1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI &NHÂN VĂN VÕ KIM HÀ ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp NGÀNH:
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI &NHÂN VĂN
VÕ KIM HÀ
ẨN DỤ TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGUYÊN MẪU
(so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp)
NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH-ĐỐI CHIẾU
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011
2
MỞ ĐẦU
0.1.Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu ẩn dụ từ góc độ nguyên mẫu là kết hợp hai lý thuyết quan trọng trong Ngôn ngữ học Tri nhận, nhằm góp thêm chứng cớ về hiệu quả nguyên mẫu của cấu trúc ý niệm ẩn dụ
0.2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm kiếm hiệu quả nguyên mẫu từ cấu trúc bên trong và các mối quan hệ bên ngoài của ẩn dụ
-Sử dụng cứ liệu tiếng Việt, so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp nhằm tìm kiếm những tương đồng và khác biệt trong cấu trúc
ý niệm ẩn dụ
0.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Các diễn đạt ẩn dụ, hoán dụ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp được tập hợp từ hai nguồn: báo chí và tác phẩm văn học
0.4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp MPA của Anatol Stefanowitsch trong tập hợp ngữ liệu, phương pháp MIP nhận dạng ẩn dụ của nhóm Pragglejaz và phương pháp 5 bước của Gerard Steen để xác lập phép chiếu ẩn dụ
0.4.1.Tập hợp cơ sở ngữ liệu:
Phương pháp MPA của A Stefanowitsch: chọn những diễn đạt ẩn dụ chứa yếu tố liên quan miền đích hay liên quan cả miền nguồn và đích
0.4.2.Nhận dạng ẩn dụ:
Phương pháp MIP phân biệt giữa nghĩa cơ bản và nghĩa ngữ cảnh Đặc điểm của nghĩa cơ bản: cụ thể hơn, rõ ràng hơn, được sử dụng lâu đời hơn, có liên hệ với sự vận động của cơ thể trong tương tác với môi trường chung quanh
0.4.3.Xác lập phép chiếu ẩn dụ
Phương pháp 5 bước của Gerard Steen chuyển từ hình thức ngôn ngữ sang các cấu trúc ý niệm của ẩn dụ, nguyên tắc cơ bản là sắp xếp hai ý niệm cạnh nhau sao cho thể hiện nhiều tương hợp giữa nguồn và đích
0.5.Bố cục luận án
Phần mở đầu giới thiệu chung về đề tài, chú trọng phương pháp luận với một số phương pháp mới trong tìm kiếm ngữ liệu, nhận dạng diễn đạt ẩn dụ và khái quát hóa thành ý niệm ẩn dụ Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung luận án bao gồm hai phần chính: hiệu quả nguyên mẫu trong cấu trúc nội tại và trong
Trang 23 mối quan hệ bên ngoài của ẩn dụ.- giữa ẩn dụ với ẩn dụ và với các
mô hình tri nhận khác Phần so sánh đối chiếu với tiếng Anh và
tiếng Pháp được thực hiện với những ví dụ minh họa lập luận
trong các chương từ 2 đến 4 Chương 5 là một phân tích đối chiếu
cơ chế tri nhận của các ngữ biểu trưng có yếu tố TAY trong tiếng
Việt, HAND trong tiếng Anh và MAIN trong tiếng Pháp
0.6.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình nghiên cứu các phạm trù ngôn ngữ khác
nhau theo phương pháp thực nghiệm của Rosch và đồng
nghiệp Các công trình về ẩn dụ tri nhận, hoán dụ tri nhận và
tương tác giữa ẩn dụ và hoán dụ Lý thuyết mô hình tri nhận của
Lakoff (1987) nghiên cứu hiệu quả nguyên mẫu của mô hình tri
nhận ẩn dụ Công trình của P Chilton chứng tỏ nguyên mẫu của ý
niệm GET
Trong tiếng Việt, công trình nghiên cứu câu đặc biệt theo
hướng điển mẫu của Nguyễn Văn Hiệp, các công trình về lý thuyết
điển mẫu của Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, về ẩn dụ, hoán dụ của
Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Đức Dân…
0.7.Đóng góp của luận án
0.7.1.Về lý luận:
-Kết hợp lý thuyết nguyên mẫu và lý thuyết ẩn dụ ý niệm
để chứng tỏ hiệu quả nguyên mẫu hình thành từ cấu trúc bên trong
và bên ngoài mô hình ẩn dụ
-Vận dụng những thủ pháp và phương pháp nghiên cứu
mới trong Ngôn ngữ học Tri nhận để giải thích nhiều hiện tượng
ngữ nghĩa trong tiếng Việt, đối chiếu với những cấu trúc ngôn ngữ
