Ông khu biệt diễn ngôn là khu vực của giao tiếp, song ông tiếp tục đốilập diễn ngôn và lịch sử, hay câu chuyện, đây là một sự phân biệt được pháttriển rộng rãi ở Pháp hơn là ở Anh, bởi v
Trang 1ĐỀ TÀI: QUẢNG CÁO HÀNH TRÌNH DU LỊCH
TRÊN CÁC TRANG WEB TIẾNG VIỆT
NHÌN TỪ LÍ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN ĐA THỨC
Trang 2MỤC LỤC
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 6
2.1 Lịch sử phân tích diễn ngôn 6
2.2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ quảng cáo 7
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10
6 Phương pháp nghiên cứu 10
7 Những đóng góp mới của đề tài 11
8 Dự kiến kế hoạch nghiên cứu 11
9 Dự kiến nội dung của luận văn 11
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm ba chương: 11
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài 11
1.1 Những vấn đề lí luận về phân tích diễn ngôn đa phương thức 11
1.1.1 Diễn ngôn 11
1.1.1.1.Khái niệm diễn ngôn 11
1.1.1.2.Văn bản và đặc trưng của văn bản trong phân tích diễn ngôn 11
1.1.1.3.Yếu tố ngữ pháp trong phân tích diễn ngôn 11
1.1.2 Diễn ngôn đa phương thức 11
1.1.2.1 Khái niệm diễn ngôn đa phương thức 12
1.1.2.2 Đặc trưng của diễn ngôn đa phương thức 12
1.1.2.3 Phương thức thường gặp trong diễn ngôn đa thức 12
Trang 31.1.2.4 Cơ sở lí luận của phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương
thức 12
1.2 Những vấn đề lí luận về quảng cáo và du lịch 12
1.2.1 Truyền thông và quảng cáo 12
1.2.2.Du lịch và quảng cáo du lịch 12
1.2.2.1 Định nghĩa về du lịch, hành trình du lịch 12
1.2.2.2 Sản phẩm du lịch 12
1.2.2.3 Quảng cáo du lịch 12
1.3 Thực trạng về quảng cáo hành trình du lịch trên các trang Web tiếng Việt hiện nay 12
1.3.1 Bối cảnh quảng cáo du lịch tại Việt Nam 12
1.3.2.Thực trạng quảng cáo du lịch trên các trang Web bằng tiếng Việt .12
1.4 Tiểu kết 12
Chương 2: Ngôn ngữ trong quảng cáo hành trình du lịch nhìn từ lí thuyết diễn ngôn đa thức 12
2.1 Cấu trúc của diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 12
2.1.1 Các dạng cấu trúc của diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 12
2.1.2 Các phần trong cấu trúc của diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 12
2.1.2.1 Tiêu đề 12
2.1.2.2 Phần Mở đầu 12
2.1.2.3 Phần phát triển ý 12
Trang 42.1.2.4 Phần kết 12
2.2 Đặc điểm ngôn ngữ trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch .12
2.2.1 Đặc điểm của từ ngữ trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 12
2.2.2 Đặc điểm của câu trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch .12
2.2.3 Mạch lạc và liên kết trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 12
2.2.4 Biện pháp tu từ trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 12
2.3 Các hình thức biểu đạt của ngôn ngữ trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 13
2.3.1 Vị trí của diễn ngôn quảng cáo trên trang Web 13
2.3.2 Kiểu in, chữ viết và hình thức ngữ âm trong diễn ngôn 13
2.4 Tiểu kết 13
Chương 3: Các phương thức phối hợp trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch nhìn từ lí thuyết diễn ngôn đa thức 13
3.1 Hình ảnh trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 13
3.1.1 Vị trí của hình ảnh xét trong mối quan hệ với toàn diễn ngôn 13
3.1.2 Cấu trúc của hình ảnh trong diễn ngôn 13
3.1.2.1 Điểm nhìn của hình ảnh 13
3.1.2.2 Phần, cảnh của hình ảnh 13
3.1.2.3 Thuyết minh của hình ảnh 13
3.1.3 Nội dung, ý nghĩa của hình ảnh 13
Trang 53.2 Phim trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 13
3.2.1 Vị trí của phim xét trong mối quan hệ với toàn diễn ngôn 13
3.2.2 Cấu trúc của phim trong diễn ngôn 13
3.2.2.1 Độ dài của phim 13
3.2.2.2 Các phân cảnh trong phim 13
3.2.2.3 Âm thanh của phim 13
3.2.3 Nội dung, ý nghĩa của phim 13
3.3 Ý nghĩa của phối hợp đa phương thức trong diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch 13
3.3.1 Ý nghĩa xét từ quan hệ diễn ngôn và người sử dụng diễn ngôn 13
3.3.2 Ý nghĩa xét từ quan hệ giữa phương tiện diễn ngôn với diễn ngôn và ý đồ diễn ngôn 13
3.3.3 Ý nghĩa xét từ quan hệ giữa các phương thức biểu hiện trong diễn ngôn 13
3.4 Tiểu kết 13
10 Danh mục tài liệu tham khảo 14
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Trang 61.1 Những vấn đề lí luận về phân tích diễn ngôn đa phương thức
1.1.1 Diễn ngôn
1.1.1.1 Khái niệm diễn ngôn
Lí thuyết diễn ngôn, khái niệm diễn ngôn “bùng nổ” mạnh mẽ từ cuốinhững năm 1960 Nhờ hệ thống thuật ngữ, tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiệnđại và kí hiệu học được quảng bá rộng rãi trong giới học thuật, “bước ngoặtngôn ngữ học” biến thành “bước ngoặt diễn ngôn” Nó đưa diễn ngôn thâmnhập mạnh mẽ vào khoa học nhân văn, chính trị - xã hội học Việc nghiên cứu
lí thuyết diễn ngôn là một trong những khuynh hướng đang phát triển mạnh
mẽ nhất trong các khoa học xã hội hiện đại Số lượng ấn phẩm, hội thảo khoahọc, các giáo trình đại học, các luận văn, luận án dành cho những lĩnh vựckhác nhau trong việc vận dụng các lí thuyết diễn ngôn và diễn ngôn - phântích đang không ngừng tăng lên
Từ điển New Webster`s Dictionary định nghĩa diễn ngôn gồm hai nghĩa.Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, bài phát biểu); hai là sự nghiêncứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận án, các sản phẩm củasuy luận, ví dụ “Discours de la methode…” của Descarte, vì trong tiếng Latin
từ đó đồng nghĩa với từ “Dissertatio de…”) [76;tr85] Cả hai nghĩa đó đều chỉthực tiễn giao tiếp ngôn ngữ, nhưng chưa nói đến cái nghĩa hiện tại là hìnhthức của ý thức hệ và quyền lực, cũng chưa đề cập giao tiếp phi ngôn từ, như
cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động tác, sự thay đổi tư thế của thân thể, trangphục, nghi thức…Đồng thời cả một lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêukhắc, múa nhảy, âm nhạc, thi ca đều nằm ngoài định nghĩa đó
Theo M Jorgensen và L Phillips, các vị chuyên gia hàng đầu ấy đượcgắn kết với nhau ở quan điểm của họ với những bình diện cốt lõi sau đây của
lí thuyết diễn ngôn:
Trang 7- Diễn ngôn được xác định như là sự sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
và văn bản thường nhật, nó là hình thức năng động của thực tiễn xã hội, thựctiễn này tạo ra thế giới xã hội, cá nhân và các đồng nhất Cá nhân được hìnhthành qua con đường sở đắc tinh thông đối thoại xã hội Quyền lực phát huyhiệu lực bằng cách định vị con người trong phạm trù diễn ngôn khác nhau.Mọi hiện thực tâm lí chủ quan hình thành trong diễn ngôn
- Con người sử dụng diễn ngôn một cách hoa mĩ để tiến hành hoạt động
xã hội trong những tình huống giao tiếp
- Ngôn ngữ không chỉ hình thành ý thức, mà còn hình thành tiềm thức
Có thể kết hợp phân tâm học với diễn ngôn – phân tích để lí giải cơ chế tâm lí
sự hình thành cái “khôn tả”[76;tr21]
Trong cuốn Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại: Phân tích đa ngành (Современные теории дискурса: мультидисциплинарный анализ-
Екатеринбург: Издательский Дом “Дискурс-Пи”, 2006) - sách tập hợpcông trình nghiên cứu của các học giả nổi tiếng Bỉ, Hà lan, Úc và Nga; nộidung tập trung vào hai bình diện chính:
- Thứ nhất: Lí thuyết diễn ngôn của các khuynh hướng, trường phái Âu
– Mĩ và Nga
- Thứ hai: Phân tích các loại diễn ngôn, như diễn ngôn hậu hiện đại, diễn
ngôn dân chủ, công dân, công lí, diễn ngôn nhân quyền, thủ đoạn chính trị,diễn ngôn kì thị xã hội, bản sắc vùng miền Đây là Quyển “I” của bộ sách đồ
sộ gồm nhiều tập lấy nhan đề “Diễn ngôn học” do Viện Nghiên cứu – khoahọc, Chi nhánh Ural thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga tổ chứcbiên soạn và xuất bản
Trang 8Teun Adrianus Van Dijk lại định nghĩa “Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp
diễn ra giữa người nói và người nghe (người quan sát…) trong tiến trình hoạt động giao tiếp ở một ngữ cảnh thời gian, không gian, hay những ngữ cảnh khác nào đó Hoạt động giao tiếp này có thể bằng lời nói, bằng văn viết, những bộ phận hợp thành của nó có thể bằng lời và không lời”.
