1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)

322 796 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 322
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh) với mục tiêu chính như: Phân tích và đánh giá hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc thông qua việc sử dụng thành ngữ biểu thị cảm xúc trong ngôn bản, công tác dịch thuật thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, tiến tới xây dựng giáo trình và từ điển thành ngữ song ngữ AnhViệt,...

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THẾ PHI

ẨN DỤ Ý NIỆM CẢM XÚC TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THẾ PHI

ẨN DỤ Ý NIỆM CẢM XÚC TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG ANH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học So sánh-Đối chiếu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với tiêu đề “Ẩn dụ ý niệm cảm

xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trần Thế Phi

Trang 4

MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1 Các ví dụ ngữ liệu minh họa in bằng chữ in nghiêng và được đánh số thứ tự trong ngoặc đơn không theo đề mục mà theo thứ tự liên tục từ nhỏ đến lớn trong toàn bộ luận án

2 Trong khi trình bày phần ngữ liệu thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc của

chương 2, các thành ngữ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt với nghĩa

nguyên văn và nghĩa thành ngữ, trong đó phần dịch nghĩa nguyên văn là phần

dịch sát ý, được sử dụng cho mục đích đối chiếu, chứ không phải là phần dịch đúng nghĩa

Trang 5

1.1.1 Bốn nguyên lý chủ đạo của ngữ nghĩa học tri nhận 23 1.1.2 Các thành phần cấu tạo nên ẩn dụ tri nhận 27 1.1.3 Nền tảng cơ bản của lý thuyết ẩn dụ ý niệm 29

1.2.3 Tính phổ niệm của cảm xúc trong các nền văn hóa 41

1.3.2 Hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc và các mô hình ẩn dụ ý niệm hữu quan 48

Trang 6

1.3.2.1 Hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc 48

1.3.3 Sự tương tác giữa ẩn dụ và hoán dụ trong phạm trù cảm xúc 60

1.4.3 Quan điểm về thành ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận 67

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ Ý NIỆM CẢM XÚC TRONG 72 THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2.2 Ẩn dụ ý niệm về cảm xúc vui trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 72

2.2.1 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn VẬT CHỨA 73

2.2.2 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn PHƯƠNG HƯỚNG 82

2.2.3 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn LỰC TÁC ĐỘNG 85

2.2.4 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn ÁNH SÁNG 88

2.2.5 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn VẬT SỞ HỮU 89

2.3 Ẩn dụ ý niệm về cảm xúc buồn trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 91

2.3.1 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc buồn với miền nguồn VẬT CHỨA 91

2.3.2 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc buồn với miền nguồn PHƯƠNG HƯỚNG 95

2.3.3 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc buồn với miền nguồn LỰC TÁC ĐỘNG 97 2.3.4 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc buồn với miền nguồn GÁNH NẶNG 101

2.3.5 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc buồn với miền nguồn THIẾU SINH KHÍ 102

2.4 Ẩn dụ ý niệm về cảm xúc giận trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 104

2.4.1 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc giận với miền nguồn VẬT CHỨA 104

2.4.2 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc giận với miền nguồn PHƯƠNG HƯỚNG 108

2.4.3 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc giận với miền nguồn LỰC TÁC ĐỘNG 112

2.4.4 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc giận với miền nguồn LỬA 113

2.4.5 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc giận với miền nguồn MÀU SẮC 115

Trang 7

2.4.6 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc giận với miền nguồn SỰ KHÓ CHỊU CỦA

2.4.7 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc giận với miền nguồn SỰ XÂM PHẠM 120

2.5 Ẩn dụ ý niệm về cảm xúc sợ trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 121

2.5.1 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc sợ với miền nguồn VẬT CHỨA 121

2.5.2 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc sợ với miền nguồn PHƯƠNG HƯỚNG 123

2.5.3 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc sợ với miền nguồn LỰC TÁC ĐỘNG 124

2.5.4 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc sợ với miền nguồn MÀU SẮC 126

2.5.5 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc sợ với miền nguồn KẺ THÙ ẨN NẤP 127

2.5.6 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc sợ với miền nguồn THỰC THỂ SIÊU NHIÊN 128 2.5.7 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc sợ với miền nguồn BỆNH TẬT 131

2.6 Ẩn dụ ý niệm về cảm xúc yêu trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 132

2.6.1 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc yêu với miền nguồn VẬT CHỨA 134

2.6.2 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc yêu với miền nguồn PHƯƠNG HƯỚNG 136

2.6.3 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc yêu với miền nguồn LỰC TÁC ĐỘNG 138

2.6.4 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc yêu với miền nguồn SỰ HỢP NHẤT 139

2.6.5 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc yêu với miền nguồn PHÉP THUẬT 140

2.6.6 Ẩn dụ ý niệm cảm xúc yêu với miền nguồn THỨC ĂN 141

3.3 Khảo sát việc sử dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong dịch thành ngữ từ

3.3.2 Kết quả khảo sát dịch thành ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt ở các

Trang 8

3.3.2.1 Khảo sát phương thức dịch thành ngữ biểu thị cảm xúc tiếng Anh 157 sang tiếng Việt sử dụng cùng ẩn dụ ý niệm cảm xúc và cùng biểu thức

3.4 Những đề xuất cho việc dịch thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm cảm xúc

3.4.1 Một vài đề xuất cụ thể qua cuộc khảo sát 177 3.4.2 Một số đề xuất về việc ứng dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc vào

quy trình dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt 180

PHỤ LỤC 3: Bảng liệt kê thành ngữ tiếng Việt biểu thị năm loại cảm xúc:

PHỤ LỤC 4: Bảng liệt kê thành ngữ tiếng Anh biểu thị năm loại cảm xúc:

PHỤ LỤC 5: Bảng liệt kê cách dịch các thành ngữ biểu thị cảm xúc

tiếng Anh sang tiếng Việt tham khảo trong sáu quyển từ điển thành ngữ

Trang 9

tiếng Việt cũng là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận, một ngành ngôn

ngữ học ra đời từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX và được xem là một “trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó” [42, tr.16] Một số công trình tiên phong nghiên cứu tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận có thể kể đến là các chuyên khảo của Lý Toàn Thắng [41, 42], Trần Văn Cơ [5] và một số luận án của Nguyễn Ngọc

Vũ [55], Phan Thế Hưng [27], Võ Kim Hà [20]

Đặc biệt hơn, ngữ nghĩa học tri nhận, một chuyên ngành của ngôn ngữ học

tri nhận, là một khuynh hướng lý thuyết vừa có sự kế thừa ngữ nghĩa học truyền thống vừa thể hiện những nét mới của ngữ nghĩa học biểu hiện tinh thần cuối thế kỉ

XX Lý thuyết ngữ nghĩa học tri nhận thường được xây dựng dựa trên lập luận rằng

nghĩa từ vựng có tính ý niệm Theo đó, ý nghĩa của một vị từ không tham chiếu đến các thực thể hoặc các mối quan hệ trong “thế giới thực” mà vị từ đó đề cập đến, mà

nó tham chiếu đến một ý niệm trong tâm trí dựa trên kinh nghiệm luận có được với các thực thể hoặc các mối quan hệ Một số nhà ngôn ngữ đi đầu trong nghiên cứu và

phát triển ngữ nghĩa học tri nhận trên thế giới có thể được kể đến là George Lakoff

Trang 10

[111], Dirk Geeraerts [77], Leonard Talmy [146], v.v Ở Việt Nam, theo chúng tôi tìm hiểu, thì hiện nay vẫn chưa có một khảo cứu chuyên sâu nào về khả năng ứng

dụng của ngữ nghĩa học tri nhận trên mô hình ẩn dụ ý niệm cảm xúc của đối tượng

thành ngữ, một đơn vị ngôn ngữ chứa nhiều giá trị văn hóa truyền thống của một

dân tộc Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài “Ẩn dụ ý niệm cảm xúc

trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh tương ứng)” Đây có

thể được xem là một công việc cần thiết, giúp làm giàu nguồn ngữ liệu cho công tác biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Việt, tiếng Anh và phục vụ nghiên cứu ngôn ngữ-văn hoá, dịch thuật và bảo tồn văn hóa dân tộc

0.2 Lịch sử vấn đề

Như đã nói, thành ngữ là đối tượng được nghiên cứu rất sâu rộng từ nhiều bình diện khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi điểm lại những công trình nghiên cứu quan trọng về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học tri nhận, tình hình nghiên cứu từ ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Việt và tiếng Anh, từ

đó nhằm đưa ra một bức tranh tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án này

0.2.1 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh

Trong nghiên cứu tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu thành ngữ từ bình diện cấu trúc và hình thức Hoàng Văn Hành [23] đã khái quát đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt trên hai bình diện này, có tính đến đặc trưng tư duy văn hóa dân tộc Trên bình diện ngôn ngữ và

văn hóa, chuyên khảo “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” của Hoàng Văn Hành và

cộng sự [22] đã tiến hành khảo sát trên 300 thành ngữ, tục ngữ cụ thể Nhóm nhà khoa học này đã giải thích chúng dựa trên các điển tích, điển cố, phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, truyền thống văn hóa và tư tưởng dân tộc xuất hiện trong các thời kỳ văn hóa và ngôn ngữ khác nhau Bên cạnh đó, một số luận án trong những năm gần đây cũng quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về thành ngữ và bước đầu có những đóng góp quan trọng cho Việt ngữ học về mặt lý luận và thực tiễn

Trang 11

Luận án “Bình diện cấu trúc hình thái-ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt”

của Nguyễn Công Đức [15] chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại: thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường Hai đặc điểm quan trọng của thành ngữ đối là quan hệ đối ý và quan hệ đối lời Thành ngữ đối được đặc trưng là ít nhất hai

thành tố, tức mỗi vế là một thành tố, chẳng hạn nước mắt / mồ hôi; bốn thành tố, chẳng hạn chân lấm tay bùn, mẹ tròn con vuông Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt được cấu tạo theo công thức tổng quát A như B, trong đó A là đối tượng so sánh, B là đối chứng so sánh, như là quan hệ so sánh Trong mô thức này, đối tượng so sánh (A), quan hệ so sánh (như) có thể có mặt hoặc tiềm ẩn Thành ngữ thường được cấu tạo bằng các đoản ngữ, chủ yếu là động ngữ, ví dụ gửi trứng cho

