1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại qtd nhân dân xã quảng tâm

47 3,1K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 266,38 KB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tại đơn vị QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm, với sự giúp đỡnhiệt tình của các anh chị công tác tại QTD Nhân dân xã Quảng Tâm, cùng sự hướngdẫn chỉ bảo tận tình của giảng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Theo quan điểm của Mác: Lao động của con người, đối tượng lao động và công

cụ lao động là ba yếu tố của quá trình sản xuất Trong đó, lao động của con người làyếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, giữ vai trò chủ chốttrong quá trình tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Quản lý lao động làmột nội dung quan trọng trong công tác quản lý toàn diện của các đơn vị SXKD.Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi doanh nghiệp thanh toán đúngvới tiền công mà sức lao động của họ bỏ ra Đó chính là số tiền mà người sử dụng laođộng trả cho người lao động để họ có thể tái sản xuất lao động, đồng thời có phần tíchlũy thì được gọi là tiền lương

Tiền lương là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công việc vàhiệu quả của quá trình SXKD Với người lao động tiền lương nhằm đảm bảo tái sảnxuất, mở rộng sức lao động của bản thân và gia đình họ, gắn trách nhiệm của người laođộng với công việc Đối với doanh nghiệp, chi phí tiền lương là một trong những yếu

tố cơ bản cấu thành chi phí SXKD Việc sử dụng chi phí tiền lương một cách hợp lýlàm giảm chi phí SXKD từ đó góp phần tăng lợi nhuận Gắn liền với tiền lương là cáckhoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ Các khoản này thể hiện sự

hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong xã hội Do đó, trong quá trình hoạt động, cácdoanh nghiệp phải tổ chức, tính toán và quản lý tiền lương và các khoản trách theolương một cách chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của mình và chínhsách chế độ của Nhà nước ban hành

Qua thời gian thực tập tại đơn vị QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm, với sự giúp đỡnhiệt tình của các anh chị công tác tại QTD Nhân dân xã Quảng Tâm, cùng sự hướngdẫn chỉ bảo tận tình của giảng viên Đặng Thị Thanh Nga, em nhận thấy kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng

trong công tác kế toán tại Quỹ Vì vậy, em quyết định chọn đề tài thực tập: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm làm đề

tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình Ngoài lời mở đầu và kết luân, báo cáođược chia làm ba chương sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Chương 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiQTD Nhân dân Xã Quảng Tâm

- Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm

Mục đích bài viết của em nhằm xem xét toàn bộ nội dung hạch toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương tại QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm nhằm tìm ra những tồntại, từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết tồn tại đó Thông qua thực tế kết hợp vớinhững kiến thức đã được học tại trường sẽ góp phần củng cố kiến thức cho bản thân

Trang 2

Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm thực tiễn nên báo cáo của em không tránhkhỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự góp ý kiến của giảng viênhướng dẫn Đặng Thị Thanh Nga cùng các anh chị trong Quỹ để nhận thức của em ngàycàng hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN

LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1.1 Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương

1.1.1.1 Khái niệm tiền lương:

Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người laođộng theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để táisản xuất sức lao động, bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.1.1.2. Khái niệm các khoản trích theo lương:

Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp Đây là các quỹ xã hội thể hiện sựquan tâm của toàn xã hội đối với người lao động

Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động nhưkhi bị ốm đau, thai sản, tai nạn nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoảntrợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn hay tử tuất sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảmbớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp BHXH

BHXH chính là các khoản tính và chi phí để hình thành lên quỹ BHXH, sử dụng

để chi trả cho người lao động trong những trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sứclao động Khoản chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạnlao động… được tính trên cơ sở lương, chất lượng lao động, và thời gian lao động đãcống hiến cho xã hội trước đó

Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độkhám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men khi ốmđau Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền là người lao độngphải có thẻ BHYT Thẻ BHYT được mua từ tiền trích BHYT Đây là chế độ chăm sócsức khỏe cho người lao động Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động tổ chức công đoànđược thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định trêntiền lương phải trả và được tính vào SXKD trong kỳ KPCĐ là khoản trích nộp sử dụngvới mục đích cho hoạt động của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi chính đáng chongười lao động

BHTN dùng để chi trả cho người lao động bị mất việc theo quy định của luậtBHTN

1.1.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền lương

1.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán

Trang 4

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải hạch toán chi tiết số lượnglao động, thời gian lao động và kết quả lao động.

