0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu SKKN RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN – DẠNG BÀI NGHI THỨC LỜI NÓI (Trang 26 -31 )

1. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

Người xưa thường ví von rằng: “Nếu tôi cho anh một con cá thì có thễ nuôi sống anh một ngày, còn nếu tôi dạy anh cách câu cá thì có thễ nuôi sống anh cả cuộc đời”. Đúng vậy, cách học có hiệu quả nhất là cách học bằng hoạt động suy nghĩ, tìm tòi và giải quyết vấn đề để phát hiện, chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của cuộc sống.

Thực tế giảng dạy cho thấy, với cùng một nội dung, cùng một phương tiện và điều kiện dạy học nhưng kết quả giờ dạy lại không giống nhau. Có tiết dạy, học sinh học tập hào hứng, tích cực và chủ động. Ngược lại, có tiết học hiệu quả không cao, học sinh máy móc và thụ động, chỉ biết làm theo những gì cô giáo truyền đạt mà không biết vận dụng linh hoạt. Như vậy, để một tiết dạy Tập làm văn lớp 2 dạng bài nghi thức lời nói có hiệu quả thì:

- Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, phải tự trang bị cho mình một lượng kiến thức và lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp.

- Các bài Tập làm văn dạng bài này đều có sự liên quan tới nhau, vì thế ở các tiết dạy giáo viên phải chú ý mối quan hệ để có được sự gắn kết hợp lý nhất.

-Trong giờ học, giáo viên phải là người dẫn dắt để các em khám phá và tự chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.

-Rèn các em học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, luôn tự đặt cho bản thân câu hỏi “Kiến thức này áp dụng vào thực tế như thế nào? Nếu gặp tình huống tương tự thì phải xử lý ra sao?...”

- Rèn kỹ năng nghe nói, nghe hiểu nhanh.

- Vận dụng kỹ năng đã học của dạng bài này vào các môn học khác.

2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG:

Kinh nghiệm này áp dụng được vào mọi đối tượng học sinh, nếu trình độ học sinh không đồng đều thì giáo viên phải phân loại học sinh để từ đó có phương pháp dạy phù hợp

Dạy giao tiếp ( bài nghi thức lời nói) mục đích chính là giúp học sinh giao tiếp. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy nếu có những băng ghi âm để học sinh trực tiếp nghe lời đối thoại sẽ giúp các em được học những lời nói chuẩn thì vận dụng thực hành sẽ dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊNCỨU: CỨU:

Để dạy một tiết Tập làm văn theo hướng giao tiếp đạt hiệu quả tốt thì giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, chuẩn bị bài thật chu đáo và các em học sinh được rèn kỹ năng giao tiếp thường xuyên. Vì vậy ,để các em nắm bắt nội dung cần truyền đạt một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất thì giáo viên phải đầu tư công sức tương đối nhiều và khi tổ chức cho học sinh luyện nói theo tương quan giao tiếp nếu học sinh khả năng diễn đạt còn hạn chế thì sẽ mất nhiều thời gian của tiết học. Tóm lại: Vấn đề mà tôi còn chưa thấy thực sự thoải mái khi vận dụng kinh nghiệm của mình là còn bị chi phối bởi thời gian, công sức cho việc chuẩn bị các phương án dạy học, học sinh vùng nông thôn nên ít được đi tham quan, du lịch vì thế vốn từ ngữ thực tế còn hạn chế, đồ dùng trực quan của phân môn Tập làm văn còn ít .

Vậy hướng tiếp tục nghiên cứu của tôi là:

- Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các môn học để giáo viên không bị mất nhiều thời gian để chỉnh sửa cho các em.

- Thường xuyên tổ chức cho học sinh thảo luận, đàm thoại để tự các em rèn kỹ năng từ đó vận dụng vào cuộc sống.

4. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Qua thực tế giảng dạy cùng với sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân dạy phân môn Tập làm văn dạng bài Nghi thức lời nói, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:

-Tổ chức chuyên đề ở các cấp hơn nữa để giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

- Nhà trường nên có các băng ghi âm những lời đối thoại mẫu mực để học sinh học tập được lời nói hay, lời nói đẹp.

5. KẾT LUẬN:

Sau khi tiến hành vận dụng phương pháp mới này vào giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 2 dạng bài Nghi thức lời nói tôi thấy thực sự có hiệu quả. Học sinh học tập sôi nổi, nói và đáp lời bằng những lời nói hay, nói đẹp, có văn hoá, không còn lúng túng trả lời theo khuôn mẫu, thực hiện linh hoạt và sử dụng ngôn ngữ phong phú hơn. Các em áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày ở trường, gia đình, xã hội tốt hơn. Giáo viên thì cũng đã làm quen với cách nghiên cứu và soạn giảng theo phương pháp mới không còn lúng túng mà đã lựa chọn được các bài tập với nhiều hình thức yêu cầu khác nhau, giúp học sinh thực hành và phát huy tính sáng tạo. Không những vậy mà còn giúp các em học tốt các môn học khác và phát triển ngôn ngữ giao tiếp.