ác, hoặc bằng các kết cấu chủ vị, ví dụ chó ngáp phải ruồi Bởi phải dùng đến một

dung lượng từ ngữ ở những mức độ cần thiết mới diễn đạt được nội dung ngữ nghĩa của nó, thành ngữ loại này có những giáp ranh nhất định với tục ngữ Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành ngữ tiếng Việt nói chung, nên tác giả không thể khảo sát ngữ nghĩa của từng loại thành ngữ cụ thể mà chỉ khái quát cơ chế tạo nghĩa chung của thành ngữ mà thôi

Luận án “So sánh cấu trúc-chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt”

của Hoàng Diệu Minh [35] có mục đích miêu tả, so sánh và phân loại 2938 thành ngữ và 1668 tục ngữ trên phương diện cấu trúc-chức năng xuất phát từ chỗ có những đơn vị chưa xác định được là thành ngữ hay tục ngữ, tác giả muốn dựa vào

lý thuyết ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học để làm sáng tỏ vấn đề Khi bàn luận về thành ngữ, tác giả cho rằng việc phân loại thành ngữ có thể căn cứ trên tiêu chí cấu trúc-chức năng Ngữ là đơn vị có chức năng cú pháp Thành ngữ có cấu tạo của một ngữ Vì thế thành ngữ cũng có thể có cấu tạo của một ngữ danh từ hoặc một ngữ vị từ Các ngữ này cũng có thể được phân loại theo cách cấu trúc của một

ngữ đẳng lập, ví dụ con mày con nuôi, bên trọng bên khinh, ba đầu sáu tay, hay một ngữ chính phụ hoặc một ngữ láy, ví dụ chân như ống sậy, chết nhăn răng, dai như

đỉa, lẩu bẩu như chó hóc xương Tuy nhiên, như mục đích của luận án đã nêu, tác

giả chỉ quan tâm đến cấu trúc-chức năng của thành ngữ trong thế so sánh với tục

Trang 12

ngữ, xét trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, hay nói cách khác, dựa trên quan điểm ngôn ngữ học truyền thống

Luận án “Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Tân [39] đã

chỉ ra sự biến đổi của các thành ngữ mượn tiếng Hán khi được sử dụng trong tiếng Việt dưới tác động của bối cảnh xã hội Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra sự hình thành các biến thể khác nhau của cùng thành ngữ Hán trong tiếng Việt Cũng tương tự như luận án của Nguyễn Công Đức, phạm vi khảo sát của luận án này mang nét bao quát chung của thành ngữ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán Tác giả chưa khai thác bình diện tri nhận của thành ngữ

Luận án “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng

Việt)” của Phạm Minh Tiến [48] lấy tiếng Hán làm tâm điểm nghiên cứu có đối

chiếu với tiếng Việt Tác giả khảo sát trường nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ so sánh và phác thảo nên hình ảnh văn hóa và nét tư duy của hai dân tộc Luận án phát hiện cấu trúc so sánh tiếng Hán hoàn toàn trùng khớp với thành ngữ

so sánh trong tiếng Việt Tác giả cho rằng, cấu trúc mang tính tổng quát nhất của

thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng Việt là: A - (t) – R – B, trong đó A là yếu tố so sánh, (t) là yếu tố nét tương đồng, R là từ ngữ so sánh, và B là yếu tố tham chiếu

Tuy nhiên, luận án chỉ khảo sát trường nghĩa của lớp thành ngữ so sánh tiếng Hán

và tiếng Việt nên kết quả nghiên cứu chưa quan tâm đúng mức đến các bình diện khác của thành ngữ

Về phương diện ngôn ngữ học tri nhận, gần đây có luận án “Thành ngữ tiếng

Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận” của Nguyễn Ngọc Vũ [55] Tác giả đã giới thiệu những

luận điểm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận về cơ chế hình thành nghĩa của các tổ hợp ngữ cố định, đặc biệt là thành ngữ Dựa trên cơ sở lý luận của ý niệm và miền

ý niệm, tác giả khảo sát cấu trúc, cách thức hoạt động của ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm và các loại ẩn dụ, hoán dụ tương ứng Qua đó, tác giả đã so sánh đối chiếu thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Anh với thành ngữ tiếng Việt tương ứng để chỉ ra nhiều điểm tương đồng trong cách tri nhận về vị trí, vai trò và

Trang 13

chức năng của các bộ phận cơ thể và sự khác biệt ở yếu tố văn hóa và loại hình văn hóa Tuy nhiên, tác giả luận án chỉ mới nghiên cứu lớp thành ngữ chứa yếu tố chỉ

bộ phân cơ thể người mà chưa chú ý khai thác đến các mặt khác của thành ngữ, đặc biệt là về mặt biểu ý của thành ngữ

Luận án “Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu tiếng Anh và

tiếng Việt” của Phan Thế Hưng [27] đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của ẩn dụ ý

niệm, trong đó đặc điểm nổi bật về chức năng của ẩn dụ đó là nhằm giúp con người hiểu rõ hơn các ý niệm, không chỉ là các phương thức tu từ của ngôn ngữ, mà còn

là quy trình tự nhiên của nhận thức về tư duy Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh rằng, trải nghiệm của cơ thể con người trong ẩn dụ hóa là những trải nghiệm mang tính phổ quát Điểm đáng chú ý ở luận án này là tác giả đã đề cập sự tương tác giữa

ẩn dụ và hoán dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận có xét đến yếu tố kinh nghiệm cơ thể phản ánh trong ngôn ngữ Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tổng hợp kết quả nghiên cứu và luận điểm của các nhà ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới khi nghiên cứu tiếng Anh, không đi sâu vào các ẩn dụ cụ thể, mà dùng ngữ liệu trong tiếng Anh và một số ví dụ trong tiếng Việt để làm chứng cứ cho ẩn dụ ý niệm, nên những phát hiện mới trong tiếng Việt là chưa nhiều

Luận án gần đây nhất “Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so

sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp)” của Võ Kim Hà [20] khảo sát cấu trúc và tính

hệ thống của ẩn dụ dựa trên các nguyên tắc phân loại của lý thuyết nguyên mẫu Tác giả tập trung phân tích miền nguồn “Dòng chảy” và miền đích “Suy nghĩ” trong tiếng Việt vì cho rằng đây là những miền ý niệm thường được sử dụng trong

tiếng Việt Phần so sánh đối chiếu, tác giả chọn yếu tố tay trong tiếng Việt để so sánh với hand của tiếng Anh và main trong tiếng Pháp Điểm đáng lưu ý của luận

án này là tác giả đã vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận để phân tích và kiến giải khá chi tiết cơ chế tri nhận của một số ẩn dụ và hoán dụ Tuy nhiên, như tác giả thừa nhận, luận án bao quát quá nhiều vấn đề nên kết quả của luận án mang tính chất chung chung, không chuyên sâu một vấn đề cụ thể

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy một số công trình gần đây đã chú ý nghiên

Trang 14

cứu thành ngữ từ nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu vẫn theo quan điểm truyền thống Còn các luận án nghiên cứu theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận đã nêu ở trên, tuy dựa trên nền lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, nhưng hướng phát triển dành cho tiếng Việt chưa có nhiều sự phát hiện mới mẻ Luận án của chúng tôi tập trung nghiên cứu miền ẩn dụ ý niệm cảm xúc biểu thị trong thành ngữ tiếng Việt, có so sánh với thành ngữ tiếng Anh tương ứng, từ bình diện ngữ nghĩa học tri nhận, là hướng đi hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào trước đó mà chúng tôi biết

Đối với thành ngữ tiếng Anh, phần lớn các nhà ngôn ngữ học định nghĩa thành ngữ là biểu thức cố định và không thể được hiểu theo nghĩa nguyên văn (xem Jackson [94], Baker [60], Fernando [74], Jackson và Amvela [95], Grant và Bauer [86], Gramley và Patzold [84], v.v.) Thành ngữ tiếng Anh được phân loại cả về

phương diện ngữ nghĩa lẫn phương diện cú pháp Về phương diện ngữ nghĩa, đặc

điểm nổi bật nhất của phân loại thành ngữ là sự đồng nhất đa hợp của chúng trong

đó bao gồm các từ rỗng nghĩa Khi các thành ngữ như vậy xuất hiện, chúng cần được xem xét về mặt biểu trưng hay ẩn dụ vì chúng tạo ra một ý nghĩa hoàn toàn khác so với lần sử dụng trước đó Cách phân loại phổ biến nhất mà các nhà nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh thường thống nhất là phân loại chúng thành hai tiểu loại:

thành ngữ theo nghĩa nguyên văn và thành ngữ không theo nghĩa nguyên văn Để

minh họa cho cách phân loại này, nhiều tác giả, bao gồm cả Jackson và Amvela [95,

tr.66], dùng thành ngữ “to kick the bucket” làm ví dụ Nếu giải thích theo nghĩa đen của các thành tố từ của thành ngữ “to kick the bucket” thì nó có nghĩa là “dùng

chân đá một xô nước”, trong khi đó nghĩa của tổ hợp thành ngữ là “chết” Vì vậy,

nghĩa đen theo các thành tố từ của thành ngữ này hoàn toàn khác với nghĩa của cả thành ngữ Theo Jackson và Amvela [95], cái gọi là “thành ngữ thuần” thực ra là

“thành ngữ cố định” vì loại thành ngữ này “có xu hướng mất đi tính sống động và

người nói thường lãng quên nguồn gốc ẩn dụ của chúng”

Trang 15

Fernando [74, tr.60-63] chỉ ra rằng có một kiểu phân loại ngữ nghĩa phụ thuộc vào mức độ cô lập nghĩa và mức độ tối nghĩa và được chia thành ba tiểu loại như sau:

(i) Thành ngữ thuần: Chúng là những biểu thức chứa nhiều từ hoạt động như

một đơn vị ngữ nghĩa độc lập mà ý nghĩa của các từ riêng lẻ không thể được tổng

hợp lại với nhau để tạo ra ý nghĩa của toàn bộ khối Ví dụ, “smell the rat”, nghĩa là

“trở nên đáng ngờ” nhưng không có nghĩa “ngửi thấy con chuột”

(ii) Bán thành ngữ: Một thành tố kiến tạo nên thành ngữ loại này thường giữ lại nghĩa nguyên văn của nó Ví dụ, bán thành ngữ “rain cats and dogs” (có nghĩa là

“mưa tầm tả”) hay “blue film” (có nghĩa là “phim đồi trụy”), một thành phần của

chúng, trong trường hợp này “rain” (mưa) và “film” (phim) vẫn còn duy trì nghĩa nguyên văn của chúng

(iii) Thành ngữ nguyên văn: Chúng có thể được giải thích trên cơ sở của các

thành tố cấu tạo nên chúng, hay nói cách khác, chúng có nghĩa tường minh Các thành tố của những thành ngữ như vậy thường được sử dụng theo ý nghĩa trực tiếp,

mặc dù những sự kết hợp như thế đôi khi đòi hỏi nghĩa biểu trưng Ví dụ “rub salt

in a wound” (nghĩa nguyên văn “xát muối vào vết thương”) có nghĩa là “làm tổn thương tình cảm của một ai đó, làm ai đau khổ thêm.”

