Những trăn trở này chính là lí do tôiđưa ra phương pháp: “RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN – DẠNG BÀI: NGHI THỨC LỜI NÓI”.. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một
Trang 1em không thể nói “ứ ừ” hay lí nhí gật đầu như nói với bố mẹ Hơn thế nữa, các emcòn hiểu rằng có những lời nói là hay, là đẹp và có những lời nói là không hay,không đẹp.
Để trả lời câu hỏi của cô giáo “Con học bài chưa?”, các em không thể đượcphép nói “học rồi” Các em phải hiểu và biết thực hiện nói thành câu và thể hiện
sự lễ phép “Thưa cô, con học bài rồi ạ!” Hoặc trong giao tiếp với mọi người xungquanh, các em biết rằng khi mắc lỗi (hay phạm khuyết điểm) thì cần phải biết đáplại những lời cảm ơn, xin lỗi của người khác đối với mình Để học sinh tiểu học,nhất là học sinh đầu cấp tiểu học thực hiện được điều này là nhờ môn tiếng Việtnói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng Vì thế, dạy tiếng Việt trong trườngTiểu học có một tầm quan trọng rất lớn
b) Cơ sở thực tiễn:Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ
năng về tiếng Việt do các phân môn khác (tập đọc, kể chuyện, luyện từ câu ) rènluyện hoặc cung cấp Tập làm văn có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng nói và
viết cho học sinh Tập làm văn đồng thời góp phần cùng các môn học khác rènluyện tư duy phát triển ngôn ngữ cho học sinh Tập làm văn thực hiện hóa mụctiêu quan trọng nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếngViệt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, học sinh biết vận dụng tiếng Việt vàogiao tiếp Người ta chia các bài văn thành hai dạng: Tập làm văn miệng và tậplàm văn nói Tập làm văn miệng rèn khả năng trình bày một bài nói theo yêu cầu
đề bài Tập làm văn nói phát triển cho học sinh kĩ năng lựa chọn từ ngữ, kiểu câu
Trang 2mang phong cách khẩu ngữ Tập làm văn nói rất có ích cho người đọc, người học,giúp học sinh có khả năng độc thoại theo đề tài thường gặp trong đời sống (nhưphát biểu ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, hay trong thảo luận hoặc tronggiao tiếp hằng ngày) Giáo viên quan tâm đến việc dạy Tập làm văn nói là đã gópphần phát triển ngôn ngữ cho các em thực hành giao tiếp Với các em lớp 2,3,việc rèn kĩ năng nói là đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em thực hànhgiao tiếp, đây là việc làm vô cùng quan trọng Giúp các em phát âm chuẩn, diễnđạt đúng ý định của bản thân là thông qua các giờ Tập làm văn nói.Nếu đọc, nóikhông đúng (hay không rõ ràng) thì quá trình giao tiếp sẽ gặp khó khăn, khó cóthể đạt được như mong muốn Người nghe khó hiểu trọn vẹn được ý định củangười nói Nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên Tiểu học là: Để thực hiện các bàiluyện nói cho các em cần lựa chọn phương pháp nào? Biện pháp nào giúp các emmạnh dạn hơn trước tập thể lớp, trước thầy cô và trước mọi người xung quanh,biết diễn đạt được những điều mình muốn nói Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quaviệc dạy các bài luyện nói theo sách giáo khoa tiếng Việt mới là giáo viên đã dạycác em giao tiếp hàng ngày của cuộc sống Những trăn trở này chính là lí do tôi
đưa ra phương pháp: “RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN – DẠNG BÀI: NGHI THỨC LỜI NÓI”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp để rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân
môn Tập làm văn- dạng bài: nghi thức lời nói.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Mục tiêu của việc luyện nói cho học sinh lớp 2;
- Đặc điểm, nội dung, chương trình sách tiếng Việt 2 theo chương trình cũ
và mới;
- Nội dung, phương pháp dạy Tập làm văn 2 dạng bài: nghi thức lời nói.
