1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thành kiểm toán

43 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 1 ĐỀ TÀI: HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN GIẢNG VIÊN HD: ĐỖ THỊ HẠNH SINH VIÊN TH : NHÓM 0 Lớp : DHKT TH THANH HÓA, THÁNG 10 NĂM 2014 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường với nền kinh tế đang phát triển, sự ra đời của các doanh nghiệp trẻ đầy triển vọng khiến cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư sản xuất kinh doanh đầu tư mới máy móc, trang thiết bị hiện đại cho sản xuất, do vậy doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Các nhà đầu tư cần có những tài liệu để có sự đầu tư đúng đắn, ngoài ra nhà nước cần có những thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, người lao động cần có thông tin đáng tin cậy về hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách tiền lương và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính ra đời với vai trò, chức năng xác minh và tư vấn không chỉ giup cho sự quản lý vĩ mô của nhà nước mà còn có ý nghĩa cho bản thân doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm. Nếu như báo cáo tài chính cung cấp tài cung cấp cho người đọc thực trạng tài chính của doanh nghiệp thì báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính sẽ gây dựng lòng tin cho người sử dụng đối với báo cáo tài chính đó. Đối với những đối tượng quan tâm tới báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán, họ chỉ quan tâm tới kết quả của cuộc kiểm toán đượ trình bày trên báo cáo kiểm toán. Vì vậy giai đoạn hoàn thành kiểm toán để đưa ra kết luận kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp và lấp báo cáo tài chính là hết sức quan trọng đối với kiểm toán viên, đối với những người sử dụng thông tin tài chính và đối với bản thân doanh nghiệp được kiểm toán. Nhận thức vai trò quan trọng của giai đoạn kiểm toán này, nhóm em lựa chọn đề tài “Hoàn thành kiểm toán” làm đề tài tiểu luận. Kết cấu của bài tiểu luận gồm 3 nội dung Chương 1: Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán Chương 2: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán trong giai Trang 1 đoạn hoàn thành kiểm toán. Trong quá trình tìm hiểu và làm bài nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót mong cô giáo, các bạn trong lớp thông cảm và đóng góp ý kiến để bài làm nhóm em hoàn thiện hơn Trang 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CHUẨN BỊ HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN. 1.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng Nợ tiềm tàng là các nghĩa vụ có thể có do một sự kiện đã xảy ra tạo nên. Tuy nhiên những nghĩa vụ này có hay không còn tùy thuộc vào những sự trong tương lai và nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị. VD: Công ty dệt may A chuyên sản xuất quần áo cho trẻ em vào ngày 28/11/2009 công ty bị khách hàng kiện vì phát hiện trong quần áo mà công ty sản xuất có chất độc hại cho người sử dụng. Tòa mở phiên xét xử vào ngày 27/3/2010. Nếu những nh ận định và khởi kiện của khách hàng là đúng thì công ty sẽ phải bồi thường, và khoản bồi thường đó sẽ trở thành một khoản nợ tiềm tàng cho công ty. Thông thường nợ tiềm tàng có thể phát sinh do những nguyên nhân sau: - Các vụ kiện chưa xét xử do đơn vị xâm phạm quyền s ở hữu công nghiệp, hoặc về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm. VD: Công ty SX bánh kẹo X vừa tung ra thị trường 1 SP mới và được tiêu thụ khá mạnh trên thị trường, s au 1 thời gian ngắn , công ty Y vốn là 1 công ty SX bánh kẹo nổi tiếng đã kiện công ty X vì làm nhái theo SP của mình và bắt bồi thường 50 triệu USD. Cho đến thời điểm khóa sổ, sự việc vẫn chưa được giải quyết và không thể đưa ra 1 kết luận chắc chắn nào. - Những tranh chấp về thuế với cơ quan thuế. VD: Công ty XNK A vừa SX , vừa nhận hàng gia công cho nước ngoài . Vào thời điểm quyết toán thu ế, tổng s ố thuế XK mà công ty phải trả là 32 triệu. Tuy nhiên, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì số thuế XK mà công ty phải trả lên tới 45 triệu.Cơ quan thuế cho rằng một s ố nguyên vật liệu công ty A dùng để SX sản phẩm và XK ra nước ngoài đã được công ty A ghi nhận vào hàng nhận gia công cho nước ngoài để không phải chịu thu ế, công ty A lại không đồng ý với ý kiến trên của cơ quan thuế. Trang 3 - Các bảo lãnh về công nợ của người khác. VD: 7.200x. Công ty TNHH A bảo lãnh cho công ty TNHH B đi vay nợ ngân hàng số tiền 50 triệu, thời hạn 