Về phương diện cú pháp, Gramley và Patzold [84, tr.57] nhận định rằng các nhà ngôn ngữ học đã dựa vào các tiêu chuẩn cú pháp khác nhau để nêu các đặc trưng nhận diện của thành ngữ Theo đó, thành ngữ tiếng Anh có thể phân loại theo

từ loại, chẳng hạn như thành ngữ là cụm danh từ (ví dụ an old flame / người tình

cũ), thành ngữ là cụm tính từ (ví dụ happy-go-lucky / vô tư lự) hoặc thành ngữ là

cụm động từ (ví dụ blow one’s top / tức giận)

Vận dụng thành quả nghiên cứu của Halliday [88, 89] về ngữ pháp chức năng với ba loại chức năng ý niệm, chức năng liên nhân và chức năng văn bản, Fernando [74, tr.72] khi nghiên cứu thành ngữ đã phân loại chúng thành ba tiểu

loại: thành ngữ ý niệm, thành ngữ liên nhân và thành ngữ quan hệ Thành ngữ liên

nhân có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ một chức năng tương tác hoặc mô tả bản chất

Trang 16

của thông tin, chẳng hạn chào hỏi và tạm biệt (good morning: chào buổi sáng), chỉ thị (never mind: đừng lo), thỏa thuận (say no more: không nói thêm nữa), v.v

Thành ngữ quan hệ đảm bảo chức năng liên kết văn bản, và vì vậy định hướng đến

tính mạch lạc của ngôn bản Ví dụ như not only … but also: không những… mà

còn; in order that: để mà; v.v Thành ngữ ý niệm là loại thành ngữ hoặc nhằm biểu thị nội dung thông tin, các hiện tượng thuộc kinh nghiệm luận bao gồm cả cảm giác, cảm xúc và đánh giá, hoặc nhằm mô tả bản chất của thông tin Các thành ngữ này

có thể mô tả: (1) hành động (ví dụ do a U-turn: đảo ngược chính sách), (2) sự kiện (ví dụ turning points: bước ngoặt), (3) tình huống (ví dụ be in a pickle: lâm vào

cảnh đáng buồn), (4) người và vật (ví dụ a back-seat driver: người không có trách nhiệm nhưng cứ thích điều khiển), (5) thuộc tính (ví dụ matter-of-fact: thực chất),

(6) đánh giá (ví dụ turn back the clock: quay lại thời kỳ đã qua), (7) cảm xúc (ví dụ

green with envy: tái đi vì ghen tức)

0.2.2 Tình hình nghiên cứu từ ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Việt và tiếng Anh

Tính phức tạp của từ ngữ biểu thị cảm xúc đã nhận được sự quan tâm rất lớn trong những nghiên cứu về ngôn ngữ và cảm xúc Ngôn ngữ học, nhân học và tâm

lý học đã tiếp cận nghiên cứu từ vựng ở nhiều góc độ, cố gắng xác định có hay không có tính phổ quát của lớp từ ngữ cơ bản biểu thị cảm xúc tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ, liệu cụm từ tương đương khi dịch các từ ngữ cảm xúc có biểu thị cùng ý nghĩa, và liệu các ý niệm cảm xúc phổ quát có tính chất riêng của một ngôn ngữ hay một nền văn hóa cụ thể nào đó hay không Ở nội dung này, để có cái nhìn

đa chiều về đối tượng nghiên cứu thành ngữ biểu thị cảm xúc trong luận án của chúng tôi, vì lẽ thành ngữ biểu thị cảm xúc cũng có quan hệ với lớp từ ngữ cơ bản biểu thị cảm xúc, nên việc lược sử tình hình nghiên cứu từ ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Việt và tiếng Anh là cần thiết

0.2.2.1 Tình hình nghiên cứu từ ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Việt

Các nhà nghiên cứu Việt ngữ học đã có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu các đơn vị từ ngữ biểu thị những cung bậc cảm xúc khác nhau Trên bình diện

Trang 17

phong cách học, Cù Đình Tú [50, tr.43] cho rằng biểu lộ tình cảm với những cung bậc khác nhau trước hết là hiện tượng của nhận thức và của tâm lý Những cung bậc tình cảm này có thể phản ánh hai thái độ đối lập nhau:

- Thái độ khẳng định như: vui sướng, phấn khởi, yêu thích, say mê, thán phục,

thông cảm, cảm tình, hài lòng, âu yếm, vuốt ve, trìu mến… Đó là những tình

cảm tốt, tích cực, dương tính

- Thái độ phủ định như: phật ý, tức giận, bực mình, uất ức, phẫn nộ, trách

móc, mỉa mai, bài bác, lên án, đùa cợt, khôi hài, châm biếm,… Đó là những

tình cảm xấu (không thiện cảm), tiêu cực, âm tính

Những cung bậc tình cảm dương tính và âm tính nói trên, như đã thấy, đều được định hình về mặt ngôn ngữ nhờ các đơn vị từ ngữ Những từ chỉ những cung bậc tình cảm khác nhau vừa nêu trên chỉ là những từ định danh tình cảm, không phải là những từ mang sắc thái biểu cảm

Về bình diện từ vựng học, Hồ Lê [32] cho rằng từ vị “không thể tự thân nó

có nghĩa khẳng định hay phủ định”, và “cũng không thể tự thân biểu thị trạng thái tâm lý phát ngôn” [32, tr 209] Mặt khác, ông cũng khẳng định: “chắc chắn một số lượng danh từ (cũng như các từ loại khác) nhất định có khả năng biểu thị sắc thái tình cảm” [32, tr 210] Bằng phương pháp tổng hợp nghĩa biểu thái, Hồ Lê đi đến tổng hợp những biến thể của nghĩa biểu thái Nếu áp dụng phương pháp tổng hợp nghĩa biểu thái này vào tiếng Việt thì sẽ có đến 15 nghĩa vị biểu thái như: (1) Biểu thị tình cảm / sự đánh giá tích cực, (2) Biểu thị tình cảm / sự đánh giá tiêu cực, (3) Biểu thị tình cảm / sự đánh giá trung tính, (4) Biểu thị sắc thái trang trọng, (5) Biểu thị sắc thái dung tục, (6) Biểu thị sắc thái thân mật, (7) Biểu thị sắc thái địa phương, (8) Biểu thị sắc thái cổ kính, (9) Biểu thị sắc thái xác định, (10) Biểu thị sắc thái ước chừng, (11) Biểu thị sắc thái bất định, (12) Biểu thị định hướng phát ngôn, (13) Biểu thị thái độ khẳng định, (14) Biểu thị thái độ phủ định, (15) Biểu thị cảm xúc [32, tr.214-215] Trong số 15 nghĩa vị biểu thái này thì có 4 nghĩa vị biểu thị cảm xúc, tình cảm (nghĩa vị số 1,2,3,15) Những phát hiện của Hồ Lê về nghĩa biểu thái

Trang 18

của từ vị chứng tỏ rằng, về mặt từ vựng, các đơn vị từ vựng cũng là phương tiện thể hiện tính biểu cảm trong tiếng Việt

Bên cạnh đó, Trần Long [33] có hướng nghiên cứu khá thú vị về tính biểu cảm của tiếng Việt Dựa trên một số cứ liệu văn học và ngữ học liên quan đến tính biểu cảm của tiếng Việt, đồng thời dựa vào cơ sở lý luận ngôn ngữ học kết hợp khả năng cảm nhận ngữ nghĩa của người bản ngữ, Trần Long đã làm rõ tính biểu cảm của tiếng Việt trên hai bình diện từ vựng và ngữ pháp Tác giả trình bày sự thể hiện tính biểu cảm của tiếng Việt về mặt từ vựng ở ba lớp từ: lớp từ từ vựng-ngữ pháp, lớp từ phong cách và nhóm biến thể từ vựng, trong đó ở lớp từ phong cách, tác giả

có nhận định tính biểu cảm của thành ngữ

Khi nghiên cứu về lớp từ vựng biểu thị các loại cảm xúc, Vũ Đức Nghiệu [36] đã thu thập được 198 đơn vị từ vựng có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể nhằm biểu thị các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm của con người, và tập hợp các đơn vị từ vựng này thành 18 nhóm khác nhau Trong 18 nhóm từ vựng này, tác giả có đề cập đến 9 nhóm từ vựng biểu thị tình cảm như sau:

i Những kết cấu phản ánh trạng thái vui vẻ, thoả mãn Ví dụ: bùi tai, ngon

mắt, vui miệng, đẹp mặt, mát lòng, hả dạ, sướng bụng, phổng mũi

ii Trạng thái yên tâm, không lo lắng: yên dạ, yên lòng

iii Buồn/thương/tiếc: đứt ruột, xót ruột, thối ruột, đau lòng, não lòng, chạnh

lòng

iv Có thái độ, tình cảm tốt/không tốt trong quan hệ với người khác: được lòng,

rộng lòng, thật/thực lòng, thật/thực bụng, phải lòng, mất lòng

v Bực/tức giận: bực mình, nóng gáy, ngứa mắt, cáu sườn, nóng tiết, điên tiết,

sôi máu, sôi gan, tím gan, lộn ruột, nóng mặt, sưng mặt, cau mặt, xịu mặt

vi Khó chịu vì những cái trái lẽ: trái tai, chướng tai, chướng mắt, nóng tai vii Lo/sợ/căng thẳng: rợn/dựng tóc gáy, sởn/nổi da gà, rợn người, vàng mắt, tái

mặt, méo mặt, thót tim, vãi đái, toát mồ hôi, sởn gáy, bận lòng, điên đầu, rối ruột