cùng loại trong tiếng Anh và tiếng Pháp
-Chứng tỏ các cấp độ cấu trúc nguyên mẫu trong mô hình
tỏa tia cho từ đa nghĩa, qua mô hình tỏa tia của QUA
-Phát hiện những điểm giống và khác nhau trong cấu trúc
tri nhận của các ngữ biểu trưng có yếu tố TAY trong tiếng Việt,
HAND trong tiếng Anh và MAIN trong tiếng Pháp, nhận dạng
hiệu quả nguyên mẫu trong quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ
0.7.2.Trong thực tiễn:
-Kết quả của luận án có thể khai thác để nghiên cứu sự
phát triển từ vựng-ngữ nghĩa theo hướng phái sinh từ nguyên mẫu
-Kết quả của luận án có thể sử dụng để giải thích nhiều
hiện tượng ngữ nghĩa có đối chiếu với các ngôn ngữ khác, đóng
góp cho lý thuyết dịch
4 -Kết quả của luận án có thể sử dụng trong dạy và học từ vựng-ngữ nghĩa theo xu hướng ngôn ngữ học hiện đại
Chương 1 – Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.Lý thuyết nguyên mẫu
Phân loại là vấn đề trung tâm của lý thuyết nguyên mẫu
-Quan niệm cổ điển từ thời Aristotle: các thành viên trong
loại có chung một số đặc điểm p các thành viên trong loại có vị thế ngang nhau và giữa các thành viên có ranh giới rõ ràng
-Phát hiện của Wittgenstein: sự giống nhau như họ hàng và
khả năng mở rộng loại
-Quan điểm phân loại theo nguyên mẫu của Rosch và đồng
nghiệp: phương pháp thực nghiệm, nguyên mẫu là thành viên trung tâm của loại, thể hiện có hệ thống những đặc điểm nổi bật nhất hay tính chất tiêu biểu nhất so với các thành viên khác; hai nguyên tắc phân loại: tiết kiệm tri nhận và cấu trúc thế giới được cảm nhận
-Những sai lầm và tồn tại của Rosch dẫn đến lý thuyết mô hình tri nhận của Lakoff
1.2.Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.Thể toàn vẹn (gestalt): cấu trúc có tổ chức chi phối toàn bộ
quá trình tri nhận
1.2.2.Mô hình tri nhận lý tưởng hóa (ICM)
-ICM: hệ thống kiến thức phức tạp được cấu trúc thành không gian tinh thần và có vai trò dẫn dắt những quá trình tri nhận như là phân loại và lập luận
1.2.3.Hiệu quả nguyên mẫu và tính nguyên mẫu
Hiệu quả nguyên mẫu là tính bất đối xứng trong cấu trúc của loại, khi một số thành viên điển hình cho loại nhiều hơn các thành viên khác và thể hiện một số đặc điểm của tính nguyên mẫu như là sự giống nhau trong họ, ranh giới mờ của loại
1.2.4.Sơ đồ hình ảnh
Sơ đồ hình ảnh: cấu trúc tiền ý niệm hình thành trong tinh thần do sự tái diễn liên tục những hình ảnh mô phỏng hoạt động hàng ngày của cơ thể, làm cơ sở cho các quá trình phát triển ý niệm để tổ chức nhận thức mới
Một số sơ đồ hình ảnh cơ bản với đặc điểm và cấu trúc nội tại: CON ĐƯỜNG, BỘ PHẬN-TỔNG THỂ, MỐI DÂY, TRUNG TÂM-NGOẠI VI, CHU KỲ
Trang 35
Chương 2: HIỆU QUẢ NGUYÊN MẪU TRONG CẤU TRÚC
NỘI TẠI CỦA ẨN DỤ VÀ GIỮA CÁC ẨN DỤ
2.1.Cấu trúc nội tại của phép chiếu ẩn dụ
-Phép chiếu ẩn dụ giữa các yếu tố tương hợp trong miền
nguồn và miền đích
-Hiệu quả nguyên mẫu: tính bất đối xứng trong cấu trúc nội
tại của ẩn dụ do phép chiếu diễn ra theo một chiều từ nguồn sang
đích, ý niệm nguồn qui định yếu tố tương hợp trong đích, ngữ
nghĩa của các yếu tố trong miền nguồn được xem là cơ bản hơn và
qui định các yếu tố tương hợp trong miền đích
-Dẫn chứng: ý niệm NHÀ hàm chứa cả giá trị vật chất lẫn
tinh thần “Ngôi nhà điển hình” kiểu Việt không chỉ là một cấu
trúc để ở, mà hàm chứa giá trị GIA ĐÌNH Từ ý niệm nguồn “nơi
ở của một gia đình,” NHÀ được sử dụng để xưng gọi người vợ
hay người chồng ở ngôi thứ ba
-So sánh với ý niệm NHÀ trong tiếng Anh và tiếng Pháp
2.2.Quan hệ giữa các ẩn dụ: thể hiện bằng những cách phân loại
khác nhau
2.2.1.Phân loại ẩn dụ
2.2.1.1.Phân loại theo tính qui ước
-Khó xác định mức độ cao thấp của tính qui ước
-Ẩn dụ có tính qui ước cao nhưng diễn đạt có thể “không
qui ước”
2.2.1.2.Phân loại theo tính chất
Ẩn dụ dựa vào cấu trúc kiến thức hoặc sơ đồ hình ảnh
2.2.1.3.Phân loại theo mức độ khái quát
Ẩn dụ khái quát: cấu trúc khung hết sức đơn giản nhưng có
