Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương, các quy định về lãi suất, cho vay… của Ngân hàng Nhà nước cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Đó là vì các dự án đầu tư thường có tuổi thọ khá dài, sử dụng vốn lớn,
do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định này. Mặt khác, những sự thay đổi trong các nhân tố trên thường kéo theo một loạt sự thay đổi khác trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà cán bộ thẩm định rất khó có thể lường hết. Do đó các chủ trương chính sách ổn định, điều kiện kinh tế chính trị ổn định sẽ là điều kiện tốt cho các dự án.
Ngoài ra, cũng giống như khi cho vay ngắn hạn, khi cho vay theo dự án, Ngân hàng cũng có thể gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, mất mùa… Khi gặp phải những rủi ro này thì khó khăn cho các Ngân hàng và chủ dự án là rất lớn.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN BIDV 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN BIDV
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triểnVN BIDV. VN BIDV.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 042200422
Fax: 04 2200399
Website: www.bidv.com.vn. Email: bidv@hn.vnn.vn
Ngày thành lập:
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Nhiệm vụ:
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.
Phương châm hoạt động:
Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. Chia sẻ cơ hội – hợp tác thành công
Mục tiêu hoạt động:
Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Vệt Nam
Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính… Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, hiệp hội ngân hàng ASEAN, hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại
Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư Đầu tư Tài chính: Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
Cam kết:
Với khách hàng:
Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất .
Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. Với Cán bộ Công nhân viên:
Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
Mạng lưới:
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
10.1 Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau: Ngân hàng thương mại:
103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.
Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)
Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)
Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh
Đầu tư – Tài chính:
Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...
Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.
10.2 Khối sự nghiệp: Trung tâm Đào tạo (BTC).
Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC) Ban lãnh đạo:
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động của BIDV.
Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bắc Hà Ban Tổng giám đốc:
Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV. Tổng giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn
Cán bộ công nhân viên:
Hơn 12000 người. làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV.
Thương hiệu BIDV:
Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước.
BIDV được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; và các dịch vụ khác khi được ngân hàng Nhà nước cho phép.
BIDV là một trong những ngân hàng cổ phần lớn và đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam.. Sau nhiều năm hoạt động kể từ ngày thành lập,. Các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng đều vượt mức kế hoạch đề ra.
Với định hướng tiếp cận khách hàng, mang đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại
và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại thuận tiện BIDV E - Banhking...
Một nỗ lực tiêu biểu nhằm tiến gần hơn tới khách hàng là hoạt động thanh toán và phát hành thẻ kế của BIDV gần 400 điểm giao dịch hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS. Khách hàng có thể thực hiện rút tiền và thanh toán tại máy ATM và thanh toán trên máy POS của BIDV. Năm 2007 là năm đánh dấu những nét mới trong quản trị, điều hành Ngân hàng của BIDV Cùng với việc HSBC chính thức tăng tỉ lệ cổ phần tại BIDV lên 15%, hai bên đã tăng cường hợp tác về mặt quản trị doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực: đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên môn về phát triển sản phẩm và kinh doanh.
Năm 2008 sẽ là năm BIDV phát triển mạnh mẽ theo định hướng ngân hàng. Các sản phẩm, dich vụ mới ưu tiên triển khai tập trung vào các sản phẩm cá nhân như huy động và tiết kiệm, tín dụng tiêu dùng, cho vay mua nhà, sản phẩm thẻ và tài khoản.
Nhìn về phía trước, để trở thành một ngân hàng lớn và được ưa thích nhất Việt Nam. Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao, BIDV đang nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lại nhiều hơn nữa lợi ích cho khách hàng, giá trị cho cổ đông. BIDVđem lại “sự thân thiện đến tin cậy”.
2.1.2. Một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Ngân hàng TMCP BIDV luôn chú trọng công tác huy động vốn bởi có nguồn vốn ổn định mạnh mẽ sẽ giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh.
Dịch vụ khách hàng cá nhân
Bảng 2.1: Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Công tác huy động vốn từ khu vực dân cư năm 2011 tăng trưởng mạnh đạt 3.891,55 tỷ đồng tăng 82,76% so với năm 2010 chiếm 42.03% trong cơ cấu huy động của ngân hàng.
Vốn huy động từ dân cư năm 2012 đạt 6.684,45 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2006 chiếm 46% trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.2: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2.096 2.382 2.882
Hoạt động huy động vốn từ doanh nghiệp giữ vững mức tăng trưởng ổn định trong năm 2011. Tổng số huy động vốn từ các tổ chức kinh tế năm đạt 2.382 chiếm tỉ trọng 25,53% trong tổng cơ cấu huy động vốn, tăng 13,64% so với năm 2010. Năm 2012 tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 3.178,22 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2011 là 33%.