4 Kế hoạch nghiên cứu:
Để đạt được mục đích rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân mônTập làm văn, cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các dạng lời nói và việc ứng dụng vào việc rèn kĩ năng nói chohọc sinh lớp 2
- Nắm chắc mục tiêu, chương trình luyện nói ở lớp 2
Trang 3- Quy trình dạy Tập làm văn dạng: nghi thức lời nói và các biện pháp chủ
yếu khi dạy dạng bài này
- Nắm vững đặc điểm nội dung của từng bài để lựa chọn thêm tình huống
và bổ sung thêm cho đủ 3 tương quan giao tiếp cơ bản
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp quan sát, khảo sát: Tôi đã khảo sát các tài liệu về rèn kĩ năngnói trong phân môn Tập làm văn, về sách giáo khoa, sách giáo viên, trọng tâm là
các bài Tập làm văn dạng: Nghi thức lời nói.
Dự giờ khảo sát các kĩ năng nói của học sinh
- Phương pháp phân tích:
Phân tích chương trình – sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 2 mới
và cũ
Phân tích thực trạng dạy Tập làm văn dạng bài: Nghi thức lời nói ở lớp 2.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
So sánh, đối chiếu chương trình – sách giáo khoa phân môn Tập làm vănmới- cũ và kết quả khảo sát trước và sau vận dụng kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm:
6 Thời gian thực nghiệm:
Từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2011.
Trang 4
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và họctiếng Việt, vì Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do cácphân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng Đểlàm được một bài làm văn, người làm phải hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc,viết phải vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng caodần Ngoài ra, phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinhvăn bản (nói và viết), là một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy,học tập Nói cách khác phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêuquan trọng nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việttrong đời sống sinh hoạt, trong qúa trình lĩnh hội các tri thức khoa học
Đối với dạy Tập làm văn ở Tiểu học, quan trọng nhất là các hiểu biết vềngôn ngữ văn học, lí luận văn học và một phần rất quan trọng là lí thuyết hoạtđộng của lời nói Để thực hiện hoạt động giao tiếp chúng ta có thể dùng lời nóihoặc viết thư
Ví dụ: Chúng ta có một người thân gặp cảnh ngộ khó khăn, ta muốn chia sẻ
nỗi buồn với họ ta có thể viết thư thăm hỏi, gặp gỡ, trò chuyện để an ủi, động viên
Vì vậy, các thầy cô giáo phải phát triển ở học sinh khả năng tham gia giao tiếp,giúp các em luyện lời nói đối thoại trong các phân môn, nhất là Tập làm văn lớp 2
Qua các năm dạy thay sách giáo khoa Tiếng Việt mới, tôi thấy khi dạy học
sinh tiết Tập làm văn có phần luyện nói dạng bài: Nghi thức lời nói nhiều giáo
viên còn lúng túng, khó khăn khi dạy học sinh làm văn nói Không ít giờ Tập làmvăn nói rơi vào hoạt động đọc với bài văn miệng, các em đọc những điều đã chuẩn
bị theo đề bài cô giao thay cho hoạt động nói Có khi các em đọc (và cả viết) về