Jacob Torfing cũng cho rằng Diễn ngôn là kết quả của những cách đọc
bá quyền mà mục đích của chúng là xác lập vai trò lãnh tụ về mặt chính trị, cũng như đạo đức-trí tuệ”.
Roland Barthes thì cho rằng “Như mọi thứ diễn ngôn có tham vọng trở
thành “hiện thực”, diễn ngôn lịch sử trong tưởng tượng của nó chỉ biết mỗi
sơ đồ ngữ nghĩa hai thành phần: sự phản ánh và cái biểu đạt”.
Muara Chimombo và Robert L.Rozberi lại định nghĩa rằng: “Diễn ngôn
là một tiến trình phức hợp đặc biệt bao gồm vô số thành phần phụ thuộc lẫn nhau Nó phát sinh từ những tiến trình tinh thần giao cắt với các bình diện, ví như, tâm lí, xã hội, văn hoá và những khía cạnh khác của đời sống”.
Philippe Beneton cũng cho rằng “Mọi văn bản (hay lời nói) đều mang
trong mình nội dung, và cả hành động nữa Nói bao giờ cũng có nghĩa là làm: nhà tư tưởng nói một cái gì đó và, khi nói điều đó, anh ta làm một cái gì
đó Sự nói và việc làm ấy, hay diễn ngôn và hành động diễn ngôn ấy trùng nhau hoặc không trùng nhau… Khi tôi nói cạnh khoé, cái mà tôi đang làm không trùng với cái tôi đang nói: ý nghĩa có chủ đích ẩn dấu trong diễn ngôn, hành động diễn ngôn sẽ trao chìa khoá để mở nó”.
Còn theo Jacques Derrida: Diễn ngôn được giải thích như là phạm trùđồng nghĩa với thực tiễn kiến tạo xã hội Công thức rộng nhất của JacquesDerrida được chọn làm cơ sở: “Tất cả đều là diễn ngôn” [76;tr24]
Trang 9Trong những công trình của Roland Barthes, Julia Kristeva, JacquesLacan, ta thấy diễn ngôn được xem là tổng thể các thực tiễn xã hội Mọi ýnghĩa và tư tưởng đều được kiến tạo và tái tạo trong khuôn khổ của nó[76;tr26].
Các diễn ngôn không tồn tại trong một môi trường chân không, mà làtrong mối mâu thuẫn thường tại với các diễn ngôn khác, với những thực tiễn
xã hội khác, những cái thông báo cho chúng những vấn đề về chân lí và thẩmquyền Foucault đã chỉ ra: “Tôi muốn cố gắng khám phá sự lựa chọn chân línày được tạo ra như thế nào, những sự lựa chọn nhốt chặt lấy chúng ta, songchúng ta lại không ngừng làm mới nó, đồng thời, tôi cũng muốn tìm hiểu xem
nó được lặp lại, được làm mới và được trình bày như thế nào” [76;tr87]
Geoffrey Leech và Michael Short thì lại kết luận rằng:
“Diễn ngôn là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, được xem như một sự traođổi giữa người nói và người nghe, như một hành vi liên cá nhân mà hình thứcđược xác định bằng mục đích xã hội của nó Văn bản là sự giao tiếp bằngngôn ngữ (ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết), được coi như một thông điệpđược mã hoá bằng các phương tiện nghe nhìn của nó” [76;tr35]
Michael Stubbs (1983) coi văn bản và diễn ngôn là những từ gầnnghĩa, song lưu ý rằng, trong những cách dùng khác, một văn bản có thể đượcviết ra, trong khi một diễn ngôn có thể được nói ra, một văn bản có thể tươngtác trong khi một diễn ngôn thì không tương tác… một văn bản có thể ngắnhay dài trong khi một diễn ngôn thường ngụ ý một độ dài nhất định, một vănbản buộc phải có liên kết trong khi một diễn ngôn buộc phải có một mạch lạcsâu hơn Cuối cùng, Stubbs lưu ý: các nhà lí luận khác phân biệt giữa cấu trúc
lí thuyết trừu tượng và sự nhận thức thực tế, mặc dầu, những nhà lí luận ấy
Trang 10không đồng ý với việc những điều này được trình bày bằng thuật ngữ vănbản Ông khu biệt diễn ngôn là khu vực của giao tiếp, song ông tiếp tục đốilập diễn ngôn và lịch sử, hay câu chuyện, đây là một sự phân biệt được pháttriển rộng rãi ở Pháp hơn là ở Anh, bởi việc sử dụng các thì quá khứ khácnhau để trần thuật các sự kiện theo một khuôn mẫu và trình bày các sự kiệntrong một khung qui chiếu được phát biểu bằng lời nói: “Diễn ngôn phải đượchiểu theo nghĩa rộng nhất của nó: mọi phát ngôn giả định có một người nói vàmột người nghe, và trong người nói, nó bao gồm cả những dự định có ảnhhưởng đến người khác theo một cách thức nào đó… Đó là tất cả những diễnngôn nói rất đa dạng thuộc tất cả các bản chất khác nhau, từ những cuộc tròchuyện nhỏ nhặt cho đến những diễn văn công phu nhất… song nó cũng là
vô số những văn bản viết tái tạo lại những diễn ngôn nói hoặc vay mượn cáchthức diễn đạt hoặc mục đích của diễn ngôn nói: những thư từ, hồi kí, kịchbản, những bài thuyết giáo, tóm lại, tất cả các thể loại mà trong đó, người nào
đó tự nhận mình là người nói, và tổ chức cái mà họ nói trong phạm trù ngôi.”[76;tr39]
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất lấy định nghĩa của MichaelStubbs để làm cơ sở cho luận văn
1.1.1.2 Văn bản và đặc trưng của văn bản trong phân tích diễn ngônVới Galperin: “Văn bản là tác phẩm của quá trình nói, có tính hoàn tất,khách quan hoá dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt về mặt văn chươngphù hợp với loại hình tài liệu; tác phẩm tạo thành bởi tên gọi, và hàng loạtđơn vị đặc thù (thống nhất trên câu), được thống nhất bởi các mối liên hệ về
từ vựng, ngữ pháp, logich, phong cách có khuynh hướng và đích sử dụngnhất định”[3;tr10] Như vậy, văn bản là sự thực bằng hình thức ngôn ngữ viết
và có sự hoà trộn ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa hoán dụ Đồng thời, nó hòa
Trang 11trộn giữa hai phương diện: phương diện nội tại, phương diện ngoại tại
Trong đó, ta đặc biệt lưu ý tới phương diện nội tại của văn bản Nóchính là sự liên kết các phương diện hình thức đánh dấu sự kết nối giữa cácmệnh đề câu và tổ chức của câu theo cách làm cho câu quan hệ được với chủcảnh của nó Tất cả điều đó làm thành mặt ngôn ngữ học của chất văn bản vàtrở thành cấu trúc của diễn ngôn
Ngoài ra, ta chú ý tới phương diện ngoại tại của văn bản Nó giúp taphân tích diễn ngôn chính xác hơn Trong phân tích diễn ngôn văn bản, tachú ý tới ngữ cảnh của văn bản Nó gồm việc nêu sự kiện tổng quát trong vănbản (đề tài, chủ đề), chức năng văn bản trong sự kiện đó, vai trò của ngônngữ trong tình huống, loại hình tương tác theo vai tập hợp quan hệ xã hộithích ứng,