vai trò quan trọng trong hệ thống hóa cấu trúc ẩn dụ
Ví dụ: SỰ KIỆN LÀ HÀNH ĐỘNG, CHUNG LÀ RIÊNG,
Ẩn dụ chuyên biệt: cấu trúc sơ đồ cơ sở được chi tiết hóa
Ví dụ: CUỘC ĐỜI LÀ HÀNH TRÌNH, GIẬN DỮ LÀ SỨC
NÓNG
2.2.1.4.Phân loại theo chức năng tri nhận
a)Ẩn dụ cấu trúc (bao gồm cả ẩn dụ hình ảnh và ẩn dụ tình
huống): ý niệm miền nguồn cung cấp cấu trúc kiến thức cho miền
đích Ví dụ: THỜI GIAN LÀ CHUYỂN ĐỘNG
b)Ẩn dụ bản thể: kiến thức được ý niệm hóa thành vật thể,
chất liệu hay vật chứa trong không gian mà không xác định chính
6 xác ý nghĩa của loại vật thể, chất liệu hay vật chứa đó Ví dụ: TRÍ
ÓC LÀ VẬT CHỨA, Ý NGHĨ LÀ VẬT THỂ
c)Ẩn dụ định hướng: liên quan đến những định hướng không gian cơ bản mà con người nhận thức được trong tương tác với môi trường chung quanh, như trên-dưới, trong-ngoài, trước-sau, xuống-lên Ví dụ: VUI LÀ HƯỚNG LÊN, BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG
2.2.1.5.Phân loại theo tương quan kinh nghiệm a)Ẩn dụ cơ sở: ý niệm nguồn thể hiện kinh nghiệm vận động-cảm giác, ý niệm đích phản ánh đáp ứng của cơ thể (đánh giá, phán đoán, ước lượng và suy luận) trước những kinh nghiệm này
Ví dụ: HIỂU BIẾT LÀ NẮM LẤY, NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC, CẢM XÚC LÀ CHẤT LỎNG
b)Ẩn dụ ghép: kết hợp từ các ẩn dụ cơ sở
Ví dụ: Ý TƯỞNG LÀ TÒA NHÀ, GIAO TIẾP LÀ NẤU ĂN, SUY NGHĨ LÀ DU LỊCH,
Phân loại theo tương quan kinh nghiệm của J.Grady được xem là một sự cải tiến lý thuyết Ẩn dụ Ý niêm, do có hệ thống hơn
và giải quyết được một số vấn đề tồn tại của ẩn dụ ý niệm Đây cũng là phân loại gần với phân loại theo nguyên mẫu do dựa vào kinh nghiệm vận động cảm giác của cơ thể trong tương tác với môi trường
2.3.Hệ thống ẩn dụ theo Lakoff và Johnson
Lakoff và Johnson (1980) phát hiện “ các phép chiếu ẩn
dụ không xuất hiện tách biệt nhau Chúng đôi khi tổ chức theo cấu trúc thứ bậc,” dẫn đến những hệ thống ẩn dụ phức tạp Ví dụ: Hệ thống thứ bậc với cấp cơ bản là ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ HÀNH TRÌNH, cấp trên là ẨN DỤ CẤU TRÚC SỰ KIỆN và cấp dưới là những ẩn dụ có miền nguồn là HÀNH TRÌNH như TÌNH YÊU
LÀ HÀNH TRÌNH, SỰ NGHIỆP LÀ HÀNH TRÌNH
2.4.Hệ thống ẩn dụ có chung miền nguồn DÒNG CHẢY
Phần lớn các diễn đạt có các yếu tố liên quan DÒNG
CHẢY như chảy, xuôi ngược dòng, ào ạt, trôi nổi, sóng, đắm chìm thể hiện một số đặc điểm có liên hệ với nhau: sự thay đổi
liên tục theo thời gian và tính ổn định trong chừng mức nào đó Những diễn đạt này là nguồn ngữ liệu để xác lập các phép chiếu có chung miền nguồn DÒNG CHẢY, như: CUỘC ĐỜI LÀ DÒNG CHẢY, GIAO DỊCH TIỀN TỆ LÀ DÒNG CHẢY, CÔNG VIỆC
Trang 47
LÀ DÒNG CHẢY, THỊ TRƯỜNG LÀ DÒNG CHẢY, SẢN
XUẤT LÀ DÒNG CHẢY Yếu tố xuyên suốt những ẩn dụ ý
niệm này là sự chuyển động không ngừng theo thời gian của các
hoạt động sống, do đó có thể khái quát hóa bằng phép chiếu trung
tâm HOẠT ĐỘNG SỐNG LÀ DÒNG CHẢY
“Nghĩa nguyên mẫu” cho hệ thống ẩn dụ này là sự chuyển
động không ngừng của một dòng chảy, và các phép chiếu trung
tâm được xác định với những đặc điểm của nguyên mẫu về mặt
văn hóa, ý niệm, động cơ và ngôn ngữ
2.5.Hệ thống ẩn dụ có chung miền đích SUY NGHĨ
Các diễn đạt có yếu tố liên quan SUY NGHĨ được tập hợp
và xác lập các phép chiếu có chung miền đích SUY NGHĨ
Suy nghĩ không còn là một khái niệm trừu tượng khi con
người xem đó là dòng chảy trong “vật chứa” TRÍ ÓC
Ý NGHĨ là đồ vật mà con người “thấy” tức là có thể sở
hữu ý nghĩ, nắm giữ và khi có nhu cầu bày tỏ, có thể “đưa ra” để
“cho” người đối diện nắm lấy, tức là “nhận” và “hiểu.” Khi có đồ
vật “Ý NGHĨ” trong tay, con người có thể xem xét, đo lường và
tính toán giá trị để có cách sử dụng tốt nhất Người Việt còn ý
niệm hóa SUY NGHĨ như là một quá trình trồng trọt, từ ấp ủ, cày
xới, gieo ý tưởng, chờ nảy (mầm) để rồi thu hoạch, tích trữ, chế
biến, nấu nướng Các tiêu điểm nghĩa lần lượt là “sở hữu và truyền
đạt,” “giá trị của suy nghĩ,” “tái tạo, chế biến.”
