Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
1,31 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN CÁC ĐỢT IPO: BẰNG CHỨNG TỪ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN ATHENS GVHD: TS – Trần Thị Thùy Linh Lớp : TCDN ĐÊM 3 K20 Nhóm thực hiện : Nhóm 2 Tp.HCM, tháng 11- 2012 STT HỌ VÀ TÊN 1 Nguyễn Xuân Vinh (Nhóm trưởng) 2 Đỗ Thị Kim Tuyến 3 Đỗ Thị Thúy Vân 4 Hoàng Thị Minh Thư ( TCDN N2- K19) Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh Tóm tắt Việc định giá cho lần đầu phát hành ra công chúng IPO trong ngắn hạn đã được phân tích bởi nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tham chiếu đến lĩnh vực thị trường chứng khoán quốc tế và có vẻ như đã trở thành một đặc điểm quen thuộc trong hầu hết các thị trường quốc tế. Trong thập kỷ gần đây, chủ đề này đã trở nên phổ biến tại Châu Ân bởi sự gia tăng số lượng các công ty ra công chúng. Bài viết này phân tích một cách thực tiễn về những bước đầu trong quá trình IPO của Hy Lạp để cung cấp một ví dụ về thị trường quốc tế dựa trên hoạt động IPO. Lấy mẫu bao gồm 225 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Athens từ 1/1990 đến 12/2001. Sự hiện diện này thể hiện 79% của các công ty đã IPO trong giai đoạn này, 21% còn lại ( 59IPO trong số 284) không được đưa vào nghiên cứu vì thiếu dữ liệu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng IPO tại Hy Lạp trung bình bị đánh giá thấp hơn so với giá trị nội tại đến 63.92% và 30 đợt IPO (13.3%) được định giá cao hơn so với giá trị nội tại. Định dưới giá ban đầu là 67,14% với công ty công nghiệp, 54,55% với các công ty tài chính và 56,19% với các công ty khác. Về phân ngành, lợi nhuận cao nhất thuộc về Công Nghệ Thông Tin trong khi lợi nhuận thấp là của Viễn Thông. Kết quả cho thấy rằng thị trường IPO tại Hy Lạp chỉ tốt với những nhà phát hành lớn. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ban đầu cho thấy rằng điều kiện thị trường, nhu cầu cao, thời kỳ phát hành nóng sốt và đóng băng (cold-hot issue periods), và giá chào bán độc lập là những yếu tố quan trọng quyết định việc định dưới giá. Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 2 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh 1. Giới thiệu Một số nghiên cứu đã khảo sát kết quả thực hiện của các đợt IPO đầu tiên trong một số thị trường khác nhau. Những tài liệu nghiên cứu này cho rằng định dưới giá ban đầu là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các thị trường chứng khoán, với số tiền định dưới giá khác nhau từ những thị trường khác. Phần lớn các nghiên cứu bao gồm các thị trường chứng khoán của Mỹ (Ibbotson 1975), (Ritter 1984), (Ritter 1991), (Aggarwal và Dahiya 2000), (Tinic, 1989), (Peavy 1990), (Loughran, Ritter et al1994), Vương quốc Anh (Keasey và H. 1992;.Levis 1993), Đức (Uhlir 1989; Ljungqvist 1997) Canada (Jog và L. 1987) (Suret, Cormier và Lemay, 1990), (Falk và Thornton 1992), (jog và Siristrava 1994, jog 1997; Kooli và Suret năm 2001), Trung Quốc (Dongwei và Fleisher, 1999), Thụy Sĩ (Kunz và Aggarwal 1994), Australia (Lee, Taylor et al 1996). Có tương đối ít nghiên cứu về IPO trong thị trường chứng khoán ở các quốc gia không thuộc châu Âu. Trong số đó, {Lee, 1996) điều tra IPO tại Singapore; {Kim, 1995} tại Hàn Quốc, ở Chile, Mexico và Brazil (Aggarwal, Leal et al 1993).(Firth và Liau Tân 1997) tại New Zealand (Laiw, Liu et al 2000) cho Đài Loan. Những nghiên cứu này cũng báo cáo sự tồn tại của việc định dưới giá ban đầu tại các thị trường này. Các nghiên cứu hiện có trên sàn chứng khoán Athens là rất hạn chế và tất cả các bài nghiên cứu xác định trên những mẫu nhỏ và trong thời gian ngắn. Ví dụ (Kazantzis và Levis 1995) nghiên cứu bao gồm 47 đợt IPO và cho giai đoạn 1987-1991.