Từ những điều phân tích ở trên, ta nhận thấy, văn bản được xem nhưmột giai đoạn của diễn ngôn Đồng thời, văn bản với tư cách là một thực tếtồn tại khách quan của hiện thực có thể được xem như là sản phẩm (kết quả)của diễn ngôn Sự xác lập liên kết cục bộ diễn ra trong giai đoạn hình thànhvăn bản và đòi hỏi thể hiện rõ mối liên kết giữa kết cấu và các cấu trúc bề sâu– thể hiện rõ các quan hệ của mạch lạc Các dụng ý của tác giả trong giai đoạnnày dựa trên sự lựa chọn giữa cấu trúc bề mặt tương đồng để biểu đạt các mốiliên kết của các đơn vị liên quan đến người nhận Tính đến việc phân bố cácthông tin theo đơn vị khi xây dựng diễn ngôn vẫn là bất biến (một tư tưởngđối với một vị ngữ), việc người nói lựa chọn cấu trúc bề mặt phụ thuộc vàocác biến số như ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh ngôn ngữ
1.1.1.3 Yếu tố ngữ pháp trong phân tích diễn ngôn
Trong phân tích diễn ngôn, ta không thể không quan tâm tới ngữ pháp.Một văn bản được thấu hiểu thông qua cách kết hợp các chữ Vì thế, ngữ
Trang 12pháp có một vị trí trung tâm trong phân tích diễn ngôn Nó đóng góp cho việcđánh giá các văn bản, cho phép để nói tại sao văn bản là, hoặc không phải làmột văn bản có hiệu lực
O.I Moskalskja cho rằng: “Thật vậy, trước hết nó (cấu trúc) được sửdụng trong lí thuyết chung về văn bản, lí thuyết này đã đưa ra dấu hiệu tínhđịnh hình kết cấu như là một trong những tiêu chí khu biệt văn bản với nhữngchuỗi câu ngẫu nhiên không tạo thành văn bản: trong khi văn bản có một kếtcấu nhất định thì chuỗi câu ngẫu nhiên không được định hình về mặt kết cấu”[4;tr113] Như vậy, ngữ pháp là dạng thức chung của diễn ngôn và các quyước mà theo đó người ta có thể tạo lập ra một loại văn bản nào đó và nhờ vậy
mà người đọc có được sự chỉ dẫn khi xử lí văn bản
Có thể thấy rằng cấu trúc diễn ngôn là cách tổ chức các yếu tố từ ngữtheo những cách thức hay trật tự nhất định Thứ hai, liên kết và mạch lạc diễnngôn là một nét đặc trưng rất tiêu biểu David Nunan cho rằng “ các mối liên
hệ hình thức thể hiện các mối quan hệ giữa các mệnh đề và giữa các câutrong diễn ngôn” và “mạch lạc là cái mức độ phạm vi qua đó diễn ngôn đượcnhận biết là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp các câu hay phátngôn không có quan hệ với nhau” [8;tr116] Đỗ Hữu Châu thì phân chiathành hai kiểu liên kết là liên kết hình thức và liên kết nội dung “Liên kếthình thức là cách nối kết các nội dung văn bản về mạt hình thức” Các cách
để liên kết hình thức được gọi là các phương tiện liên kết Liên kết nội dunggồm liên kết chủ đề và liên kết logic Diệp Quang Ban thì quan niệm liên kết
có mặt trong cả văn bản và phi văn bản còn mạch lạc chỉ có mặt trong vănbản mà thôi Quan hệ giữa văn bản và phi văn bản cũng chỉ là vấn đề mức độ
và các văn bản cũng có ít nhiều tính mạch lạc
Trang 13Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng ngữ pháp cũng là một nétđặc trưng của diễn ngôn Nó được tạo nên trong triển khai mệnh đề, trongchức năng và theo nguyên tắc cộng tác Nó cũng đồng thời thể hiện trình độvăn hóa, trình độ học vấn của người sản sinh diễn ngôn cũng như người tiếpnhận.
1.1.2 Diễn ngôn đa phương thức
1.1.2.1 Khái niệm diễn ngôn đa phương thức
Phương thức chỉ phương tiện và con đường giao tế, bao gồm hệ thống kíhiệu như ngôn ngữ, kĩ thuật, tranh ảnh, màu sắc, âm nhạc…Diễn ngôn đaphương thức là loại diễn ngôn xây dựng ý nghĩa trong văn bản tương tác phụthuộc vào ảnh hưởng và tác dụng tương hỗ của tài liệu kí hiệu đa phươngthức, chứ không chỉ giới hạn ở hệ thống ngôn ngữ; những phương thức giao
tế khác như tranh ảnh, âm thanh, màu sắc cũng có tác dụng như vậy trong xâydựng ý nghĩa Một sản phẩm diễn ngôn đa phương thức phải bao gồm ít nhất
từ hai trong những thành phần sau trở lên Đó là:văn bản (text), hình ảnh tĩnh
và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video &animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactiveprogram) Tóm lại, đa phương thức ở diễn ngôn là việc sử dụng nhiều loạiphương thức (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện một sản phẩm diễnngôn Một sản phẩm phải mang đến cho người đọc từ 2 đến 3 cách thứctruyền tải trở lên
1.1.2.2 Đặc trưng của diễn ngôn đa phương thức
- Tính đa dạng:
Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ mạng, phần cứng và phần
mềm, các sản phẩm diễn ngôn ngày càng tích hợp thêm nhiều phương thức
Trang 14mới, với những cách thức thể hiện khác nhau Ngoài hình ảnh tĩnh và văn bản,những ứng dụng của tính đa phương thức của diễn ngôn bao gồm những phầnchính sau:
+ Khả năng tích hợp âm thanh: âm thanh là một phương thức bày tỏ ý
nghĩa văn bản Những sản phẩm diễn ngôn đa phương thức có tích hợp âmthanh không đơn thuần giống như phát thanh thông thường Âm thanh ở đây,chỉ là một trong số những phương tiện thức để truyền tải thông tin đến chocông chúng, bên cạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản…Ta cóthể vừa được “đọc” diễn ngôn như thông thường, lại được “nghe” nhữngthông tin liên quan Nhiều diễn ngôn đã sử dụng âm thanh, ví dụ: có tới gần10.000 đài phát thanh trên thế giới đã có website riêng để truyền tải chươngtrình của mình không chỉ trên sóng phát thanh mà cả mạng Internet Bên cạnhviệc cung cấp thông tin, nhiều website và các tờ báo mạng lớn còn cung cấpcác chương trình giải trí, các trò chơi, âm nhạc… để công chúng có thể nghehoặc tải về
+ Khả năng tích hợp hình ảnh động: Hình ảnh động là phần khá thú vị
của diễn ngôn đa phương thức Nó làm một số diễn ngôn có bước tiến lớn, vídụ: diên ngôn trên các trang web, báo mạng điện tử, vô tuyến truyền hình.Việc tích hợp video là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử vượtqua được loại hình báo chí tiền nhiệm Bản thân những đoạn video đã mangtính đa phương tiện (gồm cả hình ảnh động và âm thanh), được kết hợp thêmnhững “đặc sản” của báo in là hình ảnh tĩnh và văn bản đã làm cho diễn ngôn
đa phương thức trở thành loại diễn ngôn ưu việt nhất từng có trong lịch sử.Ngoại trừ video, diễn ngôn đa phương thức còn có thể tích hợp một sản phẩmkhác: đó là những hình ảnh động – là sự kết hợp của nhiều hình ảnh tĩnh thayđổi, gần giống với nguyên lý làm phim hoạt hình Một đoạn hình ảnh động
Trang 15đôi khi có thể khiến một sản phẩm diễn ngôn có tính hấp dẫn hơn hẳn “Trămnghe không bằng một thấy”, rõ ràng những sản phẩm diễn ngôn có tích hợpnhững phương thức trên như thế cho người xem một cảm giác chân thật hơnnhiều so với chỉ những hình ảnh tĩnh hay văn bản thông thường.