Trang 5một đề tài nào đó khá trôi chảy, song đứng trước lớp thì ấp úng không diễn đạtđược điều mình muốn nói Các em thấy thật khó hiểu khi những người lớn hơnmình lại nói lời xin lỗi với em Hay biết trả lời thế nào khi người khác cảm ơnmình đây Hơn thế nữa các em lớp 2 khả năng ngôn ngữ chưa phát triển, lời nóicòn hạn chế, các em thường học thuộc lòng tài liệu theo đúng từng câu, từng chữ,khó mà sửa đổi lại hay diễn đạt bằng lời lẽ của mình Nhiều khi các em đến trườngcòn nhút nhát, ngại nói trước lớp Không những vậy mà người giáo viên còn chưanghiên cứu kĩ bài, chưa đào sâu kiến thức, gợi mở bằng câu hỏi chẻ nhỏ hay cácphương pháp dạy học, tổ chức buổi học có cải tiến Năm học 2009-2010, tôi đãdạy lớp 2A và 2B( với trình độ học sinh tương đương nhau) theo sách giáo viên
bài: Đáp lời xin lỗi (Tiếng Việt lớp 2 – Tập II – trang 40) Ở mục tiêu thứ (1) của bài tức là dạy phần Nghi thức lời nói “Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn
giản” thì thấy được học sinh được luyện nói theo một chiều, có nhiều cách nói lờixin lỗi, lời đáp nhưng tỉ lệ lời nói khác nhau, nói hay ít vì không có câu hỏi gợi
mở Học sinh còn khó hiểu tại sao khi muốn đi trước, muốn nhờ người khác điều
gì ta phải nói lời “xin lỗi” trước khi nhờ Không những thế, dạy theo nội dung nhưvậy bài tập tình huống mới chỉ chú ý đến một tương quan giao tiếp ngang vai (bạnvới bạn), không có tình huống với vai trên và vai dưới Qua việc dạy tôi thấy kếtquả như sau:
Lớp Sĩ số
Số HS chưa biếtcách nói
Số HS nói theohướng đúng mẫu
Số HS nói có lờinói hay
Kiểm tra thái độ các em thì tôi thấy các em cũng rất thích học môn học này
và học cũng rất sôi nổi, nhưng vận dụng được luyện nói, nói hai chiều, nói hay,nói biểu hiện giọng điệu, ánh mắt thì chưa có Giáo viên chưa phát huy được điều
đó cho các em
Trang 6Chương II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
“RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2” TRONG PHÂN MÔN TẬP
LÀM VĂN- DẠNG BÀI NGHI THỨC LỜI NÓI
Với chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 2 mới, một hệ thống bài tập làmvăn đề cập đến tình huống rèn kỹ năng nói làm nảy sinh nhu cầu nói năng, pháttriển kỹ năng giao tiếp cho các em là một nội dung mới
Người giáo viên cần chú ý tổ chức các tiết Tập làm văn nói vận dụng cácphương pháp, biện pháp để học, để khai thác, phát huy hết những mặt mạnh củaviệc rèn kỹ năng nói cho học sinh Để luyện nói hay, nói thể hiện những yếu tố phingôn ngữ (giọng điệu, ánh mắt…) trong phân môn Tập làm văn thì người giáoviên phải:
1 Nắm được các dạng lời nói và việc ứng dụng vào việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2:
Tùy theo nhiệm vụ, phương thức và tình huống sử dụng, người ta chia lờinói ở các dạng khác nhau: lời nói miệng, bài viết Lời nói miệng thì có lời đốithoại và lời độc thoại
- Lời nói đối thoại: Là lời trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh luận của haihay nhiều người Các lời đối thoại thường ngắn gọn giúp người đối thoại dễ theodõi, nắm được nội dung, có sức bật nhanh theo mạch nội dung hội thoại Lời đốithoại thường biểu hiện bản lĩnh, trình độ tri thức, khả năng giao tiếp, tính cách củangười nói Lời đối thoại phải phù hợp với quan hệ vai giữa những người tham giađối thoại Các lời đối thoại thường có sự phụ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ như:điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt… do đó lời nói thêm sinh động, hấp dẫn Các lời đốithoại thường sử dụng các kiểu câu ngắn, các loại câu hỏi, câu cảm, các từ chêmxen… Dạng lời nói đối thoại đã được đưa vào các tiết Tập làm văn cụ thể ở các
bài dạng: Nghi thức lời nói.