Căn cứ vào Bảng chấm công, Phiếu làm thêm giờ, Phiếu giao nộp sản phẩm, Hợpđồng giao khoán, Phiếu nghỉ hưởng BHXH,… để lập bảng tính và thanh toán lương vàBHXH cho người lao động

Căn cứ vào Bảng tính lương, kế toán lập Bảng tính và phân bổ chi phí tiền lươngcùng các khoản trích theo lương và chi phí của từng phân xưởng, bộ phận sử dụng laođộng

1.1.2.2 Mô hình hóa hoạt động tiền lương:

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương

1.1.3.1 Vai trò của tiền lương

Tiền lương có vai trò rất to lớn đối với người lao động, tiền lương là nguồn thunhập chủ yếu của người lao động, nó làm thỏa mãn nhu cầu của người lao động Vìngười lao động đi làm chủ yếu với mục đích để cho doanh nghiệp trả thù lao cho họbằng tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ Đồng thời đó cũng là khoản chiphí doanh nghiệp bỏ ra trả cho người lao động

1.1.3.2 Ý nghĩa của tiền lương

Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người laođộng, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanhnghiệp Vì vậy, doanh nghiệp có thể trả lương cho người lao đọng một cách công bằngchính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan

Trang 5

hạch toán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kíchthích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thầntrách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sự pháttriển kinh tế

Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính, thườngxuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thíchlao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiềnlương và các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý công bằng, chính xác

1.1.3.3 Nhiệm vụ của hạch toán tiền lương

- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng vàthời gian, kết quả lao động, tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và cáckhoản khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, việcchấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ lương

- Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế

độ ghi chép về lao động tiền lương Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sửdụng lao động về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương và chi phí sản xuấtkinh doanh của các bộ phận trong đơn vị

- Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, đề xuấtbiện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp

- Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, chi phí nhân công, năngsuất lao động, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng triệt để có hiệu quả mọitiềm năng lao động sẵn có trong doanh nghiệp

1.1.4 Các hình thức tiền lương

Trong các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh tế thịtrường có rất nhiều loại lao động đối với mỗi quá trình SXKD lại khác nhau Vì thế,mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động sao cho hợp

lý, phù hợp đặc điểm công nghệ, phù hợp với trình độ năng lực quản lý

Các doanh nghiệp có thể áp dụng 3 hình thức trả lương như sau:

1.1.4.1 Hình thức tiền lương theo thời gian:

Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chứcdanh và thang lương theo quy định theo 2 cách: Lương thời gian giản đơn và lươngthời gian có thưởng

- Lương thời gian giản đơn:

Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy địnhgồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có)

Trang 6

Lương tuần: Được trả cho người lao động căn cứ vào mức lương tháng và số tuầnthực tế trong tháng Lương tuần áp dụng trả cho các đối tượng lao động có thời gian laođộng không ổn định mang tính chất thời vụ

Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theochế độ Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cán bộ nhân viên, tínhtrả lương cho cán bộ nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợpđồng

Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trongngày theo chế độ Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ

Thực tế cho thấy đơn vị thời gian để trả lương càng ngắn thì việc trả lương cànggần với mức độ hao phí lao động thực tế của người lao động

Tiền lương tháng = Tiền lương cấp bậc 1 ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng

Ti ề n l ươ ng tu ầ n= Ti ề nl ươ ng th á ng ×12 th á ng

S ố tuầ n l à m việ c theoch ế độ

Ti ề n l ươ ng ng à y= Tiề n lươ ng th á ng

1.1.4.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm:

Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sảnphẩm hoặc công việc đã hoàn thành

- Theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động đượctính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá sảnphẩm

- Theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm cáccông việc phục vụ sản xuất Trong trường hợp này căn cứ và kết quả sản xuất của laođộng trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất

- Theo khối lượng công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụngcho những công việc đơn giảm, có tính chất đột xuất như: Khoán bốc vác, khoán vậnchuyển nguyên vật liệu, thành phẩm

1.1.4.3 Hình thức tiền lương khoán

Theo hình thức này, công nhân được giao việc và tự chịu trách nhiệm với côngviệc đó cho tới khi hoàn thành

Trang 7

Có 2 phương pháp khoán: khoán công việc và khoán quỹ lương:

- Khoán công việc: Doanh nghiệp quy định mức lương cho mỗi công việc hoặckhối lượng sản phẩm hoàn thành Người lao động căn cứ vào mức lương này có thểtính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành.Cách trả lương này áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, có tính chấtđột xuất như bốc dỡ hàng, sửa chữa nhà cửa…

- Khoán quỹ lương: Người lao động biết trước số tiền lương mà họ sẽ nhận saukhi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành công việc được giao Căn cứ vàokhối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để hoànthành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương

1.1.5 Các khoản trích theo lương

1.1.5.1 Quỹ BHXH

Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 24% trên tổng sốtiền lương thực tế phải trả cán bộ nhân viên trong tháng, trong đó 17% tính vào chi phíSXKD của các đối tượng sử dụng lao động, 7% trừ vào lương của người lao động QuỹBHXH được trích lập nhằm đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do lao động bịgiảm hoặc mất khả năng lao động, lao động mất việc làm và các nguyên nhân như:

