Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện thể chất, qua thực tế công tác tại trường THCS An Thủy tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để các em học sinh chủ độ
Trang 1A.MỞ ĐẦU
I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
“Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.” Noi theo tấm
gương sáng về việc luyện tập sức khỏe của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích việc nâng cao sức khỏe cho mọi công dân, đặc biệt là trong các trường học
Chỉ thị 36-CT/TWT ngày 24/03/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục thể dục thể thao đã nêu rõ: “ Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á”
Do vậy giáo dục sức khỏe cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, với mục đích: “ Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một con người mới, có sức khỏe tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường, để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”
Đối với học sinh, TDTT là một môn rèn luyện sức khỏe trong đó Bóng chuyền là một môn thể thao khá phổ biến, là những môn thi đấu chính của các kỳ đại hội Olympic quốc tế, Đại hội TDTT trong nước Trong trường trung học cơ
sở Bóng chuyền là môn có nhiều nội dung chủ yếu trong chương trình học
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện thể chất, qua thực tế công tác tại trường THCS An Thủy tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để các em học sinh chủ động, sáng tạo, tích cực tập luyện trở thành những người có sức khỏe, có tri thức và đạo đức tốt, thành người có ích cho xã
Trang 2Từ những lí do nêu trên, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác, tôi nhận thấy để đưa chất lượng giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và Bóng chuyền nói riêng, tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy để giúp học sinh học tập nội dung Bóng chuyền đạt kết quả cao hơn
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 6, các em bắt
đầu một môi trường học tập mới với nhiều mối quan hệ mới, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng, phong phú sâu sắc hơn, đòi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập; ở mỗi môn học có một giáo viên giảng dạy, vì vậy các em được học với nhiều thầy cô Do đó các em cần có tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình
Là một giáo viên thể dục, tôi không ngừng học tập để tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm kích thích tính tự giác, tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp cho công tác giảng dạy và học tập đạt kết quả cao
Mặt khác, trong khung chương trình Thể dục lớp 6, các em được học Bóng chuyền – Một môn thể thao được rất nhiều người yêu ưa thích, đặc biệt là các
em Nhưng để chơi tốt Bóng chuyền đòi hỏi các em phải nhuần nhuyễn được các
kỹ thuật chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp tay, các bước di chuyển, đệm bóng đập bóng, trong đó, chuyền bóng cao tay là quan trọng nhất Nhận thưc
được điêu đó tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh lớp 6” mà tôi đã áp
dụng và theo dõi nhiều năm tại trường THCS An Thủy nơi tôi đang công tác
III PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Phạm vi
Trong điều kiện thời gian cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay
Trang 32 Đối tượng
Nội dung giảng dạy lý thuyết, thực hành của các bài học trong khung chương trình Bóng chuyền lớp 6
Những tư liệu cần thiết cho việc nâng cao phương pháp chuyền bóng cao tay Tập thể học sinh khối lớp 6 trường THCS An Thủy
VI MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra những phương pháp hữu hiệu, vận dụng kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế của học sinh lớp 6 từ đó giúp các em chuyền bóng cao tay một cách khéo léo, linh hoạt và chuẩn xác góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 6 học nội dung Bóng chuyền tại trường THCS An Thủy