- Lời độc thoại là lời của một người nói cho người khác nghe hoặc chochính mình nghe Lời nói được chuẩn bị chủ động thường xuất hiện khi báo cáohay đọc diễn văn
Trang 7Vậy, với học sinh lớp 2, để đạt được mục đích rèn luyện kĩ năng nói cho các
em, người giáo viên phải chú trọng đến việc phát triển khả năng tham gia hội
thoại Ở loại bài làm văn miệng các bài văn dạng Nghi thức lời nói, giáo viên cần
cho các em rèn luyện lời đối thoại, phát triển ở học sinh lời nói miệng có văn hóa,đúng mục đích
2 Mục tiêu của việc luyện nói cho học sinh lớp 2:
Trên cơ sở mục tiêu chung của môn tiếng Việt, người giáo viên cần nắmvững và xác định được mục tiêu của việc luyện nói cho học sinh lớp 2
Rèn kỹ năng nói cho học sinh được đặt lên hàng đầu trong việc dạy Tập làmvăn Vì học sinh nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giớithiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối,chia vui, chia buồn …để biết vận dụng, sử dụng vào các tình huống giao tiếp nơicông cộng, gia đình, trong trường học Nghe hiểu được ý kiến của bạn để có thểnêu ý kiến bổ sung, nhận xét bằng lời nói của mình Luyện nói còn bồi dưỡng tìnhyêu tiếng Việt, có ý thức nói đúng tiếng Việt, nói rõ ràng, mạch lạc
Luyện nói cho học sinh lớp 2 còn có mục tiêu trau dồi thái độ ứng xử có vănhóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, lành mạnhqua nội dung bài học
3 Đặc điểm, nội dung, chương trình luyện nói ở lớp 2 theo sách giáo khoa Tiếng Việt mới và điểm khác với sách giáo khoa cải cách (cũ):
Rèn luyện kĩ năng nói giúp học sinh có năng lực dùng tiếng Việt để học tập,giao tiếp… trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Trong việc rèn kĩ năngnói thì nói trong hội thoại nghĩa là các nghi thức lời nói được sắp xếp trongchương trình dạy Tập làm văn được cấu tạo theo hai mạch: dạy làm văn nói và dạylàm văn viết Đây là điểm khác cơ bản giữa chương trình theo sách giáo khoaTiếng Việt lớp 2 mới và sách giáo khoa cải cách (cũ) Vì theo sách cải cách chiaTập làm văn thành hai loại: bài văn miệng và bài văn viết Cả hai loại bài này chủyếu là lời độc thoại Có quan niệm cho rằng bài làm miệng chỉ chuẩn bị cho bàiviết Cả bài miệng và bài viết đều chú ý thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản
Trang 8sinh văn bản mà chưa quan tâm nhiều đến nghi thức lời nói trong giao tiếp hàngngày Các em có thể sắp xếp câu, từ để nói (viết) về một cảnh đẹp nhưng lời nóigiới thiệu, làm quen, hay xin lỗi người khác lại khó nói Trong sách Tiếng Việt lớp
2 mới đưa hai mạch: làm văn nói và làm văn viết là rất hợp lí vì ngoài những điểmchung (đều là hoạt động của sản sinh văn bản), văn nói có những điểm riêng về đềtài, nội dung, ngữ cảnh, chất liệu… Không phải đề tài nào, nội dung nào cũng cóthể đem ra nói được Văn nói có nhiệm vụ đưa học sinh vào các hoàn cảnh giaotiếp.Chương trình làm văn gồm các tiết rải đều ở hai học kì thì học sinh được rènluyện kĩ năng nói hầu hết ở các tiết Có 27 tiết được rèn luyện nói trong đó có 4tiết hoàn toàn tập trung vào rèn luyện kỹ năng nói Các nội dung bài luyện nóithường rất gần gũi, quen thuộc với học sinh lớp 2, thường xoay quanh môi trườnghoạt động giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội Đây là những kỹ nănggiao tiếp đơn giản, thông dụng gắn với quan hệ vai giao tiếp hàng ngày mà các emthường đảm nhận Ví dụ như tuần đầu tiên các em được học cách “Tự giới thệu vềmình” Được nói về bản thân mình, tự giới thiệu cho cô giáo và các bạn cùng nghe
