp theo nhiều mức độ khác nhau - Cấu trúc ngữ nghĩa của phạm trù thường có tính tập trung và trùng lặp về mặt nghĩa. Như vậy, mỗi phạm trù đều gắn liền với tính điển dạng, trong đó, mỗi điển dạng là một hệ thống tôn ti trật tự trong nhận thức của con người, và được mô tả trên hai chiều: chiều đứng chỉ loại, chiều ngang chỉ cấu trúc giữa các loại. Chiều đứng chỉ loại có ba cấp bậc: cấp bậc trên (superordinate level), cấp bậc cơ bản (basic level) và cấp bậc dưới (subordinate level). Ví dụ: CẤP BẬC TRÊN ĐỘNG VẬT ĐỒ NỘI THẤT CẤP BẬC CƠ BẢN chó bàn (table) CẤP BẬC DƯỚI chó bẹc-giê chó bẹc-giê Đức bàn bếp (kitchen table) bàn ăn (dinning-room table) 6. CÁC MÔ HÌNH TRI NHẬN Chúng ta tri nhận hiện thực khách quan nhờ vào những phương tiện cấu trúc được gọi là mô hình tri nhận lý tưởng (idealized cognitive model) và những cấu trúc phạm trù (category structures) cũng như những hiệu ứng điển dạng (prototype effects) là những phó sản (subproducts) của sự phạm trù hóa đó. Mô hình tri nhận lý tưởng là một tổng thể, một cấu trúc hình thức có cấu trúc phức hợp. Những mô hình tri nhận xuất phát từ ngôn ngữ học tri nhận qua bốn loại nguyên tắc cấu trúc như sau:- Cấu trúc mệnh đề như trong ngữ nghĩa học khung của Charles Fillmore Cấu trúc sơ đồ hình ảnh như trong ngữ pháp tri nhận của R.W. Langacker Ánh xạ ẩn dụ như G. Lakoff và M. Johnson mô tả Ánh xạ hoán dụ như G. Lakoff và M. Johnson mô tả. Mỗi mô hình tri nhận lý tưởng, khi được sử dụng, cấu trúc một không gian tinh thần (mental space) như G.Fauconnier mô tả. Mô hình tri nhận bao gồm: mô hình tri nhận đơn (single model), mô hình tri nhận cụm (cluster model). Mô hình tri nhận cụm cho ta thấy ý niệm không tồn tại đơn lẻ mà luôn gắn kết với những ý niệm khác tạo thành một miền ý niệm (hay còn gọi là khung tri nhận). Mô hình tri nhận của con người không loại trừ mô hình văn hóa dân gian (trong đó có mô hình tri nhận không gian, thời gian). 7. ẨN DỤ Ý NIỆM 7.1. Khái niệm ẩn dụ ý niệm: Theo G. Lakoff và M. Johnson thì lối nói ẩn dụ là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn. Và dưới góc nhìn của tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di (transfer) hay một sự ánh xạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một miền hay mô hình tri nhận nguồn (source) sang một miền hay mô hình tri nhận đích (target) Ví dụ như trong ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC (TIME IS MONEY) thì thời gian được xem như một miền ý niệm đích, tiền bạc được xem như một miền ý niệm nguồn. Đặc điểm ẩn dụ ý niệm như sau: - Ẩn dụ chủ yếu là vấn đề thuộc về lĩnh vực tư duy và hành động và chỉ được phái sinh trên lĩnh vực ngôn ngữ. Điều này cho thấy rằng ẩn dụ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ mà còn là một hiện tượng ý niệm, ẩn dụ không chỉ là biện pháp tu từ mà còn là quá trình tự nhiên của nhận thức và tư duy. - Ẩn dụ không chỉ căn cứ vào sự giống nhau (simile). - Chức năng của ẩn dụ là nhằm giúp con người hiểu rõ hơn về các ý niệm. - Ẩn dụ được sử dụng một cách tự nhiên có tính định ước hay không định ước của một