(Papaioannou và Travlos 1995) báo cáo lợi nhuận ban đầu của 101 công ty từ 1987-1994 và xem xét tác động của các thể chế can thiệp cho 96 công ty từ tháng 1 năm 1987 đến tháng 11 năm 1994. Bài viết này mở rộng bài nghiên cứu IPO trên thị trường châu Âu- quốc tế bằng cách kiểm tra các đợt IPO của thị trường chứng khoán Athens (ASE). Cụ thể, kết quả ban đầu của đợt IPO được phân tích. Hơn nữa, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ban đầu của đợt IPO được điều tra bằng cách sử dụng một số giải thích được đề xuất trong các tài liệu IPO. Trong phần 2, tài liệu về IPO ở châu Âu được trình bày và lịch sử của ASE được xem xét một cách ngắn gọn. Dữ liệu và phương pháp được cung cấp trong phần 3. Kết quả trên mức độ điều chỉnh thị trường thô (raw-market) theo mức độ định dưới giá của IPO tách thành các nhóm khác nhau được trình bày trong phần 4. Các yếu tố quyết định sử dụng để giải thích hiện tượng định dưới giá được giải thích phân tích trong phần 5. Các kết quả phân tích hồi quy được báo cáo trong phần 6. Cuối cùng, phần 7 cung cấp một bảng tóm tắt và kết luận. 2. Bằng chứng của việc định dưới giá 2.1. Điều kiện thị trường và việc định dưới giá Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 3 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng người phát hành, bảo lãnh phát hành là có thể có thời gian chào bán thành công khi thị trường đang lạc quan về đợt IPO nói chung và khi nhu cầu IPO cao, để đạt được một phân phối cổ phần suôn sẻ và nâng cao một lượng vốn lớn, (Derrien và Womack 2000) cho rằng độ nóng thị trường hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định một đợt IPO định dưới giá. Thực sự là việc phấn khích hoặc thị trường đang nóng, các nhà đầu tư có thể quá lạc quan về triển vọng của một công ty gây ra mức giá cân bằng tại thị trường thứ cấp lớn hơn trong điều kiện bình thường. Độ nóng sốt thị trường không chỉ ảnh hưởng đến số lượng chào bán thành công mà còn số lượng và sự biến đổi của các đợt IPO định dưới giá. (Kooli và Suret 2001) báo cáo rằng khi thị trường nóng sốt mức độ định dưới giá có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí ba lần. Nếu thị trường là đóng băng mức độ định dưới giá sẽ thấp hơn nhiều. Một số các nghiên cứu được tiến hành ở Hoa Kỳ cho sự tồn tại của định dưới giá ban đầu (Ibbotson 1975) (Aggarwal và Rivoli 1990; Ritter 1991).(Ibbotson và Jaffe 1975) kiểm tra sự tồn tại của thị trường phát hành “nóng sốt” và phát hiện ra rằng một chuỗi thời gian lợi nhuận IPO thể hiện sự phụ thuộc nối tiếp.(Ritter 1984) gợi ý rằng các hiện tượng của thị trường “đợt phát hành nóng” gây ra bởi nguồn tài nguyên chứng khoán. (Loughran và Ritter 2001) chỉ ra rằng định dưới giá là một hình thức bồi thường thiệt hại gián tiếp cho bảo lãnh phát hành để được phân phối thuận lợi dựa trên đợt phát hành nóng.(Hoffman-Buchardi 2001) tìm thấy rằng thị trường IPO là tùy thuộc vào biến động đầy kịch tính. Ông báo cáo rằng giá IPO của một công ty cung cấp như là cơ chế phản hồi để đợt phát hành khác kể bởi vì nó có thể tiết lộ thông tin về một yếu tố giá trị nhất định phổ biến về những triển vọng cho một ngành công nghiệp cụ thể và do đó thay đổi giá trị của các công ty khác. Ngoài ra (Lowry và Schwert 2000) tìm thấy rằng lợi nhuận ban đầu tương quan âm đáng kể với khối lượng IPO trong quá khứ và tương quan dương đáng kể với khối lượng IPO trong tương lai. (Lowry 2000) báo cáo rằng nếu lợi nhuận trung bình ban đầu cao chỉ ra rằng sự nhạy cảm là đặc biệt cao hoặc điều kiện thị trường tốt hơn so với dự kiến, sau đó có nhiều công ty có khả năng sẽ ra công chúng. 