+ Khả năng tích hợp những chương trình tương tác khác: đây là phương
thức mới nhất, thể hiện sự vượt trội của diễn ngôn đa phương thức so với tất
cả các loại hình diễn ngôn khác Với những chương trình này, người đọc diễnngôn có thể trực tiếp tham gia vào sản phẩm đa phương thức đó, ví dụ thamgia chơi một trò chơi, trả lời câu hỏi hay làm trắc nghiệm và có ngay đáp án,tham gia những chương trình trực tuyến…Phần mềm phổ biến nhất để thựchiện các chương trình tương tác trên hiện nay là Adobe Flash Player (tiền thân
là Macromedia Flash Player) được tích hợp trên những trình duyệt web thôngdụng Khởi đầu chỉ là khả năng trình diễn những đoạn hình ảnh động, chươngtrình Flash dần được nâng cấp và có khả năng trình diễn âm thanh, video… vàhiện nay với hệ thống ngôn ngữ lập trình Action Script được tích hợp, nhữngnhà lập trình có thể thiết kế những trò chơi, những chương trình tương tácngay với những đoạn flash Ngoài Adobe Flash Player, một số ngôn ngữ lậptrình cũng được áp dụng vào việc xây dựng các trang web để tăng thêm tínhtương tác như Java Script, VB Script
- Khả năng truyền thông tin nhanh và hấp dẫn:
Những văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh,…đương nhiên sẽtruyền đạt thông tin nhanh, hiệu quả hơn so với ngôn ngữ viết Vì thế, nó tạo
ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng Đa phương thức đang ngàycàng trở thành đối tượng theo định hướng và điều khiển dữ liệu, cho phép cácứng dụng với hợp tác đổi mới của người dùng cuối và cá nhân trên nhiều hìnhthức nội dung theo thời gian Ví dụ về các phạm vi từ nhiều hình thức nội
Trang 16dung trên các trang web như phòng trưng bày ảnh với cả hai hình ảnh (hìnhảnh) và tiêu đề (văn bản) với người sử dụng cập nhật, để mô phỏng mà đồng
Hệ số, sự kiện, hình ảnh minh họa, hình ảnh động hoặc video được sửa đổiđược, cho phép đa phương tiện "kinh nghiệm" để được thay đổi mà không cầnlập trình lại Ngoài nhìn thấy và nghe, công nghệ Haptic cho phép các đốitượng ảo để được cảm nhận Công nghệ đang nổi lên liên quan đến ảo tưởng
về hương vị và mùi cũng có thể nâng cao kinh nghiệm đa phương thức
1.1.2.3 Cơ sở lí luận của phương pháp phân tích diễn ngôn đa phươngthức
Halliday là người đầu tiên sáng lập ra phương pháp phân tích đa phươngthức Ông phân tích diễn ngôn xuất phát từ cho rằng hệ thống kí hiệu khácngoài ngôn ngữ cũng là ngọn nguồn ý nghĩa và diễn ngôn không phải là conđường quan trọng nhất giải thích hành vi giao tế Từ đó, ta thấy phương phápphân tích đa phương thức là phương hướng nghiên cứu diễn ngôn đa phươngthức mới xuất hiện trong những năm gần đây Lí luận này cho rằng văn bảnphụ thuộc vào kí hiệu đa phương thức, như tranh ảnh, âm thanh, màu sắc, Phương pháp này đã từ bỏ phân tích chung chung, không chú ý tới ngữ cảnh.Đồng thời, nó coi văn bản chỉ là một phương pháp giao tế có lợi trong tươngtác
Nhờ phương pháp đa phương thức mà ta có thể kết hợp ngôn ngữ vớitài nguyên ý nghĩa tương quan khác, từ đó làm cho việc đọc hiểu ý nghĩa diễnngôn toàn diện hơn, thúc đẩy chúng ta nghiên cứu ngôn ngữ học và tăng thêmnhận thức của chúng ta về kí hiệu học
Tuy nhiên, cho tới bây giờ, phương pháp phân tích đa phương thức vẫn
ở giai đoạn sơ khai, cần được hoàn thiện Phân tích ngữ pháp thiếu quan hệ
Trang 17tuyến tính và tiêu chí trên phương diện ý nghĩa ngữ pháp, tính chủ quan củaphân tích ngữ pháp còn quá nặng Vì thế, phần lớn cần phải dựa vào sự lí giảicủa người phân tích đối với hệ thống ngữ nghĩa giữa các bộ phận tổ thànhkhác nhau Những người khác nhau, trong bối cảnh văn hóa khác nhau, kếtcấu tri thức khác nhau, thậm chí động cơ đọc hiểu khác nhau sẽ có những kếtluận khác nhau Không chỉ vậy, quan hệ tương tác giữa các phương thức vàvai trò bổ sung lẫn nhau rất khó xác định Ngôn ngữ luôn được cấu thành từnhiều loại hệ thống Trong mỗi hệ thống lại có rất nhiều thành phần riêng lẻ,nhưng trong những thành phần này, cái nào có giá trị đối với đọc hiểu, cái nàokhông có giá trị, cũng là một nhân tố không dễ xác định Ngoài ra, phươngpháp phân tích đa phương thức là phương pháp liên ngành, nếu chỉ dựa vàomột trường phái ngôn ngữ học là không bao giờ đủ Thế mà đa số nhữngngười theo đuổi phân tích diễn ngôn đa phương thức đều là hệ thống nhữngnhà ngôn ngữ học
1.2 Những vấn đề lí luận về quảng cáo và du lịch
1.2.1 Truyền thông và quảng cáo
Trong một xã hội phát triển, truyền thông trở thành một khái niệm đượcnhiều người biết tới Truyền thông là lĩnh vực có vai trò to lớn trong xã hội,ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người Truyền thông còn là hoạt độngtruyền đạt thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên [21;tr5] Nó thông quatrao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, nhận thức hoặc các lệnh, như ngônngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiệnkhác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị Truyềnthông phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển tải vàngười nhận Thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong
Trang 18thời gian và không gian Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi ngườinhận hiểu thông điệp của người gửi.
