1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình sinh học lớp 8

22 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

Bởi vì có những bài thực hành thì rất thực tế như cácbài về Sơ cứu người, nhưng có những bài rất khó và vượt xa khả năng của họcsinh như bài phân tích một khẩu phần ăn và lập khẩu phần ă

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành Giaó dục đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực tự giác của học sinh Trong phương pháp dạy họcmới này, học sinh là người chủ động giành lấy kiến thức dưới sự hướng dẫn củagiáo viên Đặc biệt năm học 2006-2007 toàn ngành đang tích cực hưởng ứng

cuộc vận động hai không “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Vì vậy việc trang bị hệ thống kiến thức cho học sinh là

vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm Với mục tiêu phát triển toàn diện, mỗi

bộ môn có một vị trí và vai trò nhất định, môn Sinh học 8 cũng nằm trong hệthống đó và nó góp phần thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn Sinhhọc Để thực hiện được mục tiêu đó phải kể đén vai trò quan trọng của các tiếtthực hành Trong khi đó các tiết thực hành thường bị xem nhẹ, ít được coi trọngchưa phát huy được vai trò của nó

Vì vậy tôi tham gia nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8” Để tìm ra

các biện pháp nâng cao chất lượng khi giảng dạy bài thực hành

Do thời gian nghiên cứu mở rộng kiến thức của đề tài còn hạn chế nên đềtài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự đóng góp của các cấplãnh đạo và các đồng nghiệp!

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 1 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 2

Xin chân thành cảm ơn!

I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1- Cơ sở lý luận :

Bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học lóp 8 nói riêng là bộ môn khoahọc thực nghiệm nằm trong hệ thống khoa học tự nhiên cần có sự kết hợp linhhoạt giữa các phương pháp, giữa lý thuyết và thực hành

Qua quá trình giảng dạy Sinh học 8 nhằm cung cấp cho học sinh nhữnghiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan

và trong mọi hoạt động sống của con người gíup cho con người sinh tồn và pháttriển Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh biết các biệt pháp vệ sinh, rèn luyệnthân thể, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng suất, hiệu quả trong họctập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạtnăng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Đồng thời cũng rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu bộ môn cho học sinh và cũnggóp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THCS

Để thực hiện mục tiêu trên, việc dạy Sinh học 8 cần phải thực hiện đầy đủcác nhiệm vụ trang bị các kiến thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn kỹ năng

và nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho học sinh như nhiệm vụ giảng dạy Sinh học 8

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 2 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 3

đã nêu ở trên Để có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò to lớn của

các tiết thực hành ( tuy rằng chúng chiếm thời lượng rất nhỏ 7/70 tiết)

Qua các tiết thực hành gíup học sinh rèn luyện các năng lực sau:

năng sơ cứu băng bó gãy xương, cầm máu và hô hấp nhân tạo

sung kiến thức và kiểm nghiệm kiến thức qua thực tế

Từ đó thấy được vị thế và vai trò của thực hành là rất quan trọng khôngthể thiếu được trong các môn khoa học tự nhiên nói chung và Sinh học 8 nóiriêng

2- Cơ sở thực tiễn:

Các bài dạy về cấu tạo mô, tế bào, hoạt động của enzim trong nước bọt,chức năng của tuỷ sống sẽ không sâu sắc học sinh không được củng cố và kiểmnghiệm kiến thức nếu như không có các tiết thực hành hỗ trợ và các tiết thực

hành cũng không được thực hiện thành công nếu không có lý thuyết “ lý thuyết không có thực hành là lý thuyết suông, thực hành không có lý thuyết là thực hành mù quáng” Các kiến thức sẽ đầy đủ hơn, sâu sắc hơn khi học sinh được tự tìm tòi, kiểm nghiệm qua thực hành ”trăm nghe không bằng một thấy” Các thí

nghiệm, các buổi quan sát thiên nhiên sẽ gây hứng thú học tập Sinh học cho họcsinh, phát huy tính tích cực tư duy, chủ động giúp học sinh tìm ra kiến thức

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 3 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 4

Để nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trìnhSinh học 8 quả cũng khó Bởi vì có những bài thực hành thì rất thực tế như cácbài về Sơ cứu người, nhưng có những bài rất khó và vượt xa khả năng của họcsinh như bài phân tích một khẩu phần ăn và lập khẩu phần ăn cân đối và nhiềuyếu tố khác tác động tới hiệu quả các bài thực hành sẽ không cao.