CHƯƠNG 3
SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH VÀ ẨN DỤ
3.1.Quan hệ giữa sơ đồ hình ảnh và ẩn dụ
3.1.1.Bản thân phép chiếu ẩn dụ thể hiện sơ đồ hình ảnh
-Mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích trong phép
chiếu ẩn dụ có thể xem như tác động qua lại trong một sơ đồ Vật
chứa
-Phép chiếu từ miền nguồn lên miền đích được hiểu bằng
sơ đồ Con đường
8
3.1.2.Sơ đồ hình ảnh là cơ sở cho ẩn dụ
Sơ đồ hình ảnh có thể hoạt động như một loại miền đặc biệt (Clausner & Croft, 1999) và là miền nguồn trong phép chiếu
ẩn dụ, như trong các ẩn dụ TRÍ ÓC LÀ VẬT CHỨA, THỜI GIAN
LÀ CHUYỂN ĐỘNG, NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC,
Sơ đồ NẮM LẤY gồm hai giai đoạn hoạt động như
nguyên mẫu của những diễn đạt ẩn dụ tiếng Việt: cho rằng, cho thấy, cho biết, nhận rằng, nhận biết, nhận ra, nhận thấy, đưa ý kiến, góp ý, Quá trình CHO-NHẬN thông tin được thể hiện bằng
các vector trong không gian 3 chiều của P.Chilton
3.1.3.Phép chiếu ẩn dụ bảo toàn logic nội tại của sơ đồ hình ảnh
THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA: ở một thời điểm, tức là ở bên trong VẬT CHỨA và không thể đồng thời ở thời điểm này và
ở thời điểm khác
3.2.Biến đổi sơ đồ hình ảnh
-Nhiều sơ đồ hình ảnh có thể chồng lên nhau -Các sơ đồ hình ảnh có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, hiện tượng này giữ vai trò quan trọng trong hình thành các tiểu loại nghĩa của từ đa nghĩa
-Sơ đồ hình ảnh có thể biến đổi, có thể chồng lên nhau, nên phép chiếu ẩn dụ cũng có thể hình thành từ sự kết hợp nhiều sơ đồ hình ảnh trong miền nguồn
3.3.Ẩn dụ và mô hình tỏa tia
Mô hình tỏa tia cho từ đa nghĩa là một phương thức tiếp cận ngữ nghĩa theo quan điểm Nguyên mẫu
3.3.1.Đa nghĩa theo quan điểm truyền thống 3.3.2.Đa nghĩa theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận
Trang 59 Theo quan điểm Ngôn ngữ học Tri nhận, một đơn vị từ
vựng điển hình là đa nghĩa, bao gồm một họ các nghĩa có liên hệ
với nhau bằng các nguyên tắc tri nhận khái quát như ẩn dụ, hoán
dụ, khái quát hóa, chuyên biệt hóa và biến đổi sơ đồ hình ảnh, tạo
thành một hệ thống được tổ chức dựa vào một giá trị nguyên mẫu
3.3.3.Phân tích đa nghĩa theo Lakoff (1987)
-Lakoff phân biệt các nghĩa của giới từ OVER dựa trên sự
thay đổi chiều của thực thể di chuyển TR, các hình thái của vật
làm mốc LM và tính chất mối quan hệ giữa TR và LM
-Phân tích “kiểu Lakoff” dẫn đến một hệ thống ngữ nghĩa
không hạn chế số lượng nghĩa phân biệt
3.3.4.Mô hình Đa nghĩa theo Nguyên tắc của Tyler & Evans
(2003)
Tiêu chuẩn phân biệt nghĩa: nghĩa phải thay đổi so với
những nghĩa khác; phải có những trường hợp trong đó nghĩa độc
lập với ngữ cảnh
Tiêu chuẩn nhận dạng nghĩa trung tâm hay nguyên mẫu:
nghĩa được thừa nhận sớm nhất; chiếm ưu thế trong hệ thống ngữ
nghĩa; có quan hệ với những từ cùng loại khác; có thể dự đoán về
mặt ngữ pháp
3.4.Mô hình tỏa tia cho từ QUA
Phương pháp Tyler & Evans được sử dụng để lập mô hình
tỏa tia cho từ chỉ không gian QUA Một số ví dụ tiếng Việt được
trích dẫn để phân tích các nghĩa khác nhau của QUA Nghĩa
nguyên mẫu được chọn là “di chuyển từ phía bên này sang phía
bên kia của một vật thể nào đó.” Ba biến số từ giá trị nguyên mẫu
là: vật thể di chuyển TR, đường đi của TR và vật làm mốc LM
Những biến đối của các yếu tố này dẫn đến ba chùm nghĩa khác
nhau
Mô hình tỏa tia của QUA được lập như sau:
10
