Mặc dù các NHTM nước ta mới chỉ đưa sản phẩm CVTD ra thị trường từ nhữngnăm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển mạnh từ những năm 2000 trở lại đây nhưng số lượng khách hàng đến với NH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ
GIÁO VIÊN HD : TH.S NGUYỄN THỊ PHƯƠNG SINH VIÊN TH : ĐOÀN VIỆT HÀ
MSSV : 11023723 LỚP : CDTN13TH
THANH HÓA, THÁNG 06 NĂM 2014.
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………Ngày tháng năm 2014
GIẢNG VIÊN
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………Ngày tháng năm 2014
GIẢNG VIÊN
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ Đ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Như Xuân 18
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn 20
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay 22
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 23
Bảng 2.4: Tỷ trọng giữa dư nợ CVTD và tổng dư nợ 26
Bảng 2.5: Cơ cấu CVTD theo thời hạn cho vay 27
Bảng 2.6: Cơ cấu CVTD theo sản phẩm, dịch vụ 29
Bảng 2.7: Thu lãi CVTD tại Ngân hàng 30
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng và hoạt động CVTD 31
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ trọng giữa dư nợ CVTD và tổng dư nợ 26
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu CVTD theo thời hạn cho vay 27
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu CVTD theo sản phẩm, dịch vụ 29
Trang 5MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại 3
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 3
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 3
1.1.3 Chức năng và nguyên tắc của cho vay tiêu dùng 4
1.1.4 Phân loại cho vay tiêu dùng 5
1.1.4.1 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 5
1.1.4.2 Căn cứ vào mục đích vay 7
1.1.4.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 7
1.1.4.4 Căn cứ theo hình thức cho vay 8
1.1.5 Lợi ích của cho vay tiêu dùng 9
1.1.5.1 Đối với Ngân hàng 9
1.1.5.2 Đối với người tiêu dùng 9
1.1.5.3 Đối với nền kinh tế 10
1.1.6 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng 10
1.1.7 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng 11
Trang 61.1.7.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng 11
1.1.7.2 Chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng 11
1.1.7.3 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng 12
1.1.7.4 Chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng vay tiêu dùng 13
1.1.7.5 Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng 13
1.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM 13
1.1.8.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng 13
1.1.8.2 Nhân tố ngoài Ngân hàng 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN NHƯ XUÂN 16
2.1 Tổng quan về NHNN&PTNN chi nhánh huyện Như Xuân 16
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Như Xuân 16
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 17
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT 19
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 19
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn 22
2.1.3.3 Các hoạt động khác 24
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNN&PTNT 25
2.2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHNN&PTNT 25
2.2.2 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ 26
2.2.3 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn 27
2.2.4 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm 28
2.2.5 Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng 30
2.2.6 Nợ quá hạn 31
2.3 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNN&PTNT huyện Như Xuân 31
2.3.1 Những kết quả mà Ngân hàng đạt được 32
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 32
Trang 72.3.2.1 Những tồn tại 32
2.3.2.1 Nguyên nhân 33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN NHƯ XUÂN 36
3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện Như Xuân 36
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện Như Xuân 36
3.2.1 Xây dựng chiến lược Marketing Ngân hàng 37
3.2.2 Xây dựng cơ cấu chiến lược cho vay cân đối giữa các khu vực trong huyện 38
3.2.3 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay tại Ngân hàng 38
3.2.4 Mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng 39
3.2.5 Hoàn thiện phát triển công nghệ Ngân hàng 40
3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát trong khi cho vay 41
3.2.7 Cân đối hợp lý các loại hình cho vay trung và dài hạn 41
3.2.8 Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu 41
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay cùng với việc gia tăng trên
90 triệu dân, đang mở ra cho các tổ chức tín dụng một thị trường CVTD vô cùng rộnglớn và đầy tiềm năng phát triển bởi đây là một bộ phận cấu thành trọng yếu trong chiếnlược phát triển dịch vụ NH hiện nay cũng như trong tương lai Ở Việt Nam, cạnh tranhmở rộng CVTD là một phương hướng giúp các NH phân tán rủi ro CVTD là sảnphẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửachữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch,chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống Đốitượng khách hàng CVTD ở đây chủ yếu là cán bộ công nhân viên, những người có thunhập ổn định CVTD không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho NH mà còn là công