để làm quen với cô giáo và các bạn, điều đó thật cần thiết và cũng thật là thích thúđối với các em Hay các em được học cách “Chia vui, chia buồn, an ủi” để vậndụng trong cuộc sống hàng ngày, để dần hình thành nhân cách tốt cho các em, các
em trở thành người biết quan tâm đến mọi người xung quanh Nội dung dạy làmvăn theo chương trình sách Tiếng Việt mới còn chú ý luyện cho các em lời nói đốithoại (tả ngắn, kể ngắn Ví dụ bài tả ngắn về biển – Tuần 24) Khác với sách giáokhoa cũ chỉ luyện kĩ năng nói độc thoại (chủ yếu qua hình thức trả lời câu hỏi theonội dung bài tập đọc Ví dụ như bài: Phong cảnh đền Hùng – Học sinh dựa vào bàitập đọc cùng tên để trả lời câu hỏi…) Việc đưa lời hội thoại đơn giản trong quan
hệ hòa hợp tới học sinh có tác dụng giúp học sinh 7, 8 tuổi sớm có khả năng hòanhập với xã hội rộng lớn Từ bài học trên lớp các em biết vận dụng vào thực tếcuộc sống để trở thành người học sinh nói những lời nới đẹp, có giáo dục Bêncạnh đó, những lời hội thoại đơn giản sẽ tạo tiền đề sau này cho các em tập nói lờihội thoại phức tạp, lời độc thoại ở những mức yêu cầu khác nhau Từ đó cũng tạo
ra được sự hứng thú tập nói cho học sinh
Trang 9Các ngữ liệu trong dạy Tập làm văn không lặp lại ngữ liệu trong các giờTập đọc, Kể chuyện trước đó Ở một số bài có sự lặp lại như tiết “Tự giới thiệu”
có phần được lặp lại của mẫu cấu trúc bài Tập đọc “Tự thuật: nhưng đó là nhữngđiều khi làm tự thuật hay tự giới thiệu không thể thiếu (giới thiệu tên, quê quán)
Sự thay đổi ngữ liệu giúp giờ làm văn tạo không khí sôi nổi trong giờ học
Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tập làm văn thựchiện theo phương pháp giao tiếp thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống bài tập vàbiện pháp dạy học Các bài Tập làm văn đưa ra với nhiều hình thức khác nhau: Bàitập học sinh nhận biết mẫu lời nói, có bài nhằm giúp học sinh thực hành, có bài
rèn luyện nói dạng Nghi thức lời nói mang tính gợi mở để học sinh phát huy tính
sáng tạo nhiều hơn Các hình thức bài tập khác nhau còn có tác dụng làm cho hoạtđộng học tập sinh động, cách này hay cách khác các em được thay đổi hình thức
hoạt động: xem tranh, đọc, nói, viết Ví dụ trong bài: Đáp lời xin lỗi (Tiếng Việt
2-Tập 2- Trang 40)
Bài tập 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh (Các em được xem tranh, đọc và
làm quen với mẫu lời nói)
Bài tập 2: Em đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?
a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi cho tớ đi trước mộtchút.”
b) Một bạn vô ý đụng vào người em, xin lỗi em “Xin lỗi, tớ vô ý quá”
c) Một bạn nghịch làm mực bắn vào áo em, bạn xin lỗi em: “Xin lỗi bạn…mình lỡ tay thôi”
d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu Tớ quên mangsách trả cậu rồi”
Khi làm bài tập này, các em làm quen với 4 tình huống thường xảy ra trongcuộc sống hàng ngày Học sinh cần xác định được mục đích giao tiếp, đối tượng,nội dung giao tiếp trên cơ sở đó các em được thực hiện yêu cầu bài tập qua 3bước:
+ Suy nghĩ dự đoán ý cần diễn đạt
+ Tìm các cách có thể diễn đạt ý đó
+ Lựa chọn từ, câu nói thích hợp
Trang 10Với bài tập này, học sinh sẽ xác định hoàn cảnh diễn ra từng sự việc, quan
hệ vai giao tiếp (lời nói lời xin lỗi với em là bạn- ngang vai) Trên cơ sở đó họcsinh sẽ lựa chọn mẫu cấu trúc lời nói, đáp lại lời xin lỗi kèm theo cách xưng hôthích hợp để thực hiện yêu cầu bài tập – cũng là thực hiện việc giao tiếp
Ví dụ trong tình huống (a) ở bài: “Đáp lời xin lỗi” đã nêu Các em có thể cónhiều cách trả lời khác nhau như:
- Được thôi! Cậu đi đi!
- Xin mời!
- Mời bạn!
- Ừ, vội thế à?