Trang 19

viii Kinh ngạc, mất phản ứng, mất ý chí: trơ mắt, lác mắt, đuỗn mặt, đần mặt,

đực mặt, ngay râu

ix Thèm khát: nhỏ dãi, ứa nước miếng/nước bọt

Vũ Đức Nghiệu [36] lập luận rằng các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm được phản ánh theo hai phương thức: miêu tả những biểu hiện ra bên ngoài (mà người

ta có thể cảm nhận được) của các trạng thái tâm lý, ý chí, tình cảm đó, và miêu tả bằng nghĩa hoán dụ Bên cạnh những từ biểu thị “chính danh” các trạng thái tâm

lý, ý chí, tình cảm của con người như: vui, buồn, lo, sợ, khiếp, hãi, kiêu ngạo,

quyết tâm…, trong tiếng Việt còn có một loạt khá phong phú những đơn vị từ

vựng khác nữa như: nóng gáy, ngứa tai, điên tiết, phổng mũi, già họng, động

lòng cũng được sử dụng để biểu đạt các trạng thái và cảm xúc này Đó là những

kết cấu tuy chưa được ghi trong từ điển nhưng thường hay được sử dụng trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày, trong sách vở đã tương đối ổn định, quen thuộc Về cách thức biểu hiện, các kết cấu trên đây có khi miêu tả, phản ánh những biểu hiện

về mặt thể chất, những “triệu chứng” sinh lý phát lộ ra bề ngoài, của những trạng

thái tâm lý, ý chí, tình cảm, chẳng hạn đỏ mặt tía tai, lắm mồm, xõng lưng, ngẩng

mặt, phổng mũi, đờ người, đau đầu , nhưng cũng có khi lại miêu tả những trạng

thái chỉ có thể có được do cách tri nhận, đánh giá mang tính chủ quan với những

đặc trưng văn hoá - xã hội của cộng đồng dân tộc Việt, ví dụ ngứa tiết, ngứa gan,

lộn ruột, mất mật, sôi máu, mất mặt,

Nói tóm lại, từ những công trình của các nhà khoa học trình bày bên trên, chúng tôi nhận thấy rằng tuy việc nghiên cứu từ ngữ cảm xúc trong tiếng Việt còn khá khiêm tốn, nhưng những kết quả trong các khảo cứu này đã phần nào chứng tỏ tính đa dạng của ngôn ngữ được dùng để miêu tả các khía cạnh cuộc sống của con người, mà trong đó cảm xúc là một phạm trù rất quan trọng không thể thiếu được Chúng tôi cũng chưa ghi nhận nghiên cứu chuyên sâu nào về thành ngữ biểu thị cảm xúc của tiếng Việt, do vậy chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đối tượng

này, chủ yếu tập trung vào năm loại cảm xúc vui, buồn, giận, sợ, yêu

Trang 20

0.2.2.2 Tình hình nghiên cứu từ ngữ biểu thị cảm xúc trong tiếng Anh

Sau khi khảo sát nhiều nghiên cứu hiện có và danh sách các thuật ngữ cảm xúc, Monika Bednarek [62] đã khái quát 18 tiểu loại ngữ nghĩa, bao gồm: (1) cảm giác

về quá khứ (feelings about the past); (2) cảm giác về tương lai (feelings about the

future); (3) sự hài lòng, phấn khích và sự hứng khởi (pleasure, excitement, and elation); (4) sự coi trọng và lòng biết ơn (appreciation and gratitude); (5) sự nhiệt

tình và sự tỉnh táo (enthusiasm and alertness); (6) nỗi buồn, sự đau khổ, và tuyệt vọng (sadness, distress, and despair); (7) sự bối rối, bồn chồn, và lo lắng

(confusion, anxiety, and worry); (8) sự chọc tức và cơn giận (irritation and anger);

(9) sự xấu hổ và nhục nhã (embarrassment and humiliation); (10) sợ hãi và hoảng loạn (fear and panic); (11) sự bất ổn và mất bình tĩnh (insecurity and loss of

composure); (12) ngạc nhiên, sốc, và kinh ngạc (surprise, shock, and amazement);

(13) đố kị và ganh tị (envy and jealousy); (14) tình yêu, tôn trọng, và thiện chí (love,

respect, and goodwill); (15) lòng từ bi và sự tha thứ (compassion and forgiveness);

(16) sự đối kháng (antagonism); (17) quan tâm và chăm sóc (be concerned and

care); (18) lòng khao khát và thèm muốn (desire and want) Cuộc khảo sát này đã

tập hợp một danh sách gồm 1060 đơn vị từ vựng về cảm xúc, tuy không thể khẳng định đó là một danh sách đầy đủ, nhưng cũng có thể xem là chứa một tập hợp khá lớn từ ngữ cảm xúc của tiếng Anh

Trong công trình “Ẩn dụ và Cảm xúc – Ngôn ngữ, Văn hóa, và Cơ thể trong

Cảm xúc con người” xuất bản năm 2004, Kövecses [103] nêu ba lớp từ ngữ cảm

xúc trong tiếng Anh gồm (1) từ ngữ biểu cảm, (2) từ ngữ có nghĩa gốc hay nghĩa

đen biểu thị các loại cảm xúc, và (3) từ ngữ có nghĩa biểu trưng miêu tả các đặc tính

của cảm xúc Trong số đó thì lớp từ ngữ (3) chiếm số lượng nhiều nhất tính cho đến nay, tuy vậy nó chưa nhận được sự chú ý đáng kể nào trong các nghiên cứu ngôn

ngữ cảm xúc Lớp từ ngữ có nghĩa biểu trưng chưa thu hút các nhà nghiên cứu lưu tâm đến vì họ xem lớp từ ngữ này như một nhánh nghiên cứu phụ khi cho rằng

không có cách biểu đạt nội dung nào thú vị hơn bằng ngôn ngữ đơn giản với nghĩa

gốc hay nghĩa đen Hơn nữa, các từ ngữ trong lớp từ ngữ biểu cảm (1) thường có

Trang 21

nghĩa gốc Chính vì điều này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn lý do tại sao các từ ngữ trong nhóm (3) ít nhận được sự quan tâm nghiên cứu hơn

Từ ngữ cảm xúc

Nghĩa gốc (2) Nghĩa biểu trưng (3)

Các loại ngôn ngữ cảm xúc (dẫn từ [103, tr.6])

Theo Kövecses [102, tr.136], một số từ ngữ cảm xúc có thể bộc lộ cảm xúc,

có nghĩa là chúng xác nhận trải nghiệm xúc cảm của người nói tại thời điểm phát

ngôn Việt ngữ học gọi chúng là thán từ Ví dụ như “shit!” (khỉ thật!) khi biểu lộ sự giận dữ, “wow!” (ôi chao!) khi cảm thấy ấn tượng, “yuk!” (chậc!) khi cảm thấy ghê

tởm Loại từ ngữ này được dùng để biểu thị trực tiếp một loại cảm xúc nào đó mà

nó tượng trưng Một số từ ngữ cảm xúc khác lại miêu tả (hay gọi tên) các loại cảm xúc mà nó biểu thị: như “anger” hay “angry” (giận), “overjoyed” và “happy” (vui),

“sadness” và “depressed” (buồn) Trong loại từ ngữ cảm xúc miêu tả này, các thuật ngữ có thể được xem như cơ bản ở mức độ ít hoặc nhiều Những người nói một ngôn ngữ nhất định nào đó có thể cảm thấy rằng một số từ cảm xúc là cơ bản hơn

các từ khác Những từ ngữ cơ bản hơn trong tiếng Anh bao gồm anger, sadness,

fear, happiness và love (giận, buồn, sợ, vui và yêu) Những từ ngữ ít cơ bản hơn bao

gồm annoyance, wrath, rage, hatred, indignation, fright, và horror (phiền toái,

thịnh nộ, giận dữ, hận thù, phẫn nộ, sợ hãi, và kinh sợ)

Ngoài thuật ngữ từ ngữ biểu cảm và miêu tả, có một loại biểu thức khác liên quan đến cảm xúc, đó là từ ngữ biểu trưng Nhóm từ ngữ biểu trưng này có thể

nhiều hơn cả hai loại từ ngữ kia gộp lại Ở đây, những thuật ngữ này không gọi tên những cảm xúc cụ thể, và vấn đề không phải là từ vựng hay biểu thức ấy có cơ bản

Trang 22

hay điển mẫu đến như thế nào Từ và biểu thức thuộc nhóm này biểu thị khía cạnh khác nhau của ý niệm cảm xúc, chẳng hạn như cường độ, nguyên do, và kiểm soát Chúng có tính ẩn dụ và hoán dụ Các biểu thức ẩn dụ là biểu hiện của phép ẩn dụ ý niệm mà miền nguồn thường mang tính vật chất hoặc sinh lý (xem Lakoff và

Johnson [113]) Ví dụ, “boiling with anger” (sôi sục lên vì giận) là một ví dụ ngôn

ngữ của một ý niệm ẩn dụ GIẬN LÀ MỘT CHẤT LỎNG NÓNG ( Lakoff và Kövecses [115]; Lakoff [108]; Kövecses [97], [100]); tương tự như hình ảnh vật lý

trong “burning with love” (đốt cháy với tình yêu) là một ví dụ của YÊU LÀ LỬA (Kövecses, [99]), và “to be on cloud nine” (trên chín tầng mây) là một ví dụ của

VUI LÀ HƯỚNG LÊN, trong đó có một miền vị trí tưởng tượng trên trục thẳng đứng (Kövecses, [100]) Tất cả ba ví dụ nêu trên cho thấy các khía cạnh cường độ của cảm xúc có liên quan đến từ ngữ biểu thị chúng