- Trợ cấp cán bộ nhân viên ốm đau, thai sản

- Trợ cấp cán bộ nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp

- Trợ cấp cán bộ nhân viên khi về hưu, mất sức lao động

- Chi công tác quản lý quỹ BHXH

1.1.5.2 Quỹ BHYT

Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lươngphải trả cán bộ nhân viên trong kỳ Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp trích quỹBHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cán bộ nhân viên trongtháng Trong đó, 3% tính vào chi phí SXKD của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5%trừ vào lương của người lao động Quỹ BHYT được chi tiêu trong trường hợp: khámchữa bệnh, viện phí, thuốc thang,

Quỹ BHYT do Nhà nước tổ chức, giao cho một cơ quan BHYT thống nhất quản

lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế nhằm huy động sự đóng gópcủa cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để tăng cường chất lượng trong việc khoánchữa bệnh Vì vậy, khi tính được mức trích BHYT, các nhà doanh nghiệp phải nộptoàn bộ cho cơ quan BHYT

1.1.5.3 Quỹ BHTN

BHTN dùng để chi trả cho người lao động bị mất việc theo quy định của luậtBHTN

Trang 8

Mức trích BHTN là 2% trên tổng quỹ lương, trong đó 1% tính vào chi phí sảnxuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người laođộng.

1.1.5.4 Kinh phí công đoàn

KPCĐ là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương thực tế phảitrả cho toàn bộ cán bộ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyềnlợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanhnghiệp Trong đó, doanh nghiệp phải nộp 50% KPCĐ thu được lên công đoàn cấp trên,50% để chi tiêu tại công đoàn cơ sở

KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp Ở mỗi doanh nghiệp đềuphải có tổ chức công đoàn để đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động và tập thểlao động Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các phương tiện làm việccần thiết để công đoàn hoạt động Người làm công tác công đoàn chuyên trách do quỹcông đoàn trả lương và được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi ngườilao động trong doanh nghiệp, tùy theo quy chế doanh nghiệp hoặc thỏa ước tập thể

1.2 NỘI DUNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

1.2.1 Kế toán tiền lương

Tài khoản 334 - Phải trả cho người lao động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả thuộc về thu nhập của ngườilao động (tiền lương, các khoản có tính chất lương, BHXH trả thay lương, tiền thưởngthường xuyên…) và tình hình thanh toán các khoản phải trả đó

Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2:

- TK 3341: Phải trả công nhân viên

- TK 3348: Phải trả người lao động khác

Kết cấu tài khoản 334:

Trang 9

Bên Nợ Bên Có

- Các khoản tiền lương và các

khoản khác đã trả người lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền

lương và thu nhập của người lao động

- Tiền lương, tiền công và cáckhoản phụ cấp khác phải trả cho ngườilao động trong kỳ

Dư Nợ (nếu có): Số tiền trả thừa

cho người lao động

Dư Có: Tiền lương, tiền công và

các khoản khác còn phải trả người laođộng

1.2.1.3 Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tiền lương

TK 111 TK 334 TK 622,627,641,642

TK 141 Tính ra tiền lương phải trả cho các

Tạm ứng lương Thanh toán lương bộ phận trong doanh nghiệp

TK 335

TK 141,138,333 Phải trả CBNV Trích trước tiền lương

Các khoản khấu trừ tiền nghỉ phép nghỉ phép cho CBNV lương của cán bộ CBNV TK 338

Trang 10

1.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Phiếu nghỉ hưởng…

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho nhà nước, chocấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN; các khoản cho vay, mượn tạm thời; tài sảnthừa cho xử lý

Tài khoản 339 có 8 tài khoản cấp 2:

Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa,

nộp thừa, vượt chi chưa được thanh

Chi tiêu KPCĐ tại Hàng tháng, kế toán trích BHXH, BHYT

doanh nghiệp BHTN, KPCĐ vào chi phí SXKD theo

tỷ lệ quy định

TK 111,112 TK 334

Nộp BHXH, BHYT, BHTN, Các khoản BHXH, BHYT, BHTN

Trang 11

Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ

QUẢNG TÂM 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QTD NHÂN DÂN XÃ QUẢNG TÂM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm

và phát triển hệ thống QTD Nhân dân” và Thủ tướng chính phủ Quyết định 135/2000/

QĐ – TTG ngày 28/11/2000 phê duyệt “Dự án củng cố hoàn thiện và phát triển hệthống QTD Nhân dân”

Đến nay, sau 11 năm thực hiện chỉ thị 57/BCT và QTD Nhân dân trên cả nước đã

có nhiều phát triển trên các mặt về quy mô, nội dung và hình thức hoạt động

QTD Nhân dân Xã Quản Tâm ra đời 03/1998 nằm trong giai đoạn củng cố, hoànthiện và phát triển theo Chỉ thị 57/BTC

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm

Ở Thanh Hóa, từ năm 1998, mô hình QTD ra đời thực hiện theo chỉ thị 57 của BộChính Trị vừa ra đời, vừa củng cố

Trang 12

Từ những ngày đầu khi tiếp cận việc ra đời QTD, cán bộ Đảng viên rất bănkhoăn, thiếu tin tưởng nên phải tiến hành bàn bạc kỹ trong Ban chấp hành Đảng bộ,triển khai trong Đảng bộ và thành lập Ban chỉ đạo lâm thời do đồng chí Bí thư Đảng bộlàm Trưởng ban.