2.2. Nghiên cứu trước đây tại Châu Âu Chúng tôi cung cấp trong Bảng 1 tóm tắt các nghiên cứu trước đây về hiệu quả của các đợt IPO ở thị trường châu Âu (Tất cả các quốc gia bao gồm trong mẫu đã là thành viên của Liên minh châu Âu hoặc các nước ứng cử viên để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu - Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan -hoặc các quốc gia có nền kinh tế mạnh ngoài EU như Thụy Sĩ và Na Uy). Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 4 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh Bảng 1 báo cáo kinh nghiệm trước đây trong định dưới giá ban đầu ở nhiều thị trường châu Âu.(Aussenegg 2000a) kiểm tra việc thực hiện của 67 đợt IPO của Áo (trong thời gian 1964-1996) và 159 đợt IPO của Ba Lan (trong thời gian 1991-1998).Kết quả cho thấy lợi nhuận ngày đầu tiên lần lượt là 6,5% và 33,1%. (Kazantzis và Levis 1995) điều tra IPO ở Hy Lạp bằng cách sử dụng một mẫu của 79 doanh nghiệp ra công chúng từ năm 1987 đến 1991. Kết quả cho thấy rằng IPO của Hy Lạp là định dưới giá trung bình khoảng 48,5%. (Keloharju 1993) kiểm tra việc thực hiện 67 đợt IPO của Phần Lan (trong thời gian 1984-1997). Ông báo cáo một định dưới giá là 9,9% đối với mẫu của mình. Cuối cùng (Kiymaz 2000) và (Loughran, Ritter et al 1994) điều tra lợi nhuận ban đầu cho 135 đợt IPO Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian 1985-1998 và 2802 đợt IPO UK trong thời gian 1959-1999 tương ứng. Kiymaz báo cáo lợi nhuận ban đầu là 13,1% và Loughran et al báo cáo 13,9% lợi nhuận ban đầu cho đợt IPO Vương quốc Anh. 2.3. Lịch sử và cấu trúc của ASE ASE được thành lập vào tháng 9 năm 1876 khi chính phủ cấp giấy phép thành lập. Nó là thị trường chứng khoán duy nhất của Hy Lạp. Nó đã trải qua một sự tăng trưởng đáng Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 5 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh kể từ khi thành lập và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Giữa năm 1991 và 1992, sau nhiều năm hầu như không có bất kỳ hoạt động, thị trường chứng khoán Hy Lạp cuối cùng đã bắt đầu đảm nhiệm vai trò của nó như là một nguồn vốn giá rẻ cho các công ty đang phát triển có tiềm năng mạnh mẽ. Giai đoạn 1993-1996 được đặc trưng bởi sự tràn vào và quá mức của các công ty xây dựng vào thị trường chứng khoán và sự biến động lớn về giá cả và chỉ số. Từ đầu năm 1997, giá trị của doanh thu cho thấy dấu hiệu phục hồi và giá bắt đầu có xu hướng tăng trở lại. Trong giai đoạn 1997-2000, nền kinh tế Hy Lạp đã được đặc trưng bởi nỗ lực điều chỉnh kinh tế vĩ mô (ASE Fact Book 2002) đạt được các tiêu chí để trở thành thành viên thứ 12 của Euro Zone. Chỉ số chung tăng từ 954 (ngày 02 tháng 1 năm 1997) đến 5794 (03 tháng 1 năm 2000). Số lượng các công ty giao dịch trên sàn giao dịch tăng từ 119 vào cuối năm 1989 lên 349 vào cuối năm 2001. Hầu hết các doanh nghiệp (66%) được giao dịch tại thị trường chính. Tổng vốn hóa thị trường của các công ty giao dịch từ EU đã tăng từ 938 triệu USD vào cuối năm 1989 tới 30,8 tỷ USD vào cuối năm 2001. Một sự tăng trưởng đáng chú ý khác được quan sát thấy trong vốn cổ phần sau khi ASE niêm yết, đã tăng mạnh từ chỉ có 32,74 tỷ Drahmas vào năm 1990 tới hơn 959 tỷ vào năm 2001. Số lượng cổ phiếu niêm yết tăng từ 95,24 triệu cổ phiếu 1,781.31 triệu cổ phiếu. Sở Giao dịch chứng khoán Athens được chia thành ba thị trường: thị trường chứng khoán chính thức (Kυρια Αγορα - Main Market), một