Qua nghiên cứu SGKSinh học, các tài liệu có liên quan và thực trạnggiảng dạy các bài Sinh học 8 hiện nay, kết hợp với vốn hiểu biết kiến thức và

kinh nghiệm tích luỹ bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu đề tài “ Phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thực hành trong chương trình Sinh học 8”

Thông qua nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảngdạy của bản thân đồng thời góp thêm một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượnggiảng dạy Sinh học 8 nói riêng và bộ môn Sinh học THCS nói chung

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

1 Xây dưng phương pháp tổ chức một tiết thực hành có hiệu quả

Qua 7 bài thực hành trong chương trình Sinh học 8 sẽ xây dựng phươngpháp tổ chức một tiết dạy thực hành có hiệu quả Định hướng cho việc nghiêncứu để có thể phát triển một số dụng cụ thực hành, cải tiến một số đồ dùng phục

vụ cho tiết thực hành có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tình hình cụ thể

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 4 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 5

trong chương trình Sinh học và ở địa phương với điều kiện thiếu thốn đồ dùngthực hành cũng như đồ dùng dạy học

Mặt khác, cần cho học sinh tham quan thực tế tại các cơ sở y tế của địaphương, các hình ảnh mẫu và làm mẫu của giáo viên giúp học sinh định hướnghình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy quá trình phát triển tư duy tíchcực của học sinh tạo được hứng thú, động cơ học tập và yêu thích bộ môn

2 Áp dụng đề tài trong công tác giảng dạy

Sau khi nghiên cứu đề tài sẽ được áp dụng vào giảng dạy ở trường Đề tài

sẽ được Hội đồng khoa học các cấp thẩm định, qua thẩm định nếu có tính khả thicao thì sẽ được đưa vào áp dụng giảng dạy các bài thực hành Sinh học 8 ở một

số trường và cũng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy các bài thựchành Sinh học Đề tài không chỉ áp dụng với lớp 8 mà còn áp dụng với cả bộmôn Sinh học ở cấp THCS và góp phần đổi mới phương pháp dạy học tronggiảng dạy môn Sinh học nói riêng và nâng cao chất lượng ở cấp THCS

III- ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1- Đối tượng nghiên cứu.

Tất cả các yếu tố trong một tiết thực hành là đối tượng nghiên cứu của đềtài:

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 5 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 6

+ Sự nghiên cứu, chuẩn bị của giáo viên.

+ Sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh

+ Sự hướng dẫn thực hành của giáo viên

+ Nội dung của bài thực hành

+ Phương pháp tổ chức hoạt động thực hành của giáo viên

+ Các hình ảnh mẫu liên quan đến bài thực hành

+ Hoạt động thực hành của học sinh

+ Kết quả của tiết thực hành (được thể hiện chủ yếu trên sản phẩm của hoạt động thực hành)

2- Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề tài có chất lượng và có tính khả thi, gắn liền với yêu cầu thực tế, nhấtthiết phải thực hiện các yêu cầu sau:

+ Sự chuẩn bị đồ dùng thực hành của học sinh

+ Sự hướng dẫn thực hành của giáo viên

+ Nội dung của buổi thực hành

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 6 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 7

+ Theo dõi phương pháp tổ chức hoạt động thực hành của giáo viên vàhoạt động của học sinh.

+ Tìm hiểu sản phẩm như: kết quả hoạt động thí nghiệm, các hình vẽ(nếu có) để học sinh điền, các sản phẩm thực hành(cố định xương, cầmmáu…) bản thu hoạch của học sinh

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Điều tra cơ bản

Thực trạng công tác giảng dạy các bài thực hành ở một số trường THCS.Kết quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của học sinh qua cácbài thực hành

2 Phân tích tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn.

Nghiên cứu kỹ các bài thực hành, xác định rõ mục tiêu: về kiến thức, kỹnăng và thái độ tư tưởng

Vận dụng linh hoạt phương pháp sư phạm, vấn đề đổi mới phương phápgiảng dạy môn Sinh học được đề cập trong các bài thực hành Từ đó xây dựngphương pháp dạy học mang tính đặc thù đối với các tiết dạy bài thực hành Sinhhọc 8

Thiết kế những hoạt động dậy học tích cực nhằm đạt được những mụctiêu của bài thực hành trên cơ sở lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 7 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 8

và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng của bài thực hành, nội dungkiến thức và trình độ của học sinh.