Tháng 3 năm 1998, QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm ra đời và được Ngân hàngNhà nước Chi nhánh Thanh Hóa quyết định cấp giấy phép hoạt động số 26/NH – GP –Ngày 18/3/2003 (Sửa đổi chấn chỉnh theo chỉ thị của 57 của Bộ Chính Trị), Sở KếHoạch Đầu Tư Thanh Hóa cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 251279 ngày24/10/1998 Hội sở hoạt động tại Thôn Phú Quý, Xã Quảng Tâm, Huyện QuảngXương, Tỉnh Thanh Hóa (nay là Xã Quảng Tâm, TP Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá).Hoạt động theo Luật ngân hàng và luật hợp tác xã thay thế hợp tác xã tín dụng đổ vỡnăm 1996, với chức năng và nhiệm vụ là huy động tiền gửi tiết kiệm và cho thành viênvay vốn để phát triển kinh tế gia đình.Với:

1 Tên gọi đầy đủ: Quỹ tín dụng Nhân dân Cở sở Quảng Tâm

2 Tên gọi tắt: Quỹ tín dụng Nhân dân Quảng Tâm

3 Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng chung của Hệ thống QTD Nhân dân

4 Trụ sở làm việc: Xã Quảng Tâm – TP Thanh Hoá – Thanh Hoá

5 Phòng giao dịch đặt tại Xã Quảng Thọ - Quảng Xương – Thanh Hoá

Khi mới thành lập QTD Nhân dân Quảng Tâm chỉ có 35 thành viên tham gia với

số vốn điều lệ 50.000.000 đồng, sáng lập viên của QTD lúc đó là những cán bộ chủchốt của Xã Quảng Tâm và một số ban ngành khác, hoạt động trên một địa bàn nhỏ,kinh tế còn khó khăn, món vay nhỏ lẻ…Bên cạnh đó là trình độ cán bộ, nhân viên cũngnhư phương tiện làm việc còn hạn chế Nhưng với sự giúp đỡ của Đảng ủy, chínhquyền địa phương và sự nổ lực của các thành viên, xây dựng các phương án kinhdoanh phù hợp, từng bước tạo được uy tín đối với các thành viên, khách hàng gửi tiền

và mọi tầng lớp nhân dân

Đến 10/2000 đã có 316 thành viên tham gia, đưa vốn từ 95.000.000 đồng lên564.000.000 đồng Trong đó, vốn điều lệ từ 50.000.000 đồng lên 87.000.000 đồng.Tháng 10/2000 Bộ Chính trị có chỉ thị “Củng cố, hoàn thiện hệ thống và pháttriển Hệ thống QTD Nhân dân” Đây là chủ trương lớn của Đảng vì hiểu rõ lợi ích hiện

có và tương lai phát triển của QTD Nhân dân

Trang 13

Sau 15 năm đi vào hoạt động, QTD Nhân dân Quảng Tâm được đánh giá là hoạtđộng có hiệu quả cao góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương Kếtquả đó chính là nhờ sự phấn đấu không ngừng của toàn thể lãnh đạo và nhân viên.Hiện nay QTD Nhân dân xã Quảng Tâm đã thật sự là điểm đến tin cậy của các hộSXKD trên địa bàn Từ 35 thành viên ban đầu, nay Quỹ đã có hơn 1658 thành viên,tổng số vốn điều lệ tăng lên 1.029.906.000 đồng, địa bàn hoạt động được mở rộng trênkhắp 2 Xã Quảng Tâm và Quảng Thọ QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm cũng đã xâydựng được một trụ sở làm việc khang trang, rộng rãi, đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch củakhách hàng.

2.1.1.3 Tổ chức hoạt động

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ TÍN DỤNG

Trang 14

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng

Đại hội thành viên

Bầu trực tiếp bằng phiếu kín Bầu HĐQT, Ban kiểm soát và bầu trực tiếp Chủ tịchHĐQT HĐQT họp chỉ đạo Giám đốc hoặc thuê giám đốc, họp phê chuẩn Phó giám

đốc (nếu có).