thị trường cho cổ phiếu nhỏ (Παραλληλη Αγορα – Parallel Market) và một thị trường chủ yếu là các công ty công nghệ mới (Νεα Αγορα - New Market). Khác biệt chính giữa thị trường cổ phiếu nhỏ và thị trường chính là trong thị trường cổ phiếu nhỏ nhà bảo lãnh phát hành có trách nhiệm bảo hiểm đầy đủ về việc phát hành và mua cổ phiếu, mà không được bảo hiểm bởi đầu tư công khai, tại giá phát hành. Để quy định này cũng có hiệu lực trong thị trường chính nên có một thỏa thuận giữa các nhà bảo lãnh phát hành và công ty phát hành. 2.4. Quá trình bán cổ phiếu trên thị trường công khai ở Hy Lạp Quá trình bán cổ phiếu trên thị trường công khai ở Hy Lạp bắt đầu với một công ty tư vấn lựa chọn một thị trường chứng khoán, việc chọn lựa cơ chế thành lập và ước tính giá phát hành cổ phiếu điều này xuất phát từ quy trình khả o sát giá(book-building) và được công bố ít nhất một ngày trước khi IPO. Bản cáo bạch được nộp lên các bộ phận có thẩm quyền của sàn giao dịch chứng khoán Athens phù hợp với các quy định niêm yết và các quy định có hiệu lực. Trong bản cáo bạch, mục đích sử dụng các quỹ mới phải được chú thích rõ ràng và thông tin chi tiết về các công ty, các cổ đông kiểm soát công ty và các công ty con của nó phải được cung cấp. Bản cáo bạch nên có sẵn 45 ngày trước khi chào bán ra công chúng , phải được xem xét và giải thích thêm hoặc bổ sung dữ liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình niêm yết có thể được yêu cầu bởi tổ chức phát hành. Tất cả các bản cáo bạch phải được sự Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 6 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh chấp thuận của Ủy ban thị trường vốn (CMC) trước khi được công bố. Nếu CMC quyết định rằng thông tin bổ sung được yêu cầu bản cáo bạch phải được đệ trình lên Ban giám đốc ASE trong vòng sáu tháng. Ban giám đốc ASE kiểm tra và cung cấp thêm dữ liệu để Ủy ban thị trường vốn phê duyệt chính thức việc chào bán ra công chúng. Ban giám đốc ASE(Quyết định số 77/22.9.2000) phân loại các công ty sẽ bán cổ phiếu trên thị trường công khai theo các hoạt động của họ thành14 loại chính. Việc niêm yết diễn ra trong vòng 15 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt việc niêm yết của Ban giám đốc ASE, trừ khi tổ chức phát hànhyêu cầu trì hoãn. Trong mọi trường hợp cổ phiếu phải được niêm yết trong vòng một tháng từ khi chào bán ra công chúng. Giá phát hành cuối cùng được quy định bởi các nhà bảo lãnh phát hành và được công bố một ngày sau khi hoàn thành việc chào bán ra công chúng. Niêm yết trên thị trường chính yêu cầu thả nổi ít nhất là 25% cổ phiếu đang lưu hành của công ty cho công chúng hoặc khi đợt chào bán liên quan đến việc tăng vốn cổ phần phải bán cổ phần hiện có của công ty cho các cổ đông khác. Các công ty lớn có thể đáp ứng các tiêu chí phân tán ngay cả với việc phân bổ 5% vốn cổ phần của họ. Để đáp ứng các tiêu chí cho việc lưu hành miễn phí đầy đủ các cổ phần này phải được phân bổ ít nhất cho 2000 nhà đầu tư và không ai có thể tham gia nhiều hơn 2%. Trong thị trường cổ phiếu nhỏ, thả nổi hoàn toàn 20% vốn cổ phần của công ty muốn tăng vốn cổ phần thông qua việc chào bán ra công chúng. Các cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu nhỏ phải được phân phối cho ít nhất 1000 nhà đầu tư và không có người nào trong số họ sở hữu hơn 2% số cổ phần được niêm yết và 80% cổ phần phân phối ra công chúng phải xuất phát từ sự gia tăng vốn cổ phần của công ty. Giá trị sổ sách tối thiểu của vốn chủ sở hữu để niêm yết trên thị trường chính là 11,7 triệu Euro trong khi số tiền tương ứng cho thị trường cổ phiếu