0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm cảm xúc thông qua khảo sát thành ngữ tiếng

Việt biểu thị năm loại cảm xúc vui, buồn, giận, sợ, yêu (so sánh với thành ngữ tiếng

Anh tương ứng) từ bình diện ngữ nghĩa học tri nhận nhằm:

- Góp phần làm sáng rõ thêm lý thuyết ẩn dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri

nhận từ góc độ so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Việt-Anh;

- Góp phần tìm hiểu và phân tích hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc được biểu

đạt trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;

- Đóng góp vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, làm nổi bật đặc trưng ngữ nghĩa, tư duy văn hoá dân tộc biểu hiện trong thành ngữ biểu thị cảm xúc của tiếng Việt và tiếng Anh;

- Góp phần xây dựng giáo trình dịch thuật văn bản và từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt có sử dụng thành ngữ biểu thị cảm xúc của tiếng Việt và tiếng Anh

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án lần lượt giải quyết các nhiệm

vụ sau:

- Xác định đặc điểm phân loại của hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc từ bình

diện ngữ nghĩa học tri nhận;

Trang 23

- Hệ thống hóa khái niệm và tiêu chí nhận diện thành ngữ, xác định đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị cảm xúc của tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời đưa ra danh sách các thành ngữ loại này;

- Xác định cơ chế biểu hiện cảm xúc của con người được biểu đạt trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;

- Tìm ra nét chung và đặc thù ngôn ngữ, văn hóa của thành ngữ biểu thị cảm xúc thể hiện trong tiếng Việt và tiếng Anh;

- Trên cơ sở lý thuyết và phần khảo sát ngữ liệu, luận án đưa ra một số đề xuất cho việc dịch thành ngữ biểu thị cảm xúc từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chú ý đến hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc, tiến tới thúc đẩy việc xây dựng từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt

0.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung khảo sát thành ngữ biểu thị cảm xúc của tiếng Việt và tiếng

Anh thuộc năm loại cảm xúc vui, buồn, giận, sợ, yêu Chúng tôi chọn năm loại cảm

xúc này vì chúng là những cảm xúc cơ sở (vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết ở chương 1), đồng thời quá trình sưu tập các thành ngữ loại này cũng ghi nhận một số lượng đơn vị thành ngữ tương đối đủ để tiến hành phân tích đối chiếu, cụ thể như sau:

Loại cảm xúc Số lượng thành ngữ tiếng

Việt biểu thị loại thành

ngữ này

Số lượng thành ngữ tiếng Anh biểu thị loại thành

Trang 24

Mặc dù có thể nghiên cứu thành ngữ từ ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, nhưng trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích bình diện ngữ nghĩa, cụ thể là các mô hình ẩn dụ ý niệm của thành ngữ biểu thị cảm xúc Đây

là những vấn đề quan trọng nhất, phản ánh đặc trưng tư duy, ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng sử dụng chúng

Ngữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu được lấy từ các loại

từ điển tiếng Việt và tiếng Anh như sau:

Từ điển tiếng Việt:

- Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn Hóa, Hà

Từ điển tiếng Anh:

- Siefring, Judith (2004), Oxford Dictionary of English Idioms, 2 nd edition,

OUP, Oxford (hơn 5.000 đơn vị) [139]

- McCarthy, Michael et al (1998), Cambridge International Dictionary of

Idioms, CUP, Cambridge (khoảng 7.000 đơn vị) [126]

- Ammer, Christine (1997), The American Heritage Dictionary of Idioms,

Forbes Inc., USA (hơn 10.000 đơn vị) [57]

- Spears, Richard A (2000), NTC’s English idioms dictionary, 3 rd edition,

National Textbook Company, Illinois, USA (khoảng 8.500 đơn vị) [143]

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát sáu quyển từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt để phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu việc sử dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt của chương 3:

Trang 25

- Nguyễn Văn Khi, Bạch Thanh Minh (2008), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM [29]

- Lã Thành (2006), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, NXB Thông tấn xã Việt Nam,

từ các nguồn tư liệu chủ yếu xuất hiện trong các quyển từ điển thành ngữ tiếng Anh, tài liệu nghiên cứu tiếng Anh, các trích đoạn một số tác phẩm văn học tiêu biểu cho các loại văn phong Anh Mỹ và các trang web điện tử, được tìm có chủ đích trên mạng internet bằng công cụ tìm kiếm điện tử Chúng tôi chọn lựa các nguồn ngữ liệu minh họa khá đa dạng nhằm bổ sung luận chứng cho các luận điểm được nêu trong luận án

0.5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp như miêu tả, phân tích ngữ nghĩa, thống kê định lượng, định tính và so sánh đối chiếu

Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng

để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong giai đoạn phát triển nào đó của nó [19, tr.19] Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để miêu tả đối tượng khảo sát của luận án là thành ngữ biểu thị cảm xúc theo tiêu chí đã được xác lập về

Trang 26

đối tượng khảo sát

Phương pháp phân tích ngữ nghĩa được sử dụng để phân tích và khái quát ý

nghĩa và giá trị văn hoá-giao tiếp của thành ngữ biểu thị cảm xúc là đối tượng nghiên cứu

Phương pháp thống kê định lượng được sử dụng để hỗ trợ phương pháp miêu

tả và phân tích ngữ nghĩa Ưu điểm của số liệu định lượng là cho kết quả rõ ràng, không mập mờ nhưng phương pháp này trong một số trường hợp không kiến giải

được nguồn gốc của vấn đề Do vậy, phương pháp định tính được bổ sung nhằm

khắc phục những khoảng trống của phương pháp định lượng như chúng tôi sử dụng

ở chương 3 của luận án

Phương pháp so sánh đối chiếu, là phương pháp chủ yếu của luận án, được sử

dụng nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ Việt-Anh trong việc sử dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc, từ đó, có thể tìm ra những nét chung và đặc thù văn hóa thể hiện qua thành ngữ biểu thị cảm xúc Thủ pháp của phương pháp này là xác định cơ sở đối chiếu theo cách tiếp cận chức năng-ngữ nghĩa, nghĩa là phát hiện các phổ niệm ngữ nghĩa, đặc điểm của chúng trong các ngôn ngữ riêng biệt và đặc điểm của các phương tiện biểu hiện chung và riêng trong các ngôn ngữ khác nhau [19, tr.196]

Quá trình thực hiện luận án, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Bảo đảm các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng [26, tr.131] Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc được chúng tôi mô tả chi tiết, có hệ thống trước khi tiến hành so sánh và đối chiếu khả năng vận dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc

(giới hạn năm loại cảm xúc vui, buồn, giận, sợ, yêu) trong việc kiến tạo thành ngữ

tiếng Việt và tiếng Anh

- Phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống mà còn trong hoạt động giao tiếp [26, tr.133] Do đó, luận án này đề cập đến ngữ cảnh và tình huống sử dụng thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh nhằm làm rõ những điểm

Trang 27

tương đồng và khác biệt trong việc biểu đạt ẩn dụ ý niệm cảm xúc

- Bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu [26, tr.136] Để đảm bảo nguyên tắc

này, chúng tôi vận dụng các khái niệm cơ bản, chính yếu của ngữ nghĩa học tri nhận

và mô hình lý thuyết ẩn dụ ý niệm để đối chiếu hai nhóm thành ngữ biểu thị cảm xúc

tiếng Việt và tiếng Anh về phương diện vận dụng hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc, chỉ ra mức độ tương ứng và khác biệt về sắc thái ngữ nghĩa, về mô hình ẩn dụ tri nhận và mô hình văn hóa ở tiếng Việt và tiếng Anh

0.6 Điểm mới của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cảm xúc biểu hiện trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh nhìn từ bình diện ngữ nghĩa học tri nhận Về mặt lý thuyết, luận án tổng hợp những quan điểm mới nhất về ngữ nghĩa học tri nhận của các nhà nghiên cứu trên thế giới trong mối tương quan với các ngành nghiên cứu tâm lý hữu quan Trên cơ sở đó, luận án phân tích và tổng hợp những đặc điểm ẩn dụ

ý niệm cảm xúc thể hiện trong thành ngữ

Luận án chỉ ra cơ chế ngữ nghĩa của thành ngữ biểu thị cảm xúc tiếng Việt và tiếng Anh xuất phát từ kinh nghiệm cơ thể trong sự tương tác với văn hóa và môi trường

Dựa trên những phát hiện về cơ chế lập nghĩa của thành ngữ, vận dụng những thành quả mới nhất của ngữ nghĩa học tri nhận và thông qua cuộc khảo sát về việc sử dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong việc dịch thành ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án đóng góp các đề xuất cụ thể cho việc dịch thành ngữ loại này, chú ý đến hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc của hai ngôn ngữ, tiến tới thúc đẩy việc xây dựng từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt

0.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

0.7.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý thuyết ẩn dụ ý niệm cảm xúc của ngữ nghĩa học tri nhận trong tiếng Việt và ứng dụng của lý thuyết này trong việc dịch thuật ngoại ngữ, đặc biệt từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Trang 28

- Thành ngữ biểu thị cảm xúc là yếu tố văn hoá của dân tộc trải qua nhiều thời gian phát triển khác nhau Do đó, việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trong thế so sánh tương quan với thành ngữ tiếng Anh có thể góp phần làm sáng tỏ yếu tố tư duy

và văn hóa dân tộc

- Góp phần tìm hiểu về văn hoá, con người của hai dân tộc thông qua nghiên cứu ngôn ngữ, góp phần gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện đại và hội nhập quốc tế

0.8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án

gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Nội dung chương này trình bày khái quát các vấn đề lý luận cơ bản của ngữ

nghĩa học tri nhận có liên quan trực tiếp đến việc tiến hành khảo sát ẩn dụ ý niệm

cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh Các nhóm vấn đề chính được trình bày trong chương này bao gồm: bốn nguyên lý chủ đạo của ngữ nghĩa học tri nhận, các thành phần cấu tạo nên ẩn dụ tri nhận, nền tảng cơ bản của lý thuyết ẩn dụ

