1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam bidv

67 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 846 KB

Nội dung

Những yêu cầu đối với một dự án đầu tư Xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư mà trong quá trình nghiêncứu soạn thảo dự án, chủ đầu tư phải chú ý đảm bảo những yêu cầu sau: Tín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

CƠ SỞ THANH HÓA – KINH TẾ

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV

GIẢNG VIÊN HD : TH.S NGUYỄN THỊ PHƯƠNG SINH VIÊN TH : LÊ THỊ HOÀI

THANH HÓA, THÁNG 07 NĂM 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học Công Nghiệp TPHCM đãtruyền đạt những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bổ ích trong suốt quá trìnhhọc tập Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Phương và thầy tổ trưởng bộ môn Tài Chính-Ngân hàng TH.S Lê Đức Thiện người trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình quantâm hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề môn học

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 06 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hoài

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2013

Giảng viên phản biện

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIDV Ngần hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

BFC Công ty đầu tư tài chính

ADFIAP Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á

– Thái Bình Dương

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng tại BIDV 31

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư 26

Bảng 2.2: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp 27

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn năm 2010-2012 27

Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ 28

Bảng 2.5: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp 28

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế 29

Bảng 2.7: Tình hình tài chính 34

Bảng 2.8: Nguồn vốn của dự án 40

Bảng 2.9: Nguồn thu hàng năm dự tính của dự án 41

Bảng 2.10: Chi phí dự kiến của dự án 42

Bảng 2.11: Dòng tiền của dự án 43

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN BIDV 3

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 3

1.1.2 Những yêu cầu đối với một dự án đầu tư 3

1.1.3 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 4

1.1.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP 5

1.1.4.1 Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đánh giá khách hàng vay vốn 5

1.1.4.2 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án 5

1.1.4.3 Thẩm định phương diện thị trường của dự án 5

1.1.4.4 Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án 8

1.1.4.5 Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án đầu tư 9

1.1.4.6 Thẩm định phương diện tài chính của dự án đầu tư 10

1.1.4.7 Thẩm định phương diện kinh tế - xã hội của dự án 15

1.1.5 Thẩm định về mặt tài chính của khách hàng 15

1.1.4.8 Đánh giá, kết luận về dự án 18

1.1.5 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với NHTMCP 18

1.2 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 19

Trang 8

1.2.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư 19

1.2.2 Những tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư 19

1.2.2.1 Sự tuân thủ về các quy định thẩm định 19

1.2.2.2 Thời gian và chi phí thẩm định 20

1.1.2.3 Kết quả thẩm định 20

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư 20

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 20

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan 20

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN BIDV 22

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN BIDV 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển VN BIDV 22

2.1.2 Một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng 26

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn 26

2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn (cho vay) 27

2.1.2.3 Các hoạt động khác 28

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG 30

2.2.1 khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng 30

2.2.2 Nội dụng thẩm định dự án đầu tư 30

2.2.2 Quy trình thẩm định DAĐT tại BIDV 31

2.2.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại BIDV 32

2.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư BIDV 32

2.2.5 Minh hoạ nội dung thẩm định dự án đẩu tư BIDV 33

2.2.5.1 Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn 33

2.2.5.2 Giới thiệu chung về dự án 36

2.2.5.3 Thẩm định dự án 37

2.2.5.4 Kết luận và ý kiến đề xuất của Ban thẩm định 44

Trang 9

2.2.6 Đánh giá về chất lượng thẩm định DAĐT BIDV 46

2.2.6.1 Những kết quả đạt được 46

2.2.6.2 Những tồn tại và nguyên nhân 47

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN BIDV 50

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTM CỔ PHẦN BIDV 50

3.1.1 Định hướng phát triển chung 50

3.1.2 Định hướng về hoàn thiện công tác thẩm định dự án 50

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN BIDV 50

3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định dự án 51

3.2.2 Về thu thập và xử lý thông tin trong thẩm định 52

3.2.3 Về các quy định về thẩm định 54

3.2.4 Cải tiến công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư 54

3.2.5 Đổi mới trang thiết bị và công nghệ phục vụ việc thẩm định 55

3.2.6 Các biện pháp khác 55

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 56

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 56

3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 57

KẾT LUẬN 58

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm trở lại đây, nước ta đã đạt được những thành tựu lớn trongphát triển và ổn định kinh tế, nâng cao mọi mặt đời sống cho nhân dân Trướcnhững biến chuyển không ngừng của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế đangdiễn ra từng ngày, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phân & đầu tưphát triển ngày càng được khẳng định như một kênh dẫn vốn quan trọng của nềnkinh tế, vừa là điều kiện vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển

Hiện nay nghiệp vụ cho vay trung dài hạn ở các Ngân hàng thương mại cổphần Việt Nam chủ yếu là thông qua hình thức tài trợ cho dự án đầu tư Cùng với

sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án đầu tư gia tăng một cách nhanhchóng nhưng không phải dự án nào cũng có hiệu quả, cũng có khả năng hoàn trả

nợ cho Ngân hàng Trong khi đó, chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các Ngânhàng thương mại cổ phần Việt Nam chưa cao, dẫn đến nhiều rủi ro trong kinhdoanh tín dụng Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư luôn làmối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng

Nhận thức được vấn đề đó, em đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV”.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến thẩm định dự án đầu

tư và phân tích tại ngân hàng để từ đó làm nền tảng tiếp tục phân tích thực trạngtình hình thẩm định dự án tại Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, từ đó tìm ragiải pháp thích hợp để nâng cao thẩm định dự án

Phân tích tình hình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng

Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thẩm định dự án

Đưa ra một số giải pháp nâng cao về thẩm định dự án đầu tư

Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV vàmột số ngân hàng có liên quan

Đơn vị nghiên cứu: Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV

Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu tình hình thẩm định giá dự án qua 3 năm

Trang 11

Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương chính:

Chương 1 : Cơ sở lý luận

Chương 2 : Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư

và phát triển VN BIDV

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV

Trang 12

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN BIDV

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Đầu tư là hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa mỗi quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp Đối với mỗi quốc gia, đầu tư làtiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.Còn đối với các doanh nghiệp, vai trò của đầu tư được thể hiện ngay từ giai đoạnhình thành doanh nghiệp khi chủ doanh nghiệp bỏ vốn, công sức… để xây dựngnhững cơ sở vật chất đầu tiên cho hoạt động kinh doanh

Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư tuy nhiên có thể hiểu một cáchđơn giản rằng đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được những mụctiêu nhất định trong tương lai

Theo luật đầu tư đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, “ Dự án đầu tư là tậphợp các đề xuất trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụthể, trong khoảng thời gian xác định” Mỗi dự án đầu tư thường bao gồm các mụctiêu cần đạt được khi thực hiện dự án, các hoạt động cụ thể của dự án và nguồn lựccần thiết để thực hiện dự án, được trình bày chi tiết và cụ thể

1.1.2 Những yêu cầu đối với một dự án đầu tư

Xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư mà trong quá trình nghiêncứu soạn thảo dự án, chủ đầu tư phải chú ý đảm bảo những yêu cầu sau:

Tính khoa học: Dự án phải được xây dựng từ những nguồn thông tin trung

thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng; các nội dung trong đó phải có sự liên hệlogic và chặt chẽ; có phương pháp tính toán chính xác và được trình bày cụ thể rõràng Đây là yêu cầu cần đáp ứng trước tiên để đảm bảo cho việc triển khai và thựchiện thành công dự án

Tính pháp lý: Dự án lập ra phải có cơ sở pháp lý vững chắc, không trái pháp

Trang 13

luật, không đi ngược với chủ trương chính sách và đường lối phát triển của Nhànước và địa phương Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, dự án sẽ không thểđược các cơ quan hữu quan cấp phép cho triển khai.

Tính thực tiễn: Tức là các số liệu tính toán trong dự án không phải là mơ hồ,

hư cấu Các nội dung đề cập đến cần cụ thể, có căn cứ, xuất phát từ thực tế điềukiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Điều này để đảm bảo cho dự án phải cókhả năng triển khai và ứng dụng trong thực tế

Tính thống nhất: Được hiểu là nội dung, hình thức, các bước tiến hành dự án

cần tuân theo những quy định chung, những thông lệ quốc tế Yêu cầu này để giúpcác bên tham gia dự án, các tổ chức tài trợ, các cơ quan có thẩm quyền dễ dàngtrong việc xem xét và ra quyết định

Tính giả định: Dự án được lập ra ở thời điểm hiện tại và trong quá trình lập

dự án, chủ đầu tư buộc phải đưa ra những dự báo về chi phí, giá cả, về tình hình thịtrường… trong tương lai để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và đề ra đường lốiphát triển cho dự án Tính giả định là một tất yếu trong quá trình xây dựng dự án.Tuy vậy, những giả định đưa ra cần dựa trên sự trung thực, khách quan, có căn cứkhoa học để giảm đến mức thấp nhất sự khác biệt giữa giả định đưa ra và tình hìnhthực tế, từ đó giảm thiểu rủi ro độ bất định trong quá trình thực hiện dự án