Quá trình truyền thông có thể chia thành các yếu tố cơ bản sau [21;tr35]:
– Nguồn: yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyềnthông
– Thông điệp: nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đốitượng tiếp nhận thông tin Ba thành tố chính của thông điệp là: ai, làm gì, đểđạt được điều gì Thông điệp cần có tác động tới thái độ, hành vi của ngườiđón nhận thông điệp
– Kênh truyền thông: các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tảithông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận
– Người nhận: các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trongquá trình truyền thông
– Phản hồi: thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhậntrở về nguồn phát
Trang 19– Nhiễu: yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông
Có nhiều cách chia các loại truyền thông Dựa theo kênh chuyển tải thôngđiệp, có thể chia thành hai loại [21;tr20]:
- Truyền thông trực tiếp: tác động tới từng cá nhân hoặc nhóm qua việctiếp xúc trực tiếp tại nhà, tại cơ quan, hội nghị, Trong đó, truyền thông tớitừng cá nhân có thể tiến hành qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điệnthoại, gửi thư Truyền thông tới từng nhóm có thể qua hội thảo, tập huấn,huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sát… Truyền thông với số lượngngười lớn có thể qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, cácchiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm Kênh này có thể thay đổinhận thức và hành vi của người nhận trong suốt quá trình truyền thông song
số lượng người chịu tác động ít hơn
- Truyền thông gián tiếp và các loại truyền thông khác: tác động tới ngườinhận gián tiếp qua phương tiện truyền thông đại chúng như: sách báo, mạng,tivi, đài, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh,….Nó có thể tác động nhanh tới sốđông, tạo được dư luận xã hội song không thể hỗ trợ được người nhận trongquá trình tiếp nhận Tuy nhiên, hiện nay, truyền thông đã có bước phát triểnmới khi vừa kết hợp tính trực tiếp vừa mang tính gián tiếp Đây là loại truyềnthông mới qua điện thoại, hội nghị trực tuyến, truyền hình trực tuyến, tọa đàmonline,…Nó phá vỡ ranh giới của truyền thông truyền thống, tạo hiệu quảnhanh, mạnh nhất
Dựa theo đối tượng người nhận, phạm vi tác động; ta có thể chia thành:truyền thông đại chúng, truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân,truyền thông nhóm [21;tr22]:
Trang 20- Truyền thông đại chúng với đặc điểm một chiều, giới hạn truy cập, đốithoại phân mảnh, kênh truyền thông đại chúng (QC truyền hình, báo chí, bảnghiệu, tờ rơi, catalog, brochure, ) tác động đông đảo đến công chúng trong xãhội bằng nhiều cách thể hiện khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ viết,…bằng các thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận nhằm tác động cá về lý trí vàtình cảm của con người giúp nhanh chóng thuyết phục và đạt hiệu quả cao.Truyền thông đại chúng được hiểu chung là một quá trình có định hướngnhằm truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúngbằng các phương tiện truyền thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề
ra Các loại hình của truyền thông đại chúng là: báo in, phát thanh, truyềnhình, báo điện tử, quan hệ công chúng Mục đích chính của truyền thông đạichúng là vận động, cho kinh doanh, các mối quan tâm của xã hội, thông cáobáo chí và báo động khẩn cấp Ngoài ra, nó còn dùng để giải trí Tuy nhiên, tagặp một số trở ngại nhất định trong việc chọn đề tài, chọn ngôn ngữ phù hợp,chính xác, hấp dẫn người dùng và chậm trễ trong quá trình tiếp nhận phảnhồi
- Truyền thông nội cá nhân với đặc điểm hai chiều, có sự tương tác, đốithoại cá nhân, kênh truyền thông cá nhân (điện thoại, tin nhắn nhanh, email, )giúp tăng mức độ quan tâm của người xem Tuy nhiên, loại hình truyền thông
cá nhân vẫn còn bất lợi khi tùy thuộc quá nhiều vào mức độ phổ biến củainternet và thiết bị truy cập nên mức độ thâm nhập của người dùng ở các vùnglãnh thổ cũng không giống nhau
- Truyền thông liên cá nhân là dạng thức truyền thông trong đó các cánhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm,…nhằm tạo ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi Đó là quá trìnhthông tin, giao tiếp và liên kết cá nhân, chịu tác động và ảnh hưởng lẫn nhau
Trang 21Môi trường truyền thông dân chủ, minh bạch, công khai sẽ kích thích cá nhângiao tiếp.
- Truyền thông nhóm là dạng thức truyền thông được thực hiện và tạoảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm Nó đòi hỏi kĩ năng giao tiếp cao hơn sovới truyền thông liên cá nhân Để đạt hiệu quả cao, các thành viên trong nhómphải tuân thủ các nguyên tắc làm việc chung, phải tích cực chủ động bày tỏ ýkiến Các thành viên cũng phải học cách tôn trọng ý kiến của nhau Loại hìnhtruyền thông này là cơ sở cho sự phát triển tích cực trong xã hội
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về khái niệm quảng cáo Theo hiệp hộiMarketing Mỹ (AMA): “Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diệnkhông trực tiếp của hàng hoá, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người xemttrả tiền để nhận biết người quảng cáo”
Theo Philip Kotler: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông trựctiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xácđịnh rõ nguồn kinh phí”
Theo hội Quảng cáo Mỹ định nghĩa: “quảng cáo là hoạt động truyền báthông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá,dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếpnhằm công kích người khác” [21;tr24]
Những định nghĩa trên cho thấy quảng cáo có đặc điểm sau:
Trang 22đến nhiều khách hàng trong phạm vi mục tiêu dự tính
Quảng cáo là một hình thức quan trọng của khuyến mãi, hậu quả củachiến lược tiếp thị sử dụng bởi các công ty để giao tiếp với khách hàng hiệntại và tiềm năng của họ, quảng cáo là một yếu tố quan trọng trong việc tiếpthị và chi phí quảng cáo có một tài khoản khá lớn của ngân sách nhiều côngty
Từ đó, ta thấy quảng cáo là một hoạt động giao tiếp lời nói không chỉ
để trình bày thông tin mà còn để giành được sự quan tâm của khách hàng vàkết quả là các nhà quảng cáo được hưởng lợi
Quảng cáo phải bắt mắt, dễ đọc và dễ hiểu, vì vậy nó có thể hút sự chú ýcủa người đọc Hai là, quảng cáo phải được thiết kế đẹp, cách diễn đạt sứcthuyết phục cao Điều này tự nhiên tạo ra lợi ích cho người đọc có nghĩa là họ
sẽ thưởng thức nó với niềm vui tại giải trí Người đọc hay khách hàng cảmthấy thích khi đọc những quảng cáo, bất cứ khi nào họ nhìn thấy hoặc nghethấy những diễn ngôn đó họ sẽ cảm thấy quen thuộc với nó hay hiệu quả hơnnữa là người ta sẽ nói với những người khác về sản phẩm hoặc dịch vụ liênquan đến những quảng cáo mà họ đã xem
Điều mà các nhà quảng cáo muốn là khách hàng sẽ mua sản phẩm và
sử dụng dịch vụ của họ Đây là nguồn lợi nhuận hữu hình và là mục tiêucuối cùng của bất kỳ chiến lược quảng cáo nào
1.2.2 Du lịch và quảng cáo du lịch
1.2.2.1 Định nghĩa về du lịch, hành trình du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời
Trang 23sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cáchmạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Vì thế mà thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng Nó bắt nguồn từtiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” làngười đi dạo chơi
Liên hiêp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International UnionOfficial Travel Organization: IUOTO) định nghĩa: “Du lịch được hiểu làhành động du hành đến một nơi khác với đặc điểm cư trú thường xuyên củamình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghềhay một việc kiếm tiền sinh sống ”
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma Italia (21/8 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợpcác mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộchành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyêncủa họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú khôngphải là nơi làm việc của họ”
-Theo (I.I.Pirogionic, 1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động củadân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự chuyển và lưu lại tạm thời bênngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển về thểchất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèmtheo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [21;tr32] Hành trình du lịch là lịch trình được định trước của chuyến đi do cácdoanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định được thời gian chuyến đi nơiđến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển các dịch vụkhác và có giá bán của chương trình
Trang 24Có thể phân loại hành trình du lịch như sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:
+ Chủ động: Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường để xây dựng hànhtrình ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán – thực hiện
Khách : gặp hành trình qua quảng cáo và mua chương trình
+ Bị động: Doanh nghiệp tiếp nhận yêu cầu của khách – xây dựng hànhtrình – khách thỏa thuận lại và hành trình được thực hiện