cụ quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp của NH đến với mỗi cá nhân trong xãhội, với các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước Đặc biệt là trong điều kiện,bối cảnh cạnh tranh quyết liệt và gay gắt giữa các tổ chức tín dụng khi Việt Nam hiện
đã trở thành một thành viên của WTO
Mặc dù các NHTM nước ta mới chỉ đưa sản phẩm CVTD ra thị trường từ nhữngnăm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển mạnh từ những năm 2000 trở lại đây nhưng
số lượng khách hàng đến với NH đã không ngừng tăng lên Tuy nhiên CVTD vẫnchiếm một tỷ trọng rất nhỏ cả về doanh số cho vay lẫn dư nợ trong toàn bộ hoạt độngtín dụng của NH và chưa thực sự phát huy hết vai trò và tiềm năng của mình
Với tư cách là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế,các
NH phải làm gì để đẩy mạnh hoạt động CVTD cùng với nó là việc đảm bảo an toàn,hiệu quả từ đó tạo ra lợi nhuận cho NH và đóng góp vào sự phát triển chung của nềnkinh tế và của toàn xã hội
Cùng với xu thế phát triển đó, là một chi nhánh cấp 3, trực thuộc NH NN&PTNTViệt Nam, NHNN&PTNT huyện Như Xuân đã đóng góp không nhỏ trong quá trìnhhoạt động chung của NHNN&PTNT Việt Nam Ngay từ khi mới thành lập đến nay,chi nhánh NH thực hiện đường lối đổi mới và nhận thức rõ ràng về hoạt động CVTD
do vậy đã sớm triển khai các hoạt động này
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của nền KT cũng như sự phát triển vềquy mô của chi nhánh cũng gặp những thách thức cũng như cơ hội trong tình hình phát
Trang 10triển tiếp cận thị trường.
Do đó, nhận thức được vấn đề đó, để khắc phục những bất cập hiện nay em đã
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Như Xuân” làm nội dùng nghiên cứu cho bài
báo cáo của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hoạt động CVTD của NH thương mại.Phân tích thực trạng Cho vay tiêu dùng Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn huyện Như Xuân, rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồntại và nguyên nhân
Đề ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động Cho vay tiêu dùng Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Như Xuân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: hoạt động CVTD của NH thương mại
Phạm vi: đề tài chọn hoạt động CVTD cho các khách hàng cá nhân tại Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Như Xuân trong giai đoạn từ năm 2011đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc quan sát thực tiễn, phân tích định tính làchủ yếu Bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phươngpháp quan sát, phân tích, so sánh, thống kê tổng hợp
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dùng đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàngThương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn huyện Như Xuân
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Như Xuân
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng Cho vay tiêudùng là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế trong đó ngân hàng chuyển chokhách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đãthỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ
có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
- Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức chovay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loạicho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phải phụ thuộc vào chu kỳ kinh
tế Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầuvay tiêu dùng lại càng cao Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì các số lượngcác khoản vay cũng tăng lên
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập vàtrình độ học vấn Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm tới cho vaytiêu dùng bởi họ có khả năng trả được nợ
- Khách hàng vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên việc chứng minh tài chínhthường khó Nếu như các doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì các cá nhân vay tiêudùng muốn chứng minh tài chính của mình thường phải dựa vào tiền lương, sự suyđoán chứ không có bằng chứng rõ ràng
- Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có thể biếnđộng lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe củangười vay Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm Ngân hàng sẽ rất khó thu lạiđược nợ Do đó, các Ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phảimua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua
Trang 12- Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựavào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Đây là điều rất quantrọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay.
1.1.3 Chức năng và nguyên tắc của cho vay tiêu dùng
Chức năng của cho vay tiêu dùng:
Thứ nhất: cho vay tiêu dùng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế.
Thứ hai: NH tiến hành huy động vốn trong nền kinh tế và tập trung lại, trên cơ sở
đó NH tiến hành cho vay
Thứ ba: cho vay tiêu dùng góp phần tiết kiệm tiền trong lưu thông.