ý niệm có quan hệ đến đối tượng nghiên cứu thành ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với cảm xúc, đặc biệt mối quan hệ giữa thành ngữ với việc biểu thị cảm xúc Một nội dung quan trọng của chương một là giới thiệu hệ thống và phân loại ẩn dụ ý niệm cảm xúc liên quan đến phạm vi luận án cũng như quan điểm tri nhận về thành ngữ

Trang 29

Chương 2: Đặc điểm ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

Chương này khảo sát hệ thống ẩn dụ ý niệm cảm xúc dựa trên lý thuyết ẩn

dụ ý niệm, các mô hình ẩn dụ, miền nguồn tiêu biểu của lược đồ hình ảnh trên bình

diện ngữ nghĩa học tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui, buồn, giận, sợ, yêu Các miền nguồn ẩn dụ tiêu biểu được chúng tôi giới

thiệu và phân tích, kết hợp với việc minh họa và giải thích về nguồn gốc ra đời và giá trị văn hóa của một số thành ngữ cảm xúc, từ đó đưa ra những kết luận quan trọng về sự tương đồng và khác biệt trong việc biểu đạt ẩn dụ ý niệm cảm xúc giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh tương ứng

Chương 3: Việc sử dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Chương này, dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được của chương hai, tiến hành khảo sát sáu quyển từ điển thành ngữ song ngữ Anh-Việt (được nêu ở phần

0.4 của phần Dẫn nhập) nhằm xem xét đánh giá việc vận dụng ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong dịch thành ngữ biểu thị năm loại cảm xúc vui, buồn, giận, sợ, yêu từ tiếng

Anh sang tiếng Việt Qua đó, chương ba kết nối các phát hiện của luận án và đề xuất một số thủ pháp dịch thành ngữ biểu thị cảm xúc từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Trang 30

một trong ba đường hướng tiếp cận chính của ngôn ngữ học tri nhận, còn gọi là chủ

nghĩa kinh nghiệm luận, bên cạnh hai hướng tiếp cận khác, một hướng thiên về ngữ

pháp với những mối quan hệ giữa tri nhận và ngữ pháp cũng như ảnh hưởng của các phạm trù ý niệm vào ngữ pháp, và một hướng thiên về ngữ dụng nghiên cứu không gian tinh thần và hòa trộn ý niệm Theo Lê Quang Thiêm [45, tr.54], ngữ nghĩa học tri nhận là khuynh hướng lý thuyết vừa có sự kế thừa ngữ nghĩa học truyền thống vừa bộc lộ khá tập trung những nét mới của ngữ nghĩa học biểu hiện tinh thần cuối thế kỉ XX Một trong những đặc điểm nổi bật của ngữ nghĩa học tri nhận phân biệt với các ngữ nghĩa học khác, chẳng hạn như ngữ nghĩa học cấu trúc, ngữ nghĩa học hình thức, là coi trọng sự tri nhận trong nghiên cứu nghĩa, đề cao sự tri giác, sự nhận thức, là những hình thức của năng lực tư duy Đó là quá trình hay kết quả phản ảnh, tái hiện hiện thực vào tư duy, là các quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc quy luật tư duy cũng như kết quả của các quá trình đó Việc coi trọng, nhấn mạnh sự tri nhận cũng có nghĩa là coi trọng, nhấn mạnh mặt nội dung, mặt nghĩa trong nghiên cứu ngôn ngữ mà có thời đã bị xem nhẹ Và như vậy

ngữ nghĩa học tri nhận cũng coi trọng vai trò của nhân tố chủ thể con người trong

ngôn ngữ, chú ý đến vai trò ngữ nghĩa trong các cấp độ, bình diện phân tích miêu tả, giải thích các hiện tượng ngôn ngữ

Lê Quang Thiêm [45] cho rằng ngôn ngữ học truyền thống cũng đã quan tâm nghiên cứu nghĩa, và có chú ý đến bình diện tâm lý và sự nhận thức trong xem xét,

Trang 31

giải thích sự thay đổi nghĩa Tuy nhiên, ngữ nghĩa học truyền thống xem xét nghĩa

từ cô lập, biệt lập mà không gắn với văn cảnh, ngữ cảnh và sự quan tâm chưa với tới các loại đơn vị khác như câu, lời, v.v Ngữ nghĩa học cấu trúc, có cái nhìn toàn diện hơn về nghĩa trong cấu trúc hệ thống, nhưng có khi lại sa vào phân loại luận hoặc cấu trúc luận thuần túy nên cũng không coi trọng đúng mức đến hành chức, đến hoạt động trong xác định miêu tả nghĩa Đến ngữ nghĩa học tri nhận, thì nó không tách rời hoàn toàn các thành tựu của các ngữ nghĩa học khác mà nó có sự kế thừa và có quan hệ với các ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học khác

Ngữ nghĩa học tri nhận đã đóng góp bốn mô hình lý thuyết quan trọng cho việc nghiên cứu nghĩa từ bao gồm: (1) mô hình điển mẫu về cấu trúc phân loại , (2)

lý thuyết ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm, (3) mô hình tri nhận lý tưởng hóa và (4)

lý thuyết khung [78] Trong phạm vi cơ sở lý luận phục vụ cho mục tiêu của luận án đặt ra, đó là phân tích và lý giải ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt,

có so sánh với thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi chỉ trình bày lý thuyết ẩn dụ ý niệm

và các khái niệm hữu quan liên quan đến mô hình lý thuyết này

1.1.1 Bốn nguyên lý chủ đạo của ngữ nghĩa học tri nhận

Ngữ nghĩa học tri nhận, cũng giống như ngôn ngữ học tri nhận, không phải

là một khung lý thuyết đơn nhất Những nhà nghiên cứu tự nhận mình là nhà ngữ nghĩa học tri nhận thường có những khuynh hướng nghiên cứu đa dạng Tuy nhiên,

có một số nguyên lý tạo nên đường hướng nghiên cứu riêng của ngữ nghĩa học tri nhận Trong số các nguyên lý đó, có bốn nguyên lý chủ đạo được hầu hết các nhà ngữ nghĩa học tri nhận thừa nhận đó là: (1) Cấu trúc ý niệm được nhập thân hóa, còn gọi là luận điểm tri nhận nhập thân, (2) Cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc ý niệm, (3) Biểu hiện nghĩa có tính bách khoa, và (4) Quá trình tạo nghĩa là quá trình ý niệm hóa [70, tr.157]

Dưới đây, chúng tôi lần lượt giới thiệu vắn tắt nội dung cơ bản của bốn nguyên lý chủ đạo này

Trang 32

1.1.1.1 Cấu trúc ý niệm được nhập thân hóa

Các nhà ngữ nghĩa học tri nhận quan tâm nhiều đến bản chất của mối quan

hệ giữa cấu trúc ý niệm và thế giới bên ngoài của kinh nghiệm giác quan Nói cách khác, các nhà ngữ nghĩa học tri nhận bắt đầu tìm cách khám phá bản chất của tương tác con người với nhận thức về thế giới bên ngoài, và xây dựng một lý thuyết về cấu trúc ý niệm phù hợp với những cách thức mà chúng ta trải nghiệm thế giới Cần

nhấn mạnh rằng đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ học tri nhận là ý niệm Lakoff và Johnson [113] đã viết: “… Ý niệm chi phối tư duy của chúng ta không đơn thuần là

sản phẩm của trí tuệ chúng ta Chúng ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của

chúng ta đến tận những chi tiết tầm thường nhất Ý niệm cấu trúc hóa cảm giác, hành vi, quan hệ của chúng ta với những người khác Đồng thời hệ thống ý niệm

của chúng ta đóng vai trò trung tâm trong việc xác định những thực thể của đời sống thường nhật …” [113, tr.4] Một tư tưởng đã xuất hiện nhằm nỗ lực giải thích bản chất của tổ chức ý niệm trên cơ sở của sự tương tác với thế giới vật lý được gọi là

luận điểm tri nhận nhập thân [114] Luận điểm này cho rằng ý niệm bao giờ cũng

mang tính nhập thân bởi chúng phụ thuộc vào bộ óc và các cơ quan tri giác của con

người Theo đó, cơ cấu thế giới ý niệm của con người được quy định bởi bản chất

sinh học và kinh nghiệm của con người trong sự tương tác với thế giới vật lý và xã hội Ví dụ như ý niệm CHỨA ĐỰNG xuất phát từ kinh nghiệm giác quan, chẳng hạn, một người trong một căn phòng khóa kín Căn phòng có đặc điểm cấu trúc tương ứng với một ranh giới bị bao bọc lại, nghĩa là nó có các cạnh đóng, nội thất, phần rìa và ngoại thất Và như là một tất yếu của những đặc tính này, cái ranh giới

bị bao bọc lại này có thêm một đặc điểm chức năng của sự chứa đựng: người ấy không thể đi ra khỏi phòng Mặc dù việc này khá rõ ràng, nhưng chúng ta quan sát thấy rằng cái ví dụ về sự chứa đựng này một phần là kết quả từ những đặc tính của cái ranh giới bị bao bọc lại, một phần khác là kết quả từ những đặc tính của cơ thể người Con người không thể chui qua những vật chứa nhỏ như cái bình, hoặc bò xuyên qua những kẻ hở phía dưới cửa như tổ kiến được Nói cách khác, sự chứa

Trang 33

đựng là một kết quả đầy ý nghĩa của mối quan hệ vật chất mà con người chúng ta trải nghiệm khi tương tác với thế giới bên ngoài

1.1.1.2 Cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc ý niệm

Nguyên lý này khẳng định rằng ngôn ngữ biểu đạt những ý niệm trong tâm trí của người nói chứ không phải được dùng để thể hiện các đối tượng trong thế giới bên ngoài Nói cách khác, cấu trúc ngữ nghĩa, tức là những ý nghĩa thường được gán ghép vào lời nói và các đơn vị ngôn ngữ khác, có thể được coi là tương đương với ý niệm Những ý nghĩa mang tính quy ước này, mà chúng thường được gán ghép vào từ, là những ý niệm ngôn ngữ hay ý niệm từ vựng, những hình thức thông thường mà cấu trúc ý niệm yêu cầu để được mã hóa trong ngôn ngữ