Mỗi năm họp một lần thường là ngày tổng kết cuối năm, gồm những thành viên

có vốn góp lớn và có tâm huyết với QTD

Tại đại hội nhiệm kỳ này sẽ bầu ra HĐQT, giám đốc, phó giám đốc cho nhiệm

kỳ tới vào năm sau

Hội đồng quản trị (HĐQT)

Là bộ phận quản lý có quyền hạn cao nhất được Đại hội thành viên ủy nhiệm, sốlượng thành viên HĐQT do đại hội thành viên bầu chọn gồm 3 người có uy tín, đạođức nghề nghiệp và đã trải qua các lớp tập huấn ở Ngân hàng nhà nước chi nhánhThanh Hóa

HĐQT họp thường kỳ hàng tháng thông qua các vấn đề có liên quan đến hoạtđộng của QTD Nhân dân Xã Quảng Tâm

Chủ tịch hội đồng quản trị

Chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước

có thẩm quyền và thường trực tại QTD để thay mặt HĐQT giải quyết các vấn đề cóliên quan đến hoạt động của QTD vượt quá thẩm quyền của giám đốc

- Quản lý QTD theo pháp luật và điều lệ và nghị quyết đại hội thành viên, nghịquyết của HĐQT

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của HĐQT

- Phân công và theo dõi các thành viên HĐQT thực hiện các công việc đượcgiao

- Giám sát công việc điều hành của giám đốc QTD

- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT

Ban kiểm soát

Là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của QTD theo pháp luật và điều lệQuỹ Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu chọn trực tiếp gồm 3 người.Trong đó: 1kiểm soát trưởng thường trực tại QTD và điều hành các công việc của ban; Các thànhviên trong ban kiểm soát được tập huấn nghiệp vụ tại ngân hàng nhà nước chi nhánhThanh Hóa

Nghĩa vụ và quyền hạn của ban kiểm soát là:

Trang 15

- Kiểm tra, giám soát các mặt hoạt động của QTD theo luật, việc chấp hànhđiều lệ, nội dung hoạt động của QTD và các nghị quyết của đại hội thànhviên, HĐQT.

- Kiểm soát việc chấp hành quy chế về hoạt động kinh doanh

- Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, tìnhhình sử dụng tài sản, vay vốn và các ấn chỉ quan trọng

- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc củaQTD

- Kiểm soát viên tại QTD phải ký giám định các chứng từ kế toán, nếu pháthiện những hiện tượng có thể làm thất thoát tài sản của QTD thì phải đề xuấtbiện pháp xử lý kịp thời

Các thành viên trong ban kiểm soát nếu không hoàn thành trách nhiệm được giaophải chịu trách nhiệm liên quan đến trách nhiệm vật chất về những tổn thất tài sản domình có lỗi gây ra cho QTD

Các thành viên trong ban thẩm định phải chịu trách nhiệm bồi thường về vật chất

và các khoản thiệt hại cho vay không thu hồi được nếu là do nguyên nhân chủ quan gâyra

Ban điều hành (gồm 2 người)

Giám đốc và Phó giám đốc do HĐQT bổ nhiệm trong số thành viên HĐQT đãđược Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thanh Hóa chuẩn y, có đầy đủ quyền hạn và tráchnhiệm theo quy định của pháp luật

Tổ kế toán: Gồm 2 người thực hiện các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày như: giảingân, lập các chứng từ thu chi tiền mặt và tập hợp các chứng từ cân đối Thực hiện chế

độ kế toán, báo cáo theo quy định, lưu trữ toàn bộ hồ sơ, sổ sách và bảo quản tài sảnthế chấp của thành viên vay vốn và thực hiện giải chấp khi thành viên đã tất nợ

Tổ tín dụng: Gồm 3 người có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc và ban thẩmđịnh xét duyệt hồ sơ cho vay và ra quyết dịnh cho vay đối với thành viên Chịu tráchnhiệm kiểm tra trước, trong và sau khi khi cho vay Có trách nhiệm thu hồi nợ khi đếnhạn và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng

Trang 16

Kho quỹ: Gồm 1 người có trách nhiệm thu chi tiền mặt hàng ngày tại QTD, lập sổnhật ký quỹ riêng, cuối ngày cộng sổ kiểm tra, đối chiếu khớp đúng với bộ phận kếtoán nhằm phát hiện sai sót để kịp thời chỉnh sửa Nhân viên bảo vệ 1 người làm nhiệm

vụ bảo quản và giữ gìn các tài sản của QTD

2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán tại QTD Nhân dân Xã Quảng

Tâm

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của QTD được tổ chức theo mô hình tập trung Các nghiệp vụ kếtoán chính phát sinh được tập trung ở phòng giao dịch của Quỹ, thuộc dãy nhà vănphòng Tại phòng giao dịch với khách hàng thực hiện việc tổ chức: hướng dẫn, kiểmtra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu; Thực hiện đầy đủchiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúngquy định của bộ tài chính; Cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhữngthông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của Quỹ Từ đó tham mưu cho HĐQT vàBGĐ để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Quỹ

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại QTD

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: QTD áp dụng khấu hao TSCĐ theo phương phápđường thẳng

Trang 17

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ tài chính.

- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng

- Hình thức ghi sổ: Hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức ghi sổ kế toán tại Quỹ là hình thức Chứng từ ghi sổ, do đó trình tự ghi

sổ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:

Quy trình thực hiện:

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng cân đối số phát sinh

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

Sổ chi tiết các tài khoản

TK 334, 338

Chứng từ ghi sổ

Trang 18

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI QTD NHÂN DÂN XÃ QUẢNG TÂM

2.2.1 Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị

Để cụ thể hóa quy chế trả lương cho cán bộ Cán bộ nhân viên của Quỹ QTDNhân dân Xã Quảng Tâm đã ban hành quy chế trả lương cán bộ Cán bộ nhân viêntrong toàn bộ QTD theo tình hình thực tế kinh doanh của Quỹ:

- Áp dụng theo Nghị định 103/2012/NĐ – CP ngày 4/12/2012 của Chính phủ đốivới Doanh nghiệp – HTX,…

- Bảng lương do Chủ tịch HĐQT xây dựng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đểxây dựng và được tính thêm thâm niên, thù lao công việc, độc hại, trách nhiệm

- Cán bộ Cán bộ nhân viên thuộc bộ máy quản lý của QTD được trả lương theođúng trình độ về chuyên môn nghiệp vụ đã được QTD hệ số bậc lương, nhiệm vụ đượcgiao và mức độ hoàn thành

- Việc trả lương phải phù hợp với sức lao động bỏ ra của người lao động, đảmbảo tính công bằng

- Để đảm bảo việc trả lương chính xác, Chủ tịch HĐQT phải căn cứ vào khả năngcủa từng người và hệ số lương của cán bộ nhân viên đang hưởng để phân công công

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu

Trang 19

- Những ngày lễ, tết, nghỉ phép và hưởng theo lương BHXH tính theo mức lương

tối thiểu là 144.000 đồng (không có hệ số điều chỉnh)

- Việc ăn ca trong Doanh nghiệp (cổ phần) theo quy định của bộ Luật lao động và Nghị định 103/2012 của Chính phủ (nhưng không qua mức lương tối thiểu)

Ví dụ: Vùng 3

Lương tối thiểu: 1.800.000/30 ngày = 60.000đ/ ngày

Tổng tiền ăn ca của tháng: 60.000 x 26 ngày làm việc = 1.560.000đ

- Chế độ nghỉ Tết được tính từ 200 đến 300% so với lương / ngày

Ví dụ: Trực lễ ngày 02/9 (cả ngày), lương cơ bản

Lương 6.000.000/30 ngày = 200.000đ/ ngày

Tính 200% lương / ngày = 200.000 x 200% = 400.000đ/ngày

(Tại QTD, doanh nghiệp vận dụng cho phù hợp)

- Đối với cán bộ nhân viên làm thêm giờ thì bố trí nghỉ bù vào ngày thích hợp,trường hợp đặc biệt phải có kế hoạch và được Chủ tịch HĐQT duyệt trước khi thanhtoán

Với sự phát triển của Quỹ, để đáp ứng nhu cầu quản lý của QTD và khách hàng:

Cơ cấu nhân lực của QTD Nhan dân Xã Quảng Tâm có tổng số lao động có 11 laođộng Trong đó: Lao động nam có 6 người, lao động nữ 5 người

- Trình độ đại học: 2 người

- Trình độ cao đẳng: 1 người

- Trình độ trung cấp: 8 người

2.2.2 Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị

Kế toán tiền lương lập Bảng chấm công gửi kế toán trưởng để theo dõi hạch toánlao động Sau đó, tiếp tục lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, trình kếtoán trưởng, Giám đốc Quỹ ký duyệt Sau đó, kế toán thanh toán viết phiếu chi lương,lập bảng tổng hợp phân bổ “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”

Hàng tháng, trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương liên quan đến kếtoán tiến hành phân loại, tổng hơp tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng,trong phân biệt lương cơ bản và các khoản khác để ghi vào các cột tương ứng thuộc

TK 334 (Phải trả Cán bộ nhân viên) vào từng dòng thích hợp trên bảng phân bổ tiềnlương và BHXH

Căn cứ vào tiền lương phải trả thực tế (lương chính, phụ cấp) và tỷ lệ quy định vềcác khoản: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN để tính trích và ghi vào cột TK 338 (TK

3382, TK 3383, TK 3384, TK 3389) TK 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) gồm:

Trang 20

Lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của khối phòng ban ( trên bảng phân bổ tiềnlương và BHXH).