Xây dựng được hệ thống các phương pháp tập luyện Bóng chuyền có hiệu quả đối với học sinh lớp 6 cụ thể là chuyền bóng cao tay, trên cơ sở đó giúp các
em tích cực, linh hoạt, sáng tạo trong học tập, từ đó đạt kết quả cao trong môn thể dục nói riêng trong học tập nói chung
Trang 4B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
Luật Giáo dục quy định mục tiêu “ Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và phát huy trách nhiệm công dân, lao động, tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc” vì vậy, giáo dục thể chất cho học sinh có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc trồng người
Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội cho nên bản thân ngành thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất trong nhà trường nói riêng luôn tiếp thu, bổ sung, đổi mới các phương pháp giảng dạy nhằm ngày càng hoàn thiện các hoạt động thể dục thể thao để đáp ứng nhu cầu của xã hội
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong các nội dung thuộc chương trình giáo dục thể chất của lớp 6 thì Bóng chuyền có tính hấp dẫn và lôi cuốn số đông học sinh tham gia Thành tích Bóng chuyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : chuyền bóng thấp tay, cao tay, phát bóng, đập bóng… Trong đó, yếu tố kỹ thuật chuyền bóng cao tay luôn đóng vai trò quyết định
Đối với các em lớp 6 của trường THCS An Thủy, các em có đủ điều kiện vật chất để học tốt môn thể dục, cụ thể là bóng chuyền Vì vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò quyết định kết quả học tập của các em Bởi lẻ đó,
là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi luôn tìm tòi, đút kết kinh nghiệm của bản thân và của đồng nghiệp các phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, thể trạng nhằm giúp các em nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cũng như kết quả học tập trở thành những vận động viên xuất sắc cho địa phương, đất nước
III CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Trang 51 Thu thập và xử lý tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Nghiên cứu nội dung, tài liệu có liên quan đến Bóng chuyền cụ thể là kĩ thuật chuyền bóng cao tay, trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp giảng dạy, bài tập bổ trợ trong thực tiễn giảng dạy
2 Phương pháp thực tiễn
a Phương pháp quan sát sư phạm
Đối với phương pháp này có thể phát hiện được ngay sau vài giờ lên lớp và
có thể khẳng định được và phân loại những học sinh có năng khiếu tích cực luyện tập và những học sinh có sức khỏe yếu, năng khiếu kém
Có thể coi đây là 1 phương pháp tích cực trong luyện tập, nhằm phân nhỏ nhóm học sinh về trình độ, khối lượng tập luyện cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Đó là nâng dần cường độ, mật độ cho nhóm học sinh có năng khiếu, có sức khỏe tốt để các em học tập tích cực nhằm phát huy hết khả năng của mình Đồng thời ở nhóm học sinh kém năng khiếu, sức khỏe yếu hơn thì bắt đầu từ mức luyện tập thấp sau đó cũng nâng dần nhưng cần theo dõi cụ thể, sát với khả năng học sinh có như vậy thì học sinh đỡ phần lo sợ, ngại luyện tập với bài tập quá sức
Qua phương pháp này thì tất cả đối tượng học sinh đều hứng thú học tập, tích cực, tự giác luyện tập sẽ phát huy được năng khiếu của mình đối với bóng chuyền , đồng thời với học sinh yếu kém cũng được phát triển dần dần tính tích cực, hăng say học tập từ đó kết quả của các em được nâng cao
b Phương pháp trình diễn tự nhiên và trình diễn gián tiếp
Đối với tất cả học sinh lớp 6, các em điều mong muốn chơi tốt nội dung chuyền bóng cao tay Muốn vậy, giáo viên phải truyền tải được toàn bộ nội dung bài học đến với học sinh một cách khoa học, các em phải lĩnh hội được những động tác, kĩ năng cơ bản, cụ thể là giáo viên phải thị phạm để hình thành sơ bộ