1.1.3 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Mỗi dự án đầu tư từ khi soạn thảo xong đến khi thực hiện đều được thẩm địnhlại bởi nhiều chủ thể: các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đồng tài trợ, hay củachính chủ đầu tư Mỗi chủ thể thẩm định lại có những quan điểm về thẩm địnhkhác nhau Dưới góc độ là người trực tiếp góp vốn đầu tư, các NHTMCP coi thẩmđịnh dự án là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện cácnội dung có ảnh trực tiếp đến sự vận hành và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.Căn cứ vào các thông tin do khách hàng cung cấp (hồ sơ pháp lý, hồ sơ tàichính, hồ sơ dự án, hồ sơ đảm bảo tiền vay, các quyết định liên quan… ), các thôngtin từ các đối tác có liên quan, thông tin từ thị trường và thông tin qua điều tra trựctiếp tại nơi hoạt động của khách hàng, NHTMCP đưa ra quyết định có tài trợ vốn

Trang 14

cho dự án không Như vậy có thể hiểu, thẩm định dự án đầu tư trong cácNHTMCP là thẩm định trước đầu tư, đây được coi là công tác rất quan trọng tronghoạt động tài trợ vốn của ngân hàng.

1.1.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP

Sau khi nhận được các kết quả xem xét về tư cách pháp lý và năng lực tàichính của khách hàng, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư xin vayvốn của khách hàng

1.1.4.1 Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đánh giá khách hàng vay vốn

Các loại hồ sơ chính phải kiểm tra xem xét gồm:

Giấy đề nghị vay vốn

Hồ sơ về khách hàng vay vốn

Hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư

Hồ sơ về đảm bảo nợ vay

Năng lực pháp lý của khách hàng

1.1.4.2 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án

Đầu tư dự án là quá trình lâu dài và chứa đựng rất nhiều rủi ro Do đó, vớimỗi một dự án, việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư và những mục tiêu mà dự ánđạt được là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ thẩm định Cụ thể, người thẩm địnhcần phải nắm bắt được những nội dung chủ yếu sau:

Dự án được đầu tư sẽ đóng góp như thế nào cho các mục tiêu: gia tăng thunhập cho nền kinh tế và doanh nghiệp, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và cơ

sở vật chất hiện có, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ…

Mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng mục tiêu, đường lối phát triển củangành, của địa phương và của cả nước không

Đánh giá quan hệ cung cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai,

từ đó xác định được khả năng tham gia thị trường cũng như tiềm năng phát triểncủa dự án

1.1.4.3 Thẩm định phương diện thị trường của dự án

Dưới áp lực cạnh tranh như hiện nay, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng

Trang 15

chiếm lĩnh và mở rộng thị trường sẽ quyết định trực tiếp đến sự thành bại của dự

án Vì vậy, việc thẩm định kỹ phương diện thị trường của dự án là rất cần thiết.Nội dung thẩm định thị trường bao gồm:

Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án

Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

Đánh giá về cung sản phẩm

Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại củasản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêuphần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nướcchưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn

Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đốitượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

Sản lượng nhập khẩu trong thời gian qua và dự kiến khả năng nhập khẩutrong tương lai

Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu trong tương lai củaViệt Nam có thể ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm của dự án

Đưa ra dự kiến về tổng cung và tốc độ tăng trưởng tổng cung của sản phẩm,dịch vụ

Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xemxét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là

Trang 16

thay thế hàng nhâp khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhàsản xuất khác Việc định hướng thị trường này có là hợp lý hay không.

Để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cầnđánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

Thị trường nội địa:

Hình thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùngloại trên thị trường có ưu nhược điểm gì

Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay xu hướng tiêudùng không

Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn,phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ không

Thị trường nước ngoài:

Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu tiêu chuẩn để xuất khẩu không

Quy cách, mẫu mã, chất lượng, giá cả có những ưu thế như thế nào so với cácsản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu

Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không

Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuấtkhẩu dự kiến chưa, kết quả thế nào

Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

Đây là con đường đưa sản phẩm, dịch vụ của dự án đến tay khách hàng, vìvậy cần đánh giá kỹ trên các mặt:

Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệthống phân phối không

Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạnglưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường không

Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thukhi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả của dự án

Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối, cần xem xét xem cóthể bị ép giá không Nếu có đơn hàng, cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức

Trang 17

độ tin cậy khi thực hiện.

Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnhtranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khảnăng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chínhsau:

Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án

có nhiều loại sản phẩm

Diễn biến giá sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm

Đây sẽ là cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

1.1.4.4 Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án

Đánh giá về mặt kỹ thuật của dự án cũng là một nội dung quan trọng Phươngdiện kỹ thuật của dự án có tốt mới đảm bảo cho dự án triển khai thuận lợi trongthực tế

Nội dung thẩm định kỹ thuật bao gồm:

Về địa điểm xây dựng

Địa điểm có gần nơi cung cầp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụchính, giao thông thuận tiện, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hợp lý, thuận tiện cho đilại của cán bộ công nhân viên nhà máy không

Có tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có: đường sá, bến cảng, điện, nước… đểtiết kiệm chi phí đầu tư không

Mặt bằng phải phù hợp với quy mô hiện tại và khả năng dự án phát triển mởrộng trong tương lai không, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy, chữa cháykhông, có tuân thủ các văn bản quy định của Nhà nước về quy hoạch đất đai, kiếntrúc xây dựng không

Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năngtài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ không

Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường

Trang 18

Quy cách, mẫu mã, phẩm chất của sản phẩm như thế nào.

Về công nghệ và trang thiết bị

Chủ đầu tư đã đưa ra mấy phương án lựa chọn công nghệ thiết bị, ưu nhượcđiểm của từng phương án

Lý do lựa chọn công nghệ thiết bị hiện tại, công nghệ và thiết bị đó là củahãng nào, nước nào, có uy tín không có đảm bảo được tính tiên tiến không, có khảnăng tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường đòi hỏikhông

Xem xét số lượng, công suất, quy cách, chủng loại danh mục máy móc thiết

bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, năng lực hiện có của doanh nghiệp sovới quy mô của dự án

Xem xét thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ dự ánkhông, phương thức thanh toán và giá cả có hợp lý không

Về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư.

Trên cơ sở hồ sơ dự án đầu tư và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ,xem xét:

Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm

Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào là một hay nhiều nhà cung ứng, đã

có quan hệ từ trước hay mới thiết lập

Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trườnghợp phải nhập khẩu

1.1.4.5 Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án đầu tư.

Tính khả thi của một dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chứcđiều hành, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ tác nghiệp giữacác bộ phận chức năng, số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân sự cho dự án đầu tư.Nội dung thẩm định tổ chức quản trị và nhân sự bao gồm:

Hình thức kinh doanh

Là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các đoàn thể, doanh nghiệp tư

Trang 19

nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn… các văn bản pháp lý chi phối loại hìnhkinh doanh.

Cơ chế điều hành

Dự án có một hay nhiều đơn vị tham gia xây dựng điều hành, uy tín, quyềnhạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, sự phối hợp các bên Thành phần Hội đồng quản trị,quyền hạn, trách nhiệm…

1.1.4.6 Thẩm định phương diện tài chính của dự án đầu tư

Tài chính là nội dung quan trọng của dự án đầu tư vì xét cho cùng, nó thể hiệnđược hiệu quả của việc đầu tư dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính Do đó, nộidung tài chính của dự án đầu tư được chủ đầu tư và NHTMCP tài trợ vốn đặc biệtquan tâm Tuy nhiên vấn đề tài chính của dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, màtrước hết là yếu tố thị trường, các giải pháp công nghệ - kỹ thuật và quản trị quátrình thực hiện dự án Như vậy, thẩm định tốt nội dung thị trường và kỹ thuật của

dự án là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho thẩm định tài chính được tiến hành thuậnlợi

Nghiên cứu và thẩm định phương diện tài chính cần đi sâu vào các nội dungsau:

Xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sảnxuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyếtđịnh đầu tư Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đốivới tính khả thi của dự án vì nếu vốn đầu tư dự trù quá thấp thì dự án có thể bị đổ

Trang 20

vỡ vì công trình không đưa vào thực hiện được, ngược lại tính toán quá cao tiềnvay nợ nhiều, giảm khả năng sinh lời của dự án

Tổng mức vốn đầu tư cho một dự án bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động banđầu cho dự án và vốn đầu tư dự phòng

Khi thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án, Ngân hàng cần xem xét:

Tổng mức đầu tư của dự án đã hợp lý chưa

Kiểm tra về định mức, đơn giá sử dụng trong dự án

Kiểm tra lại danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất và các chỉ tiêu

kỹ thuật của thiết bị

Kiểm tra lại giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản tuỳ theo từng loạithiết bị mà có thể sử dụng là giá thị trường hay giá do Nhà nước quy định

Xác định nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn tài trợ cho dự án

Hiện nay một dự án có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như:Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp

Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng…

Về chi phí sử dụng vốn, có thể bao gồm:

Chi phí để sử dụng vốn vay NHTMCP là lãi suất vay vốn

Chi phí để sử dụng nguồn vốn huy động qua trái phiếu là trái tức

Chi phí để sử dụng nguồn vốn cổ phần là cổ tức

Chi phí để sử dụng nguồn vốn tự có là chi phí cơ hội

Trong trường hợp dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, cán bộ thẩmđịnh cần tính chi phí sử dụng vốn trung bình của dự án theo phương pháp tính bìnhquân trọng số (Weighted Average Cost of Capital) như sau

m k k k

I

r I r

Trang 21

Ik là mức vốn của nguồn vốn thứ k

Chi phí vốn bình quân tính r là cơ sở để làm lãi suất chiết khấu trong phântích các chỉ tiêu tài chính của dự án

Thẩm định về doanh thu, thuế và xác định ròng tiền của dự án

Đối với doanh thu của dự án, cũng cần xác định rõ theo từng năm dự kiến,cần tính toán đầy đủ các nguồn thu như: doanh thu từ sản phẩm chính, từ sản phẩmphụ, từ cho thuê lao vụ…

Đối với khoản thuế phải nộp, cần xem xét doanh thu và các chi phí hợp lýtrong kỳ, từ đó để tính ra thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Về dòng tiền dòng hàng năm của dự án: các dòng tiền của dự án được phânchia ra làm hai loại là dòng tiền thu nhập hay dòng tiền vào và dòng tiền chi phíhay dòng tiền ra, dòng tiền ròng của dự án là hiệu số giữa hai dòng tiền này

NCFi = Bi – CiTrong đó:

NCFi: Dòng tiền ròng năm thứ i của dự án

Bi: Dòng tiền thu nhập năm thứ i của dự án

Ci: Dòng tiền chi phí năm thứ i của dự án

Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

Chỉ tiêu hiện tại ròng NPV:

Chỉ tiêu này cho biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn

NPV được xác định theo công thức:

i i

n

r C r

Bi: là dòng tiền thu nhập năm thứ i của dự án

Ci: là dòng tiền chi phí năm thứ i của dự án

r: là lãi xuất chiết khấu

Trang 22

Nếu NPV > 0 dự án có lãi, có thể đầu tư

Nếu NPV = 0 dự án hoà vốn

Nếu NPV < 0 dự án lỗ

NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càng lớn thì NPVcàng nhỏ và ngược lại.Do đó cần phải lựa chọn lãi suất chiết khấu sao cho phùhợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án.Nhưvậy NPV cho biết khả năng sinh lời của dự án dưới tác động của lãi suất chiết khấuchứ nó không cho biết tỷ lệ sinh lời mà tự bản thân dự án có thể tạo ra được

NPV càng lớn càng có lợi, vì vậy khi so sánh nhiều dự án, nên chọn dự án cóNPV lớn nhất

Ưu điểm: Phản ánh hiệu quả việc có đầu tư về phương diện tài chính

Nhược điểm: Nếu lãi suất chiết khấu r càng lớn thì NPV càng nhỏ, vì vậy cầnlựa chọn lãi xuất chiết khấu phù hợp trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn trungbình của dự án Và NPV không cho biết tỷ lệ sinh lợi mà bản thân dự án có thể tạora

+ Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (Interal Rate of Return – IRR)

Là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổnggiá trị hiện tại chi phí, cho biết khả năng sinh lợi của dự án hay chi phí vốn tối đa

mà dự án có thể chịu được Công thức:

IRR = r1+ (r2 – r1) 1 2

1

NPV NPV

MPV

Dự án được lựa chọn khi IRR > r

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn chiết khấu

Cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù đắp số vốn đầu tư, trong điềukiện thị trường biến động và nhiều rủi ro thì thu hồi vốn đầu tư nhanh là vấn đềđược chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm Công thức:

i Tck

i i i

Trang 23

Ưu điểm: Cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu tư, giúp giảmthiểu rủi ro, thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thịtrường dự báo kém.