Thứ tư: NH phát hành các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các phương tiện thanh
toán phí tiền mặt
Nguyên tắc của cho vay tiêu dùng:
Thứ nhất: vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi: nguyên tắc này
thể hiện đầy đủ bản chất của tín dụng là sự hoàn trả trọn vẹn, đầy đủ về mặt giá trị và
có thêm lợi tức theo công thức vận động của quỹ cho vay Nó cũng đảm bảo tôn trọngquy luật lưu thông tiền cho vay
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải sử dụng công cụ kì hạn nợ Xác địnhmột kì hạn nợ hợp lý, tổ chức thu nợ nhanh chóng, kịp thời,… điều đó vừa đảm bảocho hoạt động của NH được tiến hành thường xuyên, liên tục, vừa thúc đẩy các tổchức đi vay quan tâm hoàn thành đúng thời hạn kế hoạch và hợp đồng kinh tế
Thứ hai: vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu
Để thực hiện nguyên tắc này, NH cần yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng
Trang 13vốn vay đúng mục đích đã ghi trong đơn vay vốn bởi mục đích này đã được thẩm định.Nếu phát hiện khách hàng vi phạm, NH phải thu hồi vốn trước hạn, nếu không có tiềnthì chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ khác.
Khi việc cho vay được thực hiện một cách có mục đích thì khả năng mang lạihiệu quả là điều gần như chắc chăn
Thứ ba: Cho vay có bảo đảm: Khi NH cung ứng vốn cho nền kinh tế sẽ làm tăng
sức mua của xã hội, làm tăng tiền trong nền kinh tế, làm tăng lượng hàng hóa trên thịtrường Ngoài ra, sự vận động của cho vay luôn gắn liền với sự vận động của hànghóa, gắn với hoạt động SXKD của doanh nghiệp nên cần thiết khi cho vay phải thựchiện đúng nguyên tắc này Thực chất của nguyên tắc này là sự đảm bảo khả năng thuhồi nợ của NH Giúp NH có thêm nguồn vốn khác để thu hồi nợ nếu mục đích cho vay
bị phá sản các TSĐB có thể là:
- TSĐB là tài sản hình thành từ vốn vay
- TSĐB là tài sản của chính người đi vay
- TSĐB có thể là uy tín hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba
Các hình thức bảo đảm cho vay: đảm bảo đối vật, đảm bảo đối nhân
Đảm bảo cho vay được xem là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng phải thấy rằngđây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất mà chỉ là tiêu chuẩn bổ sung những mặthạn chế của nhà quản trị cho vay cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuậnlợi của môi trường kinh doanh
1.1.4 Phân loại cho vay tiêu dùng
1.1.4.1 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp: đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó đi vay
trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định
có giá trị lớn và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toánhết một lần số nợ vay Đối với loại cho vay tiêu dùng này, ngân hàng thường chú ý tớimột số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc sau:
Thứ nhất là loại tài sản được tài trợ: Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho
những khoản vay mua sắm các đồ dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền, với nhữngtài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích trong một thời gian dài
Thứ hai là số tiền phải trả trước: thông thường Ngân hàng yêu cầu người đi vay
phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại Ngân hàng sẽ
Trang 14cho vay Điều này một phần giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro, mặt khác tạo cho người đivay có trách nhiệm hơn với tài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần
số tiền của mình vào trong đó Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trườnghợp Ngân hàng sẽ phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua sửdụng đều bị giảm giá trị cho nên số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúpNgân hàng hạn chế rủi ro
Thứ ba là số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc:
- Loại tài sản: Đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trảtrước nhiều và ngược lại, đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiềntrả trước ít hơn
- Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: yếu tố này rất quan trọng Nếu đó làtài sản thuộc loại dễ bán thì số tiền trả trước sẽ ít hơn loại tài sản khó bán sau khi sửdụng
- Môi trường kinh tế
- Năng lực tài chính của người đi vay
Thứ tư là chi phí tài trợ: là chi phí mà người đi vay phải trả cho Ngân hàng trong
việc sử dụng vốn Chi phí tài trợ chủ yếu là tiền lãi và một số khoản chi phí khác Chiphí tài trợ phải trang trải được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro và mang lạimột phần lợi nhuận thỏa đáng cho Ngân hàng
Thứ năm là điều khoản thanh toán:
- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phù hợp về khả năng thu nhập, chi tiêu củakhách hàng
- Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi
- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng nhưng không nênquá dài vì nếu quá dài, giá trị của tài sản tài trợ sẽ bị giảm mạnh và việc thu hồi nợ cóthể gặp rắc rối
Cho vay tiêu dùng phi trả góp: theo phương thức này, tiền vay được khách hàng
thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ,thời hạn ngắn
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó Ngân
hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại Sec được phépthÊu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏa
Trang 15thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàngđược Ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạnmức tín dụng.
1.1.4.2 Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay bất động sản: là khoản tín dụng liên quan đến việc mua sắm xây dựng
nhà ở, đất dai và bất động sản trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ
Cho vay công nghiệp, thương mại và dịch vụ: là loại cho vay ngắn hạn để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này
Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất
nông nghiệp, phân bón, vật tư nông nghiệp…
Cho vay cá nhân: cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật
dụng đắt tiền và các khoảng cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đờisống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng
Cho thuê: cho thuê các định chế tài chính bao gồm thuê vận hành, thuê và mua
lại, thuê tài chính Tài sản cho thuê thường là bất động sản và động sản (máy móc vàthiết bị)
Cho các định chế tài chính vay: như Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho
thuê tài chính, Công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác
1.1.4.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay
trong đó ngân hàng mục những khoản nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bánchịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng
Trong trường hợp này Công ty bán lẻ và Ngân hàng ký kết hợp đồng mua bán nợ.Trong hợp đồng, Ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng kỹ thuật đượcbán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu Sau đó Công ty bán lẻ vàngười diêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa Thông thường người tiêudùng phải trả trước một phần giá trị tài sản Công ty bán lẻ sẽ giao tài sản cho ngườitiêu dùng và bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho Ngân hàng Ngân hàng dựa trên
bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiền cho vay công ty bán lẻ Cuối cùng người tiêu dùngthanh toán tiền trả góp cho Ngân hàng
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:
- Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng
Trang 16- Giảm được chi phí trong cho vay
- Mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động Ngân hàng khác
- Vay vốn đúng mục đích
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhược điểm sau:
- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu, do
đó thông tin về khách hàng đôi khi không chính xác, không tìm hiểu kỹ được kháchhàng có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng
- Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịuhàng hóa
- Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó Ngân hàng
trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểmsau:
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn bởi nóđược quyết định bởi đội ngũ nhân viên tín dụng giàu kinh nghiệm và được đào tạochuyên môn tốt của Ngân hàng chứ không phải là những nhân viên của công ty bán lẻ.Nhân viên tín dụng Ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản chovay có chất lượng tốt trong khi đó nhân viên của công ty bán lẻ thường chú trọng đếnviệc bán cho được nhiều hàng nên dễ dẫn tới các quyết định tín dụng vội vàng và cóthể có nhiều khoản tín dụng được cấp ra không chính đáng
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay tiêu dùng gián tiếp,Ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên hiểu rõ khách hàng
- Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với Ngân hàng, có rất nhiều lợi thế có thểphát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lẫn Ngânhàng
1.1.4.4 Căn cứ theo hình thức cho vay
Thấu chi: là hình thức cho vay ngắn hạn gắn liền với việc sử dụng tài khoản tiền
vãng lai của cá nhân hoặc doanh nghiệp qua việc sử dụng quá số dư trong một hạnmức cho phép
Cho vay theo hạn mức: là phương thức cho vay để đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn
lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết
Trang 17Chiết khấu giấy tờ có giá: như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi.
Cho vay tiêu dùng: cho vay tài trợ cho các hoạt động chi tiêu cho của các cá
nhân, hộ gia đình như phương tiện đi lại, du lịch, du học
Tín dụng tuần hoàn: là hình thức tín dụng mà khách hàng được vay một khoản
tiền cố định, khi hoàn trả sẽ được vay lại
Tín dụng thuê mua: cho vay dưới hình thức cho thuê tài sản mà khách hàng cần,
khi hết thời hạn vay khách hàng có thể mua lại tài sản này
Tín dụng nhà ở: bao gồm cho vay thanh toán, cho vay tiết kiệm nhà ở, cho vay tự
do
Mua các khoản nợ của doanh nghiệp: hình thức phổ biến nhất của loại hình tín
dụng này là mua các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp
1.1.5 Lợi ích của cho vay tiêu dùng
1.1.5.1 Đối với Ngân hàng
Đối với Ngân hàng ngoài những nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, chovay tiêu dùng có những lợi ích sau:
Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các Ngânhàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó màmở rộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạnghóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàngđến với Ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của Ngân hàng sẽ càng đẹphơn trong con mắt khách hàng
Cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ Marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽbiết tới Ngân hàng hơn Ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi củadân cư bởi dân cư sẽ gửi tiền nhiều vào Ngân hàng khi họ thấy rằng mình có triểnvọng vay lại tiền từ chính Ngân hàng đó
Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, từ đó mà nâng cao thu nhập
và phân tán rủi ro cho Ngân hàng
1.1.5.2 Đối với người tiêu dùng
Nhờ có vai trò tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ được hưởng những điều kiện sốngtốt hơn, được hưởng những tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọnghơn nó rất cần cho những trường hợp khi các cá nhân có chi tiêu có tính đột xuất, cấpbách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế
Trang 18Tuy vậy người tiêu dùng cần tính toán để việc chi tiêu được hợp lý, không vượtquá mức cho phép và đảm bảo khả năng chi trả.
1.1.5.3 Đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụtrong nước, có tác dụng rất tốt trong việc kích cầu Nhờ cho vay tiêu dùng các doanhnghiệp đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, Ngân hàng rút ngắn khoảng thời gianlưu thông, tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế
1.1.6 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng
Khi nói đến mở rộng người ta nghĩ đến việc phải làm thế nào để tăng quy mô,khối lượng, số lượng tức là nói đến sự tăng trưởng theo chiều ngang Vì vậy, người ta
có thể hiểu mở rộng CVTD là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng
về quy mô cho vay tiêu dùng hay nói cách khác đó là việc làm tăng tư trọng cho vaytiêu dùng trong tài sản có của NHTM
Mở rộng cho vay tiêu dùng được thể hiện:
Đối với khách hàng: cho vay tiêu dùng phải thoả mãn được tối đa các nhu cầu
hợp lý của các khách hàng về khối lượng tín dụng tiêu dùng, đa dạng hoá các hìnhthức và loại hình tín dụng tiêu dùng
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: cho vay tiêu dùng phải đáp ứng được các
yêu cầu về vốn kinh tế, là kênh dẫn vốn gián tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trongviệc chuyển dịch một khối kîng lớn các nguồn lùc tài chính giúp Ngân sách Nhà nướcthực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Đối với Ngân hàng: cho vay tiêu dùng phải được xác định là khâu chủ đạo trong
toàn bộ hoạt động cho vay của NHTM Đồng thời phải được thoả mãn và đáp ứng nhucầu của khách hàng Tuy nhiên, bên cạnh việc mở rộng cho vay, Ngân hàng cũng cầnchú ý đến chất lượng của hoạt động cho vay, làm sao vừa đảm bảo mở rộng gắn liềnvới chất lượng
Như vậy, mở rộng CVTD được thể hiện trên cơ sở đa dạng hoá các đối tượngkhách hàng vay tiêu dùng Mở rộng CVTD chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc vềmôi trường kinh tế khách quan như: cơ chế, chính sách của Nhà nước, tình hình kinh
tế, chính trị văn hoá, xã hội, điều kiện công nghệ, đồng thời chịu tác động của cácnhân tố chủ quan của Ngân hàng như: khả năng về nguồn vốn, hoạt động Marketting,
Trang 19trình độ cán bộ công nhân viên, nhưng không nên giới hạn ý nghĩa “mở rộng CVTD”chỉ là sự tăng trưởng theo chiều rộng của hoạt động này, mở rộng vẫn phải đảm bảochất lượng của các khoản CVTD.
1.1.7 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng
1.1.7.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số CVTD là tổng số tiền mà NH đã CVTD trong một thời kì nhất định,thường tính theo năm tài chính
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối =
Tổng doanh số CVTD năm (t) -
Tổng doanh số CVTD năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD năm (t) so với năm 1), chỉ tiêu này tăng lên tức là doanh số CVTD qua các năm của NH đã tăng lên
(t-Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng doanh số CVTD tương đối:
Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVTD năm (t) tăng so với doanh số CVTD năm(t-1) là bao nhiêu Chỉ tiêu này > 0, tức là số tiền ngân hàng cấp cho khách hàng tiêudùng tăng lên, thể hiện rằng hoạt động CVTD của NH đã được mở rộng
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng:
Tỷ
trọng =
Tổng doanh số CVTD
*100% Tổng doanh số của hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho biết doanh số hoạt động của CVTD chiếm tỷ trọng bao nhiêu %trong tổng hoạt động cho vay của NH Khi tư lệ này tăng qua các năm chứng tỏ hoạtđộng CVTD được mở rộng
1.1.7.2 Chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng
Dư nợ CVTD là số tiền mà khách hàng đang nợ NH tại 1 thời điểm
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tuyệt đối =
Tổng dư nợ CVTD năm (t) -
Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)
Chỉ tiêu lớn hơn 0 chứng tỏ số tiền khách hàng nợ NH hàng năm tăng lên, tức làhoạt động CVTD được mở rộng
Chỉ tiêu phản ánh dư nợ tương đối:
Trang 20Tỷ lệ tăng
trưởng dư nợ
= Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối 100%
CVTD tương đối Tổng dư nợ CVTD năm doanh số (t1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (t) so vớinăm (t-1)
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng:
Tỷ trọng
=
Tổng dư nợ CVTD 100%
Tổng dư nợ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động CVTD của NH chiếm tỷ lệ bao nhiêu %trong tổng dư nợ toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này tăng lên thểhiện hoạt động CVTD của NH được mở rộng
1.1.7.3 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ CVTD là số tiền mà khách hàng đang nợ NH tại 1 thời điểm
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tuyệt đối =
Tổng dư nợ CVTD năm (t) -
Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)
Chỉ tiêu lớn hơn 0 chứng tỏ số tiền khách hàng nợ NH hàng năm tăng lên, tức làhoạt động CVTD được mở rộng
Chỉ tiêu phản ánh dư nợ tương đối:
Tỷ lệ tăng trưởng dư
nợ CVTD tương đối =
Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
*100% Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD năm (t) so với năm (t-1)
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng:
Tỷ trọng = Tổng dư nợ CVTD Tổng dư nợ hoạt động cho vay *100%
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động CVTD của NH chiếm tư lệ bao nhiêu %trong tổng dư nợ toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này tăng lên thểhiện hoạt động CVTD của NH được mở rộng
1.1.7.4 Chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng vay tiêu dùng
Trang 21Công thức:
Sự tăng giảm số lượng
KH vay tiêu dùng =
Số lượng KH vay tiêu dùng năm (t) -
Số lượng KH vay tiêu dùng năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng đến Ngân hàng để vay tiêu dùng trongmột thời kỳ nhất định là bao nhiêu Chỉ tiêu này tăng lên qua các năm sẽ phản ánh khảnăng thu hút khách hàng của Ngân hàng ngày càng cao chứng tỏ hiệu quả của sự mởrộng hoạt động CVTD
1.1.7.5 Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng
Tỷ trọng lợi
nhuận CVTD =
Lợi nhuận hoạt động CVTD 100%
Lợi nhuận hoạt độngCVTD
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động CVTD, lợi nhuận từ hoạtđộng CVTD chiếm bao nhiêu % trong tổng lợi nhuận của ngân hàng Tỷ trọng lợinhuận từ hoạt động CVTD cao cho thấy hoạt động CVTD đạt hiệu quả và mức độđóng góp vào lợi nhuận chung
1.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.8.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
Quy mô và uy tín của Ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng.Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuậntiện giao dịch với khách hàng hay không Uy tín của Ngân hàng cao hay thấp cũng sẽảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng
Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay tiều dùng là các chính sách, quyđịnh của Ngân hàng Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay
có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, cólinh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định vềthời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán.Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéodài bao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn chờ đợi vàtìm tới các Ngân hàng khác
Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của Ngân hàng cũng mang tính quyết địnhthành công của cho vay tiêu dùng Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thìmới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng
Trang 22đắn Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệttình giúp đỡ, chi bảo khách hàng các thủ tục cần thiết.
Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân hàngcần có chính sách Marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thôngtin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũngnhư lợi ích, chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng
Công nghệ Ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vaytiêu dùng Nếu Ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dẫn tới việc giải quyết các thủ tụcđược nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việcquản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn Bên cạnh vấn đề về công nghệ,Ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lýtốt để tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, tác động đến phongcách làm việc của nhân viên
Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại Ngânhàng có tác động tới cho vay tiêu dùng Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân
tố khách quan bên ngoài Ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạođức khách hàng cũng như rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu như khách hàng
là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ro cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thíchNgân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng
sẽ không quá khắt khe Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quánhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng
Một Ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính tới tất
cả các nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên
1.1.8.2 Nhân tố ngoài Ngân hàng
Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như môitrường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa cácNgân hàng, môi trường pháp lịch sử, yếu tố văn hóa
Trước hết cần phải nghĩ tới đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động Nếu
đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấncao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mànhững người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí cònkhông biết tới hoạt động của Ngân hàng
Trang 23Kể đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vaytiêu dùng Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiềnmới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng vớitâm lý ngại tiếp xúc với Ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm ra Chính vì thếnhu cầu vay của người dân còn thấp.
Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng Nếu nền kinh tếphát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thìhoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạnchế những rắc rối có thể xảy ra Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa cácNgân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng cũng sẽgặp khó khăn
Các quy định pháp lý của Ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyếnkhích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Đó làcác quy định như quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các Ngân hàng thươngmại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với mộtkhách hàng trên vốn tự có
Trang 24CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN NHƯ XUÂN
2.1 Tổng quan về NHNN&PTNN chi nhánh huyện Như Xuân
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Như Xuân
NHNN&PTNT huyện Như Xuân là một chi nhánh của NHNN&PTNT tỉnhThanh Hóa, hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNN&PTNTViệt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Nhà Nước huyện Như Xuân trước đây.Được thành lập từ 26/03/1988 đến nay NHNN& PTNT huyện Như Xuân đã trải quachặng đường 25 năm xây dựng và trưởng thành, về con người và cơ sở vật chất thì ítthay đổi nhưng về nhiệm vụ thì thay đổi hoàn toàn, chuyển từ hành chính bao cấp sangkinh doanh theo cơ chế thị trường
Hơn 25 năm qua là chặng đường đầy khó khăn thử thách từ khi mới thành lập, cơsở còn thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ cán bộ nhân viên trình độ bất cập, tổngnguồn vốn huy động của đơn vị chưa đầy 1.5 tỷ đồng, tổng dư nợ chỉ ở mức 1 tỷ đồngtrong đó gần một nửa là nợ quá hạn, nợ khó đòi của các hợp tác xã nông nghiệp, cáchợp tác xã mua bán Có thể nói vào thời điểm đó NHNN&PTNT Như Xuân đang đứngtrước những khó khăn rất lớn Sau nhiều năm theo đường lối của Đảng và Nhà Nước,được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng với việc xác định địnhhướng kinh doanh đúng đắn đó là kiên trì định hướng hoạt động kinh doanh về Nông
nghiệp và nông thôn, mở rộng đầu tư khu vực thành thị với phương châm “ Đi vay để
cho vay” lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thước đo chính trong kinh
doanh trên cơ sở tạo mọi điều kiện và tiện ích cho khách hàng, đẩy nhanh tốc độ hiệnđại hoá công nghệ Ngân hàng, đơn giản hoá thủ tục hồ sơ vay vốn, thay đổi phongcách phục vụ mục tiêu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư vàđáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn, với phương châm khách hàng và NH cùng tồn tại vàphát triển, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ kinh tế chính trị tại địa phương góp phần xoá đóigiảm nghèo
Đến nay tổng nguồn vốn huy động đạt gần 200 Tổng dư nợ NHNN hơn 220 tỷ.Hiện nay có khoảng 22.000 khách hàng có quan hệ với Ngân hàng, hoạt động của
Trang 25NHNN& PTNT huyện Như Xuân chiếm 85% thị trường tín dụng trên địa bàn và đã trởthành Ngân hàng chủ đạo trên lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn Với những thành tíchnổi bật, phục vụ có hiệu quả NHNN& PTNT huyện Như Xuân tiếp tục phát huy đểhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân
Ngày 30.01.2011 ,NHNN đã có Quyết định số 214/Q§-NHNN chuyển đổi Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn huyện Như Xuân) thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên(TNHH MTV) do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ
Địa điểm: Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Chức năng, nhiệm vụ: Ngân hàng có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của một
Ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức tín dụng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Trang 26GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG
PGĐ phụ trách
KT - NQ
PGĐ phụ trách phòng kinh doanh
PGĐ phụ trách ngân hàng cấp 3
Phòng
GD YênCát
Phòng
Cho vay và
Thu Nợ
PhòngTiết kiệm
PhòngNgân quỹ
PhòngTín dụng
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Như Xuân