- Dạy giao tiếp (bài nghi thức lời nói) mục đích chính là giúp học sinh giao tiếp. Vì vậy, trong qúa trình giảng dạy nếu có những băng ghi âm để học sinh trực tiếp nghe lời đối thoại sẽ giúp các em được học những lời nói chuẩn thì vận dụng thực hành sẽ dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 2 là phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp. Với học sinh lớp 2, việc dạy Tập làm văn dạng bài

Nghi thức lời nói chính là việc thực hiện yêu cầu về

kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt “Nói rõ ràng, mạch lạc. Biết nói lời tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, thể hiện đúng vai và biết đổi vai trong giao tiếp.” Nội dung việc dạy Nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 mới là vấn đề hoàn

toàn mới mẻ. Với học sinh đầu cấp Tiểu học, khi đến trường các em được biết đến “chuẩn ngôn ngữ”, hoạt động nói năng trong học tập, trong vui chơi không chỉ diễn ra tự do theo một chiều mà các em phải biết nói năng theo đúng chuẩn văn hoá. Vì thế, việc dạy Nghi thức lời nói cho các em lớp 2 không chỉ biết nói mà phải hướng dẫn các em cách nói đúng, chọn lời nói hay, lời nói đẹp trong giao tiếp hàng ngày. Qua thực tế giảng dạy cho thấy việc đưa Nghi thức lời nói trở

thành một nội dung chính trong các giờ làm văn là việc làm đúng đắn và cần thiết. Thực hiện nội dung dạy học này sẽ phần nào tránh khỏi hiện tượng một học sinh viết văn tả một cảnh đẹp, tả một con vật bằng những lời văn hoa mĩ nhưng lại không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi hay đáp lại lời cảm ơn, xin lỗi của người khác một cách phù hợp có văn hoá.

Áp dụng những phương pháp đề xuất trên đây vào giảng dạy, tôi đã có được những giờ Tập làm văn đạt hiệu quả cao, không gây căng thằng, tạo sự hứng thú trong học tập. Trong giờ học, các em được làm việc nhiều, khuyến khích học sinh vận dụng những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, vào việc giao tiếp. Giúp các em nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng mà còn phải biết được cách tự học. Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh tự thể hiện bày tỏ ý kiến cá nhân, thảo luận, tranh luận hợp tác với bạn bè nhằm tự phát hiện ra kiến thức mới, giúp các em chủ động tự kiểm tra đánh giá việc học tập của mình không chỉ thông qua kết quả học tập mà cả quá trình , động cơ, ý thức học tập, từ đó tự phát hiện những sai sót, hạn chế và tự khắc phục. Vì vậy, tôi thiết nghĩ nếu trong quá trình dạy học, nếu các thầy cô giáo quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh thì sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, việc rèn kỹ năng sống cho các em học sinh đang rất được chú trọng, nhất là trong nhịp sống hiện đại ngày nay thì việc bồi dưỡng cho các em các kỹ năng sống cơ bản là một việc làm rát thiết thực và có ý nghĩa.

*

* *

Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi về “Rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2

qua phân môn Tập làm văn - Dạng bài: Nghi thức lời nói”. Với khoảng thời

gian chưa nhiều cùng vốn kiến thức hạn hẹp của bản thân nên chắc chắn một số ý kiến đánh giá, đề xuất còn mang tính chủ quan. Vì vậy rất mong đựoc sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, của bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi thêm phần hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Long Hưng, ngày26 tháng3 năm 2011

NGƯỜI VIẾT

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Cơ sở khoa học của SKKN cần nghiên cứu. 1

2. Mục đích nghiên cứu. 2

3. Đối tượng nghiên cứu. 2

4. Kế hoạch nghiên cứu. 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Thời gian hoàn thành 3

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Chương I. Những vấn đề lí luận và thực tiễn 4

Chương II: Một số biện pháp 6

Chương III: Thực nghiệm 17

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 26

1. Những bài học kinh nghiệm 26

2. Điều kiện áp dụng 26

3. Những vấn đề còn hạn chế và hướng tiếp tục nghiên cứu 27

4. Ý kiến đề xuất 27

Một phần của tài liệu SKKN RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN – DẠNG BÀI NGHI THỨC LỜI NÓI (Trang 26 -31 )

×