HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG MOBIFONE Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Thông tin di động – Mobifone. Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Thông tin di động – Mobifone
Trang 3Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, hiệu quả của công tác đầu tư nói chung
và hoạt động đầu tư của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng ngày càng được quan tâm hơn Cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước,
bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng được cải thiện
Viễn thông Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, hiện đại hoá tăng tốc
độ phát triển đã đạt được những kết quả quan trọng Được coi như một ngành tạo dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế, phát triển viễn thông là một cách thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các ngành khác trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhận biết được vai trò quan trọng của hệ thống thông tin liên lac, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi cho sự phát triển của công nghệ viễn thông Một trong những dịch vụ hiện đại nhất, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng nhất là dịch vụ thông tin
di động
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin của mọi người ngày càng tăng lên nhanh chóng Để đáp ứng xu thế này, trong những năm qua lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam được quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà Nước Bằng những chính sách hợp lý, nước ta vừa xây dựng được một mạng lưới thông tin mạnh phục vụ xã hội vừa thu được cho ngân sách một khoản thu rất lớn Vì thế, trong giai đoạn tới đây, Nhà nước tiếp tục làm vững mạnh hệ thống thông tin di động bằng cách cho phép một
loạt các Công ty khác nhau đầu tư vào lĩnh vự thông tin di động
Trang 6Công ty Thông tin di động – Mobifone (VMS) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, Công ty Thông tin di động đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động
Mặc dù, hiện nay Công ty Mobifone đang nắm giữ thị phần khá cao nhưng Công ty sẽ phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã đặt ra cho Công ty những khó khăn và thách thức mới, cần phải có những bước chuẩn bị kịp thời để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, tiếp tục phát huy được vị thế của mình trên thị trường
Nhu cầu sử dụng dịch vụ di động hiện nay ở nước ta cũng còn khá lớn Đây chính là một cơ hội cho Công ty tiếp tục phát triển Tuy nhiên, việc đầu tư cần phải được thực hiện như thế nào cho hợp lý nhất, tạo được hiệu quả cao nhất, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới Để làm được điều này, Công ty cần phải đánh giá lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những năm qua, đặc biệt là quá trình đầu tư, phát triển mạng Mặc dù, hoạt động của doanh nghiệp đến nay vẫn mang lại lợi nhuận cao nhưng nó chưa thật sự đạt được hiệu quả tối đa Việc đánh giá hoạt động thẩm định các công trình đầu tư là một trong những hoạt động hết sức quan trọng đối với Công ty Mobifone nhằm tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả cao Bên cạnh những kết quả mà Công ty đã đạt
Trang 7được vẫn còn nhiều những hạn chế, tồn tại nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của đơn vị như trình độ đội ngũ nhân viên tham gia vào công tác thẩm định chưa được đào tạo một cách bài bản, chủ yếu làm theo thói quen, kinh nghiệm người trước truyền người sau, quy trình thẩm định còn chồng chéo,…
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Thông tin di động – Mobifone” làm nội dung nghiên cứu luân văn cao học Quản trị kinh doanh của mình Thông qua việc nghiên cứu lý luận về công tác thẩm định dự án đầu tư và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Công ty trong giai đoạn hiện nay, luận văn mong muốn đề xuất một só giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công ty, với hy vọng Công ty có thể vận dụng để đạt được sự phát triển thành công
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề thẩm dịnh dự án đầu tư đã được các nhà nhà khoa học, các nhà nghiên cứu rất quan tâm nghiên cứu Liên quan đến vấn đề này ở nước ra đã
có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ đề cập và giải quyết
Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu sau:
GS.TS Bùi Xuân Phong - Giáo trình Quản trị dự án đầu tư - NXB
Bưu điện (2006) Đây là giáo trình giảng dạy và học tập của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này Nội dung cuốn sách đề cập những kiến thức thiết thực về quản trị dự án đấu tư
