1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG NHẬP MÔN HÀNH CHÍNH NHÀ nước (CÓ ĐÁP ÁN)

24 26,4K 144

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

Câu 1: Phân tích vấn đề bản chất của nhà nước, các đặc trưng của nhà nước ?Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có bộ máy chuyêntrách để cưỡng chế và thực

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCCâu 1: Phân tích vấn đề bản chất của nhà nước, các đặc trưng của nhà nước ?

Câu 2: Bản chất của nhà nước XHCN và những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt

Nam XHCN ? Phân biệt nhà nước pháp quyền XHCN với nhà nước pháp quyền tư sản ?

Câu 3: Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN ?

Câu 4: Những nội dung cơ bản của nền hành chính nhà nước ?

Câu 5: Phân biệt hành chính công với hành chính tư ?

Câu 6: Phân tích và lấy ví dụ về phương pháp quản lý hành chính nhà nước ?

Câu 7: Phân tích và lấy ví dụ về hình thức quản lý hành chính nhà nước ?

Câu 8: Vai trò của thể chế hành chính nhà nước trong việc xây dựng hệ thống hành chính

nhà nước là gì ?

Câu 9: Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thể chế của nền hành chính nhà nước ở nước ta.

Theo anh, chị yếu tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất ?

Câu 10: Để xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước hoàn chỉnh và đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ?

Câu 11: Muốn có một quyết định hành chính đúng đắn, cần phải đảm bảo những yêu cầu gì Câu 12: Phân tích tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính ?

Câu 13: Những vấn đề cơ bản của công chức, công vụ ở nước ta.

Câu 14: Tại sao phải kiểm soát hành chính ? Những chủ thể nào có chức năng hành

chính ? Nội dung kiểm soát hành chính ?

Câu 15: Tại sao phải cải cách hành chính ở nước ta ? Hãy trình bày nội hàm của cải cách

hành chính ở nước ta bao gồm những vấn đề gì ?

0

Trang 2

Câu 1: Phân tích vấn đề bản chất của nhà nước, các đặc trưng của nhà nước ?

Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có bộ máy chuyêntrách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo

vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội

 Đặc trưng của nhà nước:

- Nhà nước phân chia lãnh thổ quôc gia thành các đơn vị hành chính,thiết lập quyền lực vàquản lý dân cơ theo lãnh thổ

- Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt

- Nhà nước ban hành pháp luật và bắt mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo

- Nhà nước ban hành và thực hiện thu thuế

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia

 Bản chất: Nhà nước ra đời diều hòa mâu thuẫn giai cấp, Nhà nước là công cụ của

giai cấp thống trị vì vậy nó mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội

Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của sự không thể điều hoàđược của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt

Để làm rõ bản chất của nhà nước cần phải xác định nhà nước đó của ai? Do giai cấp nào tổ chứcnên và lãnh đạo? Phục vụ trước tiên cho lợi ích của giai cấp nào?

Nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, bảo vệtrước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội

Nhà nước là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng trên một cơ sở kinh tế nhất định,

đó là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.Khi xem xét bản chấtcủa nhà nước, nếu chỉ đề cập đến bản chất giai cấp của nhà nước là phiến diện, bởi nhà nước cònmang trong mình một vai trò xã hội to lớn Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, một nhà nước khôngthể tồn tại nếu nó chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích các giai cấp,tầng lớp khác trong xã hội Vì vậy, ngoài tư cách là công cụ bảo vệ, duy trì sự thống trị giai cấp,nhà nước còn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, bảo đảm lợi ích chung của xã hội Trên thực

tế, nhà nước nào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong

xã hội, bảo đảm cho xã hội được trật tự ổn định và phát triển, thực hiện một số chức năng phù hợpvới yêu cầu chung của toàn xã hội và bảo đảm những lợi ích nhất định của các giai cấp và giaitầng khác trong chừng mực những lợi ích đó không mâu thuẫn gay gắt với lợi ích của giai cấpthống trị

Qua những điều đã phân tích ở trên cho thấy rằng khi xác định bản chất của nhà nước phảidựa trên cơ sở đánh giá cơ cấu của xã hội, quan hệ giữa các giai cấp trong từng giai đoạn lịch sử

cụ thể Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nhà nước có bản chất khác nhau

Trang 3

Câu 2: Bản chất của nhà nước XHCN và những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN ? Phân biệt nhà nước pháp quyền XHCN với nhà nước pháp quyền tư sản ?