1.1.1.3 Biểu hiện nghĩa có tính bách khoa

Nguyên lý trung tâm thứ ba của ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng cấu trúc ngữ nghĩa về bản chất mang nghĩa bách khoa, hay còn gọi là phi ngữ văn Điều này có nghĩa là từ không đại diện cho các nhóm ý nghĩa được bó chặt vào nhau, mà phục

vụ như là “điểm truy cập” vào kho lưu trữ rộng lớn của kiến thức liên quan đến một

ý niệm hoặc miền ý niệm cụ thể Fauconnier và Turner [73] đưa ra ví dụ với từ “an toàn” (safe) nhằm minh họa cho tính bách khoa của việc biểu hiện nghĩa trong tiếng Anh Từ “an toàn” có một loạt ý nghĩa, và ý nghĩa mà chúng ta lựa chọn nổi bật lên

do ngữ cảnh mà trong đó từ “an toàn” được sử dụng Hãy xem xét ba ví dụ sau đây liên quan đến ngữ cảnh một đứa trẻ đang vui chơi trên bãi biển

(1) (a) Đứa trẻ an toàn

(b) Bãi biển an toàn

(c) Cái xẻng (đồ chơi) an toàn

Trong ngữ cảnh này, ví dụ (1a) được hiểu là đứa trẻ sẽ không gặp phải bất

cứ sự nguy hiểm nào Tuy nhiên, ví dụ (1b) không có nghĩa là bãi biển sẽ không gặp

phải bất cứ sự nguy hiểm nào, mà thực ra, câu này có ý nghĩa là bãi biển là một môi

trường mà sự nguy hiểm cho đứa trẻ được giảm đến mức tối thiểu Tương tự, ví dụ

(1c) không có nghĩa là cái xẻng sẽ không gặp phải bất cứ sự nguy hiểm nào hay nó

là một môi trường không có nguy hiểm cho đứa trẻ, mà nghĩa của nó phải là cái

Trang 34

xẻng sẽ không gây ra bất cứ nguy hiểm nào cho đứa trẻ khi chơi đùa Ba ví dụ này

chứng minh một điều rằng không có một nét nghĩa cố định đơn nhất nào dành cho

từ “an toàn” khi quy chiếu ý nghĩa của nó đến với ba đối tượng “đứa trẻ”, “bãi biển”, “cái xẻng” Để hiểu được phát ngôn của người nói, chúng ta phải dựa vào

“kiến thức bách khoa” của chúng ta liên quan đến “đứa trẻ”, “bãi biển”, “cái xẻng”, đồng thời phải dựa vào tri thức của chúng ta liên quan đến nghĩa của từ “an toàn” Khi đó, chúng ta mới có thể “kiến tạo” một nét nghĩa cho phát ngôn bằng cách lựa chọn một nét nghĩa sao cho phù hợp với ngữ cảnh của phát ngôn

1.1.1.4 Quá trình tạo nghĩa là quá trình ý niệm hóa

Nguyên lý thứ tư liên quan đến ngữ nghĩa học tri nhận là bản thân ngôn ngữ không tự mã hóa nghĩa Thay vào đó, như chúng ta đã thấy, từ và các đơn vị ngôn ngữ khác chỉ là “sự gợi ý” cho việc tạo nghĩa Theo quan niệm này, nghĩa được xây dựng ở cấp độ ý niệm: việc tạo nghĩa đồng nghĩa với ý niệm hóa, đó là một quá trình năng động trong đó các đơn vị ngôn ngữ phục vụ như là sự gợi ý cho một loạt các hoạt động ý niệm và việc tiếp nhận tri thức cơ bản Quan điểm này, còn được

gọi là lý thuyết hòa trộn ý niệm, được vận dụng ở chỗ nghĩa là một quá trình chứ

không phải là một “sự vật” rời rạc có thể được ngôn ngữ “kết nối” lại Việc tạo nghĩa đưa đến kiến thức bách khoa, và nó liên quan đến các chiến lược suy luận, đến các khía cạnh khác nhau của cấu trúc ý niệm, tổ chức và kết nối [145] Tính chất năng động của việc tạo nghĩa đã được Fauconnier [71, 72] mô hình hóa một cách tổng quát nhất, nhấn mạnh vai trò của ánh xạ: kết nối nội bộ giữa không gian tinh thần riêng biệt, các “gói” thông tin ý niệm, được xây dựng trong suốt quá trình tạo nghĩa trực tiếp Theo Fauconnier và Turner [73], chúng ta buộc phải tham gia vào những quy trình ý niệm phức tạp để “truy cập” loại nghĩa này Những quy trình

ý niệm này được thực hiện trên cơ sở tính từng giây trong việc kiến tạo nghĩa liên tục trong diễn ngôn, mà chúng ta không có ý thức về điều đó Chúng ta hãy xem xét

ví dụ sau đây

Trang 35

(2) James Bond là một điệp viên hàng đầu của Anh Trong bộ phim, Sean

Connery phải hôn Pussy Galore (James Bond is a top British spy In the film, Sean Connery gets to kiss Pussy Galore.)

Trong ví dụ này, mỗi một câu tạo lập nên “không gian tinh thần” của riêng

nó, bao gồm các yếu tố James Bond trong câu thứ nhất, Sean Connery và Pussy

Galore trong câu thứ hai Do James Bond và Sean Connery là bản sao của nhau

được hình thành từ một sợi dây liên kết, đó là diễn viên Sean Connery thủ vai James

Bond trong bộ phim Goldfinger (1964), nên biểu thức Sean Connery có thể được sử

dụng để “truy cập” và xác định nhân vật mà anh ta thủ vai Ở đây, chúng ta buộc phải hiểu rằng trong bộ phim, chính James Bond (chứ không phải là Sean Connery,

mà trong thực tế không phải là một gián điệp), là người phải thực hiện cảnh hôn Điều này có thể thiết lập nên sơ đồ gồm hai không gian tinh thần riêng biệt, trong

đó không gian thứ nhất chứa James Bond và không gian thứ hai chứa Sean Connery Hai không gian tinh thần này được liên kết bởi một ánh xạ giữa James Bond và Sean Connery

1.1.2 Các thành phần cấu tạo nên ẩn dụ tri nhận

Quan niệm của ngữ nghĩa học tri nhận về ẩn dụ là một lý thuyết phức tạp Theo lý thuyết này, ẩn dụ được thành lập bởi một loạt các bộ phận hoặc các thành phần có tương tác với nhau [102, tr.311-312] Chúng bao gồm 10 bộ phận cơ bản sau: (1) Cơ sở kinh nghiệm, (2) Miền nguồn, (3) Miền đích, (4) Mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích, (5) Các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ, (6) Ánh xạ, (7) Quan

hệ kéo theo, (8) Phép hòa trộn, (9) Hiện thực hóa phi ngôn ngữ, (10) Các mô hình văn hóa

Chúng tôi xin giải thích ngắn gọn về các thành phần này của ẩn dụ Ý niệm

ẩn dụ có đặc trưng cấu trúc hai không gian và bao gổm miền nguồn (2) và miền đích (3) Miền nguồn mang tính cụ thể, còn miền đích mang tính trừu tượng hơn Miền

nguồn là nơi cung cấp tri thức để hiểu được miền đích Sự lựa chọn các miền nguồn

cụ thể để đi với các miền đích cụ thể được thúc đẩy bởi cơ sở kinh nghiệm (1) Mối

quan hệ giữa miền nguồn và miền đích (4) có thể là việc một miền nguồn có khả

Trang 36

năng áp dụng cho một số miền đích và một miền đích có thể đi kèm với một số miền nguồn Những cặp miền nguồn và miền đích cụ thể được thể hiện thông qua

các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ (5) Có những sự tương ứng về các ý niệm cơ bản, còn gọi là quan hệ ánh xạ (6) hay quan hệ ghép hình, giữa miền nguồn và miền đích Quan hệ ánh xạ được hiểu là quá trình gán ghép một hình ảnh của miền nguồn

cho miền đích Miền nguồn thường ánh xạ ngữ liệu vào miền đích dựa trên những

sự tương ứng cơ bản Các ánh xạ bổ sung được gọi là quan hệ kéo theo (7), hay còn được gọi là phép suy luận Quan hệ kéo theo được hiểu là hệ quả của việc nhận một

tri thức từ một tri thức đã biết Các tập hợp của một miền nguồn với một miền đích

thường tạo ra kết quả hòa trộn (8), nghĩa là tạo ra các chất liệu ý niệm được xem là

mới đối với cả hai miền nguồn và miền đích Ẩn dụ ý niệm thường được hiện thực

hóa theo cách phi ngôn ngữ (9), nghĩa là, không chỉ trong ngôn ngữ hay tư duy mà

cả trong thực tế xã hội Các ẩn dụ ý niệm cùng hội tụ về và thường kiến tạo nên các

mô hình văn hóa (10) được thể hiện dưới nhiều dạng tùy thuộc đặc trưng ngôn

ngữ-văn hóa dân tộc và kinh nghiệm thực tiễn của con người, điều đó có nghĩa là, các đơn vị ý niệm được cấu trúc hóa một cách tổng thể

Khái niệm văn hóa và mô hình văn hóa được định nghĩa rất đa dạng và nhiều khía cạnh Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng văn hóa là một hệ thống hữu

cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và

xã hội [44, tr.10] Nói cách khác, văn hóa là tổng thể phức hợp nhiều thành tố nhưng tổng thể ấy là một cấu trúc có tính hệ thống, nó quan hệ hữu cơ với nhau để tạo ra mô hình [4, tr.16] Các nhà nghiên cứu văn hóa đề xuất nhiều mô hình văn hóa khác nhau, nhưng trong số đó, nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng [56, tr.67] nhận định rằng giữa văn hóa và môi trường xã hội có mối quan hệ gắn bó sâu sắc Một mối quan hệ khác là quan hệ giữa văn hóa và môi trường tự nhiên Như vậy, văn hóa phải được xem xét trên cả hai khía cạnh đồng đại và lịch đại, không gian (vấn đề địa lý-môi trường) và thời gian (lịch sử dân tộc), khái quát và cụ thể Mô hình văn hóa của hệ thống văn hóa sẽ cho ta thấy những cái chung, cái đồng nhất