cộng đồng ngôn ngữ. - Ẩn dụ vừa có tính phổ quát vừa có tính riêng biệt mang tính văn hóa dân tộc. Nói về mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn ý niệm, Z. Kövecses cho rằng trong một số ẩn dụ ý niệm, miền nguồn là nguồn gốc (origin, root) của miền đích, có thể là nguồn gốc sinh học hay nguồn gốc lịch sử văn hóa. Ẩn dụ ý niệm có thể chia thành hai cấp: ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) và ẩn dụ phức hợp (complex metaphor). Ẩn dụ cơ sở xuất phát từ những trải nghiệm mang tính chủ quan của con người, phần lớn là vô thức và mang tính phổ quát. 7.2. Tính hệ thống của những ẩn dụ ý niệm: Ẩn dụ ý niệm có thể khắc họa được một hệ thống tương hợp bao gồm các khái niệm ẩn dụ và một hệ thống tương hợp thích ứng bao gồm các diễn ngữ ẩn dụ cho các khái niệm này. 7. 3. Ánh xạ (mapping) trong ẩn dụ ý niệm: Ánh xạ là một hệ thống cố định của các tương ứng giữa các yếu tố hợp thành miền nguồn và miền đích. Khi những tương ứng này được kích hoạt, các ánh xạ có thể phóng chiếu từ miền nguồn sang miền đích. Do vậy, hiểu được một ẩn dụ ý niệm có nghĩa là hiểu được hệ thống ánh xạ của một cặp nguồn – đích. Ánh xạ ẩn dụ (metaphorical mapping) được xây dựng trên mối quan hệ giữa miền ý niệm nguồn và đích theo một hướng duy nhất từ nguồn sang đích mà không phải là ngược lại và miền ý niệm nguồn được ý niệm hóa có sự liên hệ gần hơn với trải nghiệm vật lý hay những nhận thức có sẵn của con người so với miền ý niệm đích. Không như miền ý niệm đích, miền ý niệm nguồn liên quan đến nội dung hình ảnh (image content) bị ràng buộc đối với sự tri nhận và cảm nhận của cơ thể con người và do vậy, nó thiết lập một nguồn phong phú đối với những sự quy chiếu được phóng chiếu vào miền đích. Những sự phóng chiếu này kéo theo những khuôn mẫu phù hợp với cấu trúc miền đích. Ánh xạ có thể là những ánh xạ cơ sở (primary) hay phức hợp (complex). 7.4. Sơ đồ hình ảnh (image schema) trong ẩn dụ ý niệm: Theo Z. Kövecses, sơ đồ hình ảnh được rút ra từ sự tương tác của chúng ta đối với thế giới khách quan. Những sự tương tác như thế cứ xảy ra lặp đi lặp lại trong trải nghiệm của con người. Những trải nghiệm vật lý cơ bản này đã đưa đến cái mà chúng ta gọi là sơ đồ hình ảnh và sơ đồ hình ảnh cấu trúc nhiều ý niệm trừu tượng của chúng ta một cách ẩn dụ. Có thể nói rằng hệ thống sơ đồ hình ảnh (sơ đồ vật chứa, trung tâm – ngoại biên, chu kỳ, gần – xa, mức độ, bộ phận – toàn thể v.v…) là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành tư duy ẩn dụ của con người. Khi nói về thời gian, bằng nhiều cuộc khảo nghiệm, Gentner cũng như Lera Boroditsky chứng minh rằng sơ đồ hình ảnh không gian đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu trúc tư duy về thời gian của con người. 7.5. Sự quan trọng của ẩn dụ ý niệm: G. Lakoff đã nhấn mạnh vai trò của ẩn dụ trong đời sống của con người:“nhiều người cho rằng người ta có thể sống rất tốt mà không cần đến ẩn dụ. Ngược lại, chúng tôi thấy rằng ẩn dụ tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta – thể hiện qua suy nghĩ cũng như hành động – về bản chất mang tính ẩn dụ.”