-Các chùm nghĩa hình thành từ sự thay đổi của các “biến số” trong nghĩa nguyên mẫu
-Nguyên mẫu của ẩn dụ cũng là nguyên mẫu của từ đa nghĩa
-Ẩn dụ ở vị trí ngoại vi trong hệ thống nghĩa, cho thấy vai trò của ẩn dụ là mở rộng cấu trúc ngữ nghĩa
3.5.Mô hình tỏa tia của từ NƯỚC
-Phân tích quá trình chuyển nghĩa của danh từ NƯỚC và chứng tỏ các nghĩa phân biệt của NƯỚC hình thành một hệ thống ngữ nghĩa được tổ chức theo một nghĩa trung tâm, ở đây gọi là nghĩa nguyên mẫu
-Việc sắp xếp các nghĩa phân biệt của NƯỚC được thực hiện bằng cách kết hợp các yếu tố như: vai trò của nguyên mẫu, quá trình chuyển nghĩa, cấu trúc ý niệm và ngữ cảnh
-Nghĩa nguyên mẫu của NƯỚC được chọn là “CHẤT LỎNG”, những chùm nghĩa phái sinh liên quan các đặc điểm của chất lỏng, như bề mặt chất lỏng, lượt sử dụng và chuyển động của chất lỏng
-Một nghĩa phái sinh độc đáo của NƯỚC là “LÃNH THỔ.” Động cơ chuyển nghĩa là quan niệm của người Việt về đất
và nước, hai bộ phận không thể tách rời trong suy nghĩ của người
Trang 611 Việt về nơi ăn chốn ở Sự kết hợp giữa đất và nước đem lại nghĩa
“lãnh thổ” và có thể giản lược để chỉ còn yếu tố “nước” và được
khái quát hóa để mang lại nghĩa “quốc gia” cho bất cứ lãnh thổ
chính trị nào
-Mô hình tỏa tia của NƯỚC thể hiện được hệ thống ngữ
nghĩa của một từ đa nghĩa, chứng tỏ được tính linh hoạt và phức
tạp trong cấu trúc ý niệm hình thành nên cấu trúc ngữ nghĩa của
một danh từ, đồng thời còn cho thấy vai trò của NƯỚC trong suy
nghĩ của người Việt trong nền văn hóa lúa nước
Các mô hình tỏa tia của từ COUNTRY (tiếng Anh) và
PAYS (tiếng Pháp) cũng được lập để đối chiếu với mô hình tiếng
Việt NƯỚC trong tiếng Việt có nghĩa nguyên mẫu là CHẤT
LỎNG, trong khi nghĩa nguyên mẫu của COUNTRY và PAYS là
DẢI ĐẤT
Mức độ phức tạp khác nhau giữa 3 mô hình tỏa tia cho
thấy quá trình chuyển nghĩa linh hoạt trong tiếng Việt và khả năng
liên tưởng phong phú của người Việt
CHƯƠNG 4
QUAN HỆ GIỮA ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
4.1.Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
4.1.1.Điềm giống nhau
a)Ẩn dụ và hoán dụ đều là công cụ tri nhận
b)Các diễn đạt ẩn dụ và hoán dụ không xuất hiện một cách
ngẫu nhiên và cô lập mà trong những nhóm lớn hơn - ẩn dụ ý niệm
và hoán dụ ý niệm
Ví dụ: Các diễn đạt “Anh nung nấu ý định; Người nghe cũng như
đang nuốt lấy từng lời; Chuyện nóng sốt của truyền thông Việt
Nam ” thuộc về ẩn dụ ý niệm Ý TƯỞNG LÀ THỨC ĂN
“Cô vô cùng ngạc nhiên khi bắt gặp một khuôn mặt quen
thuộc; Họ có ba mặt con; Hắn phải nuôi ba miệng ăn ” nằm trong
hoán dụ ý niệm BỘ PHẬN THAY CHO CÁI CHUNG
c)Ẩn dụ và hoán dụ đều là phép chiếu giữa các yếu tố ý
niệm
d)Ẩn dụ và hoán dụ đều có thể qui ước hóa, theo nghĩa là
chúng tạo thành một phần trong hệ thống ý niệm hàng ngày và
được sử dụng một cách tự nhiên và vô thức
e)Các diễn đạt ẩn dụ và hoán dụ xác định yếu tố nguồn
trong phép chiếu cũng định ra các yếu tố đích, vì vậy đều là
phương tiện mở rộng khả năng sử dụng một ngôn ngữ
12 f)Phép chiếu ẩn dụ và hoán dụ đều thể hiện các sơ đồ hình ảnh: chiếu theo sơ đồ NGUỒN-CON ĐƯỜNG-ĐÍCH và diễn ra trong sơ đồ VẬT CHỨA
4.1.2.Điểm khác nhau:
4.1.2.1.Số miền tham gia phép chiếu Phép chiếu ẩn dụ diễn ra giữa hai miền (khác ma trận miền) trong khi phép chiếu hoán dụ hoặc là nằm trong cùng một miền hoặc là giữa hai miền trong cùng ma trận miền