Trang 37

trong tính hệ thống của các nền văn hóa, còn loại hình văn hóa sẽ cho ta thấy cái riêng, cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng Đứng ở góc độ nghiên cứu ngôn ngữ, Trần Văn Cơ [6, tr.41] cho rằng ngôn ngữ phản ánh mối tương tác giữa những yếu tố tâm lý, giao tiếp, chức năng và văn hóa Là phương tiện giao tiếp giữa các thành viên của xã hội, ngôn ngữ phản ánh nhiều bình diện của một nền văn hóa nhất định Cấu trúc của ngôn ngữ được cấu tạo bởi hai nhân tố quan trọng: nhân tố bên trong, nghĩa là trí tuệ của cá thể người nói, và nhân tố bên ngoài, nghĩa là nền văn hóa chung cho nhiều người nói cùng một thứ tiếng

1.1.3 Nền tảng cơ bản của lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Quan điểm ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ là một công cụ tri nhận rõ ràng rất khác so với quan điểm truyền thống Theo truyền thống thì ngôn ngữ được xem như một hệ thống riêng biệt, mà ở đó các đơn vị từ có các nét nghĩa được xác định rõ ràng, các nét nghĩa được coi như các thuộc tính sẵn có của từ, và không cần phải tiếp cận nghĩa ngoài ngôn ngữ hoặc nghĩa bách khoa, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như ẩn dụ Ngôn ngữ mang tính ẩn dụ vì thế thường được xem như một sự lệch chuẩn khỏi cách sử dụng ngôn ngữ thường nhật Điều này có nghĩa là

để hiểu được ẩn dụ thì phải thông qua các quá trình đặc biệt Việc thuyết giải ẩn dụ cần phải được thực hiện thông qua từ ngữ được sử dụng theo nghĩa đen, và vì thế theo quan niệm truyền thống thì ngôn ngữ sử dụng nghĩa đen có vai trò lớn hơn so với ngôn ngữ mang tính ẩn dụ

Lakoff và Johnson ([113], [114]) lại nhìn nhận và nghiên cứu ẩn dụ thông qua các lĩnh vực kinh nghiệm Họ cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là hiện tượng ngôn ngữ, và những biểu thức ẩn dụ ta bắt gặp trong ngôn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở các tầng bậc ý niệm Để bảo vệ luận điểm này, Lakoff

và Johnson đã phân tích một số lượng lớn từ và tổ hợp từ trong tiếng Anh để chứng minh tính hệ thống của các ý niệm ẩn dụ Chẳng hạn, họ cho thấy rằng trong tiếng Anh, lĩnh vực ý niệm TRANH LUẬN (ARGUMENT) được cấu trúc dựa theo lĩnh vực ý niệm CHIẾN TRANH (WAR) thể hiện qua các biểu thức ngôn ngữ như sau :

Trang 38

(3) Your claims are indefensible (Những điều khẳng định của anh không bảo vệ được.)

(4) He attacked every weak point in my argument (Ông ta tấn công mọi chỗ yếu trong lập luận của tôi.)

(5) His criticisms were right on target (Những lời phê phán của ông ta đã đánh trúng đích.)

(6) I demolished his argument (Tôi đã đập tan luận chứng của ông ta.)

(7) If you use that strategy, he’ll wipe you out (Nếu anh sử dụng chiến lược đó, ông ta sẽ tiêu diệt anh.)

[113, tr.4]

Trong các ví dụ nêu trên, CHIẾN TRANH được hiểu là miền nguồn, nó được ánh xạ sang miền đích TRANH LUẬN Quá trình ánh xạ ý niệm là quá trình hệ thống hóa các yếu tố tương ứng trong hai miền, trong đó miền nguồn là ý niệm cụ thể hơn, còn miền đích là ý niệm trừu tượng hơn Trong trường hợp này, thì việc ánh xạ tri thức từ lĩnh vực CHIẾN TRANH sang lĩnh vực TRANH LUẬN cho phép chúng ta có thể suy luận về một lĩnh vực này thông qua lĩnh vực kia [111]

Ẩn dụ ý niệm TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH trong tiếng Anh không phải là một ví dụ duy nhất, vì trên thực tế, theo Lakoff và Johnson, hệ thống ý niệm của con người về bản chất mang tính ẩn dụ, nó không chỉ ảnh hưởng đến ngôn ngữ chúng ta sử dụng, mà còn đến các hoạt động hàng ngày cũng như trong quan hệ tương tác với mọi người xung quanh

Khi xem xét kĩ các ẩn dụ ý niệm, chúng ta dễ nhận thấy một điều là các ẩn

dụ đôi khi được tổ chức theo tầng bậc, gồm các ẩn dụ bậc cao và ẩn dụ bậc thấp, hay nói cách khác, ẩn dụ bậc phổ quát và ẩn dụ bậc cụ thể Ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH là ẩn dụ cấp độ cụ thể Các ẩn dụ này thừa hưởng cấu trúc của ẩn dụ tầng giữa CUỘC SỐNG CÓ MỤC ĐÍCH LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH Ở cấp độ tổng quát hay bậc cao nhất là ẩn dụ CẤU TRÚC SỰ KIỆN Theo Lakoff [111], liên quan đến các cấp bậc này là các yếu tố văn hoá: ẩn dụ ở cấp bậc càng thấp thì càng được sử dụng hạn chế trong một môi trường văn hoá cụ thể

Trang 39

Lý thuyết ẩn dụ ý niệm dựa trên ba mệnh đề thiết yếu: đầu tiên, ẩn dụ là một

hiện tượng thuộc về nhận thức; thứ hai, ẩn dụ phải được phân tích như là một ánh

xạ giữa hai miền; và thứ ba, ngữ nghĩa học căn cứ vào kinh nghiệm luận [78,

tr.204]

a Mệnh đề thứ nhất của lý thuyết ẩn dụ ý niệm: Bản chất tri nhận của ẩn dụ đưa

đến một thực tế rằng ẩn dụ không phải là một hiện tượng từ vựng đơn thuần, nằm bên ngoài của cấp độ ngôn ngữ, thay vào đó, nó là một hiện tượng ý niệm sâu xa kiến tạo nên cách thức chúng ta suy nghĩ Những người ủng hộ lý thuyết ẩn dụ ý niệm đôi khi có xu hướng cường điệu hóa tính mới mẻ của quan điểm này Theo quan điểm của ngữ nghĩa học lịch đại (hay còn gọi ngữ nghĩa học tiền cấu trúc), ẩn

dụ không chỉ được xem là một biện pháp tu từ thuộc phạm trù phong cách học, mà trước đây, ẩn dụ đã được nhìn nhận là cơ chế tri nhận (xem Nerlich và Clark [129]) Nhưng ngay cả khi quan niệm về tri nhận không phải là cuộc cách mạng đi chăng

nữa, thì lý thuyết ẩn dụ ý niệm đã viện dẫn một cách có hệ thống các bằng chứng

ngôn ngữ đa dạng nhằm minh họa bản chất ý niệm thay vì bản chất từ vựng

Có ba vấn đề cần lưu ý trong mệnh đề thứ nhất này Đầu tiên, ẩn dụ xuất hiện trong những mô hình vượt ra khỏi giới hạn của các đơn vị từ vựng cá thể Hãy xem xét một số ví dụ điển hình liên quan đến ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH

TRÌNH, trong đó các đơn vị từ vựng (được gạch chân) lại kiến tạo nên cách thức

chúng ta ý niệm hóa về yêu

(8) Look how far we’ve come (Hãy xem chúng ta đi được bao xa.)

(9) We are at a crossroads (Chúng ta đang ở ngã ba đường.)

(10) We’ll just have to go our separate ways (Chúng ta sẽ phải đường ai nấy đi.)

(11) We cannot turn back now (Chúng ta không thể quay lại.)

(12) This relationship is a dead-end street (Mối quan hệ này là một con đường ngõ cụt.)

Trang 40

(13) I don’t think this relationship is going anywhere It’s been a long, bumpy road We have gotten off the track (Tôi không nghĩ mối quan hệ này đi được đến đâu Đó là một con đường dài gập ghềnh Chúng ta đã đi trật đường ray.)

Thứ hai, hình ảnh ẩn dụ có thể được sử dụng một cách sáng tạo Tập hợp các biểu thức minh họa mô hình ẩn dụ là một tập hợp mở Chúng không chỉ bao gồm biểu thức được qui ước hóa, mà cả những biểu thức mới Chẳng hạn như biểu thức

“to walk on cloud nine” (“đi bộ trên chín tầng mây”) nghĩa là “rất hạnh phúc” có

thể được hiểu theo kiểu hơi khác thường như trong ví dụ sau:

(14) You may be walking on cloud nine now, but don’t forget there’s a world with other people underneath (Bạn có thể đi bộ trên chín tầng mây, nhưng đừng quên có một thế giới với nhiều người khác ở bên dưới bạn)

Việc mở rộng như vậy cho thấy hình ảnh chứa trong biểu thức “to walk on

cloud nine” là một hình ảnh thực

Thứ ba, mô hình ẩn dụ xảy ra bên ngoài ngôn ngữ Ví dụ như cử chỉ “ngón

tay cái đưa lên” (thumbs up): nếu tốt là hướng lên và xấu là hướng xuống Hướng

lên là một dấu hiệu của cảm giác tích cực, cũng tương tự như biểu thức “up” (tăng) tương quan với điểm cuối của thang độ tích cực

(15) Things are looking up.We hit a peak last year, but it’s been downhill ever since Things are at an all-time low (Mọi thứ đang có xu hướng (tốt) lên Năm ngoái chúng tôi đạt đến cột mốc, nhưng sau đó lại trượt dài Mọi việc lúc nào cũng thấp.)

b Mệnh đề thứ hai của lý thuyết ẩn dụ ý niệm: Sự phân tích của ánh xạ vốn

gắn với các mô hình ẩn dụ Ẩn dụ ý niệm hóa miền đích dựa vào miền nguồn, và một ánh xạ như vậy có dạng thức là một liên kết giữa các khía cạnh của miền nguồn

và miền đích Chẳng hạn đối với ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, Kövecses [105, tr.9] đã minh họa về mối liên kết giữa các thành phần của miền nguồn và miền đích như sau:

Ngày đăng: 29/12/2017, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w