Nhược điểm: Không cho biết quy mô thu nhập sau kỳ hoàn vốn nên khi sửdụng cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác

Chỉ tiêu điểm hoà vốn

Là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng hàng năm cân bằng với chi phí bỏ rahàng năm Xác định điểm hoà vốn:

Phân tích rủi ro của dự án

Các dự án được soạn thảo và tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiến quátrình kinh doanh, thu lợi nhuận trong tương lai Những dự kiến đó chưa chắc chắn

đã đúng nên khả năng dự án gặp phải rủi ro là rất có thể Vì vậy đối với cán bộthẩm định dự án đầu tư, việc đánh giá được mức độ rủi ro của dự án cũng là rấtquan trọng trong việc ra quyết định đầu tư

Phương pháp phân tích độ nhạy (Sensityvity Analysis)

Trong phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định dự kiến một số tình huống thayđổi, những rủi ro trong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuê nhâncông tăng, sản lượng giảm, doanh thu giảm… rồi từ đó tính lại các chỉ tiêu hiệuquả như NPV, IRR…Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án

Trang 24

được coi là ổn định và được chấp thuận

Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thức sau:

E=

i X

F i

Trong đó:

∆E là chỉ số độ nhạy

∆Fi là mức biến động của chỉ tiêu đánh giá

Xi là mức biến động của nhân tố ảnh hưởng

Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho biết nhân tố nào trong dự án cầnđược nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi rotrong quá trình khai thác dự án

1.1.4.7 Thẩm định phương diện kinh tế - xã hội của dự án

Phân tích các lợi ích kinh tế - xã hội là nội dung quan trọng của dự án Đây làcăn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuậncho dự án được ra đời và các cơ quan cung ứng vốn quan tâm trong việc tài trợ

- Thúc đẩy phát triển kinh tế ngành và liên ngành: Sự có mặt và hoạt động của

dự án sẽ tạo điều kiện trực tiếp hay gián tiếp cho các ngành, các lĩnh vực khácđược phát triển

- Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tại địa phương nơi xây dựng dự án nhưtăng thu nhập, tăng sản lượng hàng hoá thoả mãn nhu cầu của dân địa phương đó,phát triển dân trí…

1.1.5 Thẩm định về mặt tài chính của khách hàng

Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sứcmạnh tài chính , khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năngthanh toán và hoàn trả nợ cho người vay.Ngoài ra còn phải xác định chính xác sốvốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay Ngân hàng theo quy địnhcủa chế độ xin cho vay.muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các báo cáotài chính, bảng tổng kết tài sản, bảng quyết toán lổ lãi

Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá

Trang 25

khứ, vì vậy dựa trên kết quả phân tích, thẩm định cán bộ tín dụng phải biết sử dụngchúng để nhận định, đánh giá, dự báo tìm các định hướng phát triển, để chuẩn bịđối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Khi phân tíchnăng lực tài chính của khách hàng ta có thể đánh giá các chỉ tiêu sau:

Thước đo tiền mặt

Thước đo tiền mặt =

Tổng quỹ tiền mặt

Tài sản có tính lỏng

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên , nếubằng hoặc lớn hơn tổng số nợ phải thanh toán thường xuyên là tốt

Vốn lưu động thực tế của chủ sở hữu

VLĐTT = Tài sản lưu động - Tổng số nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và cáckhoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng hóa tồn kho và TSLĐkhác.chỉ tiêu này cho biết hệ số vốn của chủ sở hữu nằm trong tài sản lưu độngnhiều hay ít,tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham giavào dự án vay vốn chỉ tiêu này càng lớncàng tốt,nếu <=0 thì năng lực tài chính của khách hàng rất yếu

Tỷ lệ thanh toán nhanh

Khả năng thanh

Vốn bằng tiền Các khoản nợ đến hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong trường hownpkhoong còn thu nhập từ nguồn bánhàng thì khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh để trả nợ.tỷ lệ

Trang 26

này >=1 là tốt, <1 thì khả năng thanh toán có gặp khó khăn.

Năng lực đi vay

Năng lực đi vay =

Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp Vốn thường xuyên

Năng lực đi vay là khả năng xin vay vốn của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp

có khả năng tự chủ tài chính cao thường có năng lực đi vay rất lớn.Nếu năng lực đivay < 0,5 thì doanh nghiệp đã đạt mức bão hòa của năng lực đi vay Đối với doanhnghiệp thuộc loại này, ngân hàng thường không cho vay

Hệ số tài chợ

Hệ số tài trợ = Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp

Tổng số nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng

Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở hữu của bảng tổngkết tài sản Tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp đang sử dụng là tổng cộng bên tàisản nợ của bảng tổng kết tài sản.Hệ số này lớn hơn kỳ trước và > 0,5 là tốt

Khả năng sinh lời của tài sản

Khả năng sinh lời của tài sản =

Tổng số lợi nhuận kinh doanh (lợi nhuận trước thuế) Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tổng thể tài sản có.Tỷ lệ này lớnhơn thì hiệu quả sử dụng tài sản cao và ngược lại

Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất này cho biết một đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận từ chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng có thể xác định được khả năng huy động lợinhuận của khách hàng để trả các khoản nợ hoặc đầu tư mở rộng sản xuất kinhdoanh

Trang 27

Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng

Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng =

Lợi nhuận ròng Doanh số bán hàng

Tỷ lệ này có thể tính chung hoặc tính riêng cho từng mật hàng.Tỷ suất càngcao thì hiệu quả càng lớn tỷ lệ này để so sánh hiệu quả đầu tư vốn đối với từngloại sản phẩm để có sự lựa chọn sản phẩm nào có hiệu hơn hoặc so sánh với cùngloại sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường để thấy rõ mức độ cạnh tranh.Các hệ số an toàn về tài chính

Các chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ rủi ro có thể bù đắp được bằngnguồn vốn của chủ sở hữu:

- Tổng tài sản nợ / Tổng tài sản có ( tỷ lệ này càng < 1 càng tốt)

- Tổng tài sản nợ / Vốn chủ sở hữu ( tỷ lệ này càng < 1 càng tốt)

1.1.4.8 Đánh giá, kết luận về dự án

Sau khi đã thẩm định đầy đủ trên mọi phương diện, cán bộ thẩm định đúc kếtcác vấn đề trọng tâm nhằm nêu bật được mục tiêu của dự án đầu tư, đặt ra thứ tự

ưu tiên về các chỉ tiêu và quan điểm khi lựa chọn dự án đó Từ đó đưa ra kết luận

về khả năng có thể tài trợ cho dự án hoặc lập công văn trả lời khách hàng nếukhông đủ điều kiện vay vốn

1.1.5 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với NHTMCP

Thông qua thẩm định dự án đầu tư một cách đầy đủ về mọi phương diện nhưthị trường, kỹ thuật, tài chính, xã hội… có liên quan đến dự án, Ngân hàng sẽ cóđược cái nhìn tổng quát vừa sâu sắc và chi tiết về dự án, đánh giá được tính khảthi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án Nắmbắt được những thông tin này sẽ giúp cho Ngân hàng đưa ra được quyết định đúngđắn về việc đồng ý hoặc từ chối cho vay

Bên cạnh đó, thông qua việc thẩm định một cách chi tiết, Ngân hàng có thểphát hiện ra những thiếu sót, những bất hợp lý trong các luận cứ và tính toán của

dự án, từ đó cùng với chủ đầu tư tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao tính

Trang 28

khả thi của dự án.

Những kết quả thẩm định cũng là cơ sở để Ngân hàng xác định số tiền chovay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, đảm bảo vừa tạo điều kiện doanhnghiệp hoạt động đạt hiệu quả vừa giúp Ngân hàng có thể thu nợ gốc và lãi đầy đủ,đúng hạn Đây cũng là căn cứ để Ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúngmục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm vốn

Như vậy có thể nói, công tác thẩm định có vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng của Ngân hàng và chất lượng công tác thẩm định sẽ ảnh hưởng rất lớn tớichất lượng hoạt động kinh doanh ngân hàng Chính vì vậy, NHTMCP luôn tìm mọibiện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án để thẩm định luôn là công cụhữu hiệu góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả cho đồng vốn đầu tư của ngânhàng

1.2 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.2.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Với vai trò là người tài trợ vốn cho dự án, có thể hiểu chất lượng thẩm định

dự án đầu tư tại NHTMCP là việc cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá đúng thựcchất, kết quả của dự án, lựa chọn ra dự án có hiệu quả tài chính cao, có khả nănghoàn trả vốn đúng hạn để quyết định tài trợ vốn

Việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là rất cần thiết ở mỗi Ngânhàng bởi nó sẽ giúp Ngân hàng tránh được cả hai rủi ro trong thẩm định dự án làrủi ro lựa chọn sai và rủi ro vì bỏ sót dự án tốt

1.2.2 Những tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư

1.2.2.1 Sự tuân thủ về các quy định thẩm định

Tiêu chí này được đánh giá trên các mặt sau:

Việc thẩm định có được thực hiện theo đúng quy trình không, các bộ phận cóliên quan trong quy trình có hoàn thành nhiệm vụ không

Cán bộ thẩm định có thẩm định đầy đủ các nội dung theo quy định không,thẩm định có chi tiết không

Trang 29

Phương pháp thẩm định có được tuân thủ không.