về động tác chuyền bóng cao tay, về luật và điều kiện thực hiện động tác cũng như sử dụng các bộ phận một cách linh hoạt khéo léo nhất của cơ thể cụ thể là các ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, vai góp phần tạo sự chuyển động chuẩn xác cao, linh hoạt và biến hóa các đường chuyền bóng
Trang 6Sau đó, giáo viên tái hiện lại các giai đoạn riêng lẻ của động tác hoặc những điều kiện thực hiện chúng
Ví dụ: có thể chia động tác chuyền bóng cao tay ở mỗi tư thế làm 2 giai đoạn: + Chuẩn bị: Sau khi xác định được vi trí bóng rơi, cũng như đặc tính của nó, người chuyền bóng nhanh chống ổn định vị trí, mắt hướng về hướng chuyền, tư thế thoải mái
+ Chuyền bóng: Đoán đúng điểm rơi của bóng, nhanh chóng đưa hai tay về phía bóng Hai bàn tay mở khum khum theo hình quả bóng (hai ngón cái chếch vào nhau theo hình chữ V ngược) Tiếp xúc với bóng ở tầm trước và trên trán (cách trán khoảng nửa quả bóng) sau đó dùng sức cả 10 đầu ngón tay (từ 1 – 2 đốt đầu của ngón tay) nhưng chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa để “búng” bóng
đi, khi chuyền bóng đi chân đạp đất duỗi khớp gối để tạo lực, lực hướng từ dưới lên thông qua trọng tâm của cơ thể, theo hướng trước trọng tâm của cơ thể được nâng lên, lúc này duỗi các khuỷu tay và gập nhanh cổ tay, các ngón tay bật nhanh tích cực bật bóng
Quá trình chuyển động của cơ thể là sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân có tính kế tiếp và liên tục
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh những lỗi sai mà các em gặp đồng thời nêu cách sửa để các em tập luyện đạt kết quả cao, cụ thể là:
+ Động tác sai thường gặp:
- Hai tay và tầm chuyền bóng không đúng Di chuyển chậm theo hướng bóng đến, do vậy không kịp thực hiện tư thế chuẩn bị hoặc khi di chuyển đến hướng bóng không kịp chuyển thân theo đúng hướng bóng cần chuyền đi
- Để bóng chạm vào gan bàn tay hoặc để bóng lọt qua hai tay do tư thế chuẩn
bị của các ngón tay và hai bàn tay không đúng
- Phối hợp toàn thân không nhịp nhàng
+ Cách sửa;
- Tập riêng tư thế hai bàn tay Tập tư thế bàn tay kết hợp với di chuyển theo các hướng ở khoảng cách gần (không bóng)
Trang 7- Luyện tập chuyền bóng cá nhân (không bóng), chuyền bóng theo nhóm hai người
Sau đó, giáo viên cho học sinh luyện tập chuyền bóng cao tay thông qua các bài tập cụ thể:
- Thực hiện động tác mô phỏng chuyền bóng (không bóng) Giáo viên đi quan sát sửa động tác sai cho họ sinh
- Từng cá nhân luyện tập chuyền bóng (tâng cầu cá nhân)
- Một người tung bóng cao cho người kia tập luyện sau một số lần đổi vai
- Chuyền bóng theo nhóm ba người; vòng tròn; hàng dọc
- Chuyền bóng tiếp sức
- Chuyền bóng vào tường, xuống đất khi bóng bật ra thì chuyền tiếp
c Phương pháp tìm hiểu tâm lý học sinh
Quan sát học sinh tập luyện, trò chuyện với các em từ đó thấu hiểu tâm lý, sự quan tâm và mong muốn của các em đối với nội dung chuyền bóng cao tay
Ví dụ: Đối với tất cả học sinh, các em điều mong muốn thực hiện tốt nội dung chuyền bóng cao tay Muốn vậy, Tùy vào từng nhóm đối tượng giáo viên lựa chọn cách thức truyền đạt để các em lĩnh hội được những động tác, kĩ năng cơ bản, đồng thời giáo viên giáo dục cho các em có tâm lý, ý thức, nhận thức tốt ,trong sáng, lành mạnh, có ý thức luyện tập, phát triển năng khiếu của mình
d Phương pháp giao bài tập, tự tập luyện
Vì thời gian học trên lớp rất ít chỉ là một tiết học , nên chỉ đủ để hướng dẫn cách thức tập, nắm bắt một phần kỹ thuật, nên giáo viên cần phải giao bài tập về nhà cho học sinh
Ví dụ: các em về nhà cần luyện tập các nội dung sau: tự tập chuyền bóng vào tường hoặc chuyền bóng xuống đất
e Phương pháp trò chơi