Khái niệm: Nhà nước XHCN là 1 tổ chức mà thông qua đó, Đảng của GCCN thực hiện

vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là 1 tổ chức chính trị thuộc kiến thức thượngtầng dựa trên cơ sở kinh tế của XNCN; đó là 1 NN kiểu mới thay thế NN tư sản nhờ kết quảcủa cuộc cách mạng XHCN; là hình thức chuyên chính vô sản đc thực hiện trong thời kỳ quá

độ lên CNXH

Bản chất của nhà nước XHCN: là hình thức NN chuyên chính vô sản do đó trước hết

nó mang bản chất giai cấp công nhân Nhưng giai cấp CN lại là giai cấp thuộc nhân dân laođộng mà ra, đại biểu phương thức sx mới, hiện đại, và đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhândân lao động và dân tộc, do vậy NNXHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tínhnhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

Những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN:

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền tư sản không thể

Phân biệt nhà nước pháp quyền XHCN với nhà nước pháp quyền tư sản ?

Bốn tiêu chí chung của nhà nước pháp quyền như sau:

- Phương thức tổ chức,xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do pháp luật quy định;

- Nhà nước và công dân phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật (đảng phái, tổ chức, tôn giáo phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật);

- Quyền lực nhà nước được xác định gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp;

- Có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội; đặc biệt là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung)

2

Trang 4

+ Khác nhau:

- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân

dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền

lực (Quốc hội, Chính phủ ) và chỉ có nhân

dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu

của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên

bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính

phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính

phủ nhiệm kỳ mới

- Nhà nước và công dân đều phải thừa

nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật

XHCN thểhiện ý chí và nguyện vọng của toàn

thể nhân dân

- Coi quyền lực nhà nước là thống nhất

và thuộc về nhân dân; trong đó, có sự phân

công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm cho

quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện

với hiệu quả cao nhất

- Chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi

nó được xác lập và thông qua theo một trình tự

và thủ tục nhất định

- Hiến pháp và pháp luật tư sản lạithừa nhận quyền lực của cá nhânTổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng cóquyền giải tán Nghị viện (Quốc hội)hoặc giải tán Chính phủ

- Nhà nước pháp quyền tư sản,nhà nước và công dân cũng phải

thừa nhận tính tối cao của pháp luật,nhưng pháp luật tư sản không phải

là pháp luật của toàn dân, không thể hiệnđầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn

dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyệnvọng của một bộ phận nhân dân, đó lànhững người giàu, là giai cấp tư sản

- Coi thuyết "tam quyền phân lập" làhọc thuyết cơ bản trong việc thực hiệnquyền lực nhà nước, các cơ quan lậppháp, hành pháp, tư pháp hoàn toànđộc lập với nhau trong việc thực hiện

ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Nhà nước pháp quyền tư sảnthường coi "án lệ" hoặc "tập quán" nhưmột loại quy phạm pháp luật "bất thành văn"

Câu 3: Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN ?

Trang 5

 Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ do bản chất của nhà nước quy định

 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, là cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bộ máy nhà nước ta nhìn chung hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Nguyên tắc này được qui định rất sớm trong điều 1 (Hiến pháp 1046) và điều 4 (Hiến pháp 1959)

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

- Nguyên tắc tập trung dân chủ Nhìn chung bộ máy nhà nước theo hai bản hiến pháp đều tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc này Tuy nhiên, ở Hiến pháp năm 1946, tổ chức Bộ máy Nhà nước có những nét giống với chính thể Cộng hoà lưỡng tính, giống với nguyên tắc phân quyền trong

bộ máy Nhà nước của các nước tư sản khi thể hiện sự phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách tương đối rõ ràng và độc lập, đặc biệt là Chính phủ có vị trí tương đối độc lập và đối trọng với Nghị viện nhân dân Mãi đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc tập trung dân chủ đã được thể hiện rõ bằng điều 4 của Hiến pháp 1959 Bắt đầu từ đây tư tưởng tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá trong pháp luật nước ta.

- Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc Nguyên tắc này đã được qui định ngay từ trong điều 8 Hiến pháp 1946 và điều 3 Hiến pháp 1959.