. Điều này cho thấy ẩn dụ là một trong những cơ sở hình thành hệ thống ý niệm của con người. 7.6. Phân loại ẩn dụ ý niệm: Nhìn chung, các nhà ngôn ngữ học tri nhận chia ẩn dụ ý niệm thành bốn loại: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng và ẩn dụ đường dẫn. 7.6.1. Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor): ẩn dụ cấu trúc được chúng ta áp dụng trong cuộc sống và nó cấu trúc các hoạt động của chúng ta trên cơ sở tương ứng. Ẩn dụ cấu trúc cho ta ẩn dụ ý niệm “THỜI GIAN LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN”(TIME IS A RESOURCE),“THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC.” (TIME IS MONEY) 7.6.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor): thực chất của ẩn dụ bản thể “là sự phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian” (dẫn theo Trần Văn Cơ), là “cách nhìn những sự kiện, những hoạt động, những cảm xúc, những ý tưởng,v.v…như là những thực thể, những chất (dẫn theo G. Lakoff và M. Johnson). Ẩn dụ bản thể cũng cho ta ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA (TIME IS A CONTANER), THỜI GIAN LÀ CHẤT (TIME IS A SUBSTANCE). 7.6.3. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor): Đây là loại ẩn dụ không cấu trúc lên được khái niệm bằng cách dựa vào một khái niệm khác mà ngược lại nó tổ chức cả một hệ thống khái niệm tương liên với nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, niềm vui, ý thức, sức khỏe và sự sống, nắm giữ quyền lực, nhiều hơn, tương lai tiên liệu được, địa vị cao, tốt, phẩm hạnh, lý trí thì được miêu tả thông qua ẩn dụ “up” (lên, trên) còn nỗi buồn phiền, vô thức, bệnh tật và chết chóc, bị khống chế, ít hơn, địa vị thấp, xấu, đồi bại, cảm xúc thì được miêu tả thông qua ẩn dụ “down” (xuống, dưới) 7.6.4. Ẩn dụ kênh liên lạc (còn gọi là Ẩn dụ đường dẫn - Conduit metaphor): Lý thuyết của ẩn dụ này cho rằng sự giao tiếp (bằng ngôn ngữ) là sự chuyển đổi tư tưởng từ trí não của người này sang người khác. Ẩn dụ kênh liên lạc đã được Michael Reddy [142] đề xướng trong bài viết mô tả về lý thuyết có tính dân gian trong quá trình giao tiếp theo mô hình Ý NGHĨA (Ý TƯỞNG) LÀ NHỮNG VẬT THỂ (THE MEANINGS ARE OBJECTS), TRÍ ÓC LÀ VẬT CHỨA (THE MIND IS A CONTAINER), DIỄN NGỮ LÀ NHỮNG VẬT CHỨA (LINGUISTIC EXPRESSIONS ARE CONTAINERS) và GIAO TIẾP LÀ GỞI ĐI (COMMUNICATION IS SENDING). 7.7. Mối quan hệ giữa hoán dụ ý niệm (conceptive metonymy) và ẩn dụ ý niệm Bên cạnh ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm cũng được các nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm nghiên cứu. Đề cập đến sự tương đồng và khác biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ, G. Lakoff và M. Johnson cho rằng ẩn dụ là phương thức chủ yếu để hình thành ý niệm về một cái gì đó trên cơ sở một cái gì khác. Ngược lại, hoán dụ có chức năng chủ yếu là sự quy chiếu, nghĩa là nó cho phép ta sử dụng một thực thể này để biểu trưng cho một thực thể khác. Điểm tương đồng giữa ẩn dụ và hoán dụ là cả hai đều có chức năng làm cho người ta hiểu được; hoán dụ giống ẩn dụ ở điểm: nó không chỉ là một biện pháp tu từ, không chỉ là vấn đề ngôn ngữ mà nó còn là một phần của cách suy nghĩ, hành động và nói năng bình thường của con người trong cuộc sống hằng ngày; đồng thời, giống như ẩn dụ, hoán dụ không phải là những sự kiện ngẫu nhiên hoặc võ đoán, nó cũng mang tính hệ thống như trường hợp của ẩn dụ. Z.Kövecses đưa ra định nghĩa về hoán dụ ý niệm như sau: Hoán dụ là quá trình ý niệm trong đó một thực thể ý niệm, miền nguồn, cung cấp một lối dẫn tinh thần vào một thực thể ý niệm khác, miền đích, trong cùng một lĩnh vực hay mô hình tri nhận lý tưởng. [126, tr, 145)]. Do vậy, không như ẩn dụ, hoán dụ là một sự quan hệ thay thế (một bộ phận thay thế cho toàn thể hay thay thế cho bộ phận khác) trong cùng một lĩnh vực. Ngoài ra, theo học thuyết tri nhận, trong mối quan hệ hòa nhập giữa nghĩa không gian - thời gian, ý nghĩa khoảng cách không gian ánh xạ vào ý nghĩa thời gian qua phương thức hoán dụ, ví dụ như trong diễn ngôn sau: “Tôi đã ngủ trong năm mươi dặm trong lúc cô ấy lái xe.”. Ở đây khoảng cách năm mươi dặm thay cho khoảng thời gian mà cô ấy ngủ. 7.8. Tính nghiệm thân trong ẩn dụ và hoán dụ ý niệm Các nghiên cứu khoa học tri nhận cho thấy rằng các khái niệm của con người không chỉ là phản ánh các thực tại khách quan bên ngoài mà phần lớn được hình thành từ những trải nghiệm của chính bản thân con người. G. Lakoff nhấn mạnh hơn về tính nghiệm thân trong hệ thống ý niệm của con người:“Hệ thống ý niệm của con người là sản phẩm của sự trải nghiệm của con người và sự trải nghiệm đó xuất phát từ cơ thể người. Không có sự kết nối trực tiếp nào giữa ngôn ngữ của con người và thế giới khi nó tồn tại bên ngoài của sự trải nghiệm của con người”. Như vậy, các ý niệm trong hệ thống ý niệm của con người (trong đó có cả ẩn dụ và hoán dụ) luôn gắn liền với sự trải nghiệm từ cơ thể con người, hay nói cách khác, gắn liền với tính nghiệm thân. 8. KHÔNG GIAN TÂM THỨC VÀ SỰ HÒA TRỘN Ý NIỆM Lý thuyết về không gian tâm thức và lý thuyết hòa trộn ý niệm do Gilles Fauconnier và Mark Turner đề xướng. 2.1. Không gian tâm thức (mental space): Fauconnier định nghĩa về không gian tâm thức như sau: Không gian tâm thức là những tập hợp một phần khi chúng ta nghĩ và nói về những mục đích của việc hiểu và hành động tại chỗ. Không gian tâm thức bao gồm: không gian tiêu điểm, không gian sự kiện (focus / event space), không gian điểm nhìn (viewpoint space) và không gian nền (base space). Không gian tâm thức, cho chúng ta cái nhìn về thời gian sự kiện. Ví dụ khi câu “In 1991, he would move to Venice” được đưa vào diễn ngôn thì câu này có K là không gian tiêu điểm, không gian sự kiện (Focus / Event space), N (1990) là không gian điểm nhìn (Viewpoint space), và M là không gian nền (Base space). Mã ngữ pháp phản ánh con đường từ không gian nền đến không gian tiêu điểm như sau: Base space M-past Viewpoint space N-future Focus space K 2.2. Sự hòa trộn ý niệm (conceptual integration): sự hòa trộn liên quan đến việc thiết lập sự ánh xạ không gian giữa các mô hình tri nhận trong những