+ Kết hợp: Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường: xây dựng chươngtrình nhưng không ấn định ngày thực hiện – khách đến thõa thuận và chươngtrình được thực hiện Hành trình này phụ thuộc vào thị trường dung lượngkhông lớn, không ổn định và nó khắc phục được nhược điểm của hai hànhtrình trên
- Căn cứ vào mức giá
+ Trọn gói : được chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ
và hàng hoá phát sinh trong chuyến đi – là loại hành trình chủ yếu của doanhnghiệp
+ Mức giá cơ bản : Có giá của một số dịch vụ cơ bản : giá vận chuyển,lưư trú …
+ Mức giá tự chọn : dành cho khách lựa chọn các dịch vụ với các cấp độchất lượng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau
- Căn cứ vào nội dung vào mục đích chuyến đi
Trang 25+ Nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan
+ Theo chuyên đề : văn hoá, lịch sử
+ Tôn giáo, tín ngưỡng
+ Thể thao, khám phá, mạo hiểm …
- Căn cứ vào một số tiêu thức khác
+ Cá nhân và theo đoàn
+ Dài ngày và ngắn ngày
+ Theo phương tiện giao thông
Hành trình du lịch như là một dịch vụ mang tính tổng hợp, trọn vẹn đượctạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau nên chươngtrình du lịch có những đặc điểm vốn có của sản phẩm là dịch vụ Các đặcđiểm đó là:
– Tính vô hình của hành trình du lịch là không phải là thức có thể cânđong đo đếm, sờ nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống nhưngười ta bước vào một cửa hàng, mà người ta phải đi du lịch theo chuyến,phải tiêu dùng nó thì mới có được sự cảm nhận về nó Kết quả của hành trình
du lịch là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu nó
– Tính không đồng nhất của hành trình du lịch là nó không giốngnhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến đi khác nhau Vì nó phụthuộc rất nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhkhông kiểm soát được
Trang 26– Tính phụ thuộc vào uy tín của các nhà cung cấp thể hiện cụ thể ởviệc các dịch vụ có trong hành trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp.Cũng dịch vụ đó nếu không phải đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽkhông có sức hấp dẫn đối với khách Mặt khác, chất lượng của hành trình dulịch không có sự bảo hành về thời gian, không thể hoặc trả lại dịch vụ vì tính
vô hình của chúng
– Tính dễ bị sao chép và bắt chước là do kinh doanh hành trình du lịchkhông đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại, dung lượng vốnban đầu thấp
– Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động vì tiêu dùng và sản suất dulịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trongmôi trường vĩ mô
– Tính khó bán của hành trình du lịch là kết quả của các đặc tính nóitrên Tính khó bán do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình dulịch như rủi ro về sản phẩm, thân thể, tài chính, tâm lý, thời gian…
1.2.2.2 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên việc khai tháchợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong hoạtđộng du lịch
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.Sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng riêng cho từng vùng miền Mỗiđịa điểm điều có một sản phẩm riêng của mình, chính vì vậy trong quá trìnhphát triển du lịch phải làm ra sản phẩm mang đậm đà bản sắc riêng cho bảnthân riêng của mình
Trang 27Cơ cấu sản phẩm du lịch
Những thành phần tạo lực hútBao gồm các điểm, tuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan,thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổitiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậmnét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng,
Cơ sở du lịch
Cơ sở du lịch gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịchphục vụ nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹthuật phục vụ cho vui chơi giải trí cho du khách, hệ thống các phương tiệnvận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách
Dịch vụ du lịch
Bộ phận này được xem như là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thựchiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụnhà kinh doanh cung cấp
Dịch vụ du lịch là một qui trình hoàn chỉnh, có sự liên kết hợp lý cácdịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trongtoàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt cho du khách về sản phẩm du lịchhoàn chỉnh
Đặc tính của sản phẩm du lịch
a Tính tổng hợp
Hoạt động du lịch là một hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt nhưhoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị giao lưu quốc tế, bên cạnh đó
Trang 28nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, vừa bao gồm nhu cầu đời sốngvật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch
vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của dukhách, nó bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất Mặt khác,tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rấtnhiều ngành nghề
Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng dulịch phải tiến hành qui hoạch du lịch toàn diện
b Tính không dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể
dự trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liềntrao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định Nếu sản phẩm du lịchchưa bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nênkhông bù đắp được Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấytrong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của
du khách làm tiền đề
c Tính không thể chuyển dịch
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và khônggian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất rasản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thểchuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ nơi khác
Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch
Trang 29quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sảnphẩm du lịch trong thời gian, địa điểm nhất định, chứ không có quyền sở hữusản phẩm.
Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sảnphẩm du lịch có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm nhờ thế dẫntới sự lưu thông của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm dulịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cầu du lịch Vì vậy mà công tác tuyêntruyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò quan trọng trong công việc đưasản phẩm du lịch đến với du khách
d Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi)
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạnchế của nhiều nhân tố, trong đó thiếu một điều kiện cũng ảnh hưởng đến toàn
bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trịsản phẩm du lịch
Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới
du lịch phải tuân thủ qui luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác qui hoạch
du lịch, thiết lập và xử lý đúng quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếutố
e Tính thời vụ
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ Nguyên nhân là dolượng cung cấp sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời giannhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung– cầu thay đổi, có thể cung vượt cầu, và cũng có thể cầu vượt cung, gây khókhăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch
Trang 301.2.2.3 Quảng cáo du lịch
Được coi là một thông tin giá trị của thông điệp quảng cáo và để đượctốt hơn, nâng giá trị thông tin đến một mức độ cao hơn Hơn nữa, giống nhưmột quảng cáo sản phẩm, xúc tiến du lịch cần phải được giới thiệu với tất cảmọi người, khách hàng bằng nhiều cách khác nhau : báo chí, truyền hình, thưtrực tiếp, phương pháp tiếp cận ngoài trời vv để dẫn người đọc đến mộtquyết định cuối cùng
Rõ ràng, trong bất kỳ trường hợp , mối quan hệ giữa du lịch và quảngcáo của nó vẫn còn tồn tại Chưa bao giờ có bất kỳ trường hợp mà trong đókhông có liên kết giữa chúng Một quảng cáo du lịch đầy đủ nên ít nhất là câutrả lời một trong những câu hỏi sau đây : Điều gì / Tại sao / Khi / Làm thếnào
Trong các quảng cáo du lịch cũng như trong các loại quảng cáo khác, việc xuất hiện một cách bắt mắt là điều rất quan trọng
Nghiên cứu thị trường của Jo Marney (1988) làm rõ một số tính năngđiển hình liên quan đến minh họa quảng cáo du lịch cho báo Khi nói đến chú
ý đến quảng cáo du lịch, các độc giả trung bình thích minh họa:
• Giải trí
• Xa chứ không phải là những nơi tương đối gần nhà
• Yếu tố ngoài trời
• Cung cấp các hoạt động hoặc các chương trình đặc biệt
• Hình ảnh mang tính chất "bản địa"
Nói cách khác độc giả muốn có thể biết mình vào kỳ nghỉ, tậnhưởng môi trường xung quanh hoặc các hoạt động
Trang 31Ngoài ra, màu sắc, in ấn văn bản và kích thước cũng đóng vai trò quantrọng, bởi vì:
• Màu quảng cáo có lợi thế 50% so với màu đen và trắng
• Không có lợi thế khác biệt cho một trang tay trái hoặc tay phải củatrang quảng cáo
• Vị trí trong một tạp chí hay tờ báo cung cấp
• Kích thước và cách trình bày quảng cáo
• Tiêu đề có ý nghĩa và là tâm điểm chi phối là những đặc điểmquan trọng nhất của một quảng cáo trong việc thu hút độc giả
tiếng Việt hiện nay
1.3.1 Bối cảnh quảng cáo du lịch tại Việt Nam
Quảng cáo du lịch tại Việt Nam đặt trong bối cảnh vừa thuận lợi vừakhó khăn
1.3.1.1 Thuận lợi
- Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, ngày nay cótác động lớn tới đời sống của con người Nó đóng góp lớn cho GDP, đem lạiviệc làm tổng hợp chiếm 11,2% tổng việc làm của quốc gia năm 2016 [85]