Thế nhưng không phải học sinh nào cũng biết chọn lời nói hay, lời nói đẹp
Sẽ có em đáp lại: “Từ từ đã: hoặc “Để tớ đi trước” hay “Việc gì phải xin lỗi” Vìthế, nhiệm vụ của giáo viên là nên yêu cầu thảo luận đề các em rút ra được thế nào
là lời nói đẹp, lời nói của người có văn hóa
Các bài tập tình huống như trên có tác dụng rất lớn nhằm phát triển lời nói,rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh Tiểu học nóichung
Để tiến hành các tiết dạy văn nói dạng Nghi thức lời nói cho học sinh, giáo
viên cần chọn lựa các biện pháp dạy học phù hợp trên lớp Trước tiên giáo viêncần giúp học sinh nắm được các yêu cầu bài tập nêu tình huống Ở kiểu bài tậpgiúp học sinh làm quen với mẫu lời nói, giáo viên có thể cho học sinh quan sáttranh, đọc lời các nhân vật trong tranh Ví dụ ở bài tập 1 bài “Đáp lại lời xin lỗi”,giáo viên cho học sinh quan sát tranh (phóng to) từng cặp hai học sinh đóng vaihai nhân vật: nói lời xin lỗi, đáp lời xin lỗi Từ đó, các em ôn lại kiến thức cũ.Trong trường hợp nào ta cần xin lỗi người khác? Đồng thời làm quen với mẫu lờinói mới: Đáp lời xin lỗi
Với bài tập tình huống, học sinh cần xác định nhân tố giao tiếp như: ngườinói, người nghe, vai giao tiếp, hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp, chọn ngôn
từ và thực hành nói Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luyện tập bằng các bàitập tình huống với nhiều hình thức như: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sắmvai, trò chơi… Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận để nhận xét,
Trang 11đánh giá kết quả thực hành, luyện tập, hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng vào
thực tiễn giao tiếp lời nói Ví dụ ở bài tập 2 trong bài “Đáp lời xin lỗi” các em cần
đáp lời xin lỗi trong 4 tình huống khác nhau Giáo viên có thể hướng dẫn học sinhđóng vai từng cặp 2 em (1 em nói lời xin lỗi- 1 em đáp lại), học sinh có thể sángtạo cách nói lời xin lỗi của mình (không nhất thiết phải đúng theo lời trong sáchgiáo khoa) và nhiều em đáp lại theo nhiều cách khác nhau ở mỗi tình huống Ví dụtình huống (c) ở bài tập 2 nêu trên có thay nhau hai học sinh nói lời xin lỗi và đáplời xin lỗi Các em có nhiều cách nói lời xin lỗi:
+ Xin lỗi bạn Mình lỡ tay thôi
+ Ôi! Xin lỗi nhé! Tớ làm bẩn áo cậu rồi!
+ Tớ làm bẩn áo cậu rồi! Đừng trách tớ nhé!
Các em có thể đáp lại các cách như sau:
+ Thôi đã trót rồi mà!
+ Có gì đâu Lần sau cậu cẩn thận hơn nhé!
+ Ừ! Không sao đâu! Sẽ giặt được mà
Có thể cho các em đổi vai để học sinh đảm nhận vai giao tiếp khác Hoặc cóthể cho học sinh thảo luận theo nhóm, thi giữa các nhóm để tìm câu trả lời haynhất Như vậy có thể nói phân môn Tập làm văn theo sách tiếng Việt lớp 2 mới cónhiều ưu thế để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng nói đồng thời còn phát triển ngônngữ cho học sinh Bên cạnh đó ta cũng phải nắm được đa số bài tập luyện kỹ năngnói cho học sinh mới đề cập đến quan hệ ngang vai (quan hệ giữa bạn với bạn),chính vì vậy mà nội dung chưa phong phú, học sinh không được luyện nói với cáctình huống ở quan hệ khác Không những vậy mà còn có một số bài không xácđịnh đựoc vai hay khó xác định vai khi hội thoại Ví dụ như tình huống trong bài:
“Khẳng định, phủ định” (Sách tiếng Việt 2- Tập I trang 54) sách giáo khoa yêucầu: Trả lời câu hỏi bằng hai cách:
- Em có đi xem phim không? Xác định quan hệ giao tiếp vai trên (ngườihỏi em là người trên: anh, chị, thầy giáo, cô giáo)
- Mẹ có mua báo không? Học sinh khó xác định vai giao tiếp, có thể hiểu:+ Bố hỏi con: Mẹ có mua báo không?