không gian khác nhau trong mạng và liên quan đến sự phóng chiếu của cấu trúc ý niệm từ không gian này sang không gian khác. Theo G. Fauconnier, để giải thích tính phức hợp của tư duy con người, chúng ta không chỉ cần mô hình một miền ý niệm (như trường hợp hoán dụ) hoặc mô hình hai miền ý niệm (như trường hợp ẩn dụ) mà còn cần đến một mạng (network), hay còn gọi là mô hình nhiều không gian (many space model). Lý thuyết về sự hòa trộn ý niệm tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: (i) Sự ánh xạ từ không gian này sang không gian khác một phần nối một số những vật thể tương ứng trong những không gian tâm thức thuộc đầu vào (input mental spaces).(ii) Có một không gian tâm thức chung (generic mental space) ánh xạ vào mỗi đầu vào và những nội dung mà các đầu vào có. (iii) Có một không gian tâm thức thứ tư được gọi là không gian hòa trộn (the blended space). (iv) Có một sự phóng chiếu mang tính lựa chọn từ những đầu vào (inputs) vào không gian hòa trộn. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là không phải tất cả các yếu tố và những mối quan hệ từ những đầu vào được phóng chiếu vào không gian hòa trộn. Trong hoạt động giao tiếp của con người, con người tri nhận thế giới khách quan không chỉ bằng tư duy ẩn dụ mà còn bằng tư duy sáng tạo thông qua mạng hòa trộn. Lý thuyết về mạng hòa trộn đã bổ sung “chỗ trống” cho những hiện tượng ngôn ngữ mà lý thuyết ẩn dụ chưa làm sáng rõ,chẳng hạn như trong những diễn ngôn sau: “Tay bác sĩ đó là tên đồ tể” (hòa trộn ý niệm về không gian), “Đối với tôi, ba tiếng đó thì trôi qua chậm nhưng đối với ông ấy thì nhanh.”(hòa trộn ý niệm về thời gian). Các câu nói ẩn dụ này không có sự ánh xạ tương ứng, hình ảnh ẩn dụ trong câu không phải là sự phóng chiếu thẳng từ miền nguồn sang miền đích như trong các trường hợp ẩn dụ thông thường. Chương hai ĐỊNH VỊ THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT 1.MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHĨA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRÊN CƠ SỞ Ý NIỆM Lý thuyết tri nhận cho thấy rằng tư duy về thời gian của con người gắn chặt với tư duy về sự chuyển động của không gian; nói cách khác, nghĩa thời gian xuất phát từ nguồn nghĩa không gian. Mối quan hệ giữa nghĩa không gian và thời gian thể hiện trong từ vựng tiếng Việt có thể được biểu hiện theo ba kiểu quan hệ như sau: - Quan hệ thống nhất: Trong tiếng Việt, quan hệ này được phản ánh ở những từ chung vừa dùng để biểu thị ý nghĩa không gian vừa dùng để biểu thị ý nghĩa thời gian.Ví dụ: NGHĨA KHÔNG GIAN TỪ NGỮ NGHĨA THỜI GIAN trong nước trong trong ngày ngoài sân ngoài ngoài Tết trước cổng trước trước 1975 sau vườn sau sau Tết suốt chặng đường suốt suốt ba ngày v.v… - Quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa phái sinh: Ở quan hệ này, trong tiếng Việt, nghĩa không gian là nghĩa gốc có trước, nghĩa thời gian là nghĩa phái sinh có sau.Ví dụ: các từ vào, ra, sang, qua, tới, đến, v.v… vốn là động từ chỉ sự chuyển động trong không gian, thường có các từ ngữ chỉ nơi chốn làm thành phần bổ tố, chẳng