2 năm. 11.200x + 1. Công ty B bị phá sản và không có khả năng chi trả số tiền nợ đó cho ngân hàng. Ngân hàng đã khởi kiện công ty A và bắt công ty A phải bồi thường khoản thiệt hại đó cho mình. Tòa án mở phiên tòa xét xử vào 3.200x + 2. Một số thủ tục kiểm toán có thể sử dụng để tìm kiếm các kho ản nợ tiềm tàng của đơn vị: - Trao đổi với nhà quản lý đơn vị về khoản nợ có các khoản nợ tiềm tàng chưa được công bố. Kiểm toán viên cũng can yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình cam kết đã công bố đầy đủ các khoản nợ tiềm tàng mà đơn vị đã biết. - Yêu cầu luật s ư hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấpthư xác nhận. - Xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị. - Sau cùng kiểm toán viên phải đánh giá tầm quan trọng của các khoản nợ tiềm tàng và nội dung cần thiết công bố trên BCTC. Nếu khả năng xảy ra các khoản này đã rõ và có thể ước tính hợp lý số tiền thiệt hại, thì cần được ghi nh ận vào sổ sách kế toán như một khoản dự phòng phải trả. Nếu khả năng xảy ra là hiếm, không trọng yếu thì việc công bố trên thuyết minh BCTC là không cần thiết. 1.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính. Định nghĩa: Đoạn 04 VSA 560 “Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC” đó là “…nh ững sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; Và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán…” Trang 4 Có 2 sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ k ế toán, đó là: - Các s ự kiện cần phải điều chỉnh BCTC. Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp các bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính. VD: Sau ngày kết thúc niên độ, ban quản lý của đơn vị kiểm tra lại chứng từ và phát hiện khoản phải thu của đơn vị là 765 triệu nhưng kế toán lại ghi nhầm là 675 triệu .Vậy, dựa vào các chứng từ, đơn vị cần phải điều chỉnh và đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng vào ngày kết thúc niên độ. - Đối với các sự kiện không cần phải điều chỉnh BCTC: Là các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC, nên không phải điều chỉnh lại số liệu trên BCTC. Nếu vấn đề là trọng yếu, ảnh hưởng đến quy ết định của người sử dụng BCTC thì đơn vị cần phải công bố nội dung số liệu của sự kiện trên thuyết minh BCTC. Sự khác biệt của hai loại sự kiện xảy ra sau ngày k ết thúc niên độ k ế toán. Vấn đề cần so sánh Các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC Các sự kiện không cẩn điều chỉnh BCTC Thời điểm phát sinh Phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC Yêu cầu Cần phải điều chỉnh lại BCTC Không cần điều chỉnh lại BCTC nhưng phải trình bày trên thuyết minh BCTC những vấn đề trọng yếu. Thời gian diễn ra Sự kiện kéo dài trong năm tài chính Không liên quan đến năm tài chính Nguyên nhân Do sự đánh giá nhầm lẫn Do các điều kiện khách quan Trang 5 * Các thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ : - Thủ tục kiểm tra số dư thông thường: Thường được thực hiện quanh thời điểm khóa sổ và thử nghiệm nh ằm đánh giá tài sản. Là nh ững thử nghiệm cơ bản thông thường được tiến hành khi kiểm toán các khoản mục trên BCTC. Cung cấp bằng chứng về sự chuẩn xác của các số liệu và cho thấy nhiều sự kiện xảy ra sau thời điểm khóa sổ. Ví dụ khi kiểm tra số dư nợ ph ải trả, KTV cần phải xem xét về khả năng thanh toán các khoản nợ của đơn vị sau ngày khóa sổ. - Thủ tục chuyên dùng để phát hiện các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ: Được tiến hành vào thời điểm gần ngày ký báo cáo kiểm toán nhất. Gồm 5 bước: Xem xét lại các thủ tục do đơn vị quy định áp dụng để tất cảc các sự kiện sau ngày khóa sổ đều được phản ánh. Xem xét biên bản Đại hội cổ đông, Hội Đồng quản trị, họp Ban Giám Đốc… Xem xét BCTC kỳ gần nhất và kế hoạch tài chính, các báo cáo quản lý khác. Yêu cầu cung cấp thông tin. Trao đổi với Ban Giám Đốc về những s ự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ có thể ảnh hưởng đến BCTC. Ví dụ 1: cháy một phân xưởng thì giá trị tài sản cố định vẫn còn đó nhưng tài sản này không thể sử dụng được nữa vậy nên không thể xóa sổ tài sản cố định này trên bảng cân đối kế toán của kì đó nhưng phải trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính 1.3. Xem xét về giả định liên tục Trang 6 Đoạn 04 VAS 01 “BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần”. Đoạn 16 VAS 21 “Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá đến mọi thông tin có thể dự toán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán”. * Các thủ tục kiểm toán phải tiến hành để thực hiện nhiệm vụ trên là: Giai đoạn lập kế hoạch: Xem xét các sự kiện hay điều kiện có nhiều nghi vấn dẫn đến giả định bị vi phạm. Ví dụ: Doanh nghiệp lỗ liên tục, không có khả năng thanh toán. Xem xét các đánh giá của người quản lý về giả định hoạt động liên tục. Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung khi xuất hiện các nghi vấn có thể bị vi phạm. Các thủ tục thường được sử dụng là: - Soát xét lại các kế hoạch của người quản lý. - Thu thập các bằng chứng để khẳng định hoặc xua tan nghi vấn. Sau khi thực hiện các thủ tục trên nếu còn tồn tại một sự kiện không chắc chắn trọng yếu có liên quan đến giả định hoạt đông liên tục hay không để đưa ra kiến thích hợp tên báo cáo kiểm toán. 1.4. Đánh giá kết quả Trước khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được * Áp dụng các thủ tục phân tích: Mục đích: Đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được. Nội dung: Mọi diễn biến bất thường của các thông tin so với số liệu đơn vị số liệu kế hoạch,số liệu năn trước,số liệu bình quân trong ngành,các thông tin tài chính phi tài chính khác đều cần được giải thích. Trang 7 Nhiệm vụ: Giúp kiểm toán viên xác định đươc bộ phận nào cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán hạn chế những thiếu sót, phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng. VD: Đối với tài khoản “Tiền mặt” nếu kiểm tra thấy số dư cuối kỳ của tài khoản giảm đi nhiều thì phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân giảm là do công ty đang đầu tư thêm cho lĩnh vực kinh doanh, do trả các kho ản nợ phải trả cho nhà cung cấp… hay do đang có sai lệch trọng yếu trong số dư cuối kỳ. * Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng : Mục đích: Đảm bảo mọi khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán đã được kiểm tra và đánh giá đầy đủ. Nội dung: Cần kiểm tra lại chương trình kiểm toán để bảo đảm mọi công việc đã được hoàn thành đúng đắn và hồ sơ kiểm toán đã được lập có đầy đủ. Nhiệm vụ: Kiểm toán viên cần xem xét chương trình kiểm toán đã được điều chỉnh và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện đối với những vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm toán. VD: Sau khi kiểm toán xong, kiểm toán viên thường kiểm tra lại xe nh ững thông tin mình thu được có đầy đủ, đúng chuẩn mực kế toán chưa, sau đó mới đưa ra ý kiến của mình,chấp nhận toàn phần,từng phần hay từ chối. * Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh: Nhiệm vụ: Kết luận và đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Sai sót chưa điều chỉnh bao gồm: - Sai sót đã phát hiện: Là các sai sót đã được KTV phát hiện nhưng chưa được điều chỉnh vì nó không trọng yếu hoặc do đơn vị không đồng ý điều chỉnh. - Các sai sót dự đoán được ước tính từ kết quả kiểm tra mẫu. Các sai sót này không thể điều chỉnh được vì nó chỉ là con số dự đoán từ mẫu. - Các sai sót được ước tính từ thủ tục phân tích hoặc những thủ tục kiểm Trang 8 toán khác. Trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, KTV sẽ tiến hành đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót chưa điều chỉnh trên BCTC. Tùy theo đơn vị được yêu cầu có chấp nhận điều chỉnh lại các sai sót chưa được điều chỉnh hay không và các thủ tục kiểm toán bổ sung mà kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, từng phần ho ặc không chấp nh ận. * Rà soát lại hồ sơ kiểm toán: Là điều rất cần thiết vì: - Giúp đánh giá công việc của kiểm toán viên phụ. - Bảo đảm sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán. - Khắc phục những thiên lệch trong xét đoán của kiểm toán viên. Thường được tiến hành vào thời điểm vừa kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán. Công việc này thường được tiến hành qua các cấp. Trong những cuộc kiểm toán lớn có thể cần có một cuộc kiểm tra toàn diện hồ sơ kiểm toán do một kiểm toán viên hoàn toàn độc lập với cuộc kiểm toán tiến hành, người này sẽ đóng vai trò phản biện để bảo đảm chất lượng của cuộc kiểm toán. Còn các kiểm toán viên thực hiện hoạt động kiểm toán sẽ phải bảo vệ những bằng chứng thu thập được và các kết luận đạt được trong quá trình kiểm toán. * Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc: Vào cuối cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình. Nội dung :Tóm tắc các vấn đề quan trọng như: - BCTC được lập và trình bày theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. - Mọi sổ sách kế toán tài liệu và các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị đã cung cấp nay đủ cho kiểm toán viên. - Mọi vấn đề cần công bố theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán Trang 9 [...]