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “nhồi bóng tiếp sức” để nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh, thông qua đó giúp các em phát huy các tố
Trang 8chất khéo léo, sức mạnh của các ngón tay, định hướng nhanh, độc lập, sáng kiến, cũng như tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và nhiều phẩm chất đạo đức khác
f Phương pháp thi đấu
Phương pháp này cần có kỹ thuật các nội dung bài học tương đối hoàn thiện , một mặt có tác dụng kiểm tra chất lượng học tập , mặt khác nhằm khuyến khích
ý thức tích cực của học sinh Với hình thức tập luyện này sẽ phù hợp với tuổi hiếu động , ham học tập , giữa các cá nhân có sự thi đấu tích cực hoặc giữa các
tổ , có sự đoàn kết, tương trợ Nâng cao tinh thần thi đấu , đồng thời sẽ hoàn thiện kỹ thuật một cách tích cực nhất , hạn chế những sai phạm , phạm quy thi đấu Sau mỗi lần tổ chức thi đấu cần nhận xét, động viên , khích lệ hoặc nhắc nhở để học sinh thấy rõ những gì đạt được , kết quả ra sao ? còn những gì chưa thực hiện được thì cần sửa sai ,xử lý , khắc phục ngay và đưa ra những biện pháp tập luyện , cách thức nào tốt nhất để có kết quả cao trong những lần thi đấu sau Qua hình thức tổ chức này thì bản thân mỗi học sinh sẽ tự giác , có ý thức tập luyện hơn để thi đua phấn đấu với các cá nhân khác , tổ nhóm khác Đó là một trong những phương pháp học tập tích cực của học sinh
Ví dụ: Giáo viên có thể chọn từng cặp thi đấu chuyền bóng vào tường ai
có số lượng nhiều lần thì thắng
IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Từ thực nghiệm các phương pháp giảng dạy nêu trên, tôi nhận thấy học sinh
có sự chuyển biến rõ rệt về ý thức học tập, cũng như kết quả - chất lượng được nâng lên rõ rệt, đạt 100% Cụ thể là đến giờ học các em rất tích cực, chủ động học tập, các em chuyền bóng linh hoạt, khéo léo, ngoài ra các em còn tham gia tập bóng chuyền trong các hoạt động vui chơi, thi đấu Hội khỏe Phù Đổng Như vậy, có thể khẳng định việc thực hiện các phương pháp tập luyện là phù hợp, đúng đắn và đem lại kết quả nhất định
Trang 9C KẾT LUẬN
I BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian áp dụng các phương pháp nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh lớp 6, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Trong quá trình giảng dạy môn thể dục nói chung và nội dung bóng chuyền nói riêng ở trường THCS, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và thành tích học tập của học sinh trước hết người giáo viên phải tìm ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh, với thực tế địa phương
- Phát hiện phân nhóm để giao khối lượng, cường độ tập luyện phù hợp cho học sinh
- Sau mỗi bài học cần giao bài tập về nhà cho học sinh tự tập luyện, đồng thời
có có sự kiểm tra, theo dõi ở mỗi giờ học sau
- Trong giờ học cần tổ chức các hoạt động đan xen hợp lý để kích thích tâm
lý, tạo sự hăng say cho học sinh
- Cần kiểm tra , đánh giá, khuyến khích, động viên tinh thần kịp thời
II HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đề tài: “Một số phương pháp nâng cao kĩ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh lớp 6” có thể được áp dụng cho học sinh lớp 6 ở bất kì trường nào Tôi
tin rằng sử dụng các phương pháp trên giúp cho công tác giảng dạy nói chung và cho tôi nói riêng đạt nhiều kết quả cao
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
2000
Sản Việt Nam
Trang 11MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI 1
II LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
III PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
B NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
II CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
III CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 8
C KẾT LUẬN 9
I BÀI HỌC KINH NGHIỆM 9
II.HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
MỤC LỤC 11