- Nguyên tắc pháp chế xã hôị chủ nghĩa Nguyên tắc này tuy chưa được qui định cụ thể trong 2 bản Hiến pháp năm 1946 và 1959, nhưng tư tưởng của nó đã nằm trong các điều luật của 2 bản hiến pháp

 VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC :

1/ nhà nước XHCNVN được tổ chức trên cơ sở : nhà nước tổ chức thành lập ra hệ thống các cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp.

2/ có thể chia theo hai cách để nhìn nhận về nguyên tắc tổ chức theo :

a/ theo đơn vị và cấp bậc hoạt động, thì : nhà nước được tổ chức theo kiểu phân cấp hoạt động

là các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương

+ ở Trung ương thì hệ thống các cơ quan nhà nước gồm : Quốc Hội (lập pháp) Chính Phủ (bao gồm các bộ và các cơ quan thuộc Chính Phủ - không nên dùng từ ngang bộ vì quyền khác nhau nên không dùng từ ngang ) cơ quan công tố (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ) và cơ quan xét xử ( Tòa

án nhân dân tối cao )

+ ở địa phương thì tổ chức bộ máy nhà nước (gọi tắt là chính quyền) bao gồm :

- chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm :Hội đồng Nhân dân và ủy ban nhân dân - các sở và các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, và VKSND và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- chính quyền địa phương cấp huyện bao gồm : HĐND và UBND và các phòng ban và các ban thuộc UBND cấp huyện- Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp huyện.

- chính quyền địa phương cấp Cơ sở bao gồm : HĐND cấp xã và UBND cấp xã các ban thuộc UBND cấp cơ sở

b/ theo chức năng nhiệm vụ của bộ máy nhà nước thì chia tổ chức nhà nước làm ba nhóm sau :

- hệ thống các cơ quan quyền lực : bao gồm cơ quan lập pháp và cơ quan quyền lực ở địa phương (là Hội đồng Nhân dân các cấp từ cấp tỉnh cho đến cấp xã)

- hệ thống các cơ quan Hành Pháp : bao gồm UBND các cấp - các cơ quan sở ban ngành ổ tỉnh, phòng ban chuyên môn cấp Huyện và các ban chuyên môn của cấp xã.

- hệ thống các cơ quan tư pháp : cơ quan tư pháp ở trung ương - VKSND và TAND tối cao ở địa phương có VKSND và TAND cấp tỉnh và cấp huyện (cấp xã không có cơ quan tư pháp).

Câu 4: Những nội dung cơ bản của nền hành chính nhà nước?

4

Trang 6

Nền hành chính Nhà nước là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máyhành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do các cơ quan có tưcách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn bản dưới luật để giữ gìn trật tự công,bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân.

Những nội dung cơ bản của nền hành chính nhà nước

- Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị: Nền hành chính trước hết là phục vụchính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực NN quyết định Hànhchính NN là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống chính trị

Nền hành chính VN luôn thực hiện các nhiện vu do Đảng cộng sản và NNVN đề ra, ở đây nềnhành chính mang đầy đủ bản chất của nước VN – NN của dân, do dân và vì dân Hành chính

NN ở nước ta là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị Trong hoạt động thực thi quản lý NN,hành chính NN là yếu tố quan trọng quá trình hiệu quả hoạt động quản lý NN cả hệ thốngchính trị

- Tính pháp quyền: Là phải đảm bảo nền hành chính hoạt động trong khuôn khổ củapháp luật NN Mọi hoạt động đều phải tuân thủ PL và hành chính là thực thi quyền lực nênphải đi đầu trong việc tuân thủ pháp luật

VN là NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa và với tư cách là công cụ của NN pháp quyềnnên nền hành chính mang đậm tính pháp quyền, nghĩa là tính cưỡng bức của NN, nó hoạtđộng theo quy tắc đòi hỏi mọi cơ quan NN, tổ chức xã hội, công chức, đều phải nắmvững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền củamình khi thực thi công vụ đồng thời phải nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức vànăng lực trí tuệ Kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và yếu tố uy tín

- Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng: Hành chính là phục vụ nhân dân màcông việc này phải làm hàng ngày, thường xuyên cho nên nền hành chính NN phải đảm bảotính liên lục, ổn định để không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào Tuy vậy ngoài liêntục và ổn định ra thì chưa đủ, nó còn phải bao gồm tính thích ứng vì xã hội luôn luôn pháttriển, biến động Vì vậy nền hành chính cũng phải có những thay đổi để không bị lạc hậu vàđáp ứng được yêu cầu đặt ra