4.1.2.2.Ẩn dụ là hiểu một miền ý niệm bằng một miền ý niệm khác do tương đồng – Hoán dụ dẫn đường tri nhận ý niệm khác trong cùng miền (hay cùng ma trận) do lân cận
4.1.2.3 Ẩn dụ phát sinh giữa các ý niệm – Hoán dụ có thể diễn ra giữa các thành phần ngữ nghĩa của từ
4.2.Quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ
Những ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ nói chung chia làm hai quan điểm: 1)hoán dụ là một phần của ẩn dụ (là một yếu tố, động cơ hay cơ sở của ẩn dụ); 2)ẩn dụ và hoán dụ như là những “nguyên mẫu” hay là ẩn dụ/hoán dụ “thuần túy” ở hai đầu và giữa là những trường hợp chuyển từ ẩn dụ sang hoán dụ (hay ngược lại), nhưng không có ranh giới rõ ràng, trong
đó có trường hợp tương tác giữa ẩn dụ và hoán dụ
4.2.1.Yếu tố hoán dụ và động cơ hoán dụ
-Phần lớn ẩn dụ CẢM XÚC (giận dữ, vui mừng, buồn rầu,
sợ hãi, ) có động cơ hoán dụ Một cảm xúc nào đó có thể có những tác động sinh lý nhất định và hình thành mối quan hệ hoán
dụ TÁC ĐỘNG THAY CHO NGUYÊN NHÂN
Trang 713 -Miền nguồn của một ẩn dụ có thể là một bộ phận của miền
đích và tham gia vào mối quan hệ hoán dụ BỘ PHẬN THAY
CHO TỔNG THỂ
-Phép chiếu ẩn dụ HIỂU BIẾT LÀ THẤY cũng có thể xem
là hoán dụ THẤY THAY CHO HIỂU BIẾT, nếu cảm nhận từ giác
quan được xem là cùng miền với sự hiểu biết
4.2.2.Ẩn dụ dựa trên hoán dụ
Được xem là một khái niệm trung gian giữa ẩn dụ và hoán
dụ, ẩn dụ dựa trên hoán dụ là phép chiếu bao gồm hai miền ý
niệm có cơ sở hay xuất phát từ một miền ý niệm
Một số ẩn dụ dựa trên hoán dụ: VUI LÀ TRÊN/BUỒN LÀ
DƯỚI; TƯƠNG ĐỒNG LÀ GẦN GŨI / KHÁC BIỆT LÀ
KHOẢNG CÁCH; MỤC TIÊU LÀ ĐIỂM ĐẾN
4.2.3.Dãy ẩn dụ-hoán dụ
Dãy ẩn dụ-hoán dụ của Gunter Radden là quá trình chuyển
đổi từ nghĩa đen, hoán dụ, ẩn dụ dựa trên hoán dụ và ẩn dụ
Dãy ẩn dụ-hoán dụ của Ruiz de Mendoza có ẩn dụ thuần
túy và hoán dụ thuần túy ở hai đầu, giữa là một quá trình chuyển
tiếp không có ranh giới rõ ràng từ ẩn dụ sang hoán dụ (hay ngược
lại)
4.2.4.Tương tác ẩn-hoán theo Louis Goossens
Goossens nhận dạng 4 hình thức tương tác, chia làm 2 loại:
ẩn-hoán hòa nhập (integrated metaphtonymy) và ẩn-hoán tích lũy
(cumulative metaphtonymy)
4.2.5.Mô hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza
Mendoza tìm kiếm một phương pháp mô hình hóa tương
tác ý niệm từ các ICM Dựa trên hai tiêu chuẩn: miền diễn ra phép
chiếu hoán dụ (nguồn hay đích của ẩn dụ) và qui mô hoán dụ (cả
miền ẩn dụ hay chỉ một trong các yếu tố tương hợp), Mendoza đề
xuất 4 mô hình tương tác ẩn-hoán, và được một số nhà ngôn ngữ
bổ sung để có tất cả 8 mô hình tương tác ẩn-hoán
4.3.Quan hệ ẩn dụ và hoán dụ trong tục ngữ
4.3.1.Bản chất tri nhận của tục ngữ
Ẩn dụ CHUNG LÀ RIÊNG hay hoán dụ RIÊNG THAY
CHO CHUNG
4.3.2.Cơ chế tri nhận trong “Xa mặt cách lòng”
-“Out of sight, out of mind” trong tiếng Anh và “Loin du
yeux, loin du coeur” trong tiếng Pháp có nghĩa tương đương
14 -Cơ chế hình thành nghĩa dựa trên mối quan hệ ẩn dụ và hoán dụ của các ý niệm: mặt/lòng, sight/mind và yeux/coeur
-Sự khác biệt trong sắc thái nghĩa của ba câu tục ngữ do khác biệt giữa ý niệm LÒNG và MIND (trí óc) hay COEUR (trái tim)
-Hoán dụ BỘ PHẬN CƠ THỂ THAY CHO CON NGƯỜI với các ý niệm MẶT/SIGHT/YEUX
-Ẩn dụ LÒNG LÀ VẬT CHỨA CẢM XÚC; TRÍ ÓC LÀ VẬT CHỨA NHỮNG Ý TƯỞNG NHIỀU CẢM XÚC; TRÁI TIM LÀ VẬT CHỨA CẢM XÚC
-Ma trận miền của ý niệm LÒNG cho thấy LÒNG tham gia các phép chiếu hoán dụ LÒNG THAY CHO TRÍ ÓC, LÒNG THAY CHO CẢM XÚC
4.3.3 Cơ chế tri nhận trong “Tức nước vỡ bờ”