3 Kiểm nghiệm.

tiễn giảng dạy, tiến hành kiểm tra kết quả giảng dạy so sánh các mặt:+ Việc nắm nội dung kiến thức của học sinh được thể hiện bằng các sảnphẩm của hoạt động thực hành

+ Sự phát triển tư duy khoa học, tư duy khái quát hoá, trừu tượng hoá + Khả năng sáng tạo, vận dụng thực tế của học sinh

+ Rèn luyện các kỹ năng bộ môn, đặc biệt là kỹ năng cố định xương, cầmmáu, hô hấp nhân tạo, băng bó vết thương và làm thí nghiệm chứng minh vai tròcủa tuỷ sống

+ Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

+ Quan sát quá trình hoạt động thực hành của học sinh

Trang 9

+ Sử dụng phiếu học tập đã được chuẩn bị sẵn.

4.Tổng kết rút kinh nghiệm

Từ những kết quả đạt được, từ những vấn đề còn thiếu sót thể hiện trên sảnphẩm của hoạt động thực hành, tiến hành phân tích đánh giá cải tiến, bổ sungphương pháp phát huy các thế mạnh và khắc phục tồn tại để hoàn thiện phươngpháp giảng dạy các bài thực hành Sinh học 8 tiến tới đạt hiệu quả chất lượng caonhất

V: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

A Điều tra cơ bản

1 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Đối với bài thực hành nói riêng thì sự chuẩn bị là rất quan trọng ảnhhưởng tới sự thành công của tiết dạy Trên thực tế thì sự chuẩn bị của giáo viêncòn nằm trong khuôn mẫu có sẵn ở SGK còn học sinh đương nhiên phụ thuộcvào giáo viên Có những tiết thực hành đáng lẽ có thể có kết quả rất tốt song do

sự chuẩn bị không tốt của học sinh dẫn đến kết quả không cao

2 Phương pháp tổ chức.

Với các bài thực hành, thường yêu cầu học sinh được thực hành hoàn thiệnmột số kỹ năng: băng bó vết thương, phân tích khẩu phần ăn cho trước Nhưngthực tế thì học sinh ít được thực hành mà chủ yếu quan sát giáo viên làm thựchành, những sản phẩm sau khi giáo viên đã băng bó, cố định xương, làm thí

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 9 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 10

nghiệm, tính toán sẵn Trong khi đó học sinh có thể làm được hơn thế rất nhiềucác em có thể tham gia trực tiếp băng bó vết thương, làm thí nghiệm về enzim,tính toán các thành phần của một khẩu phần ăn cho trước, làm thí nghiệm chứngminh vai trò của tuỷ sống.

Việc tổng kết đánh giá công việc của học sinh hết sức cần thiết và có ýnghĩa rất quan trọng khi tự mình làm việc và học sinh cần được đánh giá nhìnnhận đầy đủ khách quan tạo hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức Vậy màhiện nay các sản phẩm hoạt động thực hành của học sinh ít được kiểm tra đánhgiá, phần nhiều vì lý do thời gian Đa số các giáo viên chỉ quan tâm làm thế nào

để truyền tải hết kiến thức mà không để ý đến việc học sinh tiếp thu như thế nào,lĩnh hội được những gì và đã làm được những gì qua tiếp thu kiến thức lýthuyết

B Giải pháp khắc phục.

1 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* Đối với giáo viên:

- Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện và nội dung giáo viên phảixây dựng kế hoạch từ đầu năm về phương tiện thực hành ở mỗi bài, để nắm thếchủ động trong tiết thực hành Trong thực hành cần có những dụng cụ, thiết bị,vật mẫu có sẵn hoặc tìm tòi trong thiên nhiên đặc biệt là bộ môn Sinh học

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 10 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 11

- Về nội dung: mỗi giáo viên được phụ trách khối lớp giảng dạy cần làmtốt công việc về chuyên môn và các kiến thức khác (hiểu biết về y tế, lĩnh vực cóliên quan) để bài thực hành đạt kết quả cao

* Đối với học sinh:

- Cần nêu cao tinh thần ý thức, thái độ trong giờ thực hành Giáo dục chocác em lòng yêu thiên nhiên từ đó biết cách bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ chochính mình, sự chuẩn bị các dụng cụ cần thiết( que nẹp, bông băng, ếch đồng đểchứng minh vai trò của tuỷ sống) sẽ tạo hứng thú học tập Do vậy giáo viên cầnquan tâm sát sao đến sự chuẩn bị của học sinh, có như vậy hiệu quả của việcchuẩn bị mới cao, góp phần thực hiện thành công giờ thực hành sinh học lớp 8