Nền hành chính ở VN khá ổn định và hiện nay đang liên lục đổi mới để đáp ứng đượcnhu cầu phát triển của đất nước, nó liên tục phát triển và ngày càng hoàn thiện

- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao: Các hoạt động trong nền hành chính

NN có nội dung phức tạp, đa dạng nên nó đòi hỏi rất cao đến các kiến thức xã hội và chuyênmôn của các nhà hành chính Vì vậy tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý

Trang 7

phải trở thành một tiêu chuẩn cơ bản của côngchức, ở VN hiện nay nền hành chính đã đangxây dựng những tiêu chuẩn rất cơ bản và khá khắt khe đối với viên chức hành chính, họ chỉ

là những viên chức hành chính nếu họ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, vì vậy đượclựa chọn kỹ càng thì nền hành chính của nước ta trong tương lai sẽ có các viên chức có nănglực

- Tính hệ thống thức bậc chặt chẽ: Nền hành chính NN bao gồm một hệ thống định chếtheo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương đến địa phương, trong đó cấp dưới phụctùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên Các cơquan hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao Tuy vậy, hệ thống này cũng có tính linhhoạt tương đối để không trở thành một hệ thống xơ cứng và quan liêu

Nền hành chính VN hình thành một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương gồm Chính phủ,các bộ, cơ quan ngang bộ đến địa phương bao gồm các Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơquan trực thuộc Các cơ quan ở địa phương phải chịu sự quản lý và kiểm tra của các cơ quanTrung ương, bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn phải chịu sự quản lý song trùng

- Tính không vụ lợi: Hành chính NN có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích côngdân Mọi hoạt động trong hệ thống hành chính NN đều mang tính chất phục vụ chứ khôngtheo đuổi mục đích lợi nhuận Vì vậy hành chính hoạt động phải vô tư, tận tâm, trong sạch Tại VN, nền hành chính phục vụ hết mình cho công dân, nó không hề vụ lợi và ngày nay đangđấu tranh để làm cho nền hành chính VN ngày càng trong sạch và vì lợi ích cộng đồng hơnnữa

- Tính nhân đạo: Xuất phát từ bản chất nhân đạo của NN xã hội chủ nghĩa Vì vậy tất

cả các hoạt động của nền hành chính đều vì con người và phục vụ cộng đồng, tôn trọngquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không gây phiên hà cho nhân dân Hoạt động quản lýmang tính thuyết phục là chính, sự cưỡng bức chỉ là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo để mọi

vi phạm phải được xử lý chứ không phải chỉ nhằm để trừng phạt

NN VN có bản chất là NN của nhân dân và do nhân dân, vì dân vì vậy tôn trọng quyềnlợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống lật, thể chế quy tắc, thủtục hành chính Các công chức không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây phiên hà chodân khi thi hành công vụ Mặt khác, hiện nay chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường nênnền hành chính càng đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mạt trái của nền kinh tế thịtrường, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững

Câu 5: Phân biệt hành chính công với hành chính tư?

6

Trang 8

Khái niệm hành chính công xuất hiện và được sử dụng rất phổ biến ở các nước có nềnkinh tế thị trường phát triển mạnh, nơi mà khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng Hànhchính công là một khái niệm để phân biệt với “hành chính tư” sự khác nhau căn bản ở đâynằm ở hai khái niệm “công” và “tư” nhưng điểm khác nhau căn bản giữa hành chính công vàhành chính tư mang tính nguyên tắc.

vd: quyết định nâng lượng của nhà nước

có tác động đối với một số đông người làm công ăn lương trong các cơ quan nhà nước quyết định tăng lương của một doanh nghiệp chỉ có tác động đến một số nhỏ những người trong doanh nghiệp.

- phục vụ lợi ích cá nhân, một nhóm người the đuổi lợi nhuận.

- không mang tính quyền lực nhà nước tính cưỡng chế không cao

d cơ sở pháp

- HCC chi phố bởi luật công chặt, thiếu độ

co giãn. - HCT chi phối bởi luật tư ví dụ: ở việt nam các cơ quan hcnn hoạt

động theo quy định của luật hc, các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp

e quy mô tổ

chức hoạt động

- bộ máy hcnn rất phức tạp về phạm vi nội dung hoạt động với đông đảo đội ngũ cán

bộ, công chức tham gia.

- hct nhỏ về quy mô và số lượng nhân công

- sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ tài chính hoạt động tự có.

h yêu cầu đối

ví dụ: trong nền hcc kỹ năng lãnh đạo coi

là kỹ năng cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp lại là kỹ năng quản lý

Câu 6: Phân tích và lấy ví dụ về phương pháp quản lý hành chính nhà nước?

Trang 9

 Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhànước sử dụng để tác động lên các chủ thể khác trong quan hệ XH phát sinh trong quản lý hànhchính nhà nước, nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơquan hoặc thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

 2 nhóm phương pháp mà quản lý hành chính nhà nước sử dụng:

- Nhóm 1: Gồm phương pháp của các khoa học khác được quản lý hành chính nhà nướcvận dụng như:

+ Phương pháp kế hoạch hóa;

+ Phương pháp thống kê;

+ phương pháp toán học;

+ phương pháp tâm lý - xã hội;

+ phương pháp sinh lý học

- Nhóm 2: Gồm 4 phương pháp của khoa học quản lý:

+Phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức: Đây là phương pháp tác động về tư tưởng vàtinh thần để con người giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết việc làm tốt,thiện việc làm xấu, ác

Ý thức đúng thì hành động tốt, trên cơ sở đó sẽ có trách nhiệm, có kỷ luật, có lương tâm,không vi phạm pháp luật, hăng hái lao động, đem hết sức mình ra cống hiến

Vd: -công dân: đạo đức là gốc của con người, đạo đức giúp con người hướng thiện, đi trên conđường đúng đắn và có những thành công đích thực

- cán bộ công chức thì vấn đề đạo đức càng quan trọng hơn, cần tu dưỡng suốt đời ngoài đạođức con người cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng

Chủ tịch HCM chính là 1 tấm gương sáng về đạo đức, tinh thần XHCN Thông qua đó cán bộcông chức nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung sẽ học tập và trau dồi phẩm chất của mình

để xứng đáng là con người XHCN

+Phương pháp tổ chức: Là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ kỷ luật, kỷ cương

Để thực hiện phương pháp này điều quan trọng nhất phải có là quy chế, quy trình, nội quyhoạt động của cơ quan, bộ phận, cá nhân và phải kiên quyết thực hiện

8

Trang 10

Làm tốt biện pháp này thì trách nhiệm và kỷ luật sẽ được giữ vững và tăng lên, hiệu quả côngviệc sẽ cao, đoàn kết nội bộ được giữ vững.

Vd: việc sắp xếp, phân công bố trí cho người lao động trong cơ quan, hay là việc luân chuyểncông tác cán bộ trong địa bàn khu vực 1 cách hợp lý có tổ chức

+Phương pháp đòn bẩy kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của cácđối tượng quản lý thông qua sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của conngười

Sự tác động bằng lợi ích và thông qua lợi ích để làm cho các khách thể quản lý suy nghĩ đếnlợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phảiđôn đốc, nhắc nhở nhiều

Vd: Hằng năm khi tổng kết hoạt động ở các cơ quan đều tiến hành khen thưởng những

cá nhân và tập thể xuất sắc trong công tác với các danh hiệu như: chiến sĩ thi đua, giáo viêngiỏi, đảng viên ưu tú

Khen thưởng là hình thức đặc biệt của sự công nhận chính thức thành tích của cán bộ côngchức từ đó khuyến khích về vật chất hay tinh thần đối với cán bộ công chức khi họ hoànthành tốt nhiệm vụ của mình

+Phương pháp hành chính: Là phương pháp ra các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắtbuộc đối tượng quản lý Đây là sự tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách quy định đơnphương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý

Đây là phương pháp cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả

và đảm bảo kỷ cương, phép nước

Vd: Việc bắt buộc phải tuân thủ những quyết định cưỡng chế, các quyết định kỷ luậtnhà nước và trách nhiệm vật chất khi vi phạm PL, hay các quyết định thu hồi quyền sử dụngđất đai

Khi tiến hành giải tỏa, thu hồi đất đai cần nghiên cứu các điều kiện của người bi giải tỏanhư: kinh tế, nhà ở của họ sau khi bị giải tỏa để có những biện pháp giúp đỡ thích hợp

Câu 7: Phân tích và lấy vd về hình thức quản lý hành chính nhà nước?