nhỏ là 3 triệu Euro. Các công ty xin niêm yết phải có một hồ sơ giao dịch ít nhất là năm năm trên thị trường chính và ba năm thị trường cổ phiếu nhỏ. 2.5. Sự biến động ngày giao dịch đầu tiên Cũng như ở hầu hết các thị trường mới nổi, ASE đã áp đặt trần từ năm 1992. Mục đích của quy định này là để bảo vệ thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư từ các thị trường không chính thức và từ các cuộc tấn công đầu cơ có thể được gây ra bởi môi trường dễ bị tổn thương của một thị trường mới nổi. Quy định này được áp dụng cho tất cả các cổ phiếu từ ngày giao dịch đầu tiên của chúng. Đặc biệt từ ngày đầu tiên của giao dịch giá một cổ phiếu mới niêm yết có thể dao động từ ±8%. Khi giá cổ phiếu đạt trần ± 8%, sau đó giá cổ phiếu được cố định cho đến khi cầu và giá cổ phiếu giảm xuống dưới +8% hoặc cung và giá cổ phiếu tăng lên trên -8% trong cùng một ngày. Nếu không có thay đổi xảy ra sau đó cổ phiếu sẽ bắt đầu giao dịch lại vào ngày mở cửa tới. Nếu cầu và cung tiếp tục cao/thấp vào thời điểm trước khi giao dịch trong ngày hoặc trong quá trình giao dịch sau đó chứng khoán khóa lại và giao dịch chứng khoán được chuyển giao cho ngày hôm sau. Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 7 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh Sau năm 1996 quy định giao dịch thay đổi và bây giờ các cổ phiếu mới niêm yết được phép dao động từ ±100% nhưng chỉ cho ba ngày giao dịch đầu tiên. Trước năm 1996, giới hạn cho thời kỳ đầu này là ± 8%, nói cách khác không có bất kỳ sự khác biệt nào trong quy định giao dịch cho các cổ phiếu mới niêm yết trong ASE và các cổ phiếu đã niêm yết. Tuy nhiên, quy định này thay đổi sau 19/11/1999 và giá cổ phiếu của một công ty IPO không dao động giữa bất kỳ giới hạn nào trong ba ngày giao dịch đầu tiên. Vì vậy thị trường tự do định giá giá của một cổ phiếu mới niêm yết mà không có sự tồn tại của giá trần. Bằng cách loại bỏ các giới hạn giá cổ phiếu gia nhập vào ASE có thể đạt được (mất) bất kỳ tỷ lệ phần trăm giá trị của nó theo duy nhất đánh giá của nhà đầu tư. Từ ngày giao dịch thứ tư của một cổ phiếu mới niêm yết giá chứng khoán tiếp tục dao động trong khoảng giá trần. Giá trần được tăng từ ±8% cho đến ngày 25/1/2000 đến ±10% và sau đó ±12%.Nếu lệnh mua tại giới hạn trên hoặc lệnh bán tại giới hạn dưới trong mười lăm phút, hạn mức giao dịch của cổ phiếu cụ thể đó sẽ được mở rộng ±18%. Giao dịch tối đa hàng ngày duy trì ở mức ±12% tại ngày mở cửa phiên giao dịch của ASE mặc dù nó có thể phải được mở rộng đến ±18%. Sự thay đổi trong biến động sẽ ảnh hưởng đến bài nghiên cứu cho đến khi mẫu được chia thành bốn giai đoạn so với kết quả ban đầu. Đầu tiên là khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 12 năm 1992 khi không có giá trần trong ba ngày giao dịch đầu tiên. Từ tháng 1 năm 1993 cho đến tháng 9 năm 1996 chúng tôi có giá trần ± 8% của tất cả các đợt IPO được niêm yết trong ASE. Thứ ba là khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1996 cho đến tháng 12 năm 1999 với giá trần ± 100% trong tất cả các đợt IPO ra công chúng. Thứ tư bao gồm khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2001 khi không có giá trần và giá sàn và IPO có thể đạt được một tỷ lệ rất cao so với nhu cầu. 3. Dữ liệu và phương pháp 3.1. Dữ liệu Bài nghiên cứu xem xét hiệu quả của 225 đợt IPO được niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán chính thức Athens và thị trường chứng khoán nhỏ. Dữ liệu chủ yếu lấy từ các bản cáo bạch của các đợt IPO, cơ sở dữ liệu sắp xếp theo dãy, báo chí hàng ngày, tạp chí các nhà đầu tư, các báo cáo của ASE (Lịch sử của ASE, những cuốn sách thực tế, bản tin thống kê) và trang web của ASE(www.ase.gr). Bản cáo bạch đã được tham khảo từ thư viện và trang web của ASE và nguồn của Ủy ban thị trường vốn. Dữ liệu cho mỗi đợt phát hành liên quan đến giá chào bán, tổng tiền thu được, tuổi của các công ty IPO, tỷ lệ cổ phiếu giữ lại bởi chủ sở hữu, nhà bảo lãnh phát hành, thu nhập dự đoán, ngày kết thúc của đợt chào bán…được rút ra từ các bản cáo bạch. Thông tin bổ sung khác về các công ty được lấy từ cơ sở dữ liệu có sẵn tại thư viện công cộng của ASE. Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 8 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh Bảng 2 cung cấp cách phân loại của các đợt IPO trong bài nghiên cứu, vào hai thị trường của Hy Lạp (Main - Parallel). Số lượng cao nhất của các đợt IPO được quan sát thấy vào năm 2000 với 51 đợt IPO (16 trong thị trường chính và 35 trong thị trường cổ phiếu nhỏ), tiếp theo là 44 đợt IPO vào năm 1994 (trong nhiều năm này các công ty xây dựng đã được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Athens) 34 đợt IPO trên thị trường chính và 10 đợt IPO trong thị trường cổ phiếu nhỏ).Số lượng thấp nhất của các đợt IPO được niêm yết trong năm 1992 với 4 công ty (Số liệu của sách giới thiệu thực tế ASE 2002 cho thấy thanh khoản thấp trên thị trường trong thời gian đó-do thiếu nguồn dữ liệu tác giả đã không bao gồmnăm1992). Bảng 2 cũng báo cáo phân bổ của các đợt IPO và tổng tiền thu được theo năm.Tỷ lệ cao nhất(42,53%) của tổng số tiền thu được thực hiện vào năm 2000,tiếp theo là 22,39% năm 2001. Tổng số tiền thu thấp nhất được báo cáo trong năm 1993 với 0,91% trên tổng số mẫu của 11 năm nghiên cứu của tác giả. Theo quan điểm về số lượng của các đợt IPO và tỷ lệ phần trăm của tổng tiền thu được. Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 9 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh Bảng 3 báo cáo phân chia của IPO giữa các ngành và phân chia chi tiết các ngành. Trong số 225 đợt IPO, 163 đợt IPO được phân loại theo ngành công nghiệp, 19 đợt IPO theo ngành tài chính, và số 43 IPO còn lại theo các ngành khác. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhóm ngành xây dựng đứng đầu với 31 đợt IPO tiếp theo là 21 đợt IPO trong cả hai ngành Thực phẩm / Đồ uống và các lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong nhóm lĩnh vực đầu tư tài chính bao gồm 10 đợt IPO tiếp theo là nhóm ngành ngân hàng với 6 đợt IPO. Trong lĩnh vực khác ngành giải trí có 11 đợt IPO. Hy Lạp là một quốc gia dựa vào du lịch và các công ty tập trung trong giải trí cũng được thành lập trong cả nước. Về tổng số tiền thu được, khu vực công nghiệp dẫn đầu với 61,40% tổng số vốn gia tăng IPO. Tiếp theo là lĩnh vực tài chính với 20,89% và các công ty khác là 17,70%. Nhóm viễn thông chiếm vị trí đầu tiên với 40,39% tổng số tiền thu được trong lĩnh vực công nghiệp và nhóm điện tử đứng thứ hai với 14,97%. Nhóm ngân hàng chiếm vị trí đầu tiên trong lĩnh vực tài chính với thị phần 86,38%. Cuối cùng, trong nhóm các công ty Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 10 [...]