hạn như vào nhà, ra sân, sang sông, qua cầu, tới trường, đến sân bay, v.v…, nhưng khi kết hợp với các từ chỉ thời gian thì chúng có hiện tượng chuyển từ loại và nghĩa không gian của chúng đã chuyển hóa thành nghĩa thời gian, cụ thể như: vào nhà vào tháng sau ra sân ra giêng sang sông sang năm qua cầu qua năm tới trường tới ngày mai đến sân bay đến Tết v.v… - Quan hệ hòa nhập: Trong tiếng Việt, quan hệ hòa nhập biểu hiện ở chỗ: những từ có ý nghĩa không gian có sự hàm chứa ý nghĩa thời gian và ngược lại.Ví dụ như từ “mãi” trong câu thơ: “Nước đi đi mãi không về cùng non.” (Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu): + Nói về hoạt động diễn ra kéo dài đến tận cùng không gian. + Nói về hoạt động diễn ra kéo dài đến tận cùng thời gian. Theo ngôn ngữ học tri nhận, cơ sở của sự hòa nhập này là ở phương thức hoán dụ ví dụ như trong trường hợp sau: “Sanfrancisco is half an hour from Berkeley” (Sanfrancisco cách Berkeley nửa tiếng đồng hồ.). Ở đây, nửa tiếng đồng hồ- thời gian thực hiện đi đoạn đường - thay thế cho khoảng cách. Cũng vậy, trong diễn ngữ: “I slept for fifty miles while she drove” (Tôi đã ngủ trong năm mươi dặm trong lúc cô ấy lái xe.). Ở đây khoảng cách năm mươi dặm thay ch o khoảng thời gian mà cô ấy ngủ. 2.NGỮ NGHĨA THỜI GIAN Nghĩa thời gian có được thông qua từ não bộ con người, xuất phát từ trải nghiệm của con người, do vậy, theo chúng tôi, ngữ nghĩa thời gian được hình thành từ mối quan hệ giữa con người với thời gian. Và cũng từ những mối quan hệ này mà các loại ý nghĩa thời gian được hình thành trong tư duy của con người. Có thể khái quát về sự hình thành của ngữ nghĩa thời gian bằng sơ đồ sau: Quan hệ giữa con người với thời gian - Quan hệ cảm nhận (cảm giác, tri giác) - Quan hệ sử dụng - Quan hệ tư duy - Quan hệ văn hóa - Quan hệ thích nghi - Quan hệ con người - cá nhân - Quan hệ định vị - Quan hệ địa lý, lịch sử, siêu nhiên - Quan hệ định danh Nghĩa định vị Nghĩa định lượng Nghĩa định tính Nghĩa định thái Nghĩa định hình Nghĩa định danh NGỮ NGHĨA THỜI GIAN 3. ĐỊNH VỊ THỜI GIAN 3.1. Thế nào là “định vị thời gian”? Định vị thời gian là xác định vị trí thời gian của sự kiện mà người phát ngôn (người quan sát) phản ánh. 3.2. Định vị thời gian trong tiếng Việt Trên cơ sở lý thuyết tri nhận, luận án xác định một số cách thức định vị sau: 3.2.1. Định vị thời gian theo mức độ chuyển dịch gần – xa với ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG và ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN: ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG và ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN tạo ra cách định vị khác nhau. Sự khác biệt giữa hai ẩn dụ này về thời gian có thể thấy rõ ở câu nói sau: “Ch1ng ta hãy dời cuộc họp lên trước một tuần.” Ở câu nói này, khi người ta nói dời cuộc họp thì có nghĩa là cuộc họp di chuyển. Trong ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN, người quan sát đang di chuyển và đang hướng mặt về tương lai. Nếu cuộc họp đã được hoạch định trong thời gian ở tương lai thì việc “dời cuộc họp lên