1.2.2.2 Thời gian và chi phí thẩm định

Thời gian thẩm định gồm thời gian thu thập và xử lý thông tin, thời gian chờxét duyệt và ra quyết định

Chi phí thẩm định bao gồm: chi phí thu thập thông tin, chi phí thuê chuyêngia tư vấn khi cần và các chi phí khác phát sinh trong quá trình thẩm định

1.1.2.3 Kết quả thẩm định

Đây là chỉ tiêu định lượng rất quan trọng để đánh giá chất lượng thẩm định dự

án vì kết quả thẩm định đúng mới dẫn đến kết quả đầu tư đúng, bảo đảm an toàn vàhiệu quả cho đồng vốn đầu tư Kết quả thẩm định chính xác phải được xây dựngtrên cơ sở cán bộ thẩm định đã tuân thủ theo các quy định của quá trình thẩm định,đảm bảo về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí

Nhìn chung, kết quả thẩm định dự án thể hiện ngay ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạntrong tổng dư nợ trung dài hạn của Ngân hàng

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

Con người là nhân tố quan trọng nhất cần phải xem xét trước tiên Đó là vìtrong thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP, cán bộ thẩm định là người trực tiếpxem xét dự án và đưa ra các kết luận thẩm định

Thông tin trong thẩm định cũng là một nhân tố quan trọng Bởi thẩm định dự

án thực chất là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhằm đưa ra các kếtluận chính xác

Quy trình, nội dung phương pháp thẩm định cũng có nhiều ảnh hưởng đếnchất lượng dự án Quy trình thẩm định có khoa học, có hợp lý mới tạo điều kiệncho các cấp lãnh đạo Ngân hàng ra quyết định đúng

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương, các quy định

về lãi suất, cho vay… của Ngân hàng Nhà nước cũng có ảnh hưởng đến chất lượngthẩm định Đó là vì các dự án đầu tư thường có tuổi thọ khá dài, sử dụng vốn lớn,

Trang 30

do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định này Mặt khác, những sự thay đổitrong các nhân tố trên thường kéo theo một loạt sự thay đổi khác trong môi trườngkinh doanh của doanh nghiệp mà cán bộ thẩm định rất khó có thể lường hết Do đócác chủ trương chính sách ổn định, điều kiện kinh tế chính trị ổn định sẽ là điềukiện tốt cho các dự án.

Ngoài ra, cũng giống như khi cho vay ngắn hạn, khi cho vay theo dự án, Ngânhàng cũng có thể gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, mất mùa… Khi gặpphải những rủi ro này thì khó khăn cho các Ngân hàng và chủ dự án là rất lớn

Trang 31

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN BIDV

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN BIDV

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển

VN BIDV.

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam.Tên gọi tắt: BIDV

Địa chỉ: 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nhiệm vụ:

Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngânhàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng caolợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụphát triển kinh tế Đất nước

Phương châm hoạt động:

Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV

Chia sẻ cơ hội – hợp tác thành công

Mục tiêu hoạt động:

Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Vệt Nam

Chính sách kinh doanh:

Trang 32

Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…

Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, hiệp hội ngân hàng ASEAN,hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP),hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án

BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch

vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự

án, chương trình lớn của Đất nước

Cam kết:

Với khách hàng:

Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất

Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”

Với Cán bộ Công nhân viên:

Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinhthần

Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm

“mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyênmôn và phẩm chất đạo đức

Trang 33

Mạng lưới:

BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong

hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:

10.1 Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:

Ngân hàng thương mại:

103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàngchục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầukhách hàng

Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:

Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam KìKhởi Nghĩa)

Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA(Sở Giao dịch 3)

Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)

Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chinhánh

Đầu tư – Tài chính:

Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công tyQuản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,

Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VIDPublic (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàngLiên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV

10.2 Khối sự nghiệp:

Trung tâm Đào tạo (BTC)

Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)

Ban lãnh đạo:

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động củaBIDV

Ngày đăng: 05/11/2014, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp - giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam bidv
Bảng 2.2 Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp (Trang 36)
Bảng 2.7: Tình hình tài chính - giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam bidv
Bảng 2.7 Tình hình tài chính (Trang 43)
Bảng 2.8: Nguồn vốn của dự án - giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam bidv
Bảng 2.8 Nguồn vốn của dự án (Trang 49)
Bảng 2.9:  Nguồn thu hàng năm dự tính của dự án - giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam bidv
Bảng 2.9 Nguồn thu hàng năm dự tính của dự án (Trang 50)
Bảng 2.10:  Chi phí dự kiến của dự án - giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam bidv
Bảng 2.10 Chi phí dự kiến của dự án (Trang 51)
Bảng 2.11: Dòng tiền của dự án - giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam bidv
Bảng 2.11 Dòng tiền của dự án (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w