Trang 11

 Khái niệm: hình thức quản lý HCNN được hiểu là sự biểu hiện ra bên ngoài của hoạtđộng quản lý của các cơ quan HCNN, hoặc công chức nhà nước trong việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với các quan hệ XH.

 Các hình thức quản lý HCNN:

- Ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạtđộng của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình

Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy địnhnhững quy tắc xử sự chung; những nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên thamgia quan hệ quản lý hành chính nhà nước; xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành cáchoạt động quản lý nhà nước

Ví dụ: Bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết,

(Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5

về việc cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh

tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị xử phạt theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trừ trường hợp điều ước quốc tế màViệt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.)

+ Ban hành văn bản áp dụng pháp luật:

Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hànhchính nhà nước Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào mộttrường hợp cụ thể, trong điều kiện cụ thể Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật làm phápsinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính cụ thể

Thông qua việc ban hành các văn bản áp dụng pháp luật, các chủ thể quản lý hành chínhnhà nước tác động một cách tích cực và trực tiếp đến mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cánhân

Vd: quyết định xử lý kỷ luật, buộc thôi việc, quyết định tịch thu tang vật và xử lý hànhchính

- Các hoạt động mang tính chất pháp lý khác như:

+ Áp dụng những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật (như kiểm tragiấy phép lái xe, kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng…)

+ Đăng ký những sự kiện nhất định như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng kýphương tiện giao thông…

+ Lập và cấp các giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành chính

+ Hoạt động công chứng, chứng thực

+ Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ cao trong quản lý hành chính (vd: sử dụngđiện thoại, fax, máy vi tính để giải quyết công việc từ xa một cách nhanh chóng, chính xác.Tầm quản lý sẽ được mở rộng ra cả ko gian và thời gian)

Câu 8: Vai trò của thể chế HCNN trong việc xây dựng hệ thống HCNN là gi?

 Khái niệm:

10

Trang 12

a) Thể chế: Thể chế là hệ thống những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi ngườiphải tuân theo

b) Thể chế của nền hành chính nhà nước: là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quydưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước

 Vai trò của thể chế hành chính nhà nước:

- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý hành chính nhànước

Hoạt động quản lý của các cơ quan HCNN là sự tác động của quyền lực NHÀ NƯỚC đến các chủ thể trong xã hội: công dân và tổ chức, thể nhân hay pháp nhân, công pháp hay tưpháp (công quyền) mang đặc trưng cưỡng bức kết hợp với thuyết phục, giáo dục HCNN phảihợp pháp và đòi hỏi công dân, tổ chức xã hội phải thực hiện pháp luật

Thể chế HCNN với một hệ thống pháp luật (bao gồm Luật, các văn bản pháp quy dướiLuật) do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chính là cơ sở pháp lý cho các cơquan HCNN, các cấp thực hiện quản lý, bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước trên phạm viquốc gia

- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý để xây dựng cơ cấu tổ chức của bộ máyhành chính nhà nước

Thể chế tổ chức bộ máy HCNN là một vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâmdựa trên những quan điểm, nguyên tắc nhất định Cách thức tổ chức đó phải được thể chế hoátrong văn bản pháp luật của Nhà nước Thể chế HCNN về tổ chức xác định cụ thể chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm cũng như các phương tiện kỹ thuật vật chất,nhân sự cho các cấp đó hoạt động

Thể chế HCNN quy định sự phân chia chức năng, quyền hạn giữa các cơ quan hànhchính của Chính phủ trung ương và giữa các cấp một cách cụ thể Thể chế HCNN càng rànhmạch thì cơ cấu tổ chức của bộ máy các cơ quan HCNN các cấp càng rõ ràng và gọn nhẹ

Nghiên cứu phân chia một cách khoa học chức năng, quyền hạn của bộ máy HCNN đểhuy động cao nhất mọi khả năng của các chủ thể trong hoạt động quản lý là một trong nhữngvấn đề và là nội dung quan trọng của thể chế HCNN

- Thể chế hành chính nhà nước là cơ sở xác lập và quản lý nhân sự trong các cơ quanquản lý hành chính nhà nước

Ngày đăng: 04/11/2014, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w