(con trả lời vai trên)
Trang 12+ Em hỏi chị: Mẹ có mua báo không?
(chị trả lời vai dưới)+ Bản thân hỏi mẹ: Mẹ có mua báo không?
(mẹ trả lời vai dưới)
Ở cách hiểu (1) và (2) mẹ là người ở ngôi thứ ba nói tới, ở cách hiểu (3) mẹ
là ngôi thứ hai cần trả lời (khẳng định hay phủ định) Cũng như vậy ở bài “Gọiđiện” - tuần 10 trang 85: Khi gọi điện gặp người nhà của bạn, em xin phép nóichuyện với bạn thế nào? Học sinh khó xác định vai giao tiếp (người nhà của bạn)
là ai? (là bố mẹ, anh chị- vai trên hay là em của bạn-vai dưới) để các em chọn lời
đáp lại cho đúng theo cách xưng hô mình đảm nhiệm Trong các bài thuộc nghi thức lời nói, rèn luyện kỹ năng nói với người thuộc vai dưới thì đề cập đến quá ít,
đặc biệt chỉ có duy nhất một bài có đủ 3 tương quan vai giao tiếp nên học sinh rất
dễ tưởng nhầm người vai trên không cần xin lỗi với người vai dưới trong bài “Nóilời xin lỗi” Nếu như trên sân trường khi chạy nhảy va vào một em nhỏ lớp 1 thì
có cần xin lỗi không? Hay bạn em, em của em có chuyện buồn thì có cần nói lời
an ủi không? Vì trong bài “Chia buồn, an ủi” không đề cập đến quan hệ ngang vai
và vai dưới Nội dung rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 được sắp xếp ở kì I
và kì II có sự phân chia độc lập Học kì I đề cập đến việc dạy nghi thức nói (nhưlời nói cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ…) thì học kì II dạy các lời đáp tương ứng Giữalời nói và đáp án cách xa nhau quá, vì vậy người giáo viên cần nắm chắc các đặcđiểm về nội dung chương trình của lớp 2 mới trong môn tiếng Việt để luyện nóicho học sinh đúng, hay hơn
4 Thực hiện đúng quy trình dạy làm văn dạng bài Nghi thức lời nói:
a) Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh làm lại bài tập ở tiết trước, bài tập vềnhà hoặc nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ về kiến thức, kĩ năng ở bài trước
Ví dụ: Dạy bài: “đáp lời xin lỗi”, kiểm tra bai cũ bài “Đáp lời cảm ơn”:
- Gọi 2 học sinh: 1 em: Nói lời cảm ơn
1 em: Đáp lời cảm ơn của bạn
(Hai em đổi vai)
- Khi nào ta cần nói lời cảm ơn với người khác?
Trang 13b) Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Theo gợi ý trong sách giáo viên và sự sáng tạo của giáoviên
- Hướng dẫn làm bài: Giáo viên thựchiện lần lượt từng bài tập trong sáchgiáo khoa nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học đề ra:
+ Học sinh đọc đề bài
+ Phân tích nêu yêu cầu bài tập
+ Thực hành (làm bài tập tình huống: nói hoặc đáp…)
Ví dụ bài: Đáp lời xin lỗi
Bài tập 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh:
+ Học sinh quan sát tranh, phân tích nội dung tranh (hai bạn ngồi cùng bàn,một bạn làm rơi sách của bạn kia…)
+ Nêu yêu cầu của bài tập: Đọc lời nhân vật trong tranh (học sinh đọc lờinhân vật)
+ Thực hành: Một học sinh nói lời xin lỗi, một học sinh đáp lời xin lỗi củabạn, học sinh trong lớp nhận xét Giáo viên có thể cho điểm những cặp học sinh cólời nói sáng tạo, lời nói hay
c) Củng cố, dặn dò
Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ năng đã học
(Ví dụ: Qua bài, em cần ghi nhớ điểu gi?)