2 Phương pháp tổ chức:

Trong giờ thực hành học sinh phải thực hiện những công việc cơ bản, giáoviên chỉ hướng dẫn và làm mẫu, học sinh có được trực tiếp làm việc thì mới đảmbảo mục tiêu là học sinh được tự mình tìm tòi, phát hiện kiến thức trên sản phẩmthực hành, trên cơ sở đó giúp học sinh phát huy tính tích cực tư duy , tự lực,chủ động giúp học sinh có thể tìm ra kiến thức từ đó hình thành các kỹ năng kỹxảo, thúc đẩy tư duy tích cực cho học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinhyêu thích bộ môn

3.Tổng kết đánh giá.

Tổng kết đánh giá là khâu quan trọng trong phương pháp dạy học Trên cơ

sở đó cần kết hợp sự đánh giá của giáo viên với sự tự đánh giá của học sinh, qua

đó giáo viên thấy được kết quả học tập của các em và mức độ truyền đạt kiến

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 11 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 12

thức của mình từ đó rút ra được kinh nghiệm nhằm điều chỉnh phương phápdạy học của mình sao cho có hiệu quả và thích hợp với đối tượng mình giảngdạy.

-Giáo viên có thể đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: mức độ hoànthành bài thực hành, ý thức thực hành của học sinh và kết quả bài thu hoạch.Phần đánh giá cần tỉ mỉ cụ thể cho từng học sinh để từ đó các em tìm ra ưu điểm

và nhược điểm, có biện pháp khắc phục các nhược điểm đó nhằm nâng cao chấtlượng các bài thực hành Sinh học 8 nói riêng và bộ môn Sinh học

C Định hướng phương pháp chung dạy các bài thực hành SH 8

* Về phương pháp giáo viên tổ chức thực hiện:

* Về hoạt động của học sinh:

- Rèn luyện các kỹ năng bộ môn đặc biệt là các kỹ năng cố định xương,làm thí nghiệm, cầm máu

- Tìm ra kiến thức kiểm nghiệm kiến thức qua thực hành, quan sát sảnphẩm thực hành

- Có kỹ năng hoạt động nhóm, làm tường trình, viết thu hoạch

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 12 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 13

* Về kết quả: Được thể hiện trên sản phẩm của hoạt động thực hành.

D Một số thí dụ minh hoạ:

THIẾT KẾ DẠY MỘT BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC 8:

Bài 26: THỰC HÀNH : TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT I-Mục tiêu:

- Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzimhoạt động ( trong thí nghiệm này enzim trong nước bọt chỉ tác động với tinh bột

- Biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng

Trang 14

- Hoá chất : dd HCl 2%, dd Iốt 1%, thuốc thử Strôme

III.Nội dung và cách tiến hành:

Bước 1: Hướng dẫn thực hành:

* HĐ1: Tổ chức thực hành

- GV phân chia các nhóm thực hành

- GV kiểm tra các dụng cụ thực hành của các nhóm

- GV hướng dẫn cách pha nước bọt( 6ml nước bọt + 18 ml nước cất)

* HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm:

- Lấy 4 ống nghiệm đặt tên là A, B, C, D với dd trong các ống như sau:

+ Ống A: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước lã

+ Ống B: 2 ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt

+ Ống C: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt đã đun sôi

+ Ống D: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt dd HCl 2%

(hình 26.1)

* HĐ3: Hướng dẫn học sinh quan sát:

- GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và ghi lại kết quả

- GV hướng dẫn HS giải thích các hiện tượng

* HĐ 4: Kiểm tra kết quả thí nghiệm:

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 14 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Trang 15

- GV yêu cầu HS so sánh dd trong ống nghiệm với ban đầu.

- GV hướng dẫn HS chia dd trong mỗi ống nghiệm ra làm 2 phần đựngtrong 2 ống nghiệm mới:

+ Ống B2 Thêm vào mỗi ống vài giọt dd Strôme

Bước 2: Hoạt động thực hành:

* HĐ1: HS thực hiện các thao tác cho dd vào các ống A, B, C, D đúng tỉ lệ nhưhướng dẫn

HS thực hành theo các nhóm tuỳ theo số lượng HS

Giáo viên : Hoàng Hồng Tuấn 15 TRƯỜNG THCS LAN MẪU

Ngày đăng: 04/11/2014, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w