Đối với thủ tục thanh toán trợ cấp BHXH thì kế toán BHXH căn cứ vào giấy nghỉ

ốm, nghỉ phép để lập bảng thanh toán rồi gửi cho cơ quan BHXH duyệt Sau khi cơquan BHXH duyệt xong sẽ chuyển tiền vào TK của Quỹ, và kế toán BHXH căn cứ vàobảng trợ cấp đã được duyệt đó để thanh toán trợ cấp BHXH cho Cán bộ nhân viên.Những trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn…dẫn đến người lao động tạm thờimất khả năng làm việc thì được hưởng khoản trợ cấp BHXH Với điều kiện CBCán bộnhân viên có thời gian đóng BHXH trên một năm mới được thanh toán BHXH, phảiđóng BHXH mới được hưởng nghỉ BHXH và được hưởng bằng 75% lương cơ bản.Mức hưởng được áp dụng theo chế độ hiện hành và phải co đầy đủ các chứng từ liênquan

Cán bộ nhân viên được nghỉ phép 13 ngày 1 năm, đến 20 năm được nghỉ 30 ngàyphép và từ 30 năm trở lên được nghỉ 40 ngày, nghỉ quá số ngày phép sẽ không đượchưởng BHXH trừ trường hợp mắc 12 bệnh hiểm nghèo theo quy định của Nhà nước.Trong trường hợp đó phải có xác nhận của bệnh viện do trưởng khoa điều trị và giámđốc bệnh viện ký, sẽ được thanh toán 75% lương cơ bản đến khi bệnh ổn định

Trường hợp nghỉ trông con ốm, đối với bé dưới 36 tháng tuổi thì được nghỉ 20ngày, bé dưới 7 tuổi thì được nghỉ 12 ngày

Trường hợp nghỉ khám thai, cán bộ nhân viên nữ có thai từ tháng thứ nhất đến thángthứ ba được phòng y tế Quỹ khám, từ tháng thứ tư mỗi tháng được nghỉ 1 ngày để đikhám Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu được nghỉ 20 ngày, được hưởng 100%lương cơ bản Sinh, nuôi con được nghỉ 4 tháng Thực hiện các biên pháp tránh thaiđược nghỉ 7 ngày

Cách tính trợ cấp BHXH:

- Nghỉ ốm, trông con ốm:

S ố ti ề nh ưở ng BHXH= Lươ ng c ơ b ả n đó ng BHXH26 x 75% x S ố ng à y nghỉ hư ở ng BHXH

- Nghỉ sinh:

Ti ề n tr ợ c ấ p=( L ươ ng c ơ b ả n × 4 th á ng)+tr ợ c ấ p 1 l ầ n khisinh con t í nh theo LCB

Tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ nhân viên khi xảy ra tai nạn, ốm đau…Quỹ sẽ cấptrước cho cán bộ nhân viên số tiền được trợ cấp, và Quỹ sẽ nhận lại khoản tiền đó từ cơquan BHXH Người hưởng trợ cấp phải viết Giấy đề nghị tạm ứng gửi Giám đốc vàphòng tài vụ để được thanh toán trước, khi có quyết định căn cứ vào Giấy đề nghị tạmứng để lập phiếu chi cho từng người được hưởng trợ cấp

Căn cứ vào các chứng từ và bảng chấm công để định mức trợ cấp BHXH cho

Trang 21

từng phòng ban, xí nghiệp Lập danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH theotừng loại.

2.2.2.1 Chứng từ kế toán

- Bảng chấm công

- Bảng tính lương cho công nhân viên

- Hợp đồng giao khoán

- Bảng tổng hợp thanh toán lương

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

- Các phiếu chi

Ngoài những chứng từ kế toán đã nêu ở trên làm căn trích để tính và trích lậpBHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ thì kế toán các khoản trích theo lương của Quỹ còn sửdụng các chứng từ:

- Báo cáo danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ:được lập nếu có tuyển dụng lao động mới

- Danh sách tăng giảm mức nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: được lập nếutăng BHXH khác nhằm giảm lương cán bộ nhân viên (do nghỉ việc)

- Danh sách thu tiền bảo hiểm: được lập hàng tháng đối với cán bộ nhân viênthuộc diện nộp BHXH bắt buộc để tiến hành quyết toán với cơ quan BHXH

- Phiếu nghỉ hưởng BHXH: do kế toán lập, có dấu của bệnh viện hoặc cơ quan y

tế, bác sĩ về số ngày thực tế được hưởng BHXH

- Nghỉ thai sản phải có giấy chứng nhận của bệnh viện và giấy khai sinh của con,phiếu thanh toán trợ cấp BHXH

Quỹ BHXH: Không phân tách độc lập như quỹ lương, quỹ BHXH của Quỹ được

kế toán bảo hiểm Quỹ trích lập cho cả nhân viên văn phòng Quỹ (nhân viên quản lý

Trang 22

Quỹ), cả công nhân ở các đội xây dựng Cuối quỹ, sau khi trích lập, toàn bộ quỹBHXH được nộp lên cơ quan BHXH.