PGS.TS Từ Quang Phương – Giáo trình Quản lý dự án (tái bản lần
thứ 3), NXB Đại học Kinh tế quốc dân Đây là một trong các giáo trình
Trang 8chính dung làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán đầu
tư tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Giáo trình là sự kế tiếp logic, khoa học những kiến thức liên quan đến đầu tư
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên - Giáo trình Lập dự án đầu
tư (2012 – tái bản lần 2) , NXB Đại học Kinh tế quốc dân Giáo trình này
ngoài các vấn đề về Lập dự án đầu tư có đề cập thêm một số vấn đề về quản lý dự án đầu tư
Đỗ Trọng Hoài - Giáo trình Quản trị dự án đầu tư (2002), Trường
Về luận văn thạc sỹ hiện có một số đề cập đến đấu thầu như:
Nguyễn Thị Quyên – Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
Hoàng Lê Minh – Nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây
Bùi Tiến Hùng – Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định
dự án đầu tư tại văn phòng thẩm định Bộ kế hoạch đầu tư
Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Thông tin
di động Mobifone để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Thông tin di độn –Mobifone
Trang 93 Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về
thẩm định dự án đầu tư, các hình thức, phương thức, nguyên tắc thẩm định, một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định của Công ty Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: Thẩm định dự án đầu tư là gì? Quy trình thẩm định dự án đầu tư như thế nào?
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng về hoạt động thẩm định tại Công
ty Thông tin di động, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Công ty trong thời gian tới Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: Hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Công ty Thông tin di động hiện tại như thế nào? Công ty cần làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Công ty?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công
ty Thông tin di động – Mobifone
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt
thẩm định dự án đầu tư tại Công ty Thông tin di động Mobifone giai đoạn
2011 -2013 và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Công ty
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau mang tính chất truyền thống trong nghiên cứu kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu
Trang 10- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ bản chất và biểu hiện cũng như hoạt động thẩm định dự án đầu tư
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án, trên cơ sở đó nghiên cứu giải pháp hoàn thiện hoạt động thảm định dự án đầu tư của Công ty Thông tin di động trong thời gian tới
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư
Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Công ty
Thông tin di động – Mobifone
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu
tư tại Công ty Thông tin di động – Mobifone
Trang 11CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Dự án đầu tư
1.1.1 Khái niệm
Theo luật đầu tư, dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của dự án đầu tư
1.1.2.1 Yêu cầu của dự án đầu tư
1.1.2.2 Vai trò dự án đầu tư
1.1.2.3 Ý nghĩa của dự án đầu tư khả thi
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư
- Phân loại theo thẩm quyền quyết định và cấp phép đầu tư
- Phân loại theo trình tự lập
- Phân loại theo nguồn vốn
- Các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu tư
1.1.4 Chu kỳ dự án đầu tư
Chu kỳ của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một
dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động
Ta có thể minh họa chu kỳ của dự án đầu tư theo hình sau đây:
Trang 12Trong ba giai đoạn trên giai đoạn chuẩn bị đầu tư có một vai trò quan trọng, nó tạo điều kiện để cho sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau của dự án, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư
1.1.5 Dự án đầu tư viễn thông
* Công trình Viễn thông
- Công trình cáp chôn trực tiếp
- Công trình tuyến cáp chôn qua sông
- Công trình cống bể cáp và kéo cáp, công trình tuyến cáp treo
* Công trình máy thông tin
- Các loại tổng đài Host, vệ tinh, độc lập
- Các loại tổng đài MSC, BSC, truy nhập thuê bao, nhắn tin
- Hệ thống thiết bị truyền dẫn quang
- Hệ thống truyền dẫn vi ba
- Mạng viễn thông nông thôn
- Mạng Internet, VoIP, thiết bị mạng NGN
- Hệ thống tiếp đất chống sét (cả thiết bị)
- Trạm thông tin vệ tinh VINASAT
- Thiết bị trạm BTS, CS, điện thoại thẻ
* Đặc điểm dự án đầu tư Viễn thông
Ý đồ về dự
án đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Vận hành các kết quả đầu tư
Ý đồ về dự
án mới