-Câu tục ngữ có nghĩa tương đương “tức nước vỡ bờ” là
“C’est la goutte d’eau qui fait deborder le vase” (tiếng Pháp) và” It’s the last straw that breaks the camel’s back” (tiếng Anh)
-Phép chiếu ẩn dụ CHUNG LÀ RIÊNG: từ ba tình huống
cụ thể chiếu lên tình huống chung: một loạt khó khăn đẩy áp lực đến một ngưỡng giới hạn và chỉ cần một khó khăn hết sức nhỏ cũng làm mọi thứ sụp đổ
-Ẩn dụ CHUỖI HỆ THỐNG LOÀI giữa các hình thức tồn tại cấp độ khác nhau: từ đặc điểm, tình huống của hình thức tồn tại thấp hơn như hiện tượng thiên nhiên (nước tràn bờ), sự vật (nước đầy lọ), loài vật (lạc đà chở nặng) chiếu lên hoàn cảnh, tình huống của con người (hình thức tồn tại cao hơn trong chuỗi hệ thống loài)
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRI NHẬN CÁC NGỮ BIỂU TRƯNG CÓ YẾU TỐ “TAY” (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP)
5.1.Mục đích phân tích và so sánh
-Tay là một trong những bộ phận cơ thể được sử dụng
nhiều nhất p các diễn đạt ẩn dụ có yếu tố này thể hiện tính nghiệm thân rất rõ
-Xác lập các phép chiếu ẩn dụ và hoán dụ liên quan các ngữ có yếu tố “tay”, “hand” trong tiếng Anh và “main” trong tiếng Pháp
-Chứng tỏ khả năng hình thành hoán dụ đôi như một trường hợp tương tác ý niệm
Trang 815 -Giới thiệu phương pháp lập mô hình ý niệm của Ruiz de
Mendoza và sử dụng các mô hình minh họa khả năng tương tác
giữa ẩn dụ và hoán dụ trong các ngữ biểu trưng
-So sánh các phép chiếu và tương tác ý niệm trong các ngữ
tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp nhằm tìm kiếm xu hướng sử
dụng cơ chế tri nhận qua các ngữ biểu trưng có yếu tố là một bộ
phận cơ thể
5.2.Phân tích các ngữ biểu trưng có yếu tố “tay”
5.2.1.Trong tiếng Việt
5.2.1.1.Ẩn dụ
ĐIỀU KHIỂN LÀ CẦM TRONG TAY; SỞ HỮU LÀ
CẦM TRONG TAY; BẮT ĐẦU HÀNH ĐỘNG LÀ BẮT TAY
Ẩn dụ hình ảnh (tay bí, tay bầu, tay ghế)
5.2.1.2.Hoán dụ
-Các hoán dụ được nhận dạng dựa vào các ICM “NGƯỜI”,
“TAY” và những yếu tố liên quan TAY và nằm trong miền TAY
-TAY THAY CHO HOẠT ĐỘNG/HÀNH ĐỘNG (chung
tay, luôn tay, nhanh tay ); ĐỘNG TÁC THAY CHO HOẠT
ĐỘNG/HÀNH ĐỘNG (thẳng tay, buông tay, chùng tay, ); TAY
THAY CHO ĐIỀU KHIỂN (trong tay, sa/rơi vào tay ); HÀNH VI
THAY CHO TÂM TRẠNG (tay bắt mặt mừng)
5.2.1.3.Tương tác ý niệm
Hai loại tương tác ý niệm: hoán dụ đôi và tương tác
ẩn-hoán
a)Hoán dụ đôi: nhận dạng cả hai kiểu hoán dụ đôi trong
tiếng Việt: hoán dụ đôi đan xen và hoán dụ đôi song song
-Hoán dụ đôi đan xen:
Hai trường hợp hoán dụ đôi ghi nhận được là: mở rộng
miền (trong tay đôi, tay ba, tay tư, ), vừa thu hẹp vừa mở rộng
miền (đầu tay)
16
-Hoán dụ đôi song song:
Cấu trúc ghép giữa TAY và một yếu tố khác thuộc phạm trù nghề nghiệp (tay giám đốc, tay công nhân, tay cảnh sát, tay nhà báo, ), hoạt động/kỹ năng (tay bơi, tay đua, tay chắn, ) hay công
cụ (tay vợt, tay bóng bàn, tay súng, tay kiếm, ) là một trường hợp
cấu trúc ý niệm đặc biệt trong tiếng Việt, có thể gọi là hoán dụ đôi song song do kết hợp song song hai phép chiếu hoán dụ
Trang 917
Một số thành ngữ như “tay năm tay mười,” “tay hòm chìa
khóa” cũng là kết quả của hoán dụ đôi
-“ Tay năm tay mười”: các hoán dụ TAY THAY CHO HOẠT
ĐỘNG và SỐ LƯỢNG XÁC ĐỊNH THAY CHO SỐ LƯỢNG
KHÔNG XÁC ĐỊNH Hai số từ xác định “năm” và “mười” chiếu
sang miền SỐ LƯỢNG KHÔNG XÁC ĐỊNH, hàm ý mức độ
nhiều dến mức không thể xác định, dẫn đến nghĩa của thành ngữ
“hoạt động nhiều và liên tục.”