- Nhân viên quản lý Quỹ: 7% khấu trừ trực tiếp vào lương nhân viên, 17% tínhvào chi phí quản lý Quỹ

- Công nhân xây dựng thuộc Quỹ và một số nhân viên khác thuộc diện khôngtham gia đóng BHXH thì Quỹ không trích quỹ BHXH cho những người này

Quỹ BHYT: Giống như quỹ BHXH, quỹ BHYT được trích lập tập trung tại Quỹ.Các mức phân bổ trích BHYT như sau:

- Nhân viên quản lý Quỹ: 1,5% khấu trừ trực tiếp lương của người lao động, 3%tính vào chi phí quản lý Quỹ

- Công nhân xây dựng thuộc Quỹ và một số nhân viên khác thuộc diện khôngtham gia đóng BHYT thì Quỹ không trích lập quỹ BHYT cho những người này

Quỹ KPCĐ: được trích lập, nộp trực tiếp lên cơ quan công đoàn cấp trên QuỹKPCĐ được trích lập theo tỷ lệ 2% tổng quỹ lương thực trả cho người lao động trongQuỹ trong kỳ hạch toán Toàn bộ số tiền trích lập quỹ KPCĐ, được phân bổ hoàn toànvào chí phí kinh doanh

Quỹ BHTN: dùng để chi trả cho người lao động bị mất việc theo quy định củaluật BHTN Mức trích BHTN là 2% trên tổng quỹ lương, trong đó 1% tính vào chi phísản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của ngườilao động

2.2.3.2 Quy trình và hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Thu thập các chứng từ lao động của các phòng ban liên quan

- Hợp đồng nhân công

- Bảng chấm công: Bảng 2.1

- Bảng thanh toán tiền lương: Bảng 2.2

Việc tính lương này được thực hiện bởi kế toán tiền lương và các khoản trích theolương của QTD Trả lương theo thời gian được căn cứ theo hợp đồng thỏa thuận trướckhi ký vào hợp đồng làm việc với Quỹ của cán bộ công nhân viên trong Quỹ và sốngày công trong tháng

Lương thời gian cho cán bộ công nhân viên trong Quỹ được tính như sau:

Trang 23

Ví dụ : Int (4.500.000/26) Tức là tiền lương được làm tròn là 173.076 đồng.

Căn cứ vào Bảng chấm công của từng phòng, đội kế toán tiền lương tiến hànhtính lương cho các cán bộ công nhân viên trong phòng, và tổng hợp tiền lương cầnthanh toán cho toàn Quỹ

Đối với ngày nghỉ lễ, tết, hội họp, học tập chuyên môn, nâng cao nghiệpvụ….Quỹ trả 100% lương cơ bản/ngày

Từ bảng chấm công và các chứng từ có liên quan, kế toán tiền lương căn cứ đểtính tiền lương cho từng cán bộ nhân viên:

Ví dụ: Nhìn vào Bảng thanh toán tiền lương, lương Ông Lê Duy Ky được tínhbằng cách:

Tiền lương theo thời gian 1 ngày công của Ông Lê Duy Ky là:

4 500 000

26 =173 076 (đồng)

Sử dụng hàm Int trong Excel: = Int (4.500.000/26)=173.076

Lấy Int để làm tròn tiền lương

Tiền lương theo thời gian tháng 12 năm 2012 của Ông Lê Duy Ky là:

173.076 x 31 = 5.365.356 (đồng)Ngày nghỉ được hưởng lương 100% của Ông Lê Duy Ky là:

173.076 = 173.076 (đồng)Tổng tiền lương tháng 12 năm 2012 của Ông Lê Duy Ky là:

5.365.356 + 260.000 = 5.625.356 (đồng)Các khoản trích được khấu trừ vào lương của Ông Lê Duy Ky:

Phần BHXH được tính 7% trên quỹ lương cơ bản:

4.5000.000 x 7% = 315.000 (đồng)Phần BHYT được tính 1,5% trên quỹ lương cơ bản:

4.500.000 x 1,5% = 67.500 (đồng)Phần BHTN được tính 1% trên quỹ lương cơ bản:

4.500.000 * 1% = 45.000 (đồng)Lương thực nhận = Tổng lương thực tế - (7%BHXH +1,5%BHYT + 1%BHTN)Vậy lương thực nhận của Ông Lê Duy Ky là:

1.625.356 – (315.000 + 67.500 + 45.000) = 5.197.856 (đồng)

- Bảng chi tiết phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng 2.3

Ngày đăng: 05/11/2014, 17:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tiền lương - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại qtd nhân dân xã quảng tâm
Sơ đồ 1.1 Hạch toán tổng hợp tiền lương (Trang 9)
Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại qtd nhân dân xã quảng tâm
Sơ đồ 1.2 Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương (Trang 10)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại qtd nhân dân xã quảng tâm
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng (Trang 13)
Bảng cân đối số phát sinh - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại qtd nhân dân xã quảng tâm
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 16)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w