Dặn dò thực hành; nêu yêu cầu những hoạt động tiếp nối (chuẩn bị bài sau)
* Chú ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu bài tập cụ thể trong sách giáo khoa vàgợi ý sách giáo viên, tiết học cần được tổ chức thành chuỗi hoạt động sôi nổinhằm lôi cuốn học sinh tham gia thực hành luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc,viết…
5 Biện pháp dạy học chủ yếu dạng bài: Nghi thức lời nói:
a) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Giáo viên phải nắm được các loại bài tập:
- Xét theo kĩ năng rèn luyện bài tập về nghi thức lời nói.
Trang 14- Xét theo mục đích của bài tập có: Bài tập nhận diện, bài tập phân tích lờinói, bài tập tạo lập bài nói.
- Xét theo hình thức của bài tập: Trả lời câu hỏi, quan sát tranh trả lời câuhỏi, nói và viết theo mẫu cho sẵn, nói và viết theo tình huống giao tiếp…
- Học sinh thực hành làm bài tập (Thực hành nói đáp), giáo viên uốn nắn
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra nhữngđiểm ghi nhớ về tri thức
b) Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối(ở ngoài lớp, sau tiết học)
- Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bảnthân trong qúa trình luyện tập Giáo viên tóm tắt, nhận xét chung (biểu dươngnhững học sinh thực hiện tốt)
- Nêu yêu cầu hướng dẫn học sinh hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quảthực hành luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sửdụng kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống)
6 Giáo viên cần nắm vững những đặc điểm, nội dung của từng bài để lựa chọn thêm tình huống và bổ sung thêm cho đủ 3 tương quan vai giao tiếp
cơ bản:
Giáo viên sau khi nắm vững nội dung chương trình của các dạng bài nghithức lời nói thì cần phải nghiên cứu kĩ đặc điểm nội dung của từng bài để giúp họcsinh rèn luyện kỹ năng nói hay hơn vì dạy nghi thức lời nói là một nội dung hoàntoàn mới mẻ đối với giáo viên Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nhữngphải bám sát sách giáo khoa và dựa vào gợi ý sách giáo viên để thực hiện giờ dạy
mà còn phải nghiên cứu, lựa chọn thêm một số tình huống để sát với thực tế và bổ
Trang 15sung cho đủ 3 tương quan giao tiếp (ngang vai, với vai trên, với vai dưới…) giáoviên phải suy nghĩ, chẻ nhỏ câu hỏi để gợi ý học sinh dễ dàng trả lời, dẫn đến giaotiếp, luyện nói dễ dàng hơn Sau mỗi tiết dạy hướng dẫn thực hành nghi thức lờinói thì giáo viên nên suy nghĩ để có rút ra phần ghi nhớ về cách sử dụng lời nói vàtác dụng của nghi thức lời nói Câu ghi nhớ có thể là câu thành ngữ, tục ngữ, cadao hay có thể là những câu vần, những câu thơ ngắn các em dễ nhớ, dễ thuộc Ví
dụ bài: “Nói lời cảm ơn”, có thể bổ sung ghi nhớ bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Hay khi dạy bài “Nói lời xin lỗi” hoặc “Đáp lời xin lỗi” các em phải rút ra
bài học: Khi làm phiền người khác phải nói lời xin lỗi, khi nghe người khác xin lỗicần đáp lại với thái độ nhẹ nhàng, thông cảm
Ngoài ra, với mỗi Nghi thức lời nói giáo viên nên đưa ra các đáp án phong
phú hơn Một số nghi thức lời nói thông dụng có thể giới thiệu thêm một vài cáchnói phổ biến trong thực tế đời sống Ví dụ: khi dạy lời chào, có thể có nhiều cáchchào khác nhau:
- Chào nhau lúc gặp mặt khác lời chào chia tay
- Với những người quen thân khi mới gặp nhau, có thể dùng lời hỏi thay cholời chào
Ví dụ: - Cậu đi đâu đấy?
Ví dụ bài: Đáp lời xin lỗi.