trước” (move the meeting ahead) có ý nghĩa là dời cuộc họp lùi lên trước ở nơi mà người quan sát sẽ ở tại thời gian đó, thời gian của cuộc họp sẽ xa hơn thời gian cuộc họp đã được hoạch định và câu này được hiểu là cuộc họp sẽ được diễn ra ở tuần sau so với thời gian đã hoạch định. Ngược lại, trong ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG, thời gian đang di chuyển còn người quan sát thì đứng yên. Nếu cuộc họp đã được hoạch định trong thời gian ở tương lai và thời gian đó là đang hướng về người quan sát ở hiện tại thì việc “dời cuộc họp lên trước” có nghĩa là chuyển nó lên trước của thời gian cuộc họp đã được hoạch định, thời gian của cuộc họp sẽ gần hơn với hiện tại và câu này được hiểu là cuộc họp sẽ được diễn ra trước một tuần so với thời gian đã hoạch định. 3.2.2. Định vị trước - sau / tới - lúc này trong thời gian với ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG 3.2.2.1. Định vị trước – sau / tới trong thời gian: trong định vị không gian, ở cả hai trường hợp chủ thể đứng yên hay chuyển động về phía trước, khoảng không gian trước mặt chủ thể quan sát là ở trước, khoảng không gian phía sau chủ thể quan sát là ở phía sau và không gian tại vị trí nguời quan sát là ở đây. Các vị trí không gian này tương ứng với định vị thời gian như sau: thời gian trước mặt của người quan sát là ở thời gian tương lai, thời gian phía sau lưng của người quan sát là ở thời gian quá khứ và vị trí của người quan sát là ở thời gian hiện tại. Từ nhận định trên, có thể hiểu được ý nghĩa thời gian (quá khứ hay tương lai) của các câu phát ngôn sau: * Diễn đạt ý nghĩa quá khứ: a. Ông ấy bỏ lại quá khứ đằng sau. b. Cái thời mà chồng chúa vợ tôi qua rồi. c. Hội nghị diễn ra trong ba tuần qua. d. Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường (ca dao) * Diễn đạt ý nghĩa tương lai: a Tương lai đang chờ đón họ. b. Hội nghị diễn ra trong ba tuần tới. [...]... vào đây uống nước, ăn trầu đã (Nhất Linh) c Bà Lí xung tiết: -Ăn gì mà lắm thế (Nguyễn Công Hoan) Chương ba ẨN DỤ THỜI GIAN TRONG THƠ VĂN TIẾNG VIỆT Khi nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thơ văn, một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận đề cập đến hai vấn đề quan trọng Đó là ẩn dụ hình ảnh (image metaphor) và ẩn dụ mở rộng (megametaphor - Extended metaphor) 1 ẨN DỤ HÌNH ẢNH TRONG THƠ VĂN G Lakoff... ra chúng, loại ẩn dụ này được gọi là ẩn dụ vi mô (micrometaphor), các ẩn dụ vi mô này lại thường nằm dưới (nằm ở bề sâu) những ẩn dụ khác, được gọi là ẩn dụ mở rộng Ẩn dụ mở rộng được coi như là ẩn dụ chủ đề trong tác phẩm văn học 3 ẨN DỤ THỜI GIAN TRONG THƠ VĂN TIẾNG VIỆT Do ẩn dụ là công cụ để hiểu được thế giới của chúng ta và chính bản thân mỗi người, nó cũng gắn kết với những ẩn dụ thơ ca tạo thành... dạng, mô hình lý tưởng, khung tri nhận, hình / nền, ẩn dụ ý niệm thời gian xuất phát từ nguồn không gian, sự hòa trộn ý niệm, ẩn dụ hình ảnh, ẩn dụ mở rộng trong văn chương, v.v…) Nghiên cứu lý thuyết, lý luận của ngôn ngữ học tri nhận sẽ giúp ta có nhiều khám phá mới trong sự nghiên cứu ngôn ngữ của