Du lịch hoàn toàn có thể đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế, tạo được thế mạnhtrong cạnh tranh quốc gia Đây cũng là một những ngành có nhiều tiềm năng,nguồn lực phát triển từ tự nhiên tới xã hội
- Thị trường du lịch thế giới và khu vực rộng lớn đang được mở ra,mạng lưới giá trị du lịch toàn cầu đang ngày càng lan rộng Với Việt Nam, sự
ra đời của cộng đồng Kinh tế ASEAN cuối năm 2015 mở ra những cơ hội
Trang 32mới cho ngành du lịch Hội nhập cùng với những tác nhân xã hội, văn hóa,chính trị, môi trường hiện đại đã tạo ra diện mạo mới cho ngành du lịch ViệtNam hiện còn là thành viên trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham giaHiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu biết tranh thủ lợi thếthì du lịch sẽ góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước,thúc đẩy quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế
- Nước ta nằm ở khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và được
dự báo là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của thế giới trong thế
kỷ 21 Đây là cơ hội tốt cho du lịch nước ta phát triển, khẳng định vị thế trênthị trường khu vực và thế giới, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức, trởngại
1.3.1.2 Khó khăn
- Chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn yếu kém, trình độ tiếng Anh, về kỹnăng, thái độ trong việc phục vụ khách du lịch còn hạn chế Rào cản về ngoạingữ khiến du lịch Việt Nam tụt hậu rất nhiều so với các nước khác
- Tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và một đội ngũ doanh nghiệp dulịch trong nước còn cần phát triển hơn, bộ máy tham mưu, quản lý nhà nước
về du lịch từ trung ương đến địa phương vẫn cần hoàn thiện Điều này giúpthúc đẩy xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, cũng như tổ chứcquản lý hoạt động du lịch trong nước được đồng bộ, hiệu quả, bền vững
1.3.2 Thực trạng quảng cáo du lịch trên các trang web bằng tiếng Việt Quảng bá du lịch trực tuyến là một kênh mà ngành du lịch Việt Namkhông thể bỏ qua Thực tế, loại hình quảng cáo hết sức hiệu quả này đangđược nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở các quốc gia trong khu vực như
Trang 33Singapore, hay Malaysia, Indonesia hay Đài Loan thậm chí đang dùng cáckênh quảng cáo trực tuyến tại thị trường Việt Nam để tiếp cận với khách hàngnội địa Ngành du lịch Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình giới thiệu,quảng cáo du lịch trên các trang web bằng tiếng Việt Chúng ta đã ưu tiên đầu
tư công tác xúc tiến, quảng bá, khẳng định thương hiệu và hình ảnh điểm đếnViệt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới.Đến năm 2016 tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, doanh thu từ đặt phòngkhách sạn, mua tour du lịch, vé máy bay trực tuyến sẽ chiếm khoảng 60% trêntổng doanh thu (Theo số liệu thống kê từ tổ chức Web In Travel (WIT)) ÔngChandler Nguyễn, giám đốc điều hành của IDM Việt Nam - đơn vị chuyên tưvấn giải pháp trực tuyến và cũng là một trong những đối tác ủy nhiệm củaGoogle tại Việt Nam - cho biết, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm cácthông tin về du lịch trên mạng tại Việt Nam tăng hơn 32 lần Mỗi tháng cóhơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du lịch như du lịchtrong nước, tour nước ngoài, đặt phòng khách sạn, các loại hình du lịch…Những tháng cao điểm, con số có thể gần gấp đôi [85]
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam đang được xem là chưa phát huy hếttiềm năng của loại hình quảng cáo trên Internet Việc tiếp thị du lịch ViệtNam trên internet hiện được đánh giá là vẫn chưa phát huy được tiềm năng.Công tác xúc tiến thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, nhưng sovới các nước chung quanh thì còn nhiều hạn chế Nguồn lực cho lĩnh vực nàynói riêng và cả ngành du lịch nói chung đã ít lại bị phân tán, cho nên quy môhoạt động xúc tiến,quảng bá du lịch Việt Nam trên internet còn quá nhỏ bé,chưa tạo được sức ảnh hưởng lớn đối với truyền thông và tác động đến thịtrường khách mục tiêu Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF) diễn ra ngày 31-
7 vừa qua, nhóm doanh nghiệp du lịch đã nhận xét: “Xúc tiến du lịch ViệtNam mỗi nơi làm một kiểu, mỗi nơi làm một thương hiệu, thiếu đồng bộ và
Trang 34không hiệu quả Đầu tư cho quảng bá của du lịch Việt Nam thuộc hàng thấpnhất Đông Nam Á, thậm chí còn kém hơn cả Campuchia và Lào” [85] Theo
Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh
tế thế giới (WEF), chi tiêu chính phủ Việt Nam dành cho ngành du lịch xếphạng 114 (trên 136 quốc gia được khảo sát); mức độ ưu tiên cho ngành dulịch xếp hạng 101; chất lượng hạ tầng du lịch xếp hạng 113; chỉ số yêu cầu thịthực nhập cảnh xếp hạng 116 (thấp nhất trong các nước ASEAN)
Vấn đề tiếp theo là Việt Nam rất yếu về khâu quảng bá hình ảnh Nhữngthước phim giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa cảnh sắc được quay rấtnghèo nàn, kém hấp dẫn Khi đến tham quan các khu du lịch hầu như kháchkhông tra cứu được tin trên mạng, chẳng thấy chỉ dẫn, quảng cáo màu sắc,hấp dẫn và thu hút khách, phải đến khi khách du lịch tự chủ động hỏi thì mới
có câu trả lời Hình ảnh quảng cáo du lịch rất ít Đã vậy lại không bắt mắt vàthu hút như Thái Lan, Singapore…Thông tin du lịch ở địa phương cònyếu nên khách du lịch trong và ngoài nước khó tìm kiếm Lực lượng quảngcáo ít, lương không cao, do vậy quảng bá du lịch qua con người yếu và thiếu.Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp và nhiều nơi đáng tham quan, nhưng chươngtrình còn nhàm chán và không có nhiều sự đổi mới Khách du lịch đang đứngtrước nhiều sự lựa chọn quá hấp dẫn từ du lịch các nước bạn, trong khi họkhông có nhiều thông tin nếu cần tìm hiểu du lịch Việt Nam
Việt Nam cần thay đổi nhiều hơn và linh hoạt hơn trong các hoạt độngquảng bá du lịch của mình để thu hút du khách bằng cách quảng bá nhiều hơn
và nghệ thuật hơn bằng hình ảnh trên Internet để thu hút người xem.Cần tập trung ưu tiên nguồn lực đổi mới hoạt động xúc tiến du lịch theohướng chuyên nghiệp, xứng tầm, đúng định hướng thị trường và hiệu quả,trong đó cần đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam Đối với lĩnh vực du lịch,
Trang 35trình độ, kỹ năng, thái độ phục vụ của đội ngũ quảng cáolà một trong các yếu
tố quyết định đối với sự phát triển của ngành, vì vậy cần thường xuyên đàotạo, nâng cao nghiệp vụ để trở thành một đội ngũ nhân lực thật sự chuyênnghiệp và có chuyên môn sâu Việc đầu tư phát triển quảng cáo du lịch cầntránh dàn trải mà phải có sự tập trung, trọng điểm, tạo được cú huých, sức lantỏa cho phát triển du lịch các địa phương trong vùng
1.4 Tiểu kết
Chương 1 tập trung vào một số vấn đề then chốt của diễn ngônnhư khái niệm diễn ngôn, đặc trưng của văn bản trong phân tích diễnngôn, ngữ pháp trong phân tích diễn ngôn, Lí thuyết diễn ngôn có tácđộng to lớn tới tất cả các khoa học, chính trị, nghệ thuật Trong đó, cóngành du lịch Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu cả vấn đề lí luận vềquảng cáo và du lịch Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thựctrạng về quảng cáo hành trình du lịch trên các trang web tiếng Việt hiệnnay Rõ ràng diễn ngôn đa phương tiện có một vai trò quan trọng trongmột văn bản quảng cáo hành trình du lịch Với nhận thức như vậy, ở nhữngchương sau, chúng tôi sẽ trình bày về diễn ngôn trong một văn bản quảngcáo hành trình du lịch
Trang 36Chương 2: Ngôn ngữ trong quảng cáo hành trình du lịch nhìn từ lí thuyếtdiễn ngôn đa thức
2.1.1 Dạng cấu trúc của diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch
Diễn ngôn quảng cáo hành trình du lịch có cấu trúc bốn phần: tiêu
đề, phụ đề, nội dung chính, phần kết
- Tiêu đề: nêu khái quát nội dung bài quảng cáo, định hướng chongười đọc và để thu hút sự chú ý Trong đó, bao giờ nó cũng phải nhắctới các điểm đến cùng những hình ảnh lộng lẫy
phải cung cấp nền tảng cần thiết hoặc thông tin phù hợp với chủ đềquảng cáo mà bạn chọn
- Phần nội dung chính bao gồm ba ý:
+ Mục tiêu: nhằm kích thích để khơi dậy mong muốn của kháchhàng tiềm năng đến thăm
Trang 37+ Chi tiết: mô tả chi tiết điểm hấp dẫn của điểm đến, của chuyến dungoạn thu hút bằng những hình ảnh thú vị, hấp dẫn
+ Chính sách: đặt phòng, phụ thu, thời gian, địa điểm, thanh toán,…
- Phần kết: lời kêu gọi, chào đón,…
1 Chẳng hạn như quảng cáo tour Mai Châu – Mộc Châu 2N1Đ – Đền
Bồng Lai - Động Thiên Thai – Thác Dải Yếm - Rừng Thông Bản Áng tại Hotdeal.vn (https://www.hotdeal.vn/ha-noi/tour-trong-nuoc/tour-
m
ai chu –moc chau 2N1Đ- 3 3 4756 html
1 Tiêu đ : ề: Tour Mai Châu – M c Châu 2N1Đ – Đ n B ng Lai - ộc Châu 2N1Đ – Đền Bồng Lai - ề: ồng Lai -
Đ ng Thiên Thai – Thác D i Y m - R ng Thông B n Ángộc Châu 2N1Đ – Đền Bồng Lai - ải Yếm - Rừng Thông Bản Áng ếm - Rừng Thông Bản Áng ừng Thông Bản Áng ải Yếm - Rừng Thông Bản Áng
2 Phụ đề: Ngỡ Ngàng Trước Vẻ Đẹp Thơ Mộng, Hùng Vĩ CủaVùng Cao Nguyên Với Tour Mai Châu – Mộc Châu 2N1Đ – ĐềnBồng Lai - Động Thiên Thai – Thác Dải Yếm - Rừng Thông Bản Áng.Voucher 1,200,000 VNĐ, Còn 690,000 VNĐ, Giảm 43% Chỉ Có TạiHotdeal.vn!