... có IR và Mair thấp hơn so với các công ty báo cáo đa dạng hóa số tiền thu gộp Kết quả trình bày một dãy số gia tăng giữa IR và Mair với sử dụng tiền gia tăng từ thị trường chứng khoán Athens Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 19 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 GVHD: TS Trần Thị Thùy Trang 20 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO... Trang 34 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh GVHD: TS Trần Thị Thùy 7 Tóm tắt và kết luận Tài liệu về việc thực hiện IPO cho thấy rằng các nhà đầu tư mua đợt IPO ở mức giá bán kiếm được lợi nhuận cao vào ngày giao dịch đầu tiên (ngày giao dịch ban đầu cho một số IPO khi có một trần ± 8%) Nghiên cứu này nhằm mục đích để cung cấp thêm bằng chứng quốc tế về các đợt IPO bằng cách kiểm tra... chỉnh vượt mức khoảng từ -22,35% đến 451,51%, trong khi MAIR khoảng từ -42,74% đến 752,50% 4.2 Mức độ của định dưới giá của IPO chia thành các nhóm khác nhau Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 16 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 GVHD: TS Trần Thị Thùy Trang 17 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh GVHD: TS Trần Thị Thùy Kết quả... DM, HOT và LB có ý nghĩa ở một phần trăm LB vẫn không phù hợp với các dấu hiệu dự đoán R2 điều chỉnh là 0,599 giảm nhẹ từ mô hình 2a Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 32 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 GVHD: TS Trần Thị Thùy Trang 33 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 GVHD: TS Trần Thị Thùy... niêm yết trên thị trường 3.2 Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đo lường kết quả ban đầu bằng cách sử dụng phương pháp truyền thống mà các lợi nhuận ban đầu (RIR) vào ngày giao dịch đầu tiên được tính như sau: Lợi nhuận ban đầu được điều chỉnh theo các thay đổi thị trường có tính đến sự biến động chỉ số tổng hợp của thị trường chứng khoán Athens (ASE CI) giữa ngày đóng cửa và ngày giao dịch đầu tiên... tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh GVHD: TS Trần Thị Thùy Bảng 5 minh họa trung bình của lợi nhuận ban đầu chưa điều chỉnh (IR) và định dưới giá ban đầu điều chỉnh theo thị trường (MAIR) của 225 đợt IPO của mẫu được chia theo năm niêm yết Nó được chia trong bảng A mà trình bày IR và MAIR chỉ dựa vào lợi nhuận của ngày giao dịch đầu tiên và B Bảng trình bày kết quả thực tế của IR và MAIR... cao hơn từ bất kỳ nghiên cứu chúng tôi đã cung cấp cho thị trường châu Âu và cao hơn nhiều từ những bằng chứng cuối cùng là 51,7% (Kazantzis và Thomas 1996) cho thị trường chứng khoán Athens Kết quả phân tích hồi quy đa biến trên các yếu tố quyết định của việc thực hiện ban đầu của đợt IPO cho thấy điều kiện thị trường (MC) mức độ nhu cầu (DM), thời kỳ đóng băng (COLD), thời gian nóng sốt (HOT) và giá... số của thời gian với trần ± 8% và ± 100% đã tăng lên đáng kể Trong năm 1994 khi trần đã được cố định tại mức ± 8% của các ngày giao dịch sau tăng 3,4 lần trong RIR và 3,8 lần đối với MAIR Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 14 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh GVHD: TS Trần Thị Thùy Hình A của bảng 6 cho thấy sự phân bổ của RIR và MAIR Có 37 và 38 đợt IPO với lợi nhuận ban đầu... của các biến giải thích được bao gồm Chúng tôi nhận thấy rằng các hệ số tương quan giữa LGP và SIZE (Log) là 0,862 giữa OPI và MC là 0,766 giữa LGP và DM là -0,7 giữa HOT và DM là 0,4 và giữa COLD và LGP là 0.41.All hệ số Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 31 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh GVHD: TS Trần Thị Thùy tương quan khác ít hơn 0,30 Vì vậy chúng tôi chạy hồi quy từng... dụng như một điểm chuẩn thị trường ACI là chỉ số chính và được công nhận là chỉ số tổng thể của hoạt động thị trường ở Hy Lạp (ASE Fact Book 2002) Nó bao gồm một số cổ phiếu đại diện từ các thành phần khác nhau mà chiếm một phần đáng kể trong tổng vốn hóa thị trường ASE Nhóm 2 -TCDN Đêm 3 – Cao học K20 Trang 12 Đề tài: Thị trường trước và sau khi thực hiện IPO Linh GVHD: TS Trần Thị Thùy 4 Kết quả: 4.1