loài người, nói chung và ngôn ngữ của một dân tộc, nói riêng, đặc biệt là vấn đề thời gian ... hơn (Nam Cao) 3.2.2.2 Định vị hiện nay trong thời gian Trong ẩn dụ THỜI GIAN LÀ VẬT THỂ CHUYỂN ĐỘNG, thời gian hiện tại là thời gian ở cùng vị trí của người quan sát cố định Trong ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN, thời gian hiện tại là thời gian ở cùng vị trí của người quan sát đang di chuyển Cả hai ẩn dụ này cho thấy thời gian hiện tại là thời gian ở cùng vị trí của người quan sát Đó là lý do tại... of images) chẳng hạn như trong những ví dụ sau: a Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ, Nước thời gian gội tóc trắng phau phau (Đoàn Văn Cừ) b Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh (Đoàn Phú Tứ) 2 ẨN DỤ MỞ RỘNG Theo Z.Kövecses, một vài ẩn dụ trong thơ ca có thể vận hành xuyên suốt toàn bộ tác phẩm mà không cần phải “lộ diện” Trong tác phẩm văn chương, có những ẩn dụ bề mặt, người đọc có thể... trường hợp: màu thời gian) , cường độ ánh sáng, hình dáng vật chất (như ở trường hợp: ngọn gió thời gian, đường thời gian, mái tóc thời gian, hố thẳm thời gian) , những đường cong (vòng thời gian) và đối với sự kiện thì nó bao gồm sự đối lập như tiếp diễn/ rời rạc, kết thúc mở/ đã được hoàn tất, sự lặp lại/ không lặp lại, rút gọn/ được mở rộng Theo Z.Kövecses, ẩn dụ hình ảnh là những ẩn dụ ý niệm không khai... đến vấn đề thời gian ở những khía cạnh khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới mối quan hệ gắn bó giữa con người với thời gian: mối quan hệ của một thời gian mênh mông, vô hạn với thời gian ngắn ngủi của đời người Từ đó, gợi cho họ cảm thấy một sự bất lực trước cái thời gian nghiệt ngã, vô tình, một đi không trở lại và cũng từ đó có những vần thơ về một sự tiếc nuối thời gian Mô-típ tiếc nuối thời gian. .. hầu hết trong thơ văn của toàn nhân loại Điều cần thấy là nhờ vào phương thức ẩn dụ thời gian trong văn chương mà con người phần nào nhận biết về thế giới, bao gồm cả thế giới vật chất và thế giới tinh thần; đồng thời, nhờ vào sự liên tưởng và tưởng tượng trên những nét tương đồng giữa thế giới hình ảnh, giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình (ở đây là thời gian) mà ẩn dụ thời gian trong văn chương. .. ta hiểu được ý nghĩa cuộc sống, đặc biệt là mối quan hệ giữa thời gian với con người Trong giới hạn, luận án tập trung phân tích ẩn dụ THỜI GIAN LÀ CON NGƯỜI (TIME IS A PERSON), cụ thể là những ẩn dụ thời gian cơ sở mà chúng ta thường nói tới, bao gồm: THỜI GIAN LÀ KẺ CẮP (TIME IS THIEF), THỜI GIAN LÀ THẦN CHẾT (TIME IS A REAPER),THỜI GIAN LÀ KẺ ĂN THỊT NGƯỜI (TIME IS A DEVOURER), THỜI GIAN LÀ KẺ HỦY... DESTROYER), THỜI GIAN LÀ NGƯỜI ĐÁNH GIÁ (TIME IS AN EVALUATOR), THỜI GIAN LÀ KẺ SĂN ĐUỔI (TIME IS A PURSUER), THỜI GIAN LÀ NGƯỜI CHẠY ĐUỔI (TIME IS A RUNNER), THỜI GIAN LÀ TÁC NHÂN LÀM ĐỔI THAY (TIME IS A CHANGER) trong sự đối chiếu ở thơ ca tiếng Việt và thơ ca tiếng Anh Đây là cách mà con người trải nghiệm từ hiện thực khách quan để nhận thức về mình Qua sự phân tích này, ta thấy, tuy mỗi nhà thơ, nhà văn đề