Trang 13- Dự án đầu tư trong ngành Viễn thông thường là các dự án đầu tư lớn, có giá trị cao và thời gian thu hồi vốn nhanh
- Ngành Viễn thông là một trong những ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao vì vậy công nghệ luôn phải là công nghệ mới nhất, hiện đại nhất và tiên tiến nhất
- Thực chất của dự án đầu tư Viễn thông là đầu tư xây dựng cơ bản,
vì thế yếu tố con người không chỉ đòi hỏi phải có trình độ về khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ cao mà còn phải am hiểu về quản lý xây dựng, nắm vững thủ tục về xây dựng cơ bản, các luật, văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành trong công tác xây dựng cơ bản
- Tổng thể một dự án Viễn thông bao gồm các trang thiết bị, kỹ thuật đồng bộ cấu thành các hệ thống và mạng đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, thực thi trong một tổng thể các đơn vị, bộ phận chức năng khác nhau
- Các dự án đầu tư Viễn thông thường là các dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nên ngoài nguồn vốn của Viễn thông cần phải huy động các nguồn vốn khác
1.2 Thẩm định dự án đầu tƣ
1.2.1 Một số khái niệm về thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án là quá trình thẩm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó ra các quyết định đầu
tư hoặc cho phép đầu tư và triển khai dự án
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
1.2.2.1 Sự cần thiết khách quan phải thẩm định dự án đầu tư
- Để đảm bảo tính khách quan dự án đầu tư
Trang 14- Người thẩm định đứng trên gốc độ rộng hơn khi lập dự án đầu tư sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn rộng hơn về dự án đầu tư doanh nghiệp, nền kinh tế môi trường
- Phát hiện sữa chữa những khuyết điểm
- Xác định những cái lợi, cái hại của dự án trên mặt để có biện pháp khai thác hoặc khống chế
- Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư yêu cầu
1.2.2.2 Mục đích, ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư
A, Mục đích:
Công tác thẩm định trong quá trình thực hiện phải đạt được cái mục đích sau đây :
- Đánh giá được tính hợp lý của dự án
- Đánh giá tính khả thi của dự
B, Ý nghĩa :
- Thông qua thẩm định dự án đầu tư giúp ta xác định ích lợi của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên các lĩnh vực : pháp lý, thị trường, kỹ thuật – công nghệ, tài chính và lợi ích kinh tế- xã hội
- Giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự
án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương hay của vùng và cả nước
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất
- Giúp cho các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vạy hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư
Qua thẩm định giúp xác nhận được tư cách pháp nhân và khả năng tài chính, sản xuất của các bên tham gia đầu tư
Trang 151.2.3 Căn cứ và nội dung thẩm định dự án đầu tư
1.2.3.1 Căn cứ pháp lý để thẩm định dự án đầu tư
A, Văn bản pháp luật chung :
- Luật đầu tư
- Luật viễn thông
- Luật đấu thầu
- Luật đất đai
- Luật ngân sách
- Luật thuế VAT
- Pháp lệnh bưu chính, viễn thông
- Luật môi trường
B, Một số văn bản pháp luật và quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư
- Luật Đấu tư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Luật Đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Luật Thương mại của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội
- Nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư
Trang 16- Thông tư 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định
dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư (đã được sửa đổi)
- Thông tư 07/2000/TT-BKH ngày 03/07/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và báo cáo đầu tư
- Thông tư 11/2000/TT-BKH ngày 11/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
về nội dung tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và báo cáo đầu
tư
- Thông tư 04/2003/TT-BKH ngày 17/6/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, sửa đổi, bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư
1.2.3.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Theo văn bàn quản lý hiện hành, nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn của nhà nước phải tuân theo các quy định trong văn bản quản lý của nhà nước, đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, chủ đầu tư tự quyết định các nội dung cần thẩm định Song nhìn chung các nội dung thẩm định đều gắn chặt với việc xác định tính khả thi của dự án đầu tư và thường bao gồm những nội dung cơ bản sau:
A, Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
B, Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án