3 Phần nội dung chính
Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phíabắc, có khí hậu ôn đới gió mùa Mộc Châu nổi tiếng với hoa cải trắngthơ mộng, đồi chè xanh mướt, rừng thông và thác nước…
Đến với Tour Mai Châu – Mộc Châu 2N1Đ – Đền Bồng Lai Động Thiên Thai – Thác Dải Yếm - Rừng Thông Bản Áng do HanoiOpen Tourism tổ chức, bạn sẽ được tham quan những điểm đến cực kỳ
Trang 38-thú vị như: Đền Bồng Lai, đèo Thung Khe, Cao nguyên Mộc Châu,thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng, đồi chè trái tim,
- Tận hưởng không khí mát lành miền sơn cước
- Dạo chơi trên thảo nguyên hoang sơ mát lành, thỏa sức ngắm nhìnnhững đồi chè xanh mướt, cùng tìm hiểu về cách thu hoạch chè, quytrình làm chè Ô Long, thưởng thức và mua đặc sản địa phương…
- Tham khảo lịch trình tour tại đây:
NGÀY 01: HÀ NỘI - MỘC CHÂU (ĂN TRƯA, TỐI)
06h30: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách ở khu vực phố Cổ và nhà hát lớn Xe dừng chân trên đường tại khu vực Xuân Mai để Quý khách tự do ăn sáng
10h30: Dừng chân trên đèo Thung Khe để chụp ảnh và ngắm cảnh rừng núi hùng vỹ của Hòa Bình
12h30: Đến Mộc Châu, Quý khách ăn trưa tại nhà hàng, nghỉ ngơi.13h30: Hướng dẫn viên đưa Quý khách đi thăm quan các điểm sau:
• Thác Dải Yếm - Một thác nước tuy nhỏ nhưng mang một vẻ đẹp quyến rũ Tương truyền, dòng thác này là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ
Trường hợp vào mùa khô, thác ít nước chúng tôi sẽ thay thế điểmthăm quan Thác Dải Yếm bằng thăm khu Tượng đài Tây tiến để thăm,nghe và tìm hiểu về Con đường Tây tiến năm xưa và tình hữu nghị Việt
- Lào trong những năm kháng chiến (vé thăm quan tự túc)
• Vườn hoa Happy land - Happy land có diện tích gần 5ha, nằm giữamột thung lũng rộng lớn ở bản Lùn, xã Mường Sang Đến đây, dukhách sẽ được đón chào bởi những thảm hoa được trồng từ nhiều loại
Trang 39hoa khác nhau, trong đó có những loài hoa đặc trưng của vùng TâyBắc) Vé vào cổng tự túc.
• Rừng thông Bản Áng giống như một Đà Lạt thu nhỏ trên đất caonguyên Mộc Châu Tại đây Quý khách có thể thuê xe đạp hoặc ngồi xengựa kéo để dạo vòng vòng ngắm cảnh thư giãn xung quanh Hồ BảnÁng Hoặc đơn giản là leo lên những đồi thông, ngồi nghỉ ngơi và lấylại cân bằng sau những bộn bề cuộc sống nơi thành thị ồn ào
18h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng sau đó về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi Buổi tối Quý khách tự do khám phá cao nguyên Mộc Châu Nghỉ đêm Mộc Châu
NGÀY 2: MỘC CHÂU - MAI CHÂU - HÀ NỘI (ĂN SÁNG,TRƯA)
06h30: Sau bữa sáng tại nhà hàng hoặc khách sạn, Quý khách cùnghướng dẫn viên tiếp tục thăm quan Đồi chè Mộc Sương và chụp hìnhcùng với đồi chè Trái tim, có lẽ đồi chè Mộc Sương không chỉ là đồichè đẹp nhất của Cao nguyên Mộc Châu mà còn là đồi chè đẹp nhấtcủa Việt Nam bởi những luống chè xanh mởn tròn trịa và uốn lượn xangút tầm mắt đưa đến một cảm giác lãng mạn và bình yên Đây cúngchính là vùng nguyên liệu để sản xuất ra những loại chè ngon và nổitiếng mà một trong những thương hiệu nổi tiếng chính là Ô Long trà.09h30: Quý khách lên xe về Hà Nội Trên đường tiếp tục dừng chụphình tại những điểm đẹp mà đoàn chưa kịp chụp hình ngày hôm trước.11h30: Ăn trưa tại Mai Châu Sau bữa trưa, Quý khách có thể khámphá thung lũng Mai Châu bằng xe đạp (hoặc xe điện, chi phí thuê xeđạp hoặc xe điện tự túc) Quý khách thăm những ngôi nhà sàn nhỏ xinhcủa người Thái để tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của họ, thămnhững gian hàng thổ cẩm, cùng học cách dệt thổ cẩm của người Thái
Trang 40và mua những món quà lưu niệm nơi đây Sau đó Quý khách tự do đạp
xe hoặc dạo bộ và mua sắm đồ, chụp hình
14h30: Quý khách lên xe về Hà Nội Trên đường Quý khách dừng thămviếng tại Đền Bồng Lai thờ Đôi Cô Thượng Ngàn sau đó vào thămquan chụp hình tại Động Thiên Thai - một trong những động đẹp nhấtcủa miền Bắc Trên đường về ghé dừng nghỉ ngơi tại đặc sản sữa Ba Vìmua đồ về làm quà cho bạn bè và người
19h30: Xe đưa quý khách tới Hà Nội Kết thúc chương trình Hẹn gặplại Quý khách!
- Địa chỉ trung tâm: 15/165 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Voucher áp dụng cho Tour Mai Châu – Mộc Châu 2N1Đ – ĐộngThiên Thai – Đền Bồng Lai – Mùa Hoa Mận Hoa Đào Hoa Ban