-” Tay hòm chìa khóa”: kết hợp các hoán dụ TAY THAY CHO
SỰ KIỂM SOÁT và PHƯƠNG TIỆN (hòm chìa khóa) THAY
CHO MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG (việc chi tiêu) đem lại nghĩa “giữ
quyền kiểm soát chi tiêu” cho thành ngữ
b)Tương tác ẩn-hoán -nhúng tay: TAY THAY CHO HÀNH ĐỘNG và VẤN ĐỀ RẮC
RỐI LÀ KHỐI NƯỚC
-rơi vào tay, sa vào tay: TAY THAY CHO HÀNH ĐỘNG và TỐT
LÀ HƯỚNG LÊN, XẤU LÀ HƯỚNG XUỐNG
-nặng tay/nhẹ tay: TAY THAY CHO HÀNH ĐỘNG và NGHIÊM
KHẮC LÀ NẶNG/CỨNG, KHÔNG NGHIÊM KHẮC LÀ
NHẸ/MỀM
-ra tay, xuống tay, trở tay: TAY THAY CHO HÀNH ĐỘNG và
THAY ĐỔI LÀ CỬ ĐỘNG
-xuôi tay: HÀNH VI ĐI KÈM THAY CHO KẾT QUẢ và CHẾT
LÀ BẤT ĐỘNG
-lên tay: TAY THAY CHO KỸ NĂNG và NHIỀU THÌ Ở TRÊN,
ÍT LÀ Ở DƯỚI
-non tay: TAY THAY CHO KỸ NĂNG và KINH NGHIỆM LÀ
CÂY CỐI (thu hẹp hoán dụ ở một tương hợp trong đích ẩn dụ)
18 -mát tay: TAY THAY CHO KỸ NĂNG và CĂNG THẲNG
LÀ SỨC NÓNG (thu hẹp hoán dụ ở một tương hợp trong đích ẩn dụ)
-bẩn tay: TAY THAY CHO HÀNH ĐỘNG và ĐẠO ĐỨC LÀ SẠCH, THIẾU ĐẠO ĐỨC LÀ BẨN: thu hẹp hoán dụ ở một tương hợp trong nguồn của ẩn dụ
-bó tay, lót tay, tay trong, chỉ tay năm ngòn: mở rộng hoán dụ ở nguồn của ẩn dụ
5.2.2.Trong tiếng Pháp và tiếng Anh
5.2.2.1.Ẩn dụ
SỞ HỮU LÀ CẦM TRONG TAY (saisir entre les mains, mettre la main sur, avoir en main, entre les mains, en main, changer de mains, passer de main en main – in hand, out of hands, off someone’s hands, change hands),
Trang 1019 ĐIỀU KHIỂN LÀ CẦM TRONG TAY (prendre en main,
tenir la main à, avoir/tenir en main, dans les mains de, avoir
quelqu’un bien en main – in someone’s hands, in the hands of,
have/hold a whip hand, have/hold/keep in hand, get out of hand, in
good hands, in the palm of hand)
HIỂU BIẾT LÀ CẦM TRONG TAY (avoir bien en main)
ẨN DỤ TÌNH HUỐNG: Những cử chỉ hành động cần đến
tay trong một tình huống nào đó được khái quát hóa cho mọi
trường hợp
Trong tiếng Pháp: thể hiện lòng tôn kính (baiser les mains),
tỏ lòng thành thật (avoir la main sur le coeur), bắt đầu làm việc
(mettre la main à la pậte)
Trong tiếng Anh: tỏ lòng thành thật (put hand on heart), thể
hiện sự kính trọng (be/go cap/hat in hand), làm việc gì quá dễ dàng
(with one hand tied behind your back); chia sẻ (hold someone’s
hand), rất nhanh (hand over fist)
5.2.2.2.Hoán dụ:
TAY THAY CHO NGƯỜI; TAY THAY CHO HÀNH
ĐỘNG/HOẠT ĐỘNG; TAY THAY CHO KỸ NĂNG; TAY
THAY CHO HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC; TAY THAY CHO
HÀNH ĐỘNG CHO NHẬN; ĐỘNG TÁC THAY CHO CÁCH
THỨC HOẠT ĐỘNG (voter à mains levées; applaudir des deux
mains – a show of hand, get one’s hands dirty); HÀNH VI THAY
CHO TÂM TRẠNG (hand-wringing)
5.2.2.3.Tương tác ý niệm
a)Hoán dụ đôi đan xen: khi hai phép chiếu hoán dụ diễn ra
ở cùng một yếu tố “hand” hay “main.”
TAY THAY CHO NGƯỜI THAY CHO BÊN THAM
GIA: on all hands, on one hand/on the other hand (tiếng Anh)
20
TAY THAY CHO ĐIỀU KHIỂN THAY CHO QUYỀN LỰC: Passer la main (tiếng Pháp)
TAY THAY CHO KỸ NĂNG THAY CHO CHỮ VIẾT: avoir la belle main (chữ viết đẹp) trong tiếng Pháp
TAY THAY CHO HOẠT ĐỘNG THAY CHO ẢNH HƯỞNG: “have a hand” trong tiếng Anh