... cho kiểm toán viên khác không tham gia vào cuộc kiểm toán và ngòai kiểm tra, soát xét hiểu được công việc kiểm toán và cơ sở ý kiến của kiểm toán viên Kiểm toán viên khác chỉ thấu hiểu chi tiết cuộc kiểm toán sau khi trao đổi với kiểm toán viên lập hồ sơ kiểm toán đó Hình thức và nội dung hồ sơ kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau: + Mục đích và nội dung cuộc kiểm toán; + Hình thức báo cáo kiểm. .. thức hồ sơ kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán Kiểm toán viên phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến: a) Kế hoạch kiểm toán; b) Việc thực hiện cuộc kiểm toán; Nội dung,... cáo kiểm toán; c) Tiêu đề báo cáo kiểm toán; d) Người nhận báo cáo kiểm toán; e) Mở đầu của báo cáo kiểm toán: Nêu đối tượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính; Nêu trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm Trang 13 toán và trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán; f) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán: Nêu chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm. .. trên kết quả kiểm toán của chúng tôi” (*) Trường hợp có từ hai (02) công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện một (01) cuộc kiểm toán thì phải ghi rõ: “Chúng tôi (Công ty kiểm toán A và Trang 15 Công ty kiểm toán B) đã kiểm toán ” Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định rằng công việc kiểm toán đã được thực... lượng công việc kiểm toán; - Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán Kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được... giấy phép hành nghề kiểm toán ở Việt Nam của chính mình, và đóng dấu công ty kiểm toán Trường hợp có từ hai (02) công ty kiểm toán cùng thực hiện một (01) cuộc kiểm toán thì báo cáo kiểm toán phải được ký bởi Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của đủ các công ty kiểm toán theo đúng thủ tục Trường hợp nàykiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán không phải ký tên trên báo cáo kiểm toán “Người được uỷ... báo cáo kiểm toán chưa được gửi đến đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán Trang 30 sẽ lập lại báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận Trường hợp báo cáo kiểm toán đã được gửi đến đơn vị được kiểm toán mới phát hiện có sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải yêu cầu người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không... này kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán đã sửa đổi Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không thông báo đến các bên đã nhận được báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã công bố trước đó và cũng không sửa đổi báo cáo tài chính theo yêu cầu của kiểm toán viên thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thông báo cho Giám đốc đơn vị được kiểm toán. .. trong tổng công ty) được công ty kiểm toán độc lập khác thực hiện kiểm toán thì kiểm toán viên kiểm toán đơn vị cấp trên phải xem xét các thủ tục mà kiểm toán viên của công ty kiểm toán kia đã áp dụng liên quan đến những sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính và xem có cần phải thông báo cho công ty kiểm toán kia về ngày dự kiến ký báo cáo kiểm toán của mình không Trang 29 Khi... toán phải lưu giữ kết quả kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán của từng cấp có thẩm quyền theo quy định của công ty kiểm toán Hồ sơ kiểm toán không thể và không phải thu thập tất cả mọi tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán Phạm vi và nội dung mỗi hồ sơ kiểm toán được lập tuỳ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viên Hồ sơ kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến . được kiểm Trang 13 toán và trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán; f) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán: Nêu chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán; Nêu. thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên đã thực hiện; g) Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán. h) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán; i). ty kiểm toán B) đã kiểm toán ”. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định rằng công việc kiểm toán

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w