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn năm 2010-2012
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Cơ cấu 31/12/2011 31/12/2012 So sánh 31/12/2011 Tổng nguồn huy động 9.259 14.636 158% Các tổ chức kinh tế 2.382 2.882 121% Dân cư 3.891 6.684 172% Các tổ chức tín dụng khác 2.986 5.070 170% 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn (cho vay) Dịch vụ khách hàng cá nhân
Bảng 2.4: Tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
2010 2011 2012
Huy động dân cư 2.129 3.892 6.684,45
Cho vay bán lẻ 940 1.560 2.817
Tỷ lệ cho vay / huy động 44% 40% 42%
Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân năm 2011 đạt 1.560,9 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2010 chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng.
Năm 2012 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đạt 2.817 tỷ đồng, tăng 80,5%.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 2.5: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 201 Năm 2011 Năm 2012
2.525 3.819 5.993
Trong năm 2011 dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng tăng 55% , trong đó dư nợ tín dụng tại khu vực khách hàng doanh nghiệp tăng 51% (3.819,12 tỷ VND cuối năm 2011so với 2.525,29 tỷ đồng cuối năm 2010). Đối tượng cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (59%) tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm so với năm 2010 (62%). Các doanh nghiệp thương mại chiếm đa số trong cơ cấu cho vay của BIDV.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2012 đạt 5.993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2011. Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của BIDV.
2.1.2.3. Các hoạt động khác.
Về hoạt động thanh toán quốc tế:
Trong năm 2011 doanh số thanh toán quốc tế quy đổi ngoại tệ đạt 1.014 triệu USD,tăng 94,25% so với 2010, nhờ đó doanh thu thanh toán quốc tế đã vượt kế
hoạch, đạt 40 tỷ đồng, tăng 43% so với 2010.
Năm 2012 thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của BIDV trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2012 đạt 1.342 triêu USD, tăng 32% so với năm 2011.
Bảng 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế
2010 2011 2012
Doanh số TTQT (triệu USD) 520 1.014 1.342
Doanh thu TTQT (tỷ VND) 25 40 54
Hoạt động liên ngân hàng:
BIDV luôn duy trì là một trong những ngân hàng hoạt động tích cực trên thị trường tiền gửi liên ngân hàng.
Tính đến 31/122012 số dư tiền gửi của BIDV tại các tổ chức tín dụng là 4.867 tỷ đồng, tăng 51% so với thời điểm cuối năm 2011. Trong đó 409 tỷ là tiền gửi tại ngân hàng Nhà Nước và 4.458 tỷ là tiền gửi tại các ngân hàng khác. Tiền gửi và tiền uỷ thác của các ngân hàng tại BIDV cũng đạt 5.070 tỷ đồng tăng 1.916 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng là 61%. Trên thị trường chứng từ có giá cũng đạt sự tăng trưởng tốt. Nghiệp vụ kinh doanh của các giấy tờ có giá vượt hơn 20% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Đến cuối năm 2007 số dư của nghiệp vụ kinh doanh này là 2.876 tỷ đồng tăng 58% so với thời điểm cuối năm 2011.
Hoạt động maketing:
Công tác nghiên cứu thị trường: Trong năm 2012, công tác nghiên cứu thị trường tiếp tục được tăng cường nhằm cung cấp cơ sở cho việc lập chiến lược, ra quyết định các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận nghiên cứu thị trường đã thực hiện các chương trình điều tra: điều tra đo lường sức mạnh BIDV, điều tra thị trường về sản phẩm gửi tiết kiệm bằng USD có lãi suất với giá vàng do BIDV kết hợp với HSBC. Kết quả điều tra được sử dụng để điều chỉnh các đặc
tính của sản phẩm cho phù hợp hơn với thị trường và tâm lý khách hàng.
Chăm sóc khách hàng: Hoạt động chăm sóc khách hàng năm 2012 của BIDV có nhiều điểm mới với việc thành lập bộ phận khách hàng. Thông qua bộ phận này khách hàng được nhanh chóng giải đáp các thắc mắc,truy vấn thông tin tài khoản…
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠINGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
2.2.1. khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng
Thẩm định tín dụng: đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn là một phần không thể thiếu được trong quy trình nghiệp vụ cho vay và cũng là một khâu khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, kiến thức về nghiệp vụ cũng như nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
Việc tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại BIDV được thực hiện như sau: Một dự án đầu tư từ khi được đưa đến BIDV để xin vay vốn đến khi được chấp nhận cho vay thường phải trải qua ba giai đoạn. Việc thẩm định chủ yếu do cán bộ tín dụng thực hiện.Dự án được giao cho một hoặc hai cán bộ tín dụng, tùy theo quy mô của dự án , tiến hành thẩm định và đưa ra kết luận theo mẫu tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư do ngân hàng ban hành sau đó nộp cho Trưởng phòng hoặc Phó phòng xem xét đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng thẩm định lại những chổ chưa hoàn thiện.
2.2.2 Nội dụng thẩm định dự án đầu tư
Tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn qua 3 năm gần nhất.Điều này được thực hiện qua bảng tổng kết tài sản , kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp.
Trong thẩm định dự án đầu tư cần tập trung phân tích , đánh giá về các mặt sau của dự án :
Sự cần thiết của dự án đầu tư